Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Tiết 57 đến 62 - Năm học 2012-2013 - Đỗ Viết Cường

Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Tiết 57 đến 62 - Năm học 2012-2013 - Đỗ Viết Cường

 (Phần chương V)

1) Mục tiêu.

a) Về kiến thức

- Củng cố những kiến thức đã học trong chương V, giúp H nắm vững các mốc thời gian diễn ra các sự kiện lịch sử quan trọng như: cuộc chiến tranh Nam - Bắc triều và Trịnh Nguyễn, đặc biệt là các mốc thời gian diễn ra các chiến công của khởi nghĩa Tây Sơn.

b) Về kỹ năng

- Rèn luyện các kỹ năng cần thiết trong học tập lịch sử

c) Về thái độ

- Tự hào về những chiến công của khởi nghĩa Tây Sơn, cảm phục lòng yêu nước và tài năng của Quang Trung.

2) Chuẩn bị của GV và HS.

a) Chuẩn bị cuả GV

- Một số bài tập lịch sử

- Một số bảng biểu cần thiết

b) Chuẩn bị của HS

- Ôn tập kỹ toàn bộ chương V

3. Tiến trình bài dạy

a) Kiểm tra bài cũ (5 phút)

?: Vua Quang Trung có những chính sách gì để phục hồi, phát triển kinh tế, ổn định xã hội và phát triển văn hoá dân tộc?

* Đáp án:

- Nông nghiệp:

+ Quang Trung ban hành chiếu khuyến nông

+ Giảm tô thuế "nông nghiệp phục hồi và phát triển

- Công thương nghiệp

+ Giảm thuế

+ Mở cửa ải, thông chợ búa

"Nghề thủ công và buôn bán được phục hồi

- Văn hoá, giáo dục .

+ Ban chiếu lập học

+ Đề cao chữ nôm

+ Lập viện sùng chính

* Đặt vấn đề vào bài mới: Để củng cố những kiến thức đã học trong chương V tiết hôm nay chúng ta làm một số bài tập lịch sử : (1 phút)

 

doc 22 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 290Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Tiết 57 đến 62 - Năm học 2012-2013 - Đỗ Viết Cường", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn: 27.03.2013
Ngày dạy: 03.04.2013 Dạy lớp: 7A
Ngày dạy: 03.04.2013 Dạy lớp: 7B
Ngày dạy:....................Dạy lớp:....................
Tiết 57: 
LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG:
CÁC DI TÍCH LỊCH SỬ, VĂN HOÁ TIÊU BIỂU TỈNH SƠN LA
1) Mục tiêu.
a) Về kiến thức
- Biết được các di tích lịch sử - văn hoá tiêu biểu của tỉnh Sơn La. 
b) Về kỹ năng
- Sưu tầm tranh ảnh, sử dụng các tư liệu về các di tích lịch sử - văn hoá tiểu biểu.
c) Về thái độ
- Trân trọng các di tích Lịch sử - văn hoá 
2) Chuẩn bị của GV và HS.
a) Chuẩn bị cuả GV
- Tranh ảnh các di tích lịch sử - văn hoá; Đĩa hình Nhà tù Sơn La trường học đấu tranh cách mạng của mọi thế hệ; Giáo án, phiếu giao việc, giấy A4, A0
b) Chuẩn bị của HS
- Tìm hiểu trước về các di tích lịch sử, văn hoá tiêu biểu của tỉnh Sơn La
3. Tiến trình bài dạy
a) Kiểm tra bài cũ (5 phút)
? Nêu tóm tắt sự nghiệp, cuộc đời của vua Quang Trung? từ đó nêu lên cảm nghĩ về ông?
* Đặt vấn đề vào bài mới: Gv giới thiệu (1 phút)
b) Dạy nội dung bài mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: (20 phút)
I. Khái quát một số di tích lịch sử , văn hoá tiêu biểu của tỉnh Sơn La
 Sưu tầm tranh ảnh, tư liệu về một số di tích lịch sử - văn hoá tiêu biểu ở Sơn La
Gv: Chia nhóm (2 nhóm), sưu tầm tư liệu, tranh ảnh - HS chuẩn bị trước ở nhà (thời gian 1 tuần)
- N1: Sưu tầm tư liệu, tranh ảnh các di tích lịch sử - văn hoá được xếp hạng cấp Quốc gia.
- N2: Sưu tầm tư liệu, tranh ảnh các di tích lịch sử - văn hoá được tỉnh Sơn La xếp hạng.
- Các nhóm báo cáo kết quả, trưng bày sản phảm đã sưu tầm
GV nhận xét đánh giá kết quả làm việc của các nhóm: 
* Di tích lịch sử và danh lam được xếp hạng cấp Quốc gia:
	1. Khu di tích lịch sử nhà tù Sơn La
	2. Di tích lịch sử - văn hoá văn bia Quế Lâm Ngự Chế
	3.Di tích đồn Mộc Lỵ, Huyện Mộc Châu 
	4.Di tích lịch sử Kì đài Thuận Châu 
	5. Di tích lịch sử tập đoàn cứ điểm Nà Sản 
	6. Danh thắng cảnh Thẳm Tát Toòng (Chiềng An- Thị Xã)
	7. Danh thắng cảnh Hang Dơi (Mộc Châu)
	8. Kiến trúc nghệ thuật tháp Mường Và (Sốp Cộp)
	9. Thắng cảnh hồ Chiềng Khoi (Yên Châu)
	10. Di tích lịch sử ngã ba Cò Nòi (Mai Sơn)
*Di tích lịch sử và danh lam được tỉnh Sơn La xếp hạng:
	1. Bia lưu niệm các chiến sĩ quân tình nguyện trung đoàn 83 (Mộc Châu)
	2. Di tích lịch sử Gốc Me (Mai Sơn)
	3. Di tích tượng đài Chiến Thắng Chiềng Đông (Yên Châu)
	4. Di tích lịch sử bia căm thù bản Nạt (Mai Sơn)
	5. Di tích lịch sử Cầu Tà Vài (Yên Châu) 
	6. Di tích lịch sử bia căm thù thị trấn Mộc Châu (Mộc Châu)
	7. Di tích lịch sử bia căm thù km 64 Mộc Châu (Mộc Châu)
8. Di tích lịch sử bia căm thù km 70 Mộc Châu (Mộc Châu)
9.Di tích lịch sử: Nơi Bác Hồ nói chuyện với nhân dân các dân tộc huyện Yên Châu
10. Di tích lịch sử hội trường sơ tán Tỉnh uỷ (bản Nà Tre- Chiềng Ban- Mai Sơn)
Hoạt động 2: (15 phút)
II. Di tích lịch sử văn hoá Văn Bia Quế Lâm Ngự Chế và đền thờ vua Lê Thái Tông.
GV: Chia 4 nhóm - phát phiếu giao việc
+ N1: Tìm hiểu đôi nét về Vua Lê Thái Tông
+ N2: Xác định lý do Vua Lê Thái Tông lên Miền Tây vào tháng 3 năm canh Thân 1440 và 1441?
+ N3: Nêu ý nghĩa của bài thơ Quế Lâm Ngự Chế?
+ N4: Vì sao Tỉnh uỷ và UBND tỉnh Sơn La, khởi công xây dựng đền thờ vua Lê Thái Tông vào tháng 9/2001? 
- Các nhóm nhận nhiệm vụ - đọc thông tin mục II - thảo luận , trình bày trên giấy A0
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận
- Cả lớp lắng nghe, theo dõi bổ sung
GV: Tại trung tâm thị xã Sơn La có một di tích lịch sử - văn hóa, đó là văn bia “Quế Lâm Ngự Chế”(1), bút tích của một bậc hùng tài, đại lược – Vua Lê Thái Tông.`
- Vua Lê Thái Tông sinh ngày 20 tháng 11 năm Quí Mão (1423) (tên huý là Nguyên Long là con thứ của vua Lê Thái Tổ). Ngày 3/3/1428 (năm Thuận Thiên thứ nhất) được sách phong làm Lương quận công. Ngày 6 tháng Giêng năm 1429 (năm Thuận Thiên thứ hai) được lập làm Hoàng Thái Tử. Ngày 8/9 năm 1433 (năm Thuận Thiên thứ sáu) lên ngôi Hoàng Đế, lấy năm sau làm niên hiệu năm Thiệu Bình thứ nhất (1434) đến năm thứ 7 đổi niên hiệu là Đại Bảo (1440) lấy niên hiệu là “Quế Lâm Động Chủ” nối tiếp niên hiệu “Lam Sơn Động Chủ” của vua cha Lê Thái Tổ. Ở ngôi được 9 năm rồi băng hà (thọ 20 tuổi)
GV: Bài thơ có 140 chữ Hán được dịch nghĩa như sau 
Bài thơ Quế Lâm động chủ ngự chế
	Tù trưởng Thuận Châu là Thượng Nghiễm phản nghịch, vong ơn bội nghĩa, đem quân theo người Ai Lao làm phản. Thân chinh điều khiển sáu quân tới trị nó. Thượng Nghiễm kế cùng lực tận, dâng voi xin hàng. Ta thương nó quì bò không vũ khí, không nỡ chém bèn tha tội cho nó, rồi đem quân trở về để lại một bài thơ rằng:
Nghĩ đến người xa đêm khổ tâm
Thổ tù sao lại dám quên thân?
Thế gian đã có anh hùng chúa
Thiên hạ ai tha kẻ nghịch thần
Đường xá khó khăn đừng cậy hiểm
Hang cùng đã ấm áp hơi xuân
Yên được dân lành nhơ nhớp hết
Dân xa được hưởng tấm lòng nhân
(Năm đầu niên hiệu Bảo Đại, Canh Tuất 1440, ngày lành giữa tháng 3)
- Vua Lê Thái Tông sinh ngày 20 tháng 11 năm Quí Mão (1423). Ngày 8/9 năm 1433 lên ngôi Hoàng Đế
- Là một bậc hùng tài, đại lược 
- Để củng cố và đảm bảo sự thống nhất Quốc gia, trong 9 năm trị vì đất nước, vua Lê Thái Tông đã 2 lần chỉ huy quân sỹ lên miền Tây Bắc dẹp bọn phản nghịch.
- Văn bia “ Quế Lâm Ngự Chế” là một di tích có giá trị về Lịch sử- Văn hoá.
- Ngày 22/1/2003 Ngôi đền thờ Lê Thái Tông được khánh thành có tên là “Quế Lâm linh từ” (Đền thiêng Quế Lâm)
c) Củng cố, luyện tập. (3 phút)
? Hãy kể tên một số Di tích lịch sử ở Sơn la và danh lam được xếp hạng cấp Quốc gia?
* Đáp án 
 1. Khu di tích lịch sử nhà tù Sơn La
	2. Di tích lịch sử - văn hoá văn bia Quế Lâm Ngự Chế
	3.Di tích đồn Mộc Lỵ, Huyện Mộc Châu 
	4.Di tích lịch sử Kì đài Thuận Châu 
	5. Di tích lịch sử tập đoàn cứ điểm Nà Sản 
d) Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà. (1 phút)
- Học thuộc bài 
- Sưu tầm những tài liệu về Khu di tích lịch sử nhà tù Sơn La
* Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
	.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: 28.03.2013
Ngày dạy: 04.04.2013 Dạy lớp: 7A
Ngày dạy: 05.04.2013 Dạy lớp: 7B
Ngày dạy:....................Dạy lớp:....................
Tiết 58: 
LÀM BÀI TẬP LỊCH SỬ
	(Phần chương V)
1) Mục tiêu.
a) Về kiến thức
- Củng cố những kiến thức đã học trong chương V, giúp H nắm vững các mốc thời gian diễn ra các sự kiện lịch sử quan trọng như: cuộc chiến tranh Nam - Bắc triều và Trịnh Nguyễn, đặc biệt là các mốc thời gian diễn ra các chiến công của khởi nghĩa Tây Sơn.
b) Về kỹ năng
- Rèn luyện các kỹ năng cần thiết trong học tập lịch sử
c) Về thái độ
- Tự hào về những chiến công của khởi nghĩa Tây Sơn, cảm phục lòng yêu nước và tài năng của Quang Trung. 
2) Chuẩn bị của GV và HS.
a) Chuẩn bị cuả GV
- Một số bài tập lịch sử
- Một số bảng biểu cần thiết 
b) Chuẩn bị của HS
- Ôn tập kỹ toàn bộ chương V 
3. Tiến trình bài dạy
a) Kiểm tra bài cũ (5 phút)
?: Vua Quang Trung có những chính sách gì để phục hồi, phát triển kinh tế, ổn định xã hội và phát triển văn hoá dân tộc?
* Đáp án:
- Nông nghiệp:
+ Quang Trung ban hành chiếu khuyến nông 
+ Giảm tô thuế "nông nghiệp phục hồi và phát triển 
- Công thương nghiệp 
+ Giảm thuế 
+ Mở cửa ải, thông chợ búa 
"Nghề thủ công và buôn bán được phục hồi 
- Văn hoá, giáo dục .
+ Ban chiếu lập học 
+ Đề cao chữ nôm 
+ Lập viện sùng chính 
* Đặt vấn đề vào bài mới: Để củng cố những kiến thức đã học trong chương V tiết hôm nay chúng ta làm một số bài tập lịch sử : (1 phút)
b) Dạy nội dung bài mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: (5 phút)
1. Bài tập 1.
GV: Dùng bảng phụ.
HS: làm bài tập, báo cáo.
?: Vào nửa sau TK XV, nhà lê bước vào Giai đoạn thịnh trị, nhưng chưa được bao lâu, đầu thế kỷ XVI, nhà lê bắt đầu suy sụp, vậy nguyên nhân nào dẫn đến sự suy sụp đó. ( khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng )
A Triều đình nhà lê mục nát, vua quan chỉ biết ăn chơi xa sỉ, xây dựng tốn kém 
B Nội bộ triều đình rối loạn, đánh giết lẫn nhau, tranh giành quyền lực, quan lại tham nhũng.
C Nhân dân cùng khổ, không chịu được đã vùng dậy đấu tranh 
D cả 3 nguyên nhân trên 
- Đáp án: D
Hoạt động 2: (10 phút)
2. Bài tập 2.
GV: Dùng bảng phụ.
HS: làm bài tập, báo cáo.
?: Lập bảng thống kê các cuộc khởi nghĩa nông dân ở đầu thế kỷ XVI
Năm khởi nghĩa
Người lãnh đạo
Địa điểm
Kết quả
Đầu năm 1511
Trần Tuân
Hưng hoá,Sơn Tây
các cuộc khởi nghĩa đều bị thất bại
Năm 1512
Lê Hy, Trịnh Hưng
Nghệ an, thanh hoá
1515
Phùng Chương
Tam Đảo
Đầu năm 1516
Trần Cảo
Đông triều ( Quảng Ninh )
Hoạt động 3: (5 phút)
3. Bài tập 3.
GV: Dùng bảng phụ.
HS: làm bài tập, báo cáo.
?: Phân tích nguyên nhân trực tiếp và hậu quả của 2 cuộc chiến tranh phong kiến lớn ở thế kỷ XVI theo các ý sau:
- Cuộc chiến thứ nhất: 
+ Tên gọi 
+ Nguyên nhân trực tiếp 
+ Hậu quả 
- Cuộc chiến thứ 2: 
+ Tên gọi 
+ Nguyên nhân trực tiếp 
+ Hậu quả
- Cuộc chiến thứ nhất: 
+ Tên gọi: Chiến tranh Nam - Bắc triều 
+ Nguyên nhân trực tiếp: Năm 1527 Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê Lập ra nhà Mạc. Nguyễn kim ( võ quan triều Lê ) không chịu thần phục nhà Mạc 
+ Hậu quả: Trong hơn 50 năm, suốt một vùng từ thanh nghệ ra bắc đều là chiến trường, làng mạc điêu tàn 
- Cuộc chiến thứ 2 : 
+ Tên gọi: Chiến tranh Trịnh Nguyễn 
+ Nguyên nhân trực tiếp: Nguyễn Kim chết, Trịnh Kiểm lên thay nắm binh quyền. Nguyễn Hoàng công khai đối địch với họ trịnh 
+ Hậu quả: Đối với nhân dân: Kinh tế xa sút, nhân dân đói khổ. Đối với đất nước: bị chia cắt Đàng Trong, Đàng Ngoài kéo dài đến cuối thế kỷ XVIII
Hoạt động 4: (5 phút)
4. Bài tập 4.
GV: Dùng bảng phụ.
HS: làm bài tập, báo cáo.
?: Một điểm nổi bật của tình hình kinh tế nước ta thế kỷ XVI- XVIII là sự phát triển của ngoại thươn , vậy nguyên nhân nào tạo nên sự phát triển đó ?
A Đại Việt có vùng ven biển dài, thuận lợi cho thuyền buôn ra vào 
B Đại Việt có nhiều sản phẩm quí hiếm, hàng thủ công chất lượng cao 
C Đại Việt có nhiều phố chợ, đô thị 
D Các chính quyền Trịnh - Nguyễn mở cửa cho phép thương nhân nước ngoài đến buôn bán 
- Tất cả các nguyên nhân trên 
Hoạt động 5: (10 phút)
5. Bài tập 5.
GV: Dùng bảng phụ.
HS: làm bài tập, báo cáo.
?: Em hãy lập bảng thống kê những cống hiến của Nguyễn Huệ - Quang Trung cho đất nước từ 1771-1792?
T2
 ... biển như mắc cửi, gần bờ có những điếm canh quản lý các hoạt động buôn bán ven biển 
?: Chính sách ngoại thương của nhà nguyễn Được thể hiện như thế nào?
HS:
- Mở rộng buôn bán với các nước trong khu vực: Xiêm, Mã Lai. nhất là Trung Quốc.
- Hạn chế buôn bán với người phương tây 
GV: Mặc dù nền kinh tế có nhiều điều kiện để phát triển nhưng những chính sách phản động đó của nhà nguyễn đã không đáp ứng được yêu cầu của lịch sử Nên kinh tế, xã hội không phát triển được.
a nông nghiệp 
- Chú Trọng khai hoang 
- Lập ấp, đồn điền 
- Đê điều không được quan tâm tu sửa, nạn tham nhũng phổ biến 
b. Thủ công nghiệp 	
- Lập nhiều xưởng sản xuất, ngành khai thác mỏ được mở rộng, nhưng cách khai thác còn lạc hậu, các mỏ hoạt động thất thường và sa sút dần.
- Các nghề thủ công ở nông thôn và thành thị vẫn không ngừng phát triển, nhưng còn rất phân tán, thợ thủ công phái nộp thuế sản phẩm nặng nề.
Tóm lại: thủ công nghiệp có điều kiện phát triển nhưng bị kìm hãm 
c . Thương nghiệp 
- Nội thương: Buôn bán phát triển. 
- Ngoại Thương: Hạn chế buôn bán với người phương tây 
c) Củng cố, luyện tập. (3 phút)
Bài tập
?: Nguyên nhân thất bại của vương triều Tây sơn trước cuộc tấn công của quân Nguyễn Ánh là: ( khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng )
A Lực lượng quân Nguyễn Ánh mạnh, áp đảo được quân của Vương triều Tây Sơn 
B Quân nguyễn Ánh được tư bản Pháp giúp về quân sự 
C Vua Quang Trung mất Vương Triều Tây Sơn suy yếu, Mâu thuẫn nhau.
D Nguyễn Ánh chiếm được Quy nhơn, Phú xuân khiến quân của vương Triều Tây Sơn mất chỗ dựa 
Đáp Án: Cả 4 ý trên 
d) Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà. (1 phút)
- Học thuộc bài .
- Đọc trước phần II: các cuộc nổi dậy của nhân dân 
* Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
	.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: 11.04.2013
Ngày dạy: 18.04.2013 Dạy lớp: 7A
Ngày dạy: 18.04.2013 Dạy lớp: 7B
Ngày dạy:....................Dạy lớp:....................
Tiết 62 - Bài 27: 
CHẾ ĐỘ PHONG KIẾN NHÀ NGUYỄN
(tiếp theo )
II . Các cuộc nổi dậy của nhân dân.
1) Mục tiêu.
a) Về kiến thức
- Học sinh nắm được: Đời sống cơ cực của nông dân và nhân dân các dân tộc dưới triều nguyễn là nguyên nhân dẫn đến sự bùng nổ hàng trăm cuộc hổi dậy trên khắp cả nước 
b) Về kỹ năng
- Xác định trên lược đồ địa điểm diễn ra các cuộc khởi nghĩa lớn 
c) Về thái độ
- Hs hiểu được, triều đại nào để dân đói khổ thì tất yếu sẽ có đấu tranh của nhân dân chống lại triều đại đó 
2) Chuẩn bị của GV và HS.
a) Chuẩn bị cuả GV
- Lược đồ những nơi bùng nổ cuộc đấu tranh lớm của nhân dân chống vương triều nguyễn nửa đầu thế kỷ XIX
b) Chuẩn bị của HS
- Đọc trước Sgk ở nhà 
3. Tiến trình bài dạy
a) Kiểm tra bài cũ (5 phút)
? Nhà Nguyễn đã thành lập và củng cố quyền thông trị như thế nào?
* Đáp án:	
- Giữa năm 1802 Nguyễn Ánh đánh đổ triều Tây Sơn 
- Năm 1802 Nguyễn Ánh đặt niên hiệu Gia Long, chọn Phú Xuân làm kinh đô, lập ra triều Nguyễn, Năm 1806 lên ngôi hoàng đế 
- Năm 1815 ban hành bộ Hoàng Triều luật lệ ( còn gọi là luật Gia Long )
- Năm 1831-1832 Nhà Nguyễn chia nước ta thành 30 tỉnh và một phủ trực thuộc ( Thừa thiên )
- Quan tâm củng cố quân đội ... 
* Đặt vấn đề vào bài mới: Chế độ phong kiến nhà nguyễn thiết lập nhưng chưa quan tâm thực sự đến đời sống nhân dân, nhà Nguyễn xoá bỏ những chính sách tiến bộ của triều Tây Sơn, ban hành những chính sách mới nhằm thắt chặt ách thông trị, duy trì nền kinh tế trong vòng bảo thủ, lạc hậu, cô lập với thế giới bên ngoài, những chính sách bảo thủ đó đã ảnh hưởng đến nhân dân như thế nào? họ phản ứng ra sao ? (1 phút)
b) Dạy nội dung bài mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: (10 phút)
II . Các cuộc nổi dậy của nhân dân.
1. Đời sống nhân dân dưới triều Nguyễn.
?: Dưới chính sách bảo thủ của nhà Nguyễn, đời sống nhân dân ra sao? biểu hiện như thế nào?
HS:
- Đời sống nhân dân (nhất là nông dân) ngày càng cực khổ 
- Địa chủ, hào lý cướp ruộng đất 
- Quan lại tham nhũng 
- Tô thuế nặng nề, dịch bệnh, đói kém 
Năm 1812 bão to ở nghệ an làm đổ trên 4 vạn nóc nhà, hơn 5000 người chết 
- Năm 1849-1850 dịch lớn trên cả nước làm 60 vạn người chết 
?: Qua đoạn trích trên, em có nhận xét gì về chế độ phong kiến nhà Nguyễn ?
HS: (Đọc phần in nghiêng)
- Đời sông nhân dân cực khổ, nặng nề 
Hoạt động 2: (25 phút)
II . Các cuộc nổi dậy của nhân dân.
2. Các cuộc nổi dậy.
?: Thái độ của nhân dân đối với chế độ phong kiến nhà Nguyễn ?
HS: Căm phẫn, oán ghét nên họ vùng dậy đấu tranh 
GV: Giới thiệu lược đồ các cuộc khởi nghĩa: các con số là để chỉ tên cuộc khởi nghĩa được gọi theo tên thủ lĩnh. Giới thiệu ngắn gọn các cuộc khởi nghĩa (thủ lĩnh, nơi hoạt động)
?: Nhìn trên lược đồ, em có nhận xét gì về địa bàn hoạt động của các cuộc đấu tranh?
HS: Qui mô rộng lớn, khắp cả nước, từ Bắc chí Nam 
?: Trình bày hiểu biết của em về Phan Bá Vành?
HS: Người làng Minh Giám (Thái Bình) , xuất thân nghèo 
?: Nguyên nhân nào khiến Phan Bá Vành khởi nghĩa?
HS: Nguyên nhân: Bất bình với giai cấp thống trị 
- Năm 1821 nhân 1 nạn đói lớn ở nam định, thái Bình "ông kêu gọi khởi nghĩa 
GV: (Tường thuật cuộc khởi nghĩa )
- Nhấn mạnh: cuộc khởi nghĩa lan rộng nhanh chóng ra khắp các tỉnh ...
- Đầu năm 1827 quân triều đình theo các ngả về bao vây Trà Lũ, trong lúc tình thế nguy khốn, PBV lại trì hoãn việc chuẩn bị đối phó, tháng 3 năm ấy, quân triều đình tấn công dữ dội, vào đêm ông cho đào một con sông dài khoảng 800m để rạng sáng chạy ra biển, nhưng súng bắn dữ dội , ông bị thương và bị bắt, ông đã cắn lưỡi tự vẫn.
- Đây là cuộc khởi nghĩa nông dân điển hình nhất Nửa đầu thế kỷ XIX dưới triều Nguyễn.
?: Lê Văn Vân là ai? vì sao ông nổi dậy khởi nghĩa ?
HS: (Trả lời theo Sgk )
GV: Tường thuật cuộc khởi nghĩa 
- Chú ý: Khởi nghĩa lan rộng khắp miền núi Việt Bắc, liên hệ với các tù trưởng Mường và một số làng Việt ở trung du. 
- Bọn quan tính bị bắt và bị nghĩa quân thích vào mặt các chữ “ Quan tỉnh hay ăn hối lộ ” rồi đuổi về, nhiều quan chức nhà nguyễn đã tự sát để khỏi bị nghĩa quân bắt.
- Hai lần nhà Nguyễn đem quân đàn áp đều thất
 bại, đến lần thứ 3, ông bị bao vây và chết trong rừng 
nhận xét về khởi nghĩa Nông Văn Vân ?
Đây là cuộc đấu tranh rộng lớn và tiêu biểu nhất của các dân tộc thiểu số .
?: Hãy cho biết vài nét về Lê văn khôi ?
HS: Là một thổ hào ở Cao Bằng nhưng lại vào Nam khởi nghĩa 
GV: Giait thích (Thổ hào) là người có thế lực ở địa phương (miền núi) thời phong kiến 
GV: Tường thuật: Năm 1833 Lê Văn Khôi khởi Binh chiếm thành Phiên An, tự xưng là Bình Nam Đại Nguyên Soái, giết tên quan Bạch Xuân nguyên, cuộc khởi nghĩa được nhân dân 6 tỉnh nam kỳ tham gia. Viên tướng Thái Công Triều làm phản đầu hàng, Lê Văn khôi bị cô lập.
Năm 1834 ông qua đời, con trai ông lên thay, năm 1835 cuộc khổi nghĩa bị đàn áp.
- Đây là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu ở phía Nam, thu hút nhiều người tham gia.
?: Cho biết vài nét về cao bá Quát ?
HS: Một nhà thơ lỗi lạc, một nho sĩ yêu nước.
- Thông cảm, đau sót trước nỗi thống khổ của nhân dân, căm ghét triều đình nhà nguyễn.
GV: (Tường thuật) Cao Bá Quát suy tôn một người chắt xa của vua Lê là Lê Duy Cự làm minh chủ, giương cao lá cờ “ phù Lê ” và định khởi nghĩa ở Hà nội, Bắc Ninh, kế hoạch bị lộ nên khởi nghĩa nổ ra sớm hơn dự định. 
- Đầu năm 1855 Cao Bá Quát hy sinh, cuối 1856 khởi nghĩa bị dập tắt. 
- Đây là cuộc khởi nghĩa nông dân, có sự tham ra tích cực của nhiều nho sĩ 
?: Các cuộc khởi nghĩa trên có gì giống và khác nhau ?
HS: Giống: Mục tiêu: chống chính quyền phong kiến nhà Nguyễn. Kết quả: đều bị dập tắt.
Khác: 
* Tính chất 
- Khởi nghĩa Phan Bá Vành và Cao Bá Quát là khởi nghĩa nông dân, khởi nghĩa Nông Văn Vân là Khởi nghĩa dân tộc ít người 
* Địa bàn hoạt động 
+ Khởi nghĩa Phan Bá Vành và Cao Bá Quát ở đồng Bằng 
+ Khởi nghĩa Nông Văn Vân ở Miền núi 
* Người lãnh đạo:
+ Phan Bá Vành: nông dân 
+ Nông Văn Vân: Dân tộc tày 
+ Cao Bá Quát: nho sĩ 
Thời gian: các xa nhau 
?: Vì sao các cuộc khởi nghĩa đều bị thất bại ?
HS: 
- Phong trào nhân dân tuy rầm rộ, rộng khắp nhưng rất phân tán, thiếu sự liên kết lực lượng 
- Triều đình nhà Nguyễn đàn áp dã man các cuộc khởi nghĩa. 
?: Các cuộc khởi nghĩa trên chứng tỏ điều gì ?
HS: Thể hiện tinh thần đấu tranh anh dũng của các tầng lớp nhân dân chống triều đình phong kiến nhà Nguyễn.
?: Hàng trăm cuộc nổi dậy của nhân dân chống nhà Nguyễn nói lên thực trạng xã hội bấy giờ như thế nào ?
HS:
- Cuộc sống của nhân dân ngày càng khổ hơn, mâu thuẫn giai cấp trở nên sâu sắc 
- Chính quyền nhà Nguyễn sớm muộn sẽ nhanh chóng sụp đổ.
a. Khởi nghĩa Phan Bá Vành (1821 – 1827)
- Bùng nổ năm 1821 
- Căn cứ chính: Trà Lũ 
(Nam Định), hoạt động khắp Thái Bình, Nam định, hải Dương, Quảng Yên 
- Năm 1827 quân triều đình bao vây, khởi nghĩa bị đàn áp.
b. Khởi nghĩa Nông Văn Vân ( 1833-1835 )
- Địa bàn: Khắp miền núi Việt Bắc và một số làng người Mường, người Việt ở trung du 
- Năm 1835 khởi nghĩa bị dập tắt.
c. Khởi nghĩa Lê Văn Khôi (1833 – 1835)
- Tháng 6 -1833 Lê Văn Khôi khởi binh chiếm thành Phiên An (Gia định) 
- Năm 1834 Lê Văn khôi qua đời, con trai ông lên thay 
- Năm 1835 cuộc khởi nghĩa bị đàn áp 
d. Khởi nghĩa Cao Bá Quát (1854 -1856) 
- Cao Bá Quát là một nhà nho nghèo, một nhà thơ lỗi lạc.
- Ông cùng một số bạn bè tập hợp nhân dân định nổi dậy ở Hà Nội, Bắc ninh nhưng kế hoạch bị lộ, Nghĩa quân buộc phải khởi sự sớm hơn dự định 
- Năm 1855 Cao Bá Quát hy sinh, năm 1856 khởi nghĩa bị dập tắt
c) Củng cố, luyện tập. (3 phút)
? Tóm tắt những nét chính về các cuộc khởi nghĩa lớn nửa đầu TK XIX ?
* Bài tập: Lập bảng thống kê các cuộc khởi nghĩa lớn thời Nguyễn .
d) Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà. (1 phút)
- Học thuộc bài.
- Đọc trước bài 28: Sự phát triển của văn hoá dân tộc cuối TK XVIII nửa đầu TK XIX. 
* Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
	.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 57 - 62.doc