Giáo án Lịch sử Lớp 8 - Tiết 13 và 18 - Năm học 2012-2013 - Đỗ Viết Cường

Giáo án Lịch sử Lớp 8 - Tiết 13 và 18 - Năm học 2012-2013 - Đỗ Viết Cường

1) Mục tiêu.

a) Về kiến thức

- Phong trào đấu tranh giải phóng Ấn Độ cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XX phát triển mạnh mẽ chính là kết quả tất yếu của chính sách thống trị, bóc lột tàn bạo của thực dân Anh.

- Vai trò của giai cấp tư sản Ấn Độ (đại diện là Đảng Quốc đại) trong phong trào giải phóng dân tộc. Đồng thời tinh thần đấu tranh anh dũng của công nhân, nông dân, binh lính (K/n Xi-Pay, k/n Bom-bay) chống thực dân Anh nới lỏng ách thống trị.

b) Về kỹ năng

- Biết sử dụng bản đồ tranh ảnh, làm quen và phân biệt các khái niệm “Cấp tiến”, “Ôn hoà”. Đánh giá vai trò của giai cấp tư sản Ấn Độ.

c) Về thái độ

- Bồi dưỡng giáo dục lòng căm thù đối với sự thống trị dã man, tàn bạo của thực dân Anh.

- Biểu lộ sự cảm thông và lòng khâm phục cuộc đấu tranh của nhân dân Ấn Độ chống chủ nghĩa đế quốc.

2) Chuẩn bị của GV và HS.

a) Chuẩn bị cuả GV

- Bản đồ phong trào cách mạng Ấn Độ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.

- Tranh ảnh, tư liệu tham khảo về đất nước Ấn Độ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.

b) Chuẩn bị của HS

- Sưu tầm tài liệu về nội dung bài học

- Bản đồ phong trào cách mạng Ấn Độ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.

- Tranh ảnh, tư liệu tham khảo về đất nước Ấn Độ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.

3. Tiến trình bài dạy

a) Kiểm tra bài cũ (5 phút)

Nêu các thành tựu nổi bật về kĩ thuật trong các lĩnh vực sản xuất?

* Đặt vấn đề vào bài mới: Tại sao chủ nghĩa thực dân phương tây tiến hành xâm lược châu á. Anh xâm lược nước nào? Phong trào ở nước đó như thế nào chúng ta đi tìm hiểu qua bài học hôm nay (1 phút)

 

doc 22 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 390Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lịch sử Lớp 8 - Tiết 13 và 18 - Năm học 2012-2013 - Đỗ Viết Cường", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hNgày soạn:.............................
Ngày dạy:....................Dạy lớp:....................
Ngày dạy:....................Dạy lớp:....................
Ngày dạy:....................Dạy lớp:....................
Tiết 13 – Bài 8:
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA KHOA HỌC , KỸ THUẬT,
VĂN HỌC VÀ NGHỆ THUẬT THẾ KỶ XVIII-XIX
1) Mục tiêu.
a) Về kiến thức
- Sau thắng lợi của cách mạng tư sản ,giai cấp tư sản đã tiến hành cuộc cách mạng công nghiệp,làm thay đổi toàn bộ nền kinh tế-xã hội.CNTB chỉ có thể thắng thế hoàn toàn chế độ phong kiến ,khi nó thúc đẩy sự phát triển nhanh hơn của lực lượng SX làm tăng năng suất lao động ,đặc biệt là ứng dụng thành tựu KH-KT.
- Sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế với sự xâm nhập của kĩ thuật tiên tiên tiến và tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội đã tạo điều kiện cho các ngành khoa học phát triển.
b) Về kỹ năng
- Phân biệt khái niệm "cách mạng tư sản","cách mạng công nghiệp".
- Bước đầu phân tích được vai trò của kĩ thuật ,khoa học, văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển của lịch sử.
c) Về thái độ
- So với chế độ phong kiến ,chủ nghĩa tư bản với cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật là một bước tiến lớn,có những đóng góp tích cực vào phát triển của lịch sử xã hội . Nó đưa xã hội sang kỉ nguyên của nền văn minh khoa học công nghiệp.
- Nhận thức rõ yếu tố năng động, tích cực của khoa học - kĩ thuật đối với sự tiến bộ của xã hội .CNXHchỉ có thể thắng CNTB khi nó ứng dụng nền sản xuất lớn, hiện đại .Trên cơ sở đó xây dựng niềm tin vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá .
2) Chuẩn bị của GV và HS.
a) Chuẩn bị cuả GV
- Trang ảnh phản ánh về những thành tựu khoa học- kĩ thuật ở thế kỉ XVIII-XIX.
- Chân dung các nhà bác học ,các nhà văn,nhạc sĩ ,hoạ sĩ của thời kì này 
b) Chuẩn bị của HS
- Học bài cũ, đọc trước bài mới.
3. Tiến trình bài dạy
a) Kiểm tra bài cũ (5-7 phút) 
? Nêu những sự kiện cách mạng chính của nước Nga 1905-1907?.
? Vì sao cách mạng Nga (1905-1907) thất bại?
* Trả lời : Học sinh trả lời theo sự chuẩn bị - GV nhận xét cho điểm .
* Đặt vấn đề vào bài mới: Mác và Ăng-ghen đã nhận định "Giai cấp tư sản không thể tồn tại nếu không luôn luôn cách mạng công cụ lao động" và"Thế kỉ XVIII-XIX là thế kỉ của những phát minh khoa học vĩ đại về tự nhiên cũng như về lĩnh vực xã hội , là thế kỉ phát triển rực rỡ của những trào lưu văn học nghệ thuật với những tên tuổi còn sống mãi với thời gian". Vì sao Mác -Ăng ghen lại nói thế? Bài học hôm nay chúng ta sẽ hiểu điều đó. (1 phút)
b) Dạy nội dung bài mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: (10 phút) 
I. Những thành tựu chủ yếu về nghệ thuật.
? Hoàn cảnh cụ thể nào đã đưa đến việc phải cải tiến kỉ thuật ở thế kỉ XVII-XIX ?
HS: Các cuộc cách mạng tư sản thắng lợi ở hầu hết các nước châu Âu và Bắc Mỹ.
? Để chiến thắng hoàn toàn chế độ phong kiến giai cấp tư sản cần phải làm gì?
- Tiến hành cách mạng cải tiến kỉ thuật sản xuất.
? Giai cấp tư sản đã làm cách mạng cải tiến kỉ thuật sản xuất chưa?
- Rồi - Đó là cuộc cách mạng công nghiệp.
GV: Nhưng giai cấp tư sản không thể tồn tại được nếu không luôn luôn cách mạng công cụ, vì thế giai cấp tư sản tiếp tực làm cuộc cách mạng khoa học - kỉ thuật.
HS đọc đoạn tư liệu SGK, trang 57.
? Nêu các thành tựu trong công nghiệp?
- Kĩ thuật luyện kim, chế tạo máy móc, đặt biệt là máy hơi nước, sử dụng nhiên liệu than đá đầu mỏ (phát triển nghề khai thác mỏ).
GV: Kĩ thuật luyện kim phát triển chế tạo máy móc đặc biệt là máy hơi nước, sử dụng nhiên liệu than đá, dầu mỏ (phát triển nghề khai thác mỏ).
GV: Kĩ thuật luyện kim phát triển với lò Mac-tanh và Lò-bet-xơ-me . Ra đời máy phay , tiện, báo
? Các thành tựu trong giao thông vận tải và thông tin?
- Đóng tàu thuỷ, chế tạo xe lửa , phát minh máy điện tín.
GV: Do công , nông , thương nghiệp phát triển,việc chuyên chở hàng hoá,sản vật tăng nhanh,đòi hỏi phải có phương tiện vận chuyển,liên lạc.
Năm 1802 tàu hoả chạy trên đường lát đá,năm 1814 chạy trên đường vay tốc độ 6km / h. Năm 1870 đã có khoảng 200 000 km tốc độ 50km /h.
? Những tiến bộ trong nông nghiệp ?
HS: Sử dụng phân hoá học,máy kéo,máy cày, tăng hiệu quả và năng xuất cây trồng .
? Thành tựu trong lĩnh vực quân sự ?
- Sản xuất nhiều loại vũ khí mới,chiến hạm,ngư lôi,khí cầu ...
? Việc ứng dụng thành tựu kĩ thuật vào quân sự có tác hại như thế nào ?
HS:Giai cấp tư sản lợi dụng những thành tựu đó để gây chiến tranh xâm lược, đàn áp, bắt giết,...
HS thảo luận: Vì sao thế kỉ XIX được coi là thế kỉ của sắt, máy móc và động cơ hơi nước?
+ Sắt trở thành nguyên liệu chủ yếu để chế tạo máy móc.
+ Máy móc ra đời là cơ sở để chuyển từ công trường thủ công lên công nghiệp cơ khí.
+ Phát minh ra máy hơi nước đưa đến tiến bộ vượt bật trong công nghiệp, giao thông vận tải, nông nghiệp, quân sự,...
(Hướng dẫn đọc thêm)
1. Hoàn cảnh:
- Cách mạng tư sản thắng lợi ở các nước tư bản châu Âu và Bắc Mỹ. Nhu cầu cải tiến kỉ thuật sản xuất.
2. Thành tựu:
+ Công nghiệp: Chế tạo máy móc ( máy hơi nước)
+ Giao thông vận tải, thông tin liên lạc: 
Đóng tàu thuỷ, chế tạo xe lửa, phát minh máy điện tín.
+ Nông nghiệp: Sử dụng phân hoá học, máy kéo, máy cày,...
+ Quân sự: Nhiều vũ khí mới, chiến hạm,...
=>Thế kỉ XIX là thế kỉ của sắt, máy móc và động cơ hơi nước 
Hoạt động 2: (25 phút)
II. Những tiến bộ về khoa học tự nhiên và khoa học xã hội.
? Hãy kể tên các nhà khoa học và các nhà phát minh vĩ đại trong thế kỉ XIX mà em biết? 
- Toán học: Niu tơn, Lô-ba-sép-ski, Lép ních
- Hoá học: Men-dê-lê-ép
- Vật lí : Niu tơn
- Sinh học: Đác Uyn, Puốc-kim-giơ
GV: Dành thời gia cho HS phát biểu và cung cấp cho các em về cuộc đời và chuyện về lao động khoa học của một sôd nhà khoa học.
HS: thảo luận: 
?: Ý nghĩa của những phát minh khoa học đó?
+ Con người hiểu biết thêm về thế giới vật chất xung quanh.
+ Đặt cơ sở cho những nghiên cứu ứng dụng sau này để thúc đẩy sản xuất và kỉ thuật phát triển.
?: Nêu những phát minh về khoa học xã hội? HS: 
+ Chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng: Phoi-ơ-bách và Hê ghen 
+ Chính trị kinh tế học tư sản: Xmít và Ri-cac-đô
+ Chủ nghĩa xã hội không tưởng: Xanh xi mông, Phu ri ê, Ô oen.
+ Chủ nghĩa xã hội khoa học: Mác, Ăng ghen là cuộc cách mạng trong lịch sử tư tưởng của loài người.
GV: sử dụng hình 39, 40 SGK cùng những hình sưu tầm được về các nhà tưu tưởng, nhà văn, nhạc sĩ nổi tiếng cho những trào lưu văn học, nghệ thuật của các thế kỉ XVII-XIX.
HS thảo luận: Nhắc lại tên các tác phẩm của các nhà tư tưởng, nhà văn, nhạc sĩ mà em biết?
+ Trào lưu " Triết học ánh sáng": Vôn te, Mông te-ski-ơ, Rút xô, Si lơ, Gớt, Bai-rơn kịch liệt phê phán chế độ phong kiến và bất công trong xã hội. Ca ngợi cuộc sống con người, tự do.
+ Trào lưu hiện thực phê phán: Ban Zắc, Gô-gôn, Lep tôn xtôi.
+ Các nhạc sĩ thiên tài: Mô da, Sô panh, Bet thô ven.
+ Các danh hoạ: Đa Vít, Gôi a,... 
1. Khoa học tự nhiên:
Toán học:
Vật lý:
Hoá học:
Sinh học:
2. Khoa học XH:
- Chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng.
- Chính trị kinh tế học tư sản
- Chủ nghĩa xã hội không tưởng
- Chủ nghĩa xã hội khoa học.
3. Sự phát triển của văn học-nghệ thuật thuật.
 (HDĐT)
- Trào lưu:" Triết học ánh sáng"
- Trào lưu văn học hiện thực phê phán.
- Các nhạc sĩ thiên tài.
- Các nhà danh hoạ.
c) Củng cố, luyện tập (3 phút)
- Nêu vai trò, vị trí của kĩ thuật, khoa học, văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển của xã hội?
d) Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (1 phút) 
- Học thuộc bài và chuẩn bị trước bài " Ấn Độ-Thế kỉ XVIII- Đầu thế kỉ XX"
* Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
	.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn:.............................
Ngày dạy:....................Dạy lớp:....................
Ngày dạy:....................Dạy lớp:....................
Ngày dạy:....................Dạy lớp:....................
Chương III:
CHÂU Á THẾ KỶ XVIII ĐẦU THẾ KỶ XX
Tiết 14 - Bài 9: 
 ẤN ĐỘ THẾ KỶ XVIII ĐẦU THẾ KỶ XX
1) Mục tiêu.
a) Về kiến thức
- Phong trào đấu tranh giải phóng Ấn Độ cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XX phát triển mạnh mẽ chính là kết quả tất yếu của chính sách thống trị, bóc lột tàn bạo của thực dân Anh.
- Vai trò của giai cấp tư sản Ấn Độ (đại diện là Đảng Quốc đại) trong phong trào giải phóng dân tộc. Đồng thời tinh thần đấu tranh anh dũng của công nhân, nông dân, binh lính (K/n Xi-Pay, k/n Bom-bay) chống thực dân Anh nới lỏng ách thống trị.
b) Về kỹ năng
- Biết sử dụng bản đồ tranh ảnh, làm quen và phân biệt các khái niệm “Cấp tiến”, “Ôn hoà”. Đánh giá vai trò của giai cấp tư sản Ấn Độ.
c) Về thái độ
- Bồi dưỡng giáo dục lòng căm thù đối với sự thống trị dã man, tàn bạo của thực dân Anh.
- Biểu lộ sự cảm thông và lòng khâm phục cuộc đấu tranh của nhân dân Ấn Độ chống chủ nghĩa đế quốc.
2) Chuẩn bị của GV và HS.
a) Chuẩn bị cuả GV
- Bản đồ phong trào cách mạng Ấn Độ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.
- Tranh ảnh, tư liệu tham khảo về đất nước Ấn Độ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.
b) Chuẩn bị của HS
- Sưu tầm tài liệu về nội dung bài học
- Bản đồ phong trào cách mạng Ấn Độ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.
- Tranh ảnh, tư liệu tham khảo về đất nước Ấn Độ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.
3. Tiến trình bài dạy
a) Kiểm tra bài cũ (5 phút)
Nêu các thành tựu nổi bật về kĩ thuật trong các lĩnh vực sản xuất?
* Đặt vấn đề vào bài mới: Tại sao chủ nghĩa thực dân phương tây tiến hành xâm lược châu á. Anh xâm lược nước nào? Phong trào ở nước đó như thế nào chúng ta đi tìm hiểu qua bài học hôm nay (1 phút)
b) Dạy nội dung bài mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: (18 phút)
I. Sự xâm lược và chính sách thống trị của thực dân Anh.
GV: Sử dụng bản đồ Ấn Độ để giới thiệu sơ lược vài nét về điều kiện tự nhiên và lịch sử của Ấn Độ 
 GV: Những sự kiện nào chứng tỏ thực dân Anh đã xâm lược Ấn Độ? 
HS: Dựa vào kiến thức sgk trả lời 
GV: Thế kỷ XVI, thực dân phương Tây đã bắt đầu dòm ngó sang châu Á 
GV: Thực dân Anh dùng những chính sách gì để thống trị Ấn Độ?
HS: Dựa vào kiến thức sgk trả lời : Năm 1829, đặt ách cai trị ở Ấn Độ. 
+ Chính trị: Chia rẽ tôn giáo, dân tộc, “Ngu dân”
+ Kinh tế: Bóc lột, kìm hãm nền kinh tế.
GV: Yêu cầu HS theo dõi bảng thống kê. Qua bảng thống kê trên em có nhận xét gì về chính sách thống trị của thực dân Anh  ... .....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn:09.10.2012
Ngày dạy: 16.10.2012 Dạy lớp: 8A
Ngày dạy 16.10.2012 Dạy lớp: 8B
Ngày dạy:....................Dạy lớp:....................
Tiết 17 - Bài 12:
NHẬT BẢN CUỐI THẾ KỶ XIX ĐẦU THẾ KỶ XX
1) Mục tiêu.
a) Về kiến thức
- Những cải cách của Minh Trị Thiên hoàng 1868. Thực chất là một cuộc Cách mạng tư sản nhằm đưa nước Nhật phát triển nhanh chóng sang CNĐQ.
- Hiểu được chính sách xâm lược rất sớm của giới thống trị Nhật Bản cũng như cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản Nhật cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.
b) Về kỹ năng
- Nắm vững khái niệm cải cách; sử dụng bản đồ trình bày những sự kiện liên quan đến bài học.
c) Về thái độ
- Nhận thức rõ vai trò, ý nghĩa tiến bộ của những cải cách đối với sự phát triển của xã hội.
- Giải thích vì sao chiến tranh thường gắn liền với CNĐQ.
2) Chuẩn bị của GV và HS.
a) Chuẩn bị cuả GV
- Bản đồ các nước châu Á; lược đồ nước Nhật cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.
b) Chuẩn bị của HS
- Sưu tần tài liệu liên quan đến nội dung bài học
- Bản đồ các nước châu Á; lược đồ nước Nhật cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.
3. Tiến trình bài dạy
a) Kiểm tra bài cũ (5 phút)
?: Trình bày phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân ĐNÁ?
* Đặt vấn đề vào bài mới: “Trong khi các nước châu Á đều lần lượt trở thành thuộc địa, một nửa thuộc địa hay phụ thuộc vào tư bản phương Tây cuối thế kỷ XIX thì Nhật Bản vẫn giữ được quyền độc lập và trở thành nước tư bản phát triển mạnh mẽ sau đó chuyển sang CNĐQ”. Tại sao như vậy? Để hiểu rõ ta cùng nhau nghiên cứu bài học hôm nay. (1 phút)
b) Dạy nội dung bài mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung ghi bảng
	Hoạt động 1: (25 phút)
I. Cuộc Duy tân Minh Trị.
GV: Treo bản đồ các nước châu Á xác định vị trí địa lý của Nhật Bản, nêu một vài nét cơ bản về Nhật bản.
GV: Bấy giờ các nước tư bản phương Tây đã làm gì Nhật bản?
HS: Bây giờ trên quần đảo Fù Tang Mĩ là nước đầu tiên đòi Nhật chấm dứt tình trạng “Bế quan, toả cảng” để thực hiện việc mở của vì Mỹ không chỉ xem Nhật Bản là thị trường mà còn là bàn đạp tấn công Triều Tiên và Trung Quốc.
GV: Tình hình đó đặt Nhật Bản đứng trước những yêu cầu gì và thực hiện yêu cầu đó ntn?
Thiên hoàng Minh Trị là người ntn và nội dung cơ bản của cuộc Duy tân Minh Trị. Để giải quyết vấn đề này yêu cầu thảo luận nhóm: Chia lớp lám 4 nhóm. Với những nội dung câu hỏi như sau:
1: Nửa sau thế kỷ XIX Nhật Bản đang đứng trước những yêu cầu cấp bách nào?
2: Canh tân đất nước được thực hiện ntn ở Nhật?
3: Vài nét sơ lược về tiểu sử của Thiên hoàng Minh Trị?
4: Nội dung cơ bản của cuộc Duy tân Minh Trị?
* Sau đó mời đại diện nhóm trả lời, cho HS nhận xét bổ sung
GV: Vậy thực chất cuộc Duy Tân minh Trị là gì và kết quả ra sao?
HS: Là cuộc cách mạng tư sản (Mặc dầu chưa triệt để)
GV: Một ngành kinh tế được chú trọng đó là giao thômg .Cho HS quan sát kênh hình 48 sgk, khánh thành một đoàn tàu ở Nhật.
GV: Chuyển ý.
- Đến giữa thế kỷ XIX chế độ phong kiến lâm vào tình trạng khủng hoảng.Các nước phương tây đi đầu là Mỹ tình cách xâm nhập vào nước này
- Tháng 1/1868, Thiên hoàng Minh Trị tiến hành một loạt cải cách tiến bộ trên nhiều lĩnh vực.
+ Chính trị: 
- Bãi bỏ chế độ nông nô
- Đưa quý tộc tư sản hóa và đại tư sản lên nắm chính quyền
+ Kinh tế:
- Thống nhất tiền tệ, Xóa bỏ độc quyền ruộng đất phong kiến tăng cường phát triển kinh tế tư bản ở nông thôn.
 - Xây dựng hạ tầng cơ sở, đường xá, cầu cống. Phục vụ cho giao thông, liên lạc 
+ Giáo dục:
- Thi hành chính sách giáo dục bắt buộc, chú trọng nội dung khoa học kĩ thuật trong giảng dạy,Cử học sinh ưu tú đi du học phương Tây.
+ Quân Sự:
- Tổ chức huấn luyện theo kiểu phương Tây, thực hiện chế độ nghĩa vụ quân sự
- Thực chất là cuộc cách mạng tư sản, mở đường cho Nhật Bản phát triển TBCN, thoát khỏi sự xâm lược của tư bản phương Tây.
Hoạt động 2: (10 phút)
II. Nhật bản chuyển sang chủ nghĩa đế quốc.
GV: Nhật Bản chuyển sang CNĐQ trong điều kiện ntn?
HS: Trong điều kiện nền kinh tế phát triển mạnh mẽ.
GV: Vì sao phát triển mạnh mẽ như vậy?
HS: Trả lời.
Gv: Chính vì vậy mà Lê-nin nhận xét: “sau10 lần”. 
?: Vậy khi chuyển sang CNĐQ Nhật Bản có những biểu hiện nào?
HS: Dựa vào SGK trả lời 
GV: Đọc cho HS nghe về công ty Mit-xưi, cho biết vai trò của nó.
HS: Chi phối toàn bộ kinh tế của nước Nhật.
GV: Biểu hiện thứ hai?
HS: Tăng cường xâm lược thuộc địa.
GV: Cho HS lên bản đồ xác định những thuộc địa mà Nhật đã chiếm được từ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.
GV: Như vậy sau cuôc chiến tranh Nga Nhật, Nhât Bản trở thành một cường quốc đế quốc ở Viễn Đông.
GV: Chuyển ý.
- Sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế, dẫn tới sự ra đời các công ty độc quyền chi phối nền kinh tế chính trị NB.
- Chính phủ NB thi hành chính sách xâm lược, hiếu chiến như 
+ chiến tranh Đài Loan
+ chiến tranh Trung –Nhật
+ chiến tranh Nga –Nhât
+ chiếm liêu đông,lữ thuận,sơn đông bán đảo Triều tiên
c) Củng cố, luyện tập (3 phút)
- Nửa sau thế kỷ XIX Nhật Bản đang đứng trước những yêu cầu cấp bách nào?
- Canh tân đất nước được thực hiện ntn ở Nhật?
- Vài nét so lược về tiểu sử của Thiên hoàng Minh Trị?
- Nội dung cơ bản của cuộc Duy tân Minh Trị?
d) Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (1 phút)
- Làm lại các bài tập cuối SGK chuẩn bị cho tiết làm bài tập
* Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
	.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn:11.10.2012
Ngày dạy: 18.10.2012 Dạy lớp: 8A
Ngày dạy: 18.10.2012 Dạy lớp: 8B
Ngày dạy:....................Dạy lớp:....................
Tiết 18:
BÀI TẬP
1) Mục tiêu.
a) Về kiến thức
- Ôn tập lại kiến thức giúp các em nắm vững chương trình học ở các chương I,II,III.
b) Về kỹ năng
- Giúp hs dễ dàng tiếp cận và thực hành tốt trên các dạng bài tập.
c) Về thái độ
- Giúp học sinh yêu thích môn học.
2) Chuẩn bị của GV và HS.
a) Chuẩn bị cuả GV
- Soạn giáo án, Bảng phụ các dạng bài tập.
b) Chuẩn bị của HS
- Học bài cũ, làm lại các bài tập cuối sgk
3. Tiến trình bài dạy
a) Kiểm tra bài cũ (3 phút)
- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
* Đặt vấn đề vào bài mới: Gv giới thiệu về tiết học.(1 phút)
b) Dạy nội dung bài mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: (5 phút)
1. Bài tập 1.
GV: Treo bảng phụ, yêu cầu hs đọc bảng phụ
HS: Lên bảng hoàn thành vào bảng phụ.
GV: Chuẩn kiến thức.
Bài tâp 1:
Khoanh tròn vào ý mà em cho là đúng nhất.
Xã hội Tây Âu trải qua những thay đổi cơ bản nào khi nền sx TBCN ra đời?
a. Tầng lớp nông nô không còn nữa;
b. Hai giai cấp mới hình thành: Giai cấp tư sản và giai cấp vô sản.
c. Địa vị của gia cấp quý tộc địa chủ bị suy yếu dần.
d. Tất cả đều đúng.
Hoạt động 2: (12 phút)
2. Bài tập 2.
GV: Treo bảng phụ, yêu cầu hs đọc bảng phụ
HS: Lên bảng hoàn thành vào bảng phụ.
GV: Chuẩn kiến thức.
Bài tập 2:
Trả lới nhanh các ý sau.
Về sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Anh?
- Ở vùng nào của nước Anh quan hệ tư bản chủ nghĩa lớn mạnh hơn cả?
....................................................................
- Nêu những biểu hiện của sự phát triển quan hệ tư bản chủ nghĩa.
.....................................................................
- Hệ quả của sự phát triển trên.
.....................................................................
Hoạt động 3: (7 phút)
3. Bài tập 3.
GV: Treo bảng phụ, yêu cầu hs đọc bảng phụ
HS: Lên bảng hoàn thành vào bảng phụ.
GV: Chuẩn kiến thức.
Bài tập 3:
Lập bảng nêu nội dung.
Tuyên ngôn độc lập của Hoa kì và Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng tư sản Pháp và cho biết điểm giông và khác nhau giữa hai văn kiện này?
Bản tuyên ngôn
Nội dung
Tuyên ngôn độc lập
........................................................
........................................................
Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền
........................................................
........................................................
........................................................
- Điểm giống nhau:....................................
...................................................................
...................................................................
- Điểm khác nhau:.....................................
...................................................................
...................................................................
Hoạt động 4: (3 phút)
4. Bài tập 4.
GV: Treo bảng phụ, yêu cầu hs đọc bảng phụ
HS: Lên bảng hoàn thành vào bảng phụ.
GV: Chuẩn kiến thức.
Bài tập 4:
Em hãy sắp xếp lại các hình thức đấu tranh của công nhân theo thứ tự từ thấp đến cao:
a. Đấu tranh chính trị, trực tiếp chống lại gia cấp tư sản.
b. Đập phá máy móc vầ bãi công
c. Bãi công, đòi tăng lương, giảm giờ làm.
Hoạt động 5: (10 phút)
5. Bài tập 5.
GV: Treo bảng phụ, yêu cầu hs đọc bảng phụ
HS: Lên bảng hoàn thành vào bảng phụ.
GV: Chuẩn kiến thức.
Bài tập 5:
Lập bảng so sánh vị thế của các nước 
Anh, Pháp, Đức và Mĩ trong sản xuất công nghiệp ở hai thời điểm: 1870 và 1913
Thời điểm
Vị trí các nước
Thứ 1
Thứ 2
Thư 3
Thứ 4
1870
1913
c) Củng cố, luyện tập (3 phút)
- Xã hội Tây Âu trải qua những thay đổi cơ bản nào khi nền sản xuất tư bản chủ nghĩa ra đời.
- Sự phát triển cảu của chủ nghĩa tư bản.
- Nội dung hai bản Tuyên ngôn độc lập của Ho kì và Tuyên ngôn nhân quyền và Dân quyền của cách mạng tư sản Pháp.
d) Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (1 phút)
- Ôn lại chương I,II,III chuẩn bị tiết sau kiểm tra 45 phút.
* Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
	.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 14-18.doc