Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Tiết 53 đến 56 - Năm học 2012-2013 - Đỗ Viết Cường

Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Tiết 53 đến 56 - Năm học 2012-2013 - Đỗ Viết Cường

1) Mục tiêu.

a) Về kiến thức

- Hs nắm được: Mốc niên đại gắn liền với hoạt động của nghĩa quân Tây Sơn đánh đổ chính quyền vua Lê chúa Trịnh.

b) Về kỹ năng

- Trình bày diễn biến trận đánh trên bản đồ

c) Về thái độ

- Tự hào về truyền thống đấu tranh anh dũng của dân tộc, những chiến công vĩ đại của nghĩa quân Tây Sơn.

2) Chuẩn bị của GV và HS.

a) Chuẩn bị cuả GV

- Lược đồ Tây Sơn khởi nghĩa chống các thế lực phong kiến và chống quân xâm lược nước ngoài

b) Chuẩn bị của HS

- Đọc trước Sgk ở nhà

3. Tiến trình bài dạy

a) Kiểm tra bài cũ (5 phút)

? dùng lược đồ thuật lại chiến thắng Rạch Gầm – soài Mút , nêu ý nghĩa của sự kiện đó?

* Đáp án:

- Tháng 1-1785 nguyễn Huệ chọn khúc sông Tiền từ rạch Gầm đến Soài Mút làm trận địa quyết chiến.

- 19-1-1785 Nguyễn Huệ dùng mưu nhử quân địch vào trận địa mai phục, thuỷ binh ta từ Rạch Gầm, Soài Mút và cù lao Thới Sơn đồng loạt xông thẳng vào đội hình địch.

- Quân Xiêm bị đánh tan, Nguyễn Ánh thoát chết sang xiêm lưu vong.

* Đặt vấn đề vào bài mới: Sự mục nát, suy yếu của chính quyền phong kiến là nguyên nhân dẫn tới những cuộc đấu tranh của nông dân, sau khi tiêu diệt nhà Nguyễn ở phía nam, Nguyễn Huệ đem quân tiêu diệt vua Lê, chúa Trịnh, tiến tới thống nhất đất nước. (1 phút)

 

doc 17 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 256Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Tiết 53 đến 56 - Năm học 2012-2013 - Đỗ Viết Cường", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 05.03.2012
Ngày dạy: 12.03.2013 Dạy lớp: 7A
Ngày dạy: 12.03.2013 Dạy lớp: 7B
Ngày dạy:....................Dạy lớp:....................
Tiết 53 - Bài 25: 
 PHONG TRÀO TÂY SƠN
(Tiếp theo )
1) Mục tiêu.
a) Về kiến thức
- Các mốc quan trọng của phong trào Tây Sơn nhằm đánh đổ tập đoàn phong kiến phản động, tiêu diệt quân Xiêm, từng bước thống nhất đất nước 
- Tài chỉ huy quân sự của Nguyễn Huệ .
b) Về kỹ năng
- Trình bày diễn biến phong trào Tây Sơn trên lược đồ 
- Trình bày chiến thắng Rạch Gầm, Soài Mút 
c) Về thái độ
- Tự hào về truyền thống đấu tranh anh dũng của dân tộc, những chiến công vĩ đại của nghĩa quân Tây Sơn 
2) Chuẩn bị của GV và HS.
a) Chuẩn bị cuả GV
- Lược đồ Tây Sơn khởi nghĩa chống các thế lực phong kiến và chống quân xâm lược nước ngoài. 
- Lược đồ chiến thắng Rạch Gầm, Soài Mút 
b) Chuẩn bị của HS
- Đọc trước SGK ở nhà 
3. Tiến trình bài dạy
a) Kiểm tra bài cũ (5 phút)
? Nêu những nét chính về tình hình xã hội Đàng Trong nửa sau TK XVIII?
* Đáp án 
- Chính quyền họ nguyễn suy yếu, mục nát 
- Quan lại đàn áp, bóc lột nhân dân thậm tệ và đua nhau ăn chơi xa xỉ 
+ Tiêu biểu là tập đoàn Trương Phúc Loan 
" Đời sống nhân dân cơ cực.
* Đặt vấn đề vào bài mới: Sau khi xây dựng căn cứ, nghĩa quân Tây Sơn ngày càng vững mạnh, Phát triển lực lượng nghĩa quân, 3 anh em Nguyễn Nhạc quyết tâm lật đổ chính quyền phong kiến thối nát, đánh đuổi quân Xiêm, bảo vệ nền độc lập. (1 phút)
b) Dạy nội dung bài mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: (17 phút)
1. Lật đổ chính quyền họ Nguyễn.
HS: ( Đọc Sgk phần 1 )
GV: (Treo lược đồ tây sơn khởi nghĩa chống các thế lực phong kiến và chống quân xâm lược nước ngoài)
GV: Chỉ lược đồ: thành Quy Nhơn (Huyện An Khê – Bình Định )
- Mùa thu năm 1773, nghĩa quân Tây Sơn đã kiểm soát được phần lớn phủ quy Nhơn, tháng 9 năm đó nghĩa quân hạ được phủ thành 
Nguyền Nhạc giả vờ bị bắt, bị nhốt vào cũi rồi sai nghĩa quân khiêng vào thành nộp cho quân Nguyễn, nửa đêm ông phá cũi, đánh từ trong ra, phối hợp với quân Tây Sơn đánh từ ngoài vào và chỉ trong 1 đêm, nghĩa quân đã hạ được thành Qui Nhơn 
?: Em hãy nhận xét về cách hạ thành Quy Nhơn của Nguyễn Nhạc?
HS: Táo bạo, bất ngờ, dũng cảm, thông minh, nên địch bị động 
?: Thành Quy Nhơn thuộc về tay nghĩa quân có ý nghĩa gì?
HS: Lần đầu tiên nghĩa quân hạ được một thành lũy, dinh thự của bọn quan lại, uy thế chính trị của chúng bị suy sụp, trái lại uy thế của nghĩa quân tăng lên nhanh chóng.
GV: (Chỉ lược đồ) chỉ trong vòng một năm 
(đến giữa năm 1774 ), nghĩa quân kiểm soát 1 vùng rộng lớn từ quảng ngãi ở phía bắc đến bình thuận ở phía nam 
?: Biết tin Tây Sơn nổi dậy, chúa Trịnh có hành động gì ?
HS: Phái mấy vạn quân vào đánh chiếm Phú Xuân ( Huế) 
?: Tại sao Nguyễn Nhạc lại phải hòa hoãn với quân Trịnh?
HS:
- Họ Nguyễn không chống nổi quân Trịnh phải vượt biển vào Gia Định 
- Nghĩa quân Tây Sơn ở vào thế bất lợi: phía Bắc có quân Trịnh, phía nam còn quân Nguyễn 
GV: (chỉ lược đồ) Quân Trịnh vượt sông ranh đánh Phú Xuân " quân Nguyễn chạy vào Gia Định, nghĩa quân Tây Sơn ở giữa có nguy cơ bị tiêu diệt, vì vậy kế sách tạm thời là hòa Trịnh đánh nguyễn .
- Từ năm 1776 " 1783 nghĩa quân 4 lần đánh vào Gia Định, trong lần tiến quân thứ 2 (năm 1777) Tây Sơn bắt giết được chúa Nguyễn, chỉ có Nguyễn Ánh chạy thoát.
?: Theo em vì sao cuộc khởi nghĩa lan nhanh và giành được thắng lợi?
HS: 
- Sức mạnh của nhân dân hưởng ứng cuộc khởi nghĩa, thể hiện lòng căm thù giai cấp phong kiến và sự đoàn kết dân tộc 
- Tài chí của anh em Tây Sơn lãnh đạo phong trào 
- Tháng 9-1773 nghĩa quân hạ thành Qui Nhơn 
- Đến giữa năm 1774 mở rộng vùng kiểm soát từ Quảng Nam đến Bình Thuận 
- Chúa Trịnh cử tướng Hoàng Ngũ Phúc chỉ huy 3 vạn quân tiến công chiếm Phú Xuân, chúa Nguyễn phải vượt biển vào Gia Định.
- Quân Tây Sơn ở thế bất lợi: Mạn bắc có quân trịnh, Mạn Nam có quân Nguyễn. Trước tình hình đó, Nguyễn Nhạc tạm hoà hoãn với quân Trịnh để dồn sức đánh chúa Nguyễn.
- Trong lần tiến quân năm1777, Tây Sơn bắt giết được chúa Nguyễn, chỉ còn Nguyễn Ánh chạy thoát. Chính quyền họ Nguyễn đến đây bị lật đổ 
Hoạt động 2: (18 phút)
2. Chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút.
?: Vì sao quân Xiêm xâm lược nước ta?
HS: Sau nhiều lần thất bại, Nguyễn Ánh cầu cứu vua Xiêm, vua Xiêm lợi dụng cơ hội này thực hiện âm mưu đánh chiếm đất Gia Định 
GV: (sử dụng lược đồ) chỉ đường tiến quân của quân Xiêm kéo vào Gia Định theo 2 hướng mũi tên. 2 vạn quân thủy đổ bộ vào Rạch Giá (Kiên Giang) 3 vạn quân bộ xuyên qua Chân Lạp tiến vào Cần Thơ
?: Thái độ của quân Xiêm như thế nào khi vào nước ta ?
HS: Hung hăng, bạo ngược nên nhân dân oán ghét
GV: 
- Giặc kiêu căng, hung bạo, mặc sức đốt phá, Giết người, cướp vàng bạc trở về nước, nhân dân Gia Định nung nấu căm thù quân xâm lược.
- Tháng 1-1785 Nguyễn Huệ được lệnh tiến quân vào Gia Định, Nguyễn Huệ đóng đại bản doanh ở Mỹ Tho, ông chọn khúc sông Tiền từ Rạch Gầm đến Soài Mút làm trận địa quyết chiến với địch.
HS: (đọc phần in nghiêng Sgk )
?: Vì sao Nguyễn Huệ chọn khúc sông này?
HS: Trả lời theo Sgk 
GV: 
- Chỉ cho Hs thấy rõ các cù lao Thới Sơn, Bốn Thôn, Bà Kiểu và 2 bờ cây cối rậm rạp 
- Giới thiệu các ký hiệu chỉ thủy quân, bộ binh Tây Sơn, trình bày thế trận của Nguyễn Huệ trên bản đồ chiến thắng Rạch Gầm, Soài Mút 
- Thủy quân ta giấu quân trong các nhánh sông Rạch Gầm, Soài Mút và sau các ngách của cù lao 
- Bộ binh mai phục bên bờ và trên cù lao giữa sông 
Mờ sáng ngày 19-1-1785 Nguyễn Huệ dùng mưu nhử địch vào trận địa mai phục, vốn chủ quan và cậy ưu thế về quân số các tướng Xiêm huy động toàn bộ quân thủy, bộ đuổi theo quân Tây Sơn, khi quân địch đã lọt vào đoạn sông mai phục, Nguyễn Huệ ra lệnh tấn công bất ngờ và mãnh liệt, đánh tan toàn bộ quân địch, chiến thuyền địch tan tác hoặc bị đốt cháy, quân Xiêm chỉ còn độ vài ngàn sống sót theo đường bộ vượt qua chân lạp trốn về nước, Nguyễn Ánh thoát chết sang Xiêm lưu vong.
Chiến thắng Rạch Gầm, Soài Mút có ý nghĩa lịch sử như thế nào?
- Là một trong những trận thủy chiến lớn nhất 
- Khẳng định sức mạnh to lớn của nghĩa quân , thiên tài quân sự của Nguyễn Huệ 
- Đập tan âm mưu xâm lược của phong kiến nhà Xiêm do Nguyễn Ánh dẫn đường
a. Nguyên nhân:
- Nguyễn Ánh cầu cứu vua Xiêm, năm 1784, hơn 5 vạn quân thuỷ, bộ Xiêm đã kéo vào đánh chiếm miền tây Gia Định(các tỉnh miền Tây Nam Bộ) và gây nhiều tội ác đối với nhân dân.
b. Diên biến:
 - Tháng 1-1785 Nguyễn Huệ chọn khúc sông Tiền từ Rạch Gầm đến Soài Mút làm trận địa quyết chiến 
- 19-1-1785 Nguyễn Huệ dùng mưu nhử quân địch vào trận địa mai phục, thủy binh ta từ Rạch Gầm, Soài Mút và cù lao Thới Sơn đồng loạt sông thẳng vào đội hình địch đang xuôi theo dòng nước. 
c . Kết quả: 
- Quân Xiêm bị đánh tan
d . Ý nghĩa: 
- Là một trong những trận thủy chiến lớn nhất và lừng lẫy nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta.
- Chiến thắng quân xâm lược Xiêm đã đưa phong trào Tây Sơn phát triển lên một trình độ mới, từ đây, phong trào Tây Sơn trở thành phong trào quật khởi của cả dân tộc.
c) Củng cố, luyện tập (3 phút)
Bài tập :
Hãy khoanh tròn vào chữ cái đầu ý mà em cho là đúng về ý nghĩa của chiến thắng Rạch Gầm, Soài Mút .
A Làm cho quân xiêm sợ tây Sơn như sợ cọp. 
B Chứng tỏ tinh thần chiến đấu dũng cảm của quân ta. 
C Đánh tan quân xâm lược Xiêm và âm mưu cầu viện nước ngoài của nguyễn ánh 
D Là một chiến thắng quân sự to lớn của quân Tây Sơn .
d) Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (1 phút)
- Học thuộc bài 
- Đọc trước phần III: Tây sơn lật đổ chính quyền họ trịnh.
* Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
	.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: 13.03.2013
Ngày dạy: 20.03.2013 Dạy lớp: 7A
Ngày dạy: 21.03.2013 Dạy lớp: 7B
Ngày dạy:....................Dạy lớp:....................
Tiết 54 - Bài 25: 
PHONG TRÀO TÂY SƠN
( tiếp theo )
1) Mục tiêu.
a) Về kiến thức
- Hs nắm được: Mốc niên đại gắn liền với hoạt động của nghĩa quân Tây Sơn đánh đổ chính quyền vua Lê chúa Trịnh. 
b) Về kỹ năng
- Trình bày diễn biến trận đánh trên bản đồ
c) Về thái độ
- Tự hào về truyền thống đấu tranh anh dũng của dân tộc, những chiến công vĩ đại của nghĩa quân Tây Sơn.
2) Chuẩn bị của GV và HS.
a) Chuẩn bị cuả GV
- Lược đồ Tây Sơn khởi nghĩa chống các thế lực phong kiến và chống quân xâm lược nước ngoài
b) Chuẩn bị của HS
- Đọc trước Sgk ở nhà 
3. Tiến trình bài dạy
a) Kiểm tra bài cũ (5 phút)
? dùng lược đồ thuật lại chiến thắng Rạch Gầm – soài Mút , nêu ý nghĩa của sự kiện đó?
* Đáp án: 
- Tháng 1-1785 nguyễn Huệ chọn khúc sông Tiền từ rạch Gầm đến Soài Mút làm trận địa quyết chiến.
- 19-1-1785 Nguyễn Huệ dùng mưu nhử quân địch vào trận địa mai phục, thuỷ binh ta từ Rạch Gầm, Soài Mút và cù lao Thới Sơn đồng loạt xông thẳng vào đội hình địch.
- Quân Xiêm bị đánh tan, Nguyễn Ánh thoát chết sang xiêm lưu vong.
* Đặt vấn đề vào bài mới: Sự mục nát, suy yếu của chính quyền phong kiến là nguyên nhân dẫn tới những cuộc đấu tranh của nông dân, sau khi tiêu diệt nhà Nguyễn ở phía nam, Nguyễn Huệ đem quân tiêu diệt vua Lê, chúa Trịnh, tiến tới thống nhất đất nước. (1 phút)
b) Dạy nội dung bài mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: (17 phút)
1. Hạ thành Phú Xuân – tiến quân ra Bắc hà diệt họ Trịnh.
HS: (Đọc phần 1 SGK )
GV: Sau khi đánh tan 5 vạn quân Xiêm , các thủ lĩnh Tây Sơn tính việc tiêu diệt nốt họ Trịnh ở đàng ngoài, trước hết là lực lượng quân Trịnh ở thành Phú Xuân, bọn này kiêu căng, sách nhiễu khiến dân chúng rất căm giận.
GV: (Chỉ lược đồ) 
- Mùa hè năm 1786, Nguyễn Huệ được sự giúp sức của Nguyễn Hữu Chỉnh tiến quân vượt đèo Hải Vân đánh thành Phú Xuân.
- Chỉnh vốn là môn hạ của Hoàng Ngũ Phúc rồi trở thành bộ tướng của Hoàng Đình Bảo (con nuôi Hoàng Ngũ Phúc) khi bảo bị kiêu binh giết chỉnh đem gia quyến chạy vào hàng quân Tây sơn và khuyên Tây Sơn nên đem gấp quân ra đánh chiếm phú Xuân 
?: Quân Tây Sơn đã hạ thành Phú Xuân như thế nào ?
HS: Thuỷ quân tây Sơn đã lợi dụng nước thuỷ triều lên cao về đêm rồi cho thuyền tiến sát vào thành, đại bác ở các chiến thuyền bắn phá kịch liệt vào thành, bộ binh xông vào giáp chiến với quân Trịnh.
?: Nguyễn Huệ đã làm gì sau khi hạ thành Phú Xuân?
HS: Nguyễn ... ạo.
- vào dịp tết, quân Thanh lơ là, không đề phòng 
" quân địch bị bất ngờ 
?: Em hãy nhắc lại, Quang Trung chuẩn bị cho cuộc đại phá quân Thanh như thế nào?
HS: (Đọc phần đọc thêm trong Sgk ) 
GV: (chỉ lược đồ hình 57 ) 5 đạo quân của Quang Trung từ Tam Điệp tiến ra Bắc 
GV: (sử dụng lược đồ hình 49 Sgk phóng to)
- Đêm 30 tết ( âm lịch ) quân ta vượt sông Gián Khẩu, tiêu diệt đồn tiền tiêu, đêm mùng 3 tết quân ta bí mật vây đồn... mờ sáng mùng 5 tết, quân ta đánh đồn ngọc hồi (Thanh Trì – Hà Nội )
?: Trận Ngọc Hồi đã diễn ra như thế nào ?
HS:Mở đầu trận đánh, hơn 100 voi chiến của quân ta ào ào tiến vào đồn giặc...
?: Tại sao quân Tây Sơn tấn công ngọc Hồi, Đống đa cùng một thời điểm?
HS: Thể hiện sự chỉ đạo của Quang Trung là, các đạo quân phải hợp đồng tác chiến, nếu đánh cùng một lúc thì Tôn Sĩ nghị sẽ bối rối, không kịp điều quân tiếp viện cho mặt trận phía nam được 
GV: Chỉ bản đồ hướng rút chạy của Tôn Sĩ Nghị (làm cầu phao trốn sang Gia Lâm)
- Tháng 1-1788 Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế, lấy hiệu là Quang Trung, lập tức tiến quân ra bắc. 
-Từ Tam Điệp, Quang Trung tiến quân ra Bắc, chia làm 5 đạo.
- Đêm 30 tết ( âm lịch ) tiêu diệt gọn quân địch ở đồn tiền tiêu 
- Đêm mùng 3 tiết, quân ta bí mật vây đồn Hà Hồi ( Thường Tín – Hà Tây ) quân giặc đầu hàng.
- Mờ sáng mùng 5 tết quân ta đánh Ngọc Hồi, quân Thanh đại bại, cùng lúc quân ta tấn công đồn Đống Đa, Sầm Nghi Đống thắt cổ tự tử.
- Trong 5 ngày đêm ( 30 tết đến mồng 5 tết kỷ dậu ) Quang Trung quét sạch 29 vạn quân thanh.
Hoạt động 3: (5 phút)
3. Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của phong trào Tây Sơn.
?: Suốt 17 năm ( 1771-1789 ) chiến đấu, phong trào Tây Sơn đã thu được kết quả to lớn nào?
HS:
- Lật đổ các tập đoàn phong kiến Nguyễn, Trịnh, Lê 
- Xoá bỏ sự chia cắt đất nước, lập lại thống nhất quốc gia 
- Đánh tan quân Xâm lược Xiêm Thanh bảo vệ tổ quốc.
?: Vì sao quân Tây Sơn giành được nhiều thắng lợi như vậy?
HS: Sự ủng hộ, hưởng ứng của nhân dân. Tiếp đó là sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Quang Trung và bộ chỉ huy nghĩa quân đã góp phần quan trọng vào thắng lợi.
GV: Nhận xét về Quang Trung
- Tiến hành cuộc hành quân thần tốc (từ phú xuân ra nghệ An )
- Tiên đoán ngày mùng 7 tết khao quân 
- Nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh: Thần tốc, bất ngờ, táo bạo, chỉ đạo và tổ chức chiến đấu hết sức cơ động.
Thắng lợi đại phá quân Thanh: giữ vững độc lập dân tộc, một lần nữa đập tan cuồng vọng xâm lược của đế chế quân chủ phương Bắc
a. Ý nghĩa 
 - Lật đổ các tập đoàn phong kiến Nguyễn, Trịnh, Lê 
- Lập lại thống nhất quốc gia. 
- Đánh đuổi giặc ngoại xâm. 
 b. Nguyên nhân Thắng lợi 
- Nhờ ý chí đấu tranh chống áp bức bóc lột, tinh thần yêu nước, đoàn kết và hi sinh cao cả của nhân dân ta. 
- Sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Quang Trung và bộ chỉ huy nghĩa quân. Quang Trung là anh hùng dân tộc vĩ đại
c) Củng cố, luyện tập (3 phút)
? Hãy sử dụng lược đồ, trình bày chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa ?
d) Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (1 phút)
- Học thuộc bài 
- Đọc trước bài 26 : Quang Trung xây dựng đất nước 
* Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
	.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: 19.03.2013
Ngày dạy: 27.03.2013 Dạy lớp: 7A
Ngày dạy: 26.03.2013 Dạy lớp: 7B
Ngày dạy:....................Dạy lớp:....................
Tiết 56 - Bài 26: 
QUANG TRUNG XÂY DỰNG ĐẤT NƯỚC
1) Mục tiêu.
a) Về kiến thức
- Giúp Hs thấy được những khó khăn mà Quang Trung phải vượt qua trong công cuộc xây dựng đất nước ( về nông nghiệp, công thương nghiệp, về văn hoá, giáo dục và quốc phòng).
b) Về kỹ năng
- Rèn luyện kỹ năng phân tích 
c) Về thái độ
- Bồi dưỡng ý thức ủng hộ cái mới (ở bài này là những chính sách của quang trung phù hợp với yêu cầu lịch sử và xu thế thời đại ) 
2) Chuẩn bị của GV và HS.
a) Chuẩn bị cuả GV
- Ảnh tượng đài Quang Trung
- Sưu tầm tranh ảnh, truyện về anh hùng Quang Trung. 
b) Chuẩn bị của HS
- Đọc trước SGK ở nhà 
3. Tiến trình bài dạy
a) Kiểm tra bài cũ (5 phút)
? Em hãy trình bày cuộc tiến quân của vua Quang Trung đại phá quân Thanh vào dịp tết kỷ dậu 1789?
* Đáp án:
- Từ Tam Điệp, vua Quang Trung tiến quân ra Bắc, chia làm 5 đạo 
- Đêm 30 tết âm lịch, tiêu diệt gọn quân địch ở đồn tiền tiêu 
- Đêm mùng 3 tết âm lịch quân ta bí mật vây đồn Hà Hồi( Thường Tín – Hà Tây ) quân giặc đầu hàng.
- Mờ sáng mùng 5 tết, quân ta đánh Ngọc Hồi, quân Thanh Đại Bại, cùng hôm đó, quân ta tấn công đồn đống đa, sầm nghi đống thắt cổ tự tử. 
- Trong 5 ngày đêm ( 30 tết đến mùng 5 tết kỷ dậu ) Quang Trung quyét sạch 29 vạn quân Thanh. 
* Đặt vấn đề vào bài mới: Tên tuổi, công lao của anh hùng Quang Trung - Nguyễn Huệ không chỉ gắn liền với những chiến công lẫy lừng về quân sự mà còn rất tài ba trong việc xây dựng đất nước. (1 phút)
b) Dạy nội dung bài mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: (20 phút)
1. Phục hồi kinh tế, xây dựng văn hoá dân tộc.
HS: (Đọc SGk phần 1 )
?: Sau chiến tranh và loạn lạc, tình hình đất nước như thế nào?
HS: Do chiến tranh liên miên, đất nước bị tàn phá, nhân dân đói khổ
?: Vì sao Quang Trung chú ý phát triển phát triển nông nghiệp?
HS: Vì nông nghiệp là bộ phận chủ yếu và quan trọng nhất của nền kinh tế nước ta lúc đó.
?: Để phát triển nông nghiệp, Quang Trung đã có những biện pháp gì? kết quả ra sao?
HS: Ban hành chiếu khuyến nông; Bãi bỏ hoặc giảm nhẹ tô thuế "Mùa màng bội thu, đất nước thái bình.
?: Em có nhận xét gì về chính sách phát triển nông nghiệp của Quang Trung?
HS: Chăm lo quyền lợi nông dân, khuyến khích họ trở về quê làm ăn, chia ruộng công bằng 
?: Những chính sách đó dẫn đến kết quả gì?
HS: Chỉ trong vài ba năm “ mùa màng trở lại phong đăng, 5/10 trong nước khôi phục được cảnh thái bình ”
?: Quang Trung đã làm gì để phát triển công thương nghiệp?
HS: Bãi bỏ hoặc giảm nhẹ nhiều loại thuế, yêu cầu nhà Thanh “mở cửa ải, thông chợ búa, khiến cho hàng hoá không ngưng đọng, làm lợi cho sự tiêu dùng của dân ”
?: Tại sao mở cửa ải, Thông chợ búa thì công thương nghiệp lại phát triển?
HS: Lưu thông hàng hoá trong nước, đáp ứng được yêu cầu tiêu dùng của dân 
?: Quang trung đã thi hành những biện pháp gì để phát triển văn hoá, giáo dục?
HS:
- Ban bố chiếu lập học 
- chữ Nôm được đề cao là chữ chính thức của nhà nước 
- Lập viện sùng chính 
GV: Ông nói “ Xây dựng đất nước , lấy việc dạy học làm đầu, tìm lẽ trị bình lấy việc trị dân làm gốc ”
?: Chiếu lập học nói lên hoài bão gì của Quang Trung?
HS: Bồi dưỡng nhân lực, đào tạo nhân tài đóng góp xây dựng đất nước
?: Viện sùng chính đảm nhận vai trò gì? Việc sử dụng chữ nôm có ý nghĩa như thế nào?
HS: Thể hiện ý thức, tinh thần dân tộc sâu sắc của Quang Trung.
GV: Trong lịch sử thời phong kiến ở nước ta chỉ có 2 triều đại dùng chữ nôm là triều Hồ và triều Quang Trung. Nguyễn Thiếp làm viện trưởng viện sùng chính, quê ở Nghệ An, là một sĩ phu nổi tiếng về đạo đức và uyên bác, được nhiều người trọng vọng 
?: Những việc làm của Quang Trung có tác dụng gì ?
HS:
- Kinh tế được phục hồi nhanh chóng 
- Xã hội dần dần ổn định 
- Quang Trung bắt tay xây dựng chính quyền mới, đóng đô ở Phú Xuân.
a. Nông nghiệp 
- Ban hành chiếu khuyến nông 
- Giảm tô thuế 
"Nông nghiệp phục hồi và phát triển 
b. Công thương nghiệp 
- Giảm nhẹ nhiều loại thuế 
- Mở cửa ải, thông chợ búa 
"Nghề thủ công và buôn bán được phục hồi 
 c. Văn hoá – Giáo dục 
- Ban bố chiếu lập học, các huyện xã được nhà nước khuyến khích mở trường học 
- Đề cao chữ nôm, lập viện sùng chính để dịch sách chữ Hán ra chữ nôm dùng làm tài liệu học tập.
Hoạt động 2: (15 phút)
2. Chính sách quốc phòng, ngoại giao.
?: Nước nhà thống nhất nhưng còn những thế lực gì đe dọa nền an ninh và toàn vẹn lãnh thổ của tổ quốc?
HS: 
- Phía bắc: Lê Duy Chỉ lén lút hoạt động ở biên giới Việt Trung 
- Phía nam: Nguyễn Ánh cầu viện Pháp và chiếm Gia Định 
?: Trước âm mưu của kẻ thù, Quang Trung đã thực hiện chính sách gì?
HS: 
- Thi hành chế độ quân dịch 
- Củng cố quân đội về mọi mặt, tạo chiến thuyền lớn 
?: Chính sách ngoại giao của Quang trung đối với nhà Thanh như thế nào?
HS: Mềm dẻo nhưng kiên quyết bảo vệ từng tấc đất của tổ quốc ...
?: Để củng cố nền độc lập trong nước, Quang Trung đã làm gì ?
HS: 
- Dẹp bọn Lê duy Chỉ ở Cao Bằng .
- Quyết định tiêu diệt Nguyễn Ánh lấy lại Gia Định 
GV: Quang Trung viết lời kêu gọi nhân dân Quảng Ngãi, Quy Nhơn đồng lòng hiệp sức diệt Nguyễn Ánh 
?: Kế hoạch đánh gia Định của Quang Trung có thực hiện được không? vì sao ?
GV: (kể cho Hs nghe về sự qua đời của Quang Trung). Đây là tổn thất lớn cho triều đại Tây Sơn và cho cả nước, Quang Toản kế vị, bất lực không đập tan được âm mưu của Nguyễn Ánh . 
?: Mặc dù chỉ chính ngôi được 5 năm (1788 – 1792) nhưng công lao của người anh hùng Nguyễn Huệ đối với nước ta như thế nào?
HS: 
- Có công thống nhất đất nước 
- Đánh đuổi quân xâm lược Xiêm, Thanh, giữ vững nền độc lập củng cố, ổn định kinh tế - văn hoá
HS; (Quan sát hình 60)
Tượng đài Quang Trung nằm trên khu gò Đống Đa, đường Tây Sơn (Hà Nội) hình ảnh người anh hùng áo vải hiên ngang, dũng cảm như sừng sững đứng giữa đất trời tiêu biểu cho khí thế đấu tranh anh dũng của dân tộc Việt Nam
* Âm mưu của kẻ thù:
- Phía bắc: Lê Duy Chỉ lén lút hoạt động 
- Phía Nam: Nguyễn Ánh cầu viện Pháp.
* Chủ Trương của Quang Trung 
- Thi hành chế độ quân dịch, củng cố quân đội gồm bộ 
binh, thuỷ binh, tượng binh và kị binh.
- Tạo chiến thuyền lớn.
* Ngoại giao 
- Đường lối đối ngoại khôn khéo: Vua nhà Thanh phải công nhận Quang Trung là quốc vương.
- 16-9-1792 Quang Trung qua đời 
c) Củng cố, luyện tập (3 phút)
? Nêu tóm tắt sự nghiệp, cuộc đời của vua Quang Trung? từ đó nêu lên cảm nghĩ về ông?
d) Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (1 phút)
- Học thuộc Bài 
- Ôn tập toàn bộ chương V
* Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
	.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 53 - 56.doc