1) Mục tiêu.
a) Về kiến thức
- Sự phát triển cao hơn của nền văn hoá dân tộc với nhiều thể loại phong phú, nhiều tác giả nỏi tiếng
- Văn học dân gian phát triển, các thành tựu hội hoạ, dân gian, kiến trúc
- Sự chuyển biến về khoa học kỹ thuật: sử học, địa lý, y học, cơ khí đạt những thành tựu đáng kể.
b) Về kỹ năng
- Rèn luyện kỹ năng miêu tả thành tựu văn hoá có trong bài học
- Quan sát, phân tích, trình bày suy nghĩ riêng về các tác phẩm nghệ thuật có trong bài học
c) Về thái độ
- Trân trọng, ngưỡng mộ, tự hào đối với những thành tựu văn hoá, khoa học mà ông cha ta đã sáng tạo.
- Góp phần hình thành ý thức, thái độ bảo vệ và phát huy các di sản văn hoá
2) Chuẩn bị của GV và HS.
a) Chuẩn bị cuả GV
- Tranh ảnh, tài liệu liên quan đến các thành tựu văn hoá được nêu trong bài học
c) Về thái độ
- Đọc trước bài trong Sgk
3. Tiến trình bài dạy
a) Kiểm tra bài cũ
? Hãy kể tên, thời gian hoạt động của một số cuộc khởi nghĩa lớn thời Nguyễn?
* Đáp án:
- Khởi nghĩa Phan Bá Vành 1421-1427
- Khởi nghĩa Nông Văn Vân 1833-1835
- Khởi nghĩa Lê Văn Khôi 1833-1835
- Khởi nghĩa cao Bá Quát 1854-1856
* Đặt vấn đề vào bài mới: Mặc dù các cuộc khởi nghĩa liên tục bùng nổ vì những chính sách phản động, lỗi thời của nhà nguyễn, nền văn hoá, nghệ thuật phát triển mạnh mẽ hơn bao giờ hết.
Ngày soạn: 09.04.2013 Ngày dạy: 16.04.2013 Dạy lớp: 6A Ngày dạy: 16.04.2013 Dạy lớp: 6B Ngày dạy:....................Dạy lớp:.................... Tiết 63: KIỂM TRA HỌC KÌ II 1) Mục tiêu. a) Về kiến thức - Đại Việt Thời Lê Sơ - Đại Việt ở các thế kỉ XVI-XVII - Việt Nam nửa đầu thế kỉ XIX b) Về kỹ năng - Rèn luyện cho học sinh các kĩ năng trình bày, viết bài, thực hành bài tập, vận dụng kiến thức... c) Về thái độ - Giáo dục tinh thần yêu nước, niềm tự hào dân tộc, yêu kính những con người đã xả thân vì đất nước. 2. Nội dung đề. a) Hình thức kiểm tra. - Trắc nghiệm và tự luận. b) Ma trận đề kiểm tra. Tên Chủ đề (nội dung, chương) Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng Cấp độ thấp Cấp độ cao 1. Đại Việt Thời Lê Sơ Phân tích những nguyên nhân thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn Số câu Số điểm Tỉ lệ % 1 3 1 3 30 % 2. Đại Việt ở các thế kỉ XVI-XVII Trình bày tóm tắt diễn biến của chiến thắng Ngọc Hồi- Đống Đa Vì sao Quang Trung quyết định đánh tan quân Thanh vào dịp tết Kỉ dậu (1789) Số câu Số điểm Tỉ lệ % 1/2 2 1/2 2 1 4 40% 3. Việt Nam nửa đầu thế kỉ XIX Nêu một số thành tựu KH-KT ở nước ta cuối thế kỉ XVIII- nửa đầu thế kỉ XIX Số câu Số điểm Tỉ lệ % 1 3 1 3 30% Tổng số câu Tổng số điểm Tỉ lệ % 1/2 + 1 5 50 % 1/2 2 20 % 1 3 30 % 3 10 100 c) Đề kiểm tra. Câu 1. (3 điểm) Hãy phân tích những nguyên nhân thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn? Câu 2. (4 điểm) Vì sao Quang Trung quyết định đánh tan quân Thanh vào dịp tết Kỉ dậu (1789)? Trình bày tóm tắt diễn biến trận Ngọc Hồi- Đống Đa? Câu 3. (3 điểm) Hãy nêu một số thành tựu khoa học - kỹ thuật ở nước ta cuối thế kỷ XVIII - nửa đầu thế kỷ XIX? 3. Đáp án, thang điểm. Câu 1. (3 điểm) Phân tích những nguyên nhân thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn? - Nhân dân ta có lòng yêu nước nồng nàn, ý chí bất khuất, quyết tâm giành lại độc lập tự do cho đất nước. (1đ) - Tất cả các tầng lớp nhân dân không phân biệt già trẻ, nam nữ, các thành phần dân tộc đều đoàn kết đánh giặc, hăng hái tham gia cuộc khởi nghĩa, gia nhập lực lượng vũ trang, tự vũ trang đánh giặc, ủng hộ, tiếp tế lương thực cho nghĩa quân.(1đ) - Nhờ đường lối chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo của bộ tham mưu, đứng đầu là Lê Lợi, Nguyễn Trãi.(1đ) Câu 2. (4 điểm)Vì sao Quang Trung quyết định đánh tan quân Thanh vào dịp tết Kỉ dậu (1789)? Trình bày tóm tắt diễn biến trận Ngọc Hồi- Đống Đa - Vua Quang Trung quyết định đánh tan quân thanh trong tết kỉ dậu (1789) vì: + Quân Thanh chủ quan, hống hách, ngạo mạn + Vào dịp tết chúng mải ăn chơi, không lo phòng bị (2đ) - Tóm tắt diễn biến trận Ngọc Hồi- Đống Đa + Năm 1788 Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế, lấy hiệu là Quang Trung, Từ Tam Điệp Quang Trung chia quân làm 5 đạo tiến ra Bắc Hà. (0,5đ) + Đêm 30 tết ta vượt sông gián khẩu, tiêu diệt đồn tiền tiêu của địch + Đêm mùng 3 tết ta bao vây Hà Hồi, quân giặc đầu hàng (0,5đ) + Mờ sáng mồng 5 tết, quân ta đánh đồn Ngọc Hồi, Quân Thanh chống cự không nổi, bỏ chạy tán loạn, cùng lúc đó quân ta đánh đồn Đống Đa, tướng Sầm Nghi Đống khiếp sợ, thắt cổ tự tử. (0,5đ) + Nghe tin đại bại, Tôn Sĩ Nghị bàng hoàng, khiếp vía, vội vàng cùng vài võ quan vượt sông Nhị ( Sông Hồng) sang Gia Lâm. + Trưa mồng 5 tết, Quang trung cùng đoàn quân chiến thắng kéo vào Thăng Long → Trong vòng 5 ngày đêm, quân Tây Sơn quét sạch 29 vạn quân Thanh (0,5đ) Câu 3. (3 điểm) Hãy nêu một số thành tựu khoa học - kỹ thuật ở nước ta cuối thế kỷ XVIII - nửa đầu thế kỷ XIX? * Sử học: Triều Tây sơn có bộ Đại Việt sử ký Tiền Biên, sử quán triều Nguyễn có Đại Nam thực lục, Đại Nam liệt truyện. v.v (0,5đ) Tác giả tiêu biểu: Lê Quí Đôn, Phan Huy Chú. (0,5đ) * Địa lý: Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức, Nhất Thống Dư Địa chí của Lê Quang Định. (0,5đ) * Y học: Lê Hữu Trác (Hải Thượng Lãn Ông) là người thầy thuốc có uy tín lớn ở thế kỷ XVIII, ông đã phát hiện thêm công dụng của 305 vị thuốc nam và thu thập được 2854 phương thuốc trị bệnh trong dân gian, ông là tác giả bộ Hải Thượng Y Tông Tâm Lĩnh ( 66 quyển ).(0,5đ) * Những thành Tựu kỹ thuật: Từ Thế Kỷ XVIII, Một số kỹ thuật tiên tiến của phương tây đã ảnh hưởng vào nước ta, người thợ thủ công Nguyễn Văn Tú học được nghề làm đồng hồ và kính thiên lý. thợ thủ công nhà nước (thời Nguyễn) chế tạo được máy xẻ gỗ chạy bằng sức nước và làm thí nghiệm thành công tàu thủy chạy bằng máy hơi nước. (1đ) 4. Đánh giá nhận xét sau khi chấm bài kiểm tra a. Về nắm kiến thức: .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... b. Kỹ năng vận dụng của học sinh .. c. Cách trình bày d. Diễn đạt bài kiểm tra Ngày soạn: 09.04.2013 Ngày dạy: 16.04.2013 Dạy lớp: 6A Ngày dạy: 16.04.2013 Dạy lớp: 6B Ngày dạy:....................Dạy lớp:.................... Tiết 64 - Bài 28: SỰ PHÁT TRIỂN CỦA VĂN HOÁ DÂN TỘC (Cuối thế kỷ XVIII - nửa đầu thế kỷ XIX) 1) Mục tiêu. a) Về kiến thức - Sự phát triển cao hơn của nền văn hoá dân tộc với nhiều thể loại phong phú, nhiều tác giả nỏi tiếng - Văn học dân gian phát triển, các thành tựu hội hoạ, dân gian, kiến trúc - Sự chuyển biến về khoa học kỹ thuật: sử học, địa lý, y học, cơ khí đạt những thành tựu đáng kể. b) Về kỹ năng - Rèn luyện kỹ năng miêu tả thành tựu văn hoá có trong bài học - Quan sát, phân tích, trình bày suy nghĩ riêng về các tác phẩm nghệ thuật có trong bài học c) Về thái độ - Trân trọng, ngưỡng mộ, tự hào đối với những thành tựu văn hoá, khoa học mà ông cha ta đã sáng tạo. - Góp phần hình thành ý thức, thái độ bảo vệ và phát huy các di sản văn hoá 2) Chuẩn bị của GV và HS. a) Chuẩn bị cuả GV - Tranh ảnh, tài liệu liên quan đến các thành tựu văn hoá được nêu trong bài học c) Về thái độ - Đọc trước bài trong Sgk 3. Tiến trình bài dạy a) Kiểm tra bài cũ ? Hãy kể tên, thời gian hoạt động của một số cuộc khởi nghĩa lớn thời Nguyễn? * Đáp án: - Khởi nghĩa Phan Bá Vành 1421-1427 - Khởi nghĩa Nông Văn Vân 1833-1835 - Khởi nghĩa Lê Văn Khôi 1833-1835 - Khởi nghĩa cao Bá Quát 1854-1856 * Đặt vấn đề vào bài mới: Mặc dù các cuộc khởi nghĩa liên tục bùng nổ vì những chính sách phản động, lỗi thời của nhà nguyễn, nền văn hoá, nghệ thuật phát triển mạnh mẽ hơn bao giờ hết. b) Dạy nội dung bài mới Hoạt động của GV và HS Nội dung ghi bảng Hoạt động 1: I. Văn học nghệ thuật 1 Văn học. HS: (Đọc Sgk phần 1) ?: Văn học dân gian gồm những thể loại nào? hãy kể tên một vài tác phẩm mà em biết? HS: Tục ngữ, ca dao, hò vè,truyện nôm dài, truyện nôm hài, tiếu lâm. GV: Trong thời kỳ này nền văn học viết nước ta có những tác giả, tác phẩm tiêu biểu nào? HS: (Thảo luận để tự rút ra kết luận: Nguyễn Du là nhà thơ kiệt xuất nhất của thời kỳ này ?: Trong các tác giả đó, ai là người tiêu biểu nhất? HS: Truyện Kiều là tác phẩm kiệt xuất nhất của Nguyễn Du làm rạng rỡ nền văn hoá dân tộc, nội dung Truyện Kiều phản ánh những bất công và tội ác trong xã hội phong kiến. GV: Nguyễn Du là một trong những tác giả được công nhận là danh nhân văn hoá thế giới. ?: Trong số nhiều tác giả, tác phẩm văn học, em nào phát hiện ra điều gì mới? HS: Là sự xuất hiện của hàng loạt nhà thơ nữ nổi tiếng như Hồ Xuân Hương, Đoàn Thị Điểm ?: Hiện tượng này nói lên điều gì ? HS: Cuộc đấu tranh của phụ nữ cho những quyền sống cơ bản. HS: Hồ Xuân Hương là một tài năng hiếm có 1 nhà thơ châm biếm nổi tiếng, thơ của bà đả kích sâu cay vua quan phong kiến, bênh vực quyền sống của phụ nữ ?: Văn học thời kỳ này phản ánh nội dung gì? HS: Phản ánh sâu sắc xã hội đương thời - Thể hiện tâm tư, nguyện vọng của nông dân. ?: Tại sao văn học viết thời kỳ này lại phát triển rực rỡ, đạt tới đỉnh cao như vậy ? HS: Đây là giai đoạn khủng hoảng trầm trọng của chế độ phong kiến, là giai đoạn bão táp cách mạng sôi động trong lịch sử, văn học phản ánh hiện thực. Hiện thực xã hội thời kỳ này là cơ sơ để văn học phát triển mạnh. - Đến cuối thế kỷ XVIII: văn học dân gian phát triển rực rỡ: Tục ngữ, ca dao, truyện thơ dài, truyện tiếu lâm. - Văn học viết bằng chữ nôm phát triển đến đỉnh cao. * Nội dung: Phản ánh cuộc sống xã hội, nguyện vọng của nhân dân. - Một số tác giả, tác phẩm nổi tiếng: Truyện Kiều của nguyễn Du; Chinh phụ ngâm, Cung oán ngâm khúc, Thơ của Hồ Xuân Hương, Bà huyện Thanh Quan, Cao Bá Quát, Nguyễn văn Siêu. Hoạt động 2: I. Văn học nghệ thuật 2. Nghệ Thuật HS: (Đọc Sgk mục 2) ?: Văn học dân gian bao gồm những thể loại nào? HS: Sân khấu, chèo tuồng, quan họ, hát lý, hát dặm ở miền xuôi, hát lượm, hát xoan ở miền núi ?: Quê em có những điệu hát dân gian nào? HS: Hát khắp của người thái GV: Giới thiệu dòng tranh Đông Hồ và cho H xem một số bức tranh (đánh vật, chăn trâu thổi sáo, Bà Triệu) ?: Em có nhận xét gì về đề tài tranh dân gian? HS: Mang đậm tính dân tộc, phản ánh mọi mặt sinh hoạt và nguyện vọng của nhân dân. (Quan sát hình 66: Chăn trâu thổi sáo) GV: Nội dung của tranh là một ước mong của các chú bé chân trâu: thổi sáo và thả diều trên đồng nội, một thú vui nói lên sự yêu đời và lạc quan và ước vọng thanh bình. ?: Nêu những thành tựu nổi bật của kiến trúc thời kỳ này? GV: cho H xem ảnh chùa Tây Phương (chùa Tây Phương ở xã Thạch Xá, huyện Thạch Thất, tỉnh Hà Tây. -Chùa do nhân dân thôn nguyên xá làm vào khoảng năm 1794 - Chùa Tây Phương có 18 pho tượng La Hán với những phong cách khác nhau (cho H xem ảnh chụp một số bức tượng gỗ) Miêu tả kỹ một bức ảnh (Tượng Tuyết Sơn) Nét mặt đăm chiêu, suy tưởng, từng vệt xương ngực nổi lên, bàn tay, bàn chân gầy gò trơ ra từng đốt xương, toàn thân tượng nói lên đây là một con người khổ hạnh đang tập chung trí lực cho việc tu luyện. (Cho H xem ảnh chụp 9 đỉnh đồng lớn ở Huế ) ?: Em có nhận xét gì về nghệ thuật đúc đồng thời kỳ này? ?: Em hãy kể tên 1 số công trình kiến trúc và điêu khắc mà em biết? HS: Chùa Hương, chùa Thiên Mụ, tượng thánh trấn võ * Văn nghệ dân gian: Sân khấu, tuồng, Chèo phổ biến khắp nơi. * Tranh dân gian đậm đà bản sắc dân tộc: nổi tiếng nhất là dòng tra ... ồ kháng chiến chống quân Mông – Nguyên - Tranh ảnh các thành tựu văn hóa thời Lý, Trần, Hồ b) Chuẩn bị của HS - Ôn tập kỹ ở nhà 3. Tiến trình bài dạy a) Kiểm tra bài cũ ? xã hội phong kiến phương Đông và xã hội phong kiến châu Âu có những điểm gì khác nhau ? Đáp án : - XHPK Phương đông ra đời sớm và tồn tại lâu hơn XHPK châu âu - Ở phương Tây: Nền kinh tế trong thành thị trung đại ( Xuất hiện sau thế kỷ XI) Tông tại song song với nền kinh tế lãnh địa. - Phương Đông : Vua có quyền lực tối cao - Phương Tây: Quyền lực của vua bị hạn chế trong lãnh địa, TK XV-XVI là giai đoạn suy vong, chủ nghĩa tư bản dần dần hình thành trong lòng XHPK đang suy tàn * Đặt vấn đề vào bài mới: Trong tiết hôm nay chúng ta sẽ ôn tập những kiến thức cơ bản đã học trong học kỳ II b) Dạy nội dung bài mới Câu 1: Trình bày tình hình những năm đầu hoạt động của nghĩa quân Lam Sơn ? Những năm đầu hoạt động của nghĩa quân Lam Sơn - Năm 1418, nghĩa quân phải rút lên núi Chí Linh - Quân Minh quy động lực lượng lớn để bắt Lê Lợi, Lê Lai cải trang làm Lê Lợi để cứu chuá - Năm 1421, quân Minh mở cuộc vây quét buộc ta phải rút lên núi chí linh - Năm 1423, Lê Lợi quyết định tạm hòa hoãn với quân Minh - Năm 1424, quân Minh trở mặt tấn công ta Câu 2: Trình bày diễn biến trận Chi Lăng- Xương Giang ( Tháng 10-1427) - Âm mưu của giặc: Huy động 15 vạn viện binh kéo vào nước ta. - Kế hoạch của ta: Tập trung lực lượng tiêu diệt quân của Liễu Thăng trước để chúng không tiến sâu được vào nước ta. * Diễn biến: - 8/10/1427, quân của Liễu Thăng tấn công ồ ạt vào nước ta, ta phục kích ở cửa ải Chi Lăng, Liễu Thăng bị giết,1 vạn tên giặc bị tiêu diệt - Lương Minh lên thay,dẫn quân xuống Xương Giang liên tiếp bị ta phục kích ở Cần Trạm, Phố Cát, tiêu diệt 3 vạn tên. Lương minh bị giết - Số địch còn lại co cụm giữa cánh đồng ở Xương giang, ta tấn công từ nhiều hướng , diệt gần 5 vạn tên, số còn lại bị bắt sống. - Biết Liễu Thăng tử trận, Mộc Thạch vội vàng rút quân về nước - Vương Thông xin hoà, chấp nhận mở hội thề ở Đông Quan và rút quân ra khỏi nước ta. Câu 3: Trình bày chiến tranh Nam-Bắc triều ? Chiến tranh Nam – Bắc triều - Năm 1527 cướp ngôi và lập ra nhà Mạc - Năm 1533, Nguyễn Kim dấy quân ở Thanh Hoá lập ra nhà Nam triều - Chiến tranh Nam – Bắc triều đã Gây tổn thất lớn về người và của cho nhân dân => Cuộc chiến tranh phi nghĩa Câu 4: Trình bày nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của phong trào Tây Sơn ? (Quan trọng) a. Nguyên nhân - Nhân dân ủng hộ - Quang Trung và bộ chỉ huy lãnh đạo tài tình b. ý nghĩa - Lật đổ các tập đoàn phong kiến - Lập lại hoà bình, thống nhất hai miền đất nước - Đánh đuổi giặc ngoại xâm Câu 5: Trình bày kinh tế văn hoá nước ta từ thế kỉ XVI-XVIII ? ( Quan trọng) A Về Kinh Tế * Nông nghiệp Đàng ngoài - Kinh tế nông nghiệp giảm sút - Đời sống nhân dân cực khổ Đàng trong - Khuyến khích khai hoang - Đặt phủ Gia Định - Lập thôn xóm mới ở đồng bằng Cửu Long * Sự phát triển của thủ công nghiệp và buôn bán - Thủ công nghiệp : Làng thủ công mọc lên nhiều nơi - Thương nghiệp : Xuất hiện nhiều chợ, đô thị và các phố xá - Hạn chế ngoại thương B. Về Văn Hoá * Tôn giáo - Nho giáo đề cao trong học tập, thi cử và tuyển lựa quan lại - Phật giáo, đạo giáo được phục hồi - Thế kỉ XVI, Đạo thiên chúa lại xuất hiện ở nước ta * Sự ra đời của chữ quốc ngữ - Thế kỉ XVI một số giáo sĩ phương tây dùng chữ cái Latinh ghi âm tiếng việt * Văn học và nghệ thuật dân gian - Văn học : - Văn học chữ nôm rất phát triển - Tiêu biể là : nguyễn Bỉnh Khiêm, Đào Duy Từ - Văn học dân gian phát triển với nhiều thể loại phong phú - Nghệ thuật dân gian : + Nghệ thuật điêu khắc : Điêu khắc gỗ, Phật bà quan âm + Nghệ thuật sân khấu : chèo, tuồng Khoanh tròn câu trả lời đúng: Câu 1: Xã hội thời Lê sơ có những mấy tầng lớp và giai cấp ? a. 2 giai cấp và 4 tầng lớp b. 2 giai cấp và 3 tầng lớp c. 2 giai cấp và hai tầng lớp d. 2 giai cấp và 1 tầng lớp Câu 2 : Nguyên nhân dẫn đến chiến tranh Nam – Bắc triều ? a. Do Nguyễn Kim muốn trả thù b. Muốn thôn tính lẫn nhau c. Do mâu thuẫn giữa nhà Lê và nhà Mạc d. Cả 3 nguyên nhân trên Câu 3 : Nước ta đổi tên thành Đại Việt vào thời kỳ nào ? a. Thời Trần b. Thời Lê Sơ c. Thời Nguyễn d. Thời Lý Câu 4 : Cuộc chiến tranh Trịnh-Nguyễn diễn ra mấy lần ? ở đâu ? a. 7 lần – Quảng Bình- Hà Tỉnh b. 6 lần- Quảng Bình c. 5 lần- Hà Tỉnh d. 4 lần – Cao Bằng Đánh chữ “Đ” nếu cho là đúng và “S” nếu cho là sai Đ Nguyễn Nhạc hoà hoãn với quân Trịnh là để dồn sức đánh Nguyễn S Ranh giới phân biệt Đàng Trong với Đàng Ngoài là sông Bến Hải Đ Trong những năm 1831-1832 nhà Nguyễn chia đất nước ra 30 tỉnh và một phủ trực thuộc. c) Củng cố, luyện tập. ? Trình bày nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của phong trào Tây Sơn? a. Nguyên nhân - Nhân dân ủng hộ - Quang Trung và bộ chỉ huy lãnh đạo tài tình b. ý nghĩa - Lật đổ các tập đoàn phong kiến - Lập lại hoà bình, thống nhất hai miền đất nước - Đánh đuổi giặc ngoại xâm d) Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà. - Làm đề cương ôn tập tốt * Rút kinh nghiệm sau tiết dạy: ..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Ngày soạn: 8/5/2010 Ngày dạy: 15/5/2010 Dạy lớp 7A Ngày dạy: 15/5/2010 Dạy lớp 7B Tiết 70 KIỂM TRA HỌC KỲ II 1. Mục tiêu bài kiểm tra - Kiểm tra nhận thức của học sinh sau khi đã học tập chương trình lịch sử đã học từ thế kỷ X đến đầu thế kỷ XIX - Đánh giá ý thức học tập lịch sử của học sinh - Rèn luyện kỹ năng phân tích, nhận định, đánh giá các sự kiện lịch sử - Rèn luyện kỹ năng làm các bài tập lịch sử 2 Nội dung đề Câu 1: (2đ) Hãy nêu những cống hiến của Nguyễn Trãi đối với sự nghiệp của nước đại Việt ? Câu 2: (5đ) Em hãy trình bày cuộc tiến quân ra Bắc của vua Quang Trung đại phá quân xâm lược Thanh tết kỷ dậu ( 1789 ). Ý nghĩa của chiến thắng này ? Câu 3: (3đ) Hãy nêu một số thành tựu khoa học - kỹ thuật ở nước ta cuối thế kỷ XVIII - nửa đầu thế kỷ XIX 3. Đáp án Câu 1: (2đ) Những cống hiến của Nguyễn Trãi đối với sự nghiệp của nước đại Việt ? - Nguyễn Trãi Là nhà chính trị, quân sự đại tài, anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới. (1đ) -Viết nhiều tác phẩm có giá trị: (0,25đ) +Văn học:Bình Ngô đại cáo(0,25đ) +Sử học,địa lí học: Quân trung từ mệnh tập,Dư địa chí(0,25đ) -Nội dung thể hiện tư tưởng nhân đạo, yêu nước thương dân. (0,25đ) Câu 2 (5 đ): Cuộc tiến quân ra Bắc của vua Quang Trung đại phá quân xâm lược Thanh tết kỷ dậu (1789). Ý nghĩa của chiến thắng này? * Cuộc tiến quân ra Bắc của vua Quang Trung đại phá quân xâm lược thanh tết kỷ dậu (1789) : - Nghe tin quân Thanh kéo vào Thăng Long, Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế (1788 ) lấy niên hiệu là Quang Trung, tiến quân ra bắc. (0,5 đ) + Đến Nghệ An, Quang Trung tuyển quân và mở cuộc duyệt binh ở Vĩnh Doanh.(0,25 đ) + Đến Thanh Hóa tiếp tục tuyển quân và làm lễ tuyên thệ. (0,25 đ) + Ra đến Tam điệp, Quang Trung khen ngợi kế hoạch tạm thời rút quân để bảo toàn lực lượng của Ngô Thì Nhậm cùng các tướng và mở tiệc khao quân, từ đây, Quang Trung chia quân làm 5 đạo mở cuộc tiến công quân Thanh.(0,5 đ ) - Đêm 30 tết ( âm lịch ) quân ta vượt sông Gián Khẩu tiêu diệt gọn quân địch ở đồn tiền tiêu, đêm mùng 3 tết quân ta bao vây đồn Hà Hồi, quân địch bị đánh bất ngờ hạ khí giới đầu hàng. ( 0,5 đ ) - Mờ sáng mùng 5 tết , quân ta đánh Ngọc Hồi, đây là đồn quan trọng nhất của địch, khi đến sát đồn giặc, Quang Trung cho tượng binh và bộ binh đồng loạt xông tới, Quân thanh bị đánh đại bại. Khi đạo quân của Quang Trung đánh đồn Ngọc Hồi thì đạo quân của đô đốc Long tấn công đồn Đống Đa, tướng Sầm Nghi Đống khiếp sợ thắt cổ tự tử. (1đ ) - Nghe tin đồn Ngọc Hồi - Đống Đa đại bại, Tôn Sĩ Nghị vội vàng cùng vài võ quan vượt sông Hồng sang Gia Lâm trốn về nước. ( 0, 25 đ ) - Kết quả: Trong 5 ngày đêm, quân của Quang Trung đã quét sạch 29 vạn quân Thanh và bè lũ bán nước ra khỏi nước ta. ( 0,25 đ ) * Ý nghĩa: Thắng lợi đại phá quân Thanh có ý nghĩa lịch sử vô cùng to lớn, đánh dấu một chiến công oanh liệt vào bậc nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta, giải phóng đất nước, giữ vững nền độc lập của tổ quốc, một lần nữa đập tan cuồng vọng xâm lược của các đế chế quân chủ phương bắc. ( 1,5 đ ) Câu 3: ( 3 đ ) Một số thành tựu khoa học - kỹ thuật ở nước ta cuối thế kỷ XVIII - nửa đầu thế kỷ XIX: * Sử học: Triều Tây sơn có bộ Đại Việt sử ký Tiền Biên, sử quán triều Nguyễn có Đại Nam thực lục, Đại Nam liệt truyện. v.v Tác giả tiêu biểu: Lê Quí Đôn, Phan Huy Chú . (0,5 đ) * Địa lý: Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức, Nhất Thống Dư Địa chí của Lê Quang Định. (0,5 đ) * Y học: Lê Hữu Trác (Hải Thượng Lãn Ông) là người thầy thuốc có uy tín lớn ở thế kỷ XVIII, ông đã phát hiện thêm công dụng của 305 vị thuốc nam và thu thập được 2854 phương thuốc trị bệnh trong dân gian, ông là tác giả bộ Hải Thượng Y Tông Tâm Lĩnh ( 66 quyển ).( 1 đ ) * Những thành Tựu kỹ thuật: từ Thế Kỷ XVIII, Một số kỹ thuật tiên tiến của phương tây đã ảnh hưởng vào nước ta, người thợ thủ công Nguyễn Văn Tú học được nghề làm đồng hồ và kính thiên lý. thợ thủ công nhà nước (thời Nguyễn ) chế tạo được máy xẻ gỗ chạy bằng sức nước và làm thí nghiệm thành công tàu thủy chạy bằng máy hơi nước.(1 đ) 4. Đánh giá nhận xét sau khi chấm bài kiểm tra a. Về nắm kiến thức: ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... b. Kỹ năng vận dụng của học sinh c. Cách trình bày d. Diễn đạt bài kiểm tra .. ..............................& & &.
Tài liệu đính kèm: