Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Tiết 49 đến 52 - Năm học 2012-2013 - Đỗ Viết Cường

Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Tiết 49 đến 52 - Năm học 2012-2013 - Đỗ Viết Cường

1) Mục tiêu.

a) Về kiến thức

- Tuy nho giáo vẫn được chính quyền phong kiến đề cao nhưng nhân dân trong làng xã vẫn bảo tồn và phát huy nếp sống văn hóa truyền thống văn hóa của dân tộc.

- Đạo Thiên chúa được truyền bá vào nước ta đồng thời với việc thương nhân châu âu đến nước ta tìm nguồn tài nguyên. Chữ quốc ngữ ra đời xuất phát từ nhu cầu truyền đạo của giáo sĩ

b) Về kỹ năng

- Mô tả lễ hội hoặc một vài trò chơi tiêu biểu trong lễ hội của làng mình

c) Về thái độ

- Hiểu được truyền thống văn hoá của dân tộc luôn phát triển trong bất kì hoàn cảnh nào?

- Bồi dưỡng ý thức bảo vệ truyền thống văn hoá dân tộc.

2) Chuẩn bị của GV và HS.

a) Chuẩn bị cuả GV

+ nghiên cứu tài liệu + soan giáo án

+ Tranh ảnh về các lễ hội

b) Chuẩn bị của HS

- Đọc trước SGK ở nhà

3. Tiến trình bài dạy

a) Kiểm tra bài cũ (5’)

- Tại sao trong TK XVII nước ta lại xuất hiện một số thành thị ?

* Đáp án:

- Nghề thủ công phát triển -> buôn bán được mở rộng -> những người thợ thủ công và thương nhân đến những nơi thuận lợi giao thông như Thăng Long, Phố Hiến, Thanh Hà, Hội An, Gia định để làm nghề, buôn bán, dần dần những nơi đó trở thành các thành thị .

* Đặt vấn đề vào bài mới: (1’) Mặc dù tình hình đất nước không ổn định, chia cắt kéo dài, nhưng nền kinh tế vẫn đạt mức phát triển nhất định, bên cạnh đó, đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân có nhiều điểm mới do việc giao lưu buôn bán với người phương tây mở rộng->bài mới.

 

doc 20 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 307Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Tiết 49 đến 52 - Năm học 2012-2013 - Đỗ Viết Cường", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 20.02.2013
Ngày dạy: 27.02.2013 Dạy lớp: 7A
Ngày dạy: 28.02.2013 Dạy lớp: 7B
Ngày dạy:....................Dạy lớp:....................
Tiết 49 - Bài 23:
KINH TẾ VĂN HOÁ THẾ KỶ XVI- THẾ KỶ XVIII
I. KINH TẾ
1) Mục tiêu.
a) Về kiến thức
- Sự khác nhau giữa kinh tế nông nghiệp và kinh tế hàng hoá ở hai miền đất nước. Nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau đó
- Mặc dù chiến tranh phong kiến thường xuyên xảy ra và kéo dài nhưng kinh tế có những bước tiến đáng kể nhất là ở đàng trong
- Những nét lớn về mặt văn hoá của đất nước, những thành tựu văn học nghệ thuật của ông cha đặc biệt là văn nghệ dân gian
b) Về kỹ năng
- Nhận biết các địa danh trên bản đồ Việt Nam
- Nhận xét được trình độ phát triển của lịch sử dân tộc ừ thế kỉ XVI-XVIII
c) Về thái độ
- Tôn trọng có ý thức giữ gìn những sáng tạo nghệ thuật của ông cha, thể hiện sức sống tinh thần dân tộc.
2) Chuẩn bị của GV và HS.
a) Chuẩn bị cuả GV
- Bản đồ Việt Nam, tranh 36 phố phường
b) Chuẩn bị của HS
- Đọc chuẩn bị trước bài ở nhà.
3. Tiến trình bài dạy
a) Kiểm tra bài cũ (5’)
? Em hãy thuật lại cuộc chiến tranh Trịnh Nguyễn, Kết quả?
* Đáp án: 
- Đầu thế kỷ XVII cuộc tranh chấp giữa hai thế lực bùng nổ, trong gần nửa thế kỷ (Từ 1627 đến 1672) họ Trịnh và họ nguyễn đánh nhau 7 lần, vùng đất Quảng Bình, Hà Tĩnh ngày nay trở thành chiến trường ác liệt, cuối cùng 2 bên phải lấy sông gianh (Quảng Bình) làm ranh giới, chia cắt đất nước, từ sông gianh trở ra gọi là đàng ngoài, từ sông Gianh trở vào gọi là đàng trong.
* Đặt vấn đề vào bài mới: (1’) Chiến tranh liên miên giữa hai thế lực phong kiến Trịnh-Nguyễn gây biết bao tổn hại, đau thương cho dân tộc. Đặc biệt sự phân chia cát cứ kéo dài đã ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển chung của đất nước. Tình hình kinh tế văn hoá có đặc điểm gì?
b) Dạy nội dung bài mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: ( 20’)
1. Nông nghiệp.
? Gọi hs đọc phần 1 sgk
? Hãy so sánh kinh tế sản xuất nông nghiệp giữa đàng trong và đàng ngoài
GV ( Chia bảng làm 2 phần, hướng dẫn H so sánh )
? ở đàng ngoài chúa Trịnh có quan tâm đến sản xuất nông nghiệp không 
HS 
- Chúa Trịnh không chăm lo khai hoang, Ít quan tâm đến thuỷ lợi 
- Sản xuất nông nghiệp bị phá hoại nghiêm trọng do những xung đột kéo dài giữa các tập đoàn phong kiến 
- Ruộng đất công bị cường hào đem cầm bán chi tiêu vào việc riêng đến 6,7 phần.
HS( Đọc phần chữ nhỏ trong SGK)
? Cường hào đem bán ruộng đất công đã ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và đời sống nhân dân như thế nào? Kể tên một số vùng nhân dân gặp khó khăn 
HS: Nông dân không có ruộng đất cày cấy:
- Mất mùa đói kém thường xuyên xảy ra
- Nhiều người bỏ làng đi nơi khác tiêu biểu là vùng Sơn Nam , Vùng Thanh Nghệ 
?: Ở Đàng Trong chúa Nguyễn có quan tâm đến sản xuất không ? Nhằm mục đích gì
HS: 
- Chúa Nguyễn ra sức khai thác vùng Thuận
- Quảng để củng cố xây dựng cát cứ
- Mục đích: xây dựng kinh tế giàu mạnh để đối phó lại với họ Trịnh
? Chúa Nguyễn có biện pháp gì để khuyến khích khai hoang
HS: 
- Cung cấp nông cụ, lương ăn, lập thành làng ấp
- ở Thuận Hoá, chiêu tập dân lưu vong, tha tô thuế binh dịch 3 năm, khuyến khích họ trở về quê làm ăn
? Kết quả của chính sách đó
HS: 
- Số dân đinh tăng 126857 suất
- Số ruộng đất tăng 265507 mẫu
? chúa Nguyễn đã làm gì để mở rộng đất đai, xây dựng cát cứ
HS: Đặt phủ Gia Định, mở rộng xuống vùng đất Mỹ Tho, Hà Tiên
- Lập thôn xóm mới ở đồng bằng cửu long
? Phủ Gia Định gồm mấy dinh. Thuộc những tỉnh nào hiện nay
HS: Gồm 2 dinh : 
- Dinh Trấn Biên ( Đồng Nai, Bà Rịa, Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước)
- Dinh Phiên Trấn ( TP HCM, Long An, Tây Ninh)
GV: Yêu cầu hs xác định các địa danh trên bản đồ
? Hãy phân tích tính tích cực của chúa Nguyễn trong việc phát triển nông nghiệp
HS: Lợi dụng thành quả lao động chống lại họ Trịnh, song những biện pháp chúa Nguyễn thi hành có tác dụng thúc đẩy nông nghiệp Đàng Trong phát triển mạnh ( nhất là vùng đồng bằng cửu long, năng suất lúa rất cao )
? Sự phát triển của sản xuất có ảnh hưởng như thế nào đến tình hình xã hội
HS: Hình thành tầng lớp địa chủ lớn chiếm đoạt ruộng đất. Nhưng nhìn chung đời sống nhân dân vẫn ổn định
? Hãy nhận xét tình hình nông nghiệp đàng trong và đàng ngoài
HS: Đàng Trong : ngừng trệ
- Đàng ngoài : phát triển
* Đàng ngoài :
- Cuộc chiến tranh Nam- Bắc triều đã phá hoại nghiêm trọng nền sản xuất nông nghiệp. Chính quyền Lê- Trịnh ít quan tâm đến công tác thuỷ lợi và tổ chức khai hoang.
- Ruộng đất công làng xã bị cường hào đem cầm bán.
- Ruộng đất bỏ hoang, mất mùa, đói kém xảy ra dồn dập, nhất là vùng Sơn Nam và Thanh- Nghệ, nông dân phải bỏ làng đi phiêu tán.
* Đàng trong:
- Chúa Nguyễn tổ chức di dân khai hoang, cấp lương ăn, nông cụ, thành lập làng, ấp mới ở khắp vùng Thuận- Quảng.
- Năm 1698 Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lí phía nam, Đặt phủ Gia Định
-> đến giữa thế kỷ XVIII vùng đồng bằng sông Cửu Long có thêm nhiều thôn xã mới 
- Nhờ khai hoang và điều kiện tự nhiên thuận lợi nên nông nghiệp đàng trong phát triển rõ rệt, nhất là vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Hoạt động 2: ( 15’)
2. Sự phát triển của thủ công nghiệp và buôn bán.
? Gọi hs đọc phần 2 sgk
? Nước ta có những ngành nghề thủ công nào
HS: Dệt lụa, rèn sắt, đúc đồng, làm giấy
? ở thế kỉ XVII thủ công nghiệp phát triển như thế nào
HS: Làng thủ công mọc lên nhiều nơi, Nhiều làng thủ công nổi tiếng như gốm Thổ hà 
GV : Cho hs quan sát H51. Nhận xét về gồm bát tràng
HS: Hai chiếc bình gốm rất đẹp, men trắng ngà, hình khối và đường nét hài hoà cân đối. Đây là một trong những sản phẩm được người nước ngoài rất ưa thích
GV: Việc xuất hiện nhiều mặt hàng thủ công có giá trị được sản xuất ở các làng thủ công là những trung tâm thủ công nghiệp góp phần phát triển kinh tế đất nước.
? Hoạt động thương nghiệp phát triển như thế nào
HS: Xuất hiện nhiều chợ, đô thị và các phố xá
? Nhiều chợ xuất hiện chứng tỏ điều gì
HS: Việc buôn bán, trao đổi hàng hoá rất phát triển
?: Em có nhận xét gì về các phố phường
HS: - Đẹp, rộng, lát gạch
- Phố phường xếp theo ngành hàng
GV: Cho hs xem tranh về 36 phố phường 
? Nơi em sinh sống có những chợ phố nào
? Chúa Trịnh-Nguyễn có thái độ như thế nào trong việc mua bán với người nước ngoài
HS: 
- Ban đầu tạo điều kiện cho thương nhân châu á, châu âu vào buôn bán,mở cửa hàng-> Nhờ họ mua vũ khí
- Về sau: hạn chế ngoại thương
? Tại sao Hội An trở thành thương cảng lớn nhất Đàng Trong
HS: Vì đây là trung tâm buôn bán, trao đổi hàng hoá
- Gần biển thuận lợi cho các thuyền nước ngoài ra vào
? Gọi hs nhận xét hình 52 sgk
HS: Phố xá đông đúc, tấp nập, nhộn nhịp
? Vì sao giai đoạn sau chính quyền Trịnh-Nguyễn chủ trương hạn chế ngoại thương
HS: Họ sợ người phương tây xâm lược nước ta
- Thủ công nghiệp: Từ thế kỷ XVII, xuất hiện thêm nhiều làng thủ công trong đó có nhiều làng thủ công nổi tiếng: Gốm Thổ Hà ( Bắc Giang), Bát Tràng ( Hà Nội), dệt La Khê (Hà Nội), rèn sắt ở Nho Lâm (Nghệ An)
- Thương nghiệp:
+ Buôn bán phát triển, nhất là ở các vùng đồng bằng và ven biển, các thương nhân châu Á và châu Âu thường đến Phố Hiến và Hội An buôn bán tấp nập.
+ Xuất hiện thêm một số đô thị.
Đàng ngoài: Thăng Long, Phố Hiến (Hưng Yên).
Đàng trong: Thanh Hà (Thừa Thiên- Huế), Hội An (Quảng Nam), Gia Định ( Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay).
- Các chúa Trịnh và chúa Nguyễn cho thương nhân nước ngoài vào buôn bán để nhờ họ mua vũ khí. Về sau các chúa thi hành chính sách hạn chế ngoại thương. Do vậy từ nửa sau thế kỷ XVIII, các thành thị suy tàn dần
c) Củng cố, luyện tập (3’): 
- Nông nghiệp?
- Sự phát triển của thủ công nghiệp và buôn bán?
d) Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (1’):
- Học bài
- Làm bài tập: Hãy lập bảng so sánh tình hình nông nghiệp và đời sống nhân dân Dàng Ngoài và Đàng Trong trong các thế kỷ XVII- XVIII.
- Đọc trước các phần còn lại của bài 23: Kinh tế văn hóa thế kỉ XVI-XVIII (T2)
* Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
	.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: 22.02.2013
Ngày dạy: 02.03.2013 Dạy lớp: 7A
Ngày dạy: 01.03.2013 Dạy lớp: 7B
Ngày dạy:....................Dạy lớp:....................
Tiết 50 - Bài 23: 
KINH TẾ VĂN HOÁ THẾ KỶ XVI- THẾ KỶ XVIII
(Tiếp theo)
II. VĂN HOÁ
1) Mục tiêu.
a) Về kiến thức
- Tuy nho giáo vẫn được chính quyền phong kiến đề cao nhưng nhân dân trong làng xã vẫn bảo tồn và phát huy nếp sống văn hóa truyền thống văn hóa của dân tộc.
- Đạo Thiên chúa được truyền bá vào nước ta đồng thời với việc thương nhân châu âu đến nước ta tìm nguồn tài nguyên. Chữ quốc ngữ ra đời xuất phát từ nhu cầu truyền đạo của giáo sĩ
b) Về kỹ năng
- Mô tả lễ hội hoặc một vài trò chơi tiêu biểu trong lễ hội của làng mình
c) Về thái độ
- Hiểu được truyền thống văn hoá của dân tộc luôn phát triển trong bất kì hoàn cảnh nào?
- Bồi dưỡng ý thức bảo vệ truyền thống văn hoá dân tộc.
2) Chuẩn bị của GV và HS.
a) Chuẩn bị cuả GV
+ nghiên cứu tài liệu + soan giáo án 
+ Tranh ảnh về các lễ hội
b) Chuẩn bị của HS
- Đọc trước SGK ở nhà 
3. Tiến trình bài dạy
a) Kiểm tra bài cũ (5’)
- Tại sao trong TK XVII nước ta lại xuất hiện một số thành thị ?
* Đáp án:
- Nghề thủ công phát triển -> buôn bán được mở rộng -> những người thợ thủ công và thương nhân đến những nơi thuận lợi giao thông như Thăng Long, Phố Hiến, Thanh Hà, Hội An, Gia định để làm nghề, buôn bán, dần dần những nơi đó trở thành các thành thị .
* Đặt vấn đề vào bài mới: (1’) Mặc dù tình hình đất nước không ổn định, chia cắt kéo dài, nhưng nền kinh tế vẫn đạt mức phát triển nhất định, bên cạnh đó, đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân có nhiều điểm mới do việc giao lưu buôn bán với người phương tây mở rộng->bài mới.
b) Dạy nội dung bài mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: (15’)
1. Tôn giáo
? Gọi hs đọc phần 1 sgk
?: ở thế kỉ XVI-XVIII nước ta có những tôn giáo nào
HS: Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo. Sau thêm thiên chúa giáo
? Các tôn giáo này phát triển như thế nào
HS: Nho giáo đề cao trong học tập, thi cử và tuyển lựa quan lại
Phật giáo, đạo giáo được phục hồi
?: Vì sao lúc này nho giáo không còn chiếm vị trí độc tôn
HS: 
- Các thế lực phong kiến tranh giành điạ vị
- Vua Lê trở thành bù nhìn
? Tình hình tôn giáo có ... nh Thăng Long rồi lan xuống sơn Nam và Thanh Hoá- Nghệ An
+ Khởi nghĩa Hoàng Công Chất ( 1739-1769), bắt đầu từ Sơn Nam, sau chuyển lên Tây Bắc, Các dân tộc Tây Bắc hết lòng ủng hộ cuộc khởi nghĩa. Hoàng Công Chất có công lớn trong việc bảo vệ vùng biên giới và giúp dân ổn định cuộc sống.
* Kết quả: Các cuộc khởi nghĩa đều bị thất bại 
* Ý nghĩa.
- Thể hiện ý chí đấu tranh kiên quyết chống áp bức, bóc lột của nhân dân ta .
- Làm cho chính quyền họ Trịnh bị lung lay.
c) Củng cố, luyện tập (3’)
? Em hãy kể tên những cuộc khởi nghĩa nông dân tiêu biểu ở Đàng ngoài?
d) Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (1’)
- Học thuộc, nắm vững những nội dung cơ bản của bài.
- Lập bảng thống kê các cuộc khởi nghĩa 
Thời gian hoạt động
người lãnh đạo
Khu vực hoạt động
Kết quả
- Đọc trước bài 25 phần I . Khởi nghĩa nông dân tây sơn
* Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
	.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: 28.02.2013
Ngày dạy: 07.03.2013 Dạy lớp: 7A
Ngày dạy: 08.03.2013 Dạy lớp: 7B
Ngày dạy:....................Dạy lớp:....................
Tiết 52 - Bài 25: 
PHONG TRÀO TÂY SƠN
1) Mục tiêu.
a) Về kiến thức
- Từ giữa Tk XVIII chính quyền họ Nguyễn ở Đàng trong ngày càng suy yếu, mục nát, nông dân và các tầng lớp bị trị sôi sục oán giận, khởi nghĩa Tây Sơn bùng nổ trong hoàn cảnh đó .
- Nắm được những thành tựu to lớn của cuộc khởi nghĩa Tây Sơn qua diễn biến của phong trào từ năm 1771 Đến năm 1789.
b) Về kỹ năng
- sử dụng lược đồ, kết hợp tường thuật sự kiện
c) Về thái độ
- Học sinh thấy được sức mạnh quật khởi, ý chí kiêm cường của nhân dân chống lại ách áp bức bóc lột.
2) Chuẩn bị của GV và HS.
a) Chuẩn bị cuả GV
- Lược đồ căn cứ địa của nghĩa quân Tây Sơn
b) Chuẩn bị của HS
- Đọc trước sgk ở nhà
3. Tiến trình bài dạy
a) Kiểm tra bài cũ (5’)
? Nêu tình hình kinh tế- đời sống của nông dân Đàng Ngoài ở thế kỷ XVIII, tình hình ấy dẫn đến hậu quả gì ?
* Đáp án :
- Sản xuất nông nghiệp đình đốn, đời sống nhân dân khó khăn.
- Đê điều vỡ liên tục, lụt lội thường xuyên sảy ra
- Công thương nghiệp sa sút vì nhà nước đánh thuế nặng
" đời sống nhân dân cực khổ, thường xuyên sảy ra nạn đói
* Đặt vấn đề vào bài mới: (1’) Cho đến đầu thế kỷ XVIII, tình hình xã hội ở Đàng Ngoài còn tương đối ổn định, nhưng từ giữa thế kỷ XVIII, chính quyền họ Nguyễn bị suy yếu nhanh chóng " nhiều cuộc khởi nghĩa chống chính quyền họ nguyễn đã nổ ra, đặc biệt là sự bùng nổ của phong trào nông dân Tây Sơn.
b) Dạy nội dung bài mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: (20’)
I. Khởi nghĩa nông dân Tây Sơn.
1. Xã hội Đàng Trong nửa sau thế kỷ XVIII.
H: (Đọc sgk từ đầu đến “ Ngà voi, sừng tê, mật ong . v v ... ”
?: Những biểu hiện nào chứng tỏ chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong đi vào con đường suy yếu, mục nát ?
H: 
- Việc mua bán quan tước khá phổ biến, số quan lại ngày càng tăng, nhất là quan thu thuế ...
- Tập đoàn Trương Phúc Loan lũng đoạn triều đình, nắm mọi quyền hành 
H: (Đọc phần in nghiêng sgk )
?: Đoạn trích trên khiến em hình dung như thế nào về bọn quan lại thống trị?
H: (Trả lời theo sgk )
GV: 
- Ở Đàng Trong chế độ khoa cử không thịnh hành, chế độ bán tước đặc biệt phát triển và được coi như phương thức chủ yếu để tuyển quan lại, chỉ cần nộp đủ số tiền và lễ vật quy định là được bổ làm quan do đó có nơi có tới 20 xã trưởng và hàng chục nhân viên thu thuế, quan lại không được cấp lương bổng mà thu tiền và lễ vật của dân để làm bổng lộc, gọi là ngụ lộc
- Quan lại địa chủ đua nhau tranh đoạt thành quả khẩn hoang hoặc dùng uy thế chiếm ruộng tư của họ và lấn chiếm ruộng công làng xã ...
- Chính quyền suy yếu dẫn đến đời sống nhân dân như thế nào?
- Bị mất ruộng đất, phải nộp thuế, nộp lâm sản quý 
- Ở Đàng trong bấy giờ “hàng năm có hàng trăm thứ thuế mà trưng thu thì phiền phức, gian lận ”
( Theo Lê Quý Đôn- Phủ biên Tạp Lục )
- Nhân viên thu thuế mặc sức hà hiếp dân “ dân nghèo khốn khổ vì phải đóng gấp bội ” những người dân có chút ít ruộng đất tư thì ngoài tô thuế họ còn phải đóng góp rất nhiều khoản tiền khác 
- Các dân tộc thiểu số hàng năm phải đóng góp bằng tiền hay bạc, ngoài ra họ còn phải cống nạp những sản phẩm quý như ngà voi, sừng tê, Gỗ, hương trầm, quế, sáp, mật ong .
?: Đời sống của nhân dân Đàng Trong có gì khác với nhân dân Đàng Ngoài, vì sao?
H: Cực khổ như nhân dân Đàng Ngoài, đều bị giai cấp phong kiến bóc lột thậm tệ 
GV: Nỗi bất bình ngày càng dâng cao, họ sẽ vùng dậy đấu tranh, phong trào nông dân đàng trong ở giai đoạn này phát triển mạnh, có rất nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra (cuộc khởi nghĩa của một người tên là Lành cầm đầu nổ ra năm 1695 ở Quảng Ngãi, cuộc khởi nghĩa Lý Văn Quang ở Đông Phố ( gia định) năm 1747, nổi bật là cuộc khởi nghĩa của chàng Lía 
?: Hãy nêu vài nét về tiểu sử chàng Lía ?
H: Lía xuất thân trong một gia đình nghèo khổ ...
GV: Đọc bài vè chàng Lía 
?: Cuộc khởi nghĩa tuy thất bại nhưng có ý nghĩa như thế nào?
H: 
- Thể hiện tinh thần đấu tranh quật cường của nông dân chống chính quyền họ Nguyễn.
- Báo trước cơn bão táp đấu tranh giai cấp sẽ giáng vào chính quyền phong kiến họ Nguyễn. 
(Chuyển ý) những cuộc bạo động của nhân dân các dân tộc thiểu số và thương nhân diễn ra từ giữa thế kỷ XVIII là bước chuẩn bị, là đêm hôm trước của cơn bão táp CM to lớn của nhân dân Đàng Trong, giáng vào toàn bộ cơ cấu của chế độ phong kiến 
- Mùa xuân năm 1771 cơn bão táp cách mạng bùng nổ ở ấp Tây Sơn 
(thuộc phủ Quy Nhơn) gồm 2 tỉnh Công Tum và bình Định ngày nay, người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa quan trọng này là 3 anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ. 
a. Tình hình xã hội 
- Chính quyền họ Nguyễn suy yếu mục nát 
+ Quan lại đàn áp, bóc lột nhân dân thậm tệ và đua nhau ăn chơi xa xỉ 
+ Tiêu biểu là tập đoàn Trương Phúc Loan 
- Đời sống nhân dân cơ cực 
b. Cuộc khởi nghĩa càng lía 
- Nổ ra ở Chuông Mây (Bình Định )
- Chủ trương: “Lấy của nhà giàu chia cho người nghèo”
Hoạt động 2: (15’)
I. Khởi nghĩa nông dân Tây Sơn.
2. Khởi nghĩa tây sơn bùng nổ.
H: (Đọc sgk phần 2 )
?: Trình bày hiểu biết của em về lãnh đạo cuộc khởi nghĩa tây Sơn ?
H: (Trả lời theo SGK )
GV: Nguyễn Nhạc đã từng đi buôn trầu ở vùng núi mang về xuôi bán, trong khi xuôi ngược vùng này, Nguyễn Nhạc am hiểu địa thế và chứng kiến tận mắt cảnh thống khổ của nhân dân, có một thời gian Nguyễn Nhạc làm biện lại ở trấn Vân Đồn, càng có dịp hiểu rõ tính chất tham nhũng, thối nát của hệ thống quan thu thuế cồng kềnh, nhiễu dân, bản thân Nguyễn Nhạc thường bị viên đốc trưng ( quan thu thuế ) ức hiếp.
- Ba anh em Tây Sơn căm thù sâu sắc chính quyền họ nguyễn và bắt mạch đúng nguyện vọng của đông đảo nhân dân cùng các tầng lớp khác muốn lật đổ họ Nguyễn.
- Để cô lập kẻ thù chủ yếu, cuộc khởi nghĩa lúc đầu tập chung mũi nhọn đấu tranh vào tập đoàn Trương Phúc Loan, Nguyễn Nhạc khôn khéo nêu khẩu hiệu “Đánh đổ quyền thần Trương Phúc Loan, ủng hộ hoàng tôn Nguyễn Phúc Dương ” 
?: Anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ xây dựng căn cứ chống chính quyền họ Nguyễn ở đâu?
H: Vùng Tây Sơn Thượng đạo (nay thuộc An Khê, Gia Lai )
GV: Treo lược đồ: căn cứ địa của nghĩa quân Tây Sơn 
- Mùa xuân năm 1771 ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ lên vùng Tây Sơn Thượng Đạo (nay thuộc An khê – Gia Lai) lập căn cứ, dựng cờ khởi nghĩa chống chính quyền họ Nguyễn ... 
- Khi lực lượng đã mạnh, nghĩa quân ... rồi mở rộng hoạt động xuống vùng đồng bằng 
- Tại vùng Tây Sơn Thượng đạo, Nguyễn Nhạc xây dựng thành lũy, lập kho tàng, luyện nghĩa quân, nghĩa quân được đồng bào thiểu số ủng hộ lương thực, voi, ngựa (di tích còn lại trên núi ông Bình, ông nhạc thuộc huyên An khê tỉnh Gia Lai ngày nay, đây là cao nguyên có người Ba Na, người Kinh sinh sống, nhân dân địa phương rất nhiệt tình ủng hộ 
- Một giáo sĩ phương tây có mặt ở nước ta lúc đương thời đã mô tả như sau: “Họ tuần hành trong các làng, tuyên bố với dân chúng rằng họ không phải là giặc cướp, họ muốn thực hiện công lý trong xã hội và giải phóng nhân dân khỏi ách chuyên chế của vua quan” họ lấy của cải của quan lại và nhà giàu phân phát cho dân nghèo, những làng mạc bị thuế má hà khắc đè nặng đã nhiệt liệt tuyên thệ hưởng ứng cuộc khởi nghĩa. 
- Tại tây sơn hạ đạo nghĩa quân lập căn cứ ở Kiên mỹ ( huyện Tây Sơn -tỉnh Bình Định )
?: Vì sao anh em Nguyễn Nhạc lại đưa đại bản doanh xuống Tây Sơn hạ đạo ?
H:
- Lực lượng lớn mạnh, mở rộng căn cứ khởi nghĩa 
- Địa bàn gần vùng đồng bằng 
?: Lực lượng tham gia cuộc khởi nghĩa là ai ?
H:
+ Đồng bào chăm, đồng bào Ba na 
+ Nông dân nghèo, thợ thủ công, thương nhân 
H: (Đọc phần in nghiêng trong Sgk )
?: Em có nhận xét gì về lực lượng nghĩa quân Tây Sơn ?
H: Lực lượng đông, có trang bị vũ khí, bênh vực quyền lợi cho dân nghèo.
Chính vì vậy, nghĩa quân đi đến đâu thì các tầng lớp nhân dân bị áp bức ở đó đồng loạt nổi dậy, cuộc đấu tranh giai cấp dưới hình thức khởi nghĩa và chiến tranh cách mạng lan tràn mạnh mẽ không một bạo lực nào có thể cản nổi, cuộc khởi nghĩa phát triển hết sức nhanh chóng mạnh mẽ
a. Lãnh đạo 
- Ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ 
b. Căn cứ 
- Mùa xuân năm 1771 xây dựng căn cứ tại Tây Sơn Thượng Đạo (nay thuộc An Khê – Gia Lai )
- Khi lực lượng đã mạnh nghĩa quân đánh xuống Tây Sơn Hạ Đạo rồi mở rộng xuống vùng đồng bằng
- Khẩu hiệu: “Lấy của nhà giàu chia cho người nghèo xóa nợ cho nông dân, bãi bỏ nhiều thứ thuế.'' 
c. Lực lượng
- Dân nghèo, đồng bào dân tộc 
c) Củng cố, luyện tập (3’)
? Theo em, cuộc khởi nghĩa Tây Sơn nổ ra có những thuận lợi gì?
* Đáp án 
- Địa thế hiểm yếu, Rộng 
- Thời cơ: chính quyền chúa Nguyễn suy yếu, lòng dân căm giận, khởi nghĩa được sự ủng hộ rộng rãi của nhân dân 
d) Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (1’)
- Học thuộc bài 
- đọc trước phần II: Tây Sơn lật đổ chính quyền họ Trịnh và đánh tan quân Xiêm. 
* Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
	.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 49 - 52.doc