Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Tiết 19 và 20 - Năm học 2012-2013 - Đỗ Viết Cường

Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Tiết 19 và 20 - Năm học 2012-2013 - Đỗ Viết Cường

1) Mục tiêu.

a) Về kiến thức

- Dưới thời Lý đất nước ổn định lâu dài, nông nghiệp, TCN đã có chuyển biến và đạt một số thành tựu nhất định.

- Việc buộc bán với nước ngoài được phát triển.

b) Về kỹ năng

- Quan sát và phân tích các nét độc đáo của một số công trình nghệ thuật.

c) Về thái độ

- Khâm phục ý thức vươn lên trong công cuộc xây dựng đất nước độc lập của dân tộc ta thời Lý.

2) Chuẩn bị của GV và HS.

a) Chuẩn bị cuả GV

- Tranh ảnh mô phỏng các hoạt động kinh tế thời Lý.

- Tư liệu về thành tựu kinh tế, văn hóa.

b) Chuẩn bị của HS

- Học bài cũ đọc trước bài mới.

3. Tiến trình bài dạy

a) Kiểm tra bài cũ Không kiểm tra

* Đặt vấn đề vào bài mới: Dưới thời Lý nước ta dần bước vào thời kì ổn định lâu dài, các mặt kinh tỏ, đời sồng văn hóa dần dần phát triển một cách vững chắc, tạo điều kiện để giữ vững và phát triển nền tự chủ và độc lập dân tộc. (1 phút)

 

doc 7 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 220Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Tiết 19 và 20 - Năm học 2012-2013 - Đỗ Viết Cường", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 23.10.2012
Ngày kiểm tra: 30.10.2012 Lớp kiểm tra: 7B
Ngày kiểm tra: 02.11.2012 Lớp kiểm tra: 7A
Ngày kiểm tra: Lớp kiểm tra:
Tiết 19:
 KIỂM TRA VIẾT 1 TIẾT
1) Mục tiêu.
a) Về kiến thức
- Có những hiểu biết về sự hình thành, phát triển của xã hội phong kiến ở Châu Âu.
- Hiểu được sự suy vong của xã hội phong kiến Châu Âu, sự hình thành chủ nghĩa tư bản ở Châu Âu.
- Biết liên hệ những ảnh hưởng của Trung Quốc thời phong kiến đến các lĩnh vực ở nước ta.
b) Về kỹ năng
- Rèn luyện cho học sinh các kĩ năng trình bày, giải thích và đánh giá vấn đề lịch sử.
c) Về thái độ
- Có tình cảm với bộ môn, thái độ làm bài ghiêm túc.
2. Nội dung đề.
I/ Ma trận đề.
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Tổng
TN
TL
TN
TL
TN
TL
1. Sự hình thành của xã hội phong kiến ở Châu Âu.
Biết được về sự hình thành, phát triển của xã hội phong kiến ở Châu Âu.
Hiểu được thế nào là lãnh địa phong kiến. Hãy cho biết tổ chức và hoạt động của lãnh địa.
Số câu: 4
Số điểm: 4,5
Tỷ lệ: 45%
Số câu: 3
Số điểm: 1,5
Số câu: 1
Số điểm: 3
4
4,5
2. Sự suy vong của chế độ phong kiến và sự hình thành chủ nghĩa tư bản ở Châu Âu.
Biết được thời gian diễn ra các cuộc phát kiến lớn về địa lí và sự hình thành chủ nghĩa tư bản ở Châu Âu.
Trình bày được những cuộc phát kiến lớn về địa lí.
Số câu: 4
Số điểm: 3,5
Tỷ lệ: 35%
Số câu: 3
Số điểm: 1,5
Số cấu: 1
Số điểm: 2
4
3,5
3. Trung Quốc thời phòng kiến
Biết liên hệ những ảnh hưởng của Trung Quốc thời phong kiến đến Việt Nam trên các lĩnh vực
Số câu: 1
Số điểm: 2
Tỷ lệ: 20%
Số câu: 1
Số điểm: 2
1
2
TS câu: 9
TS điểm: 10
Tỷ lệ: 100%
Số câu: 7
Số điểm: 5
Tỷ lệ: 50%
Số câu: 1
Số điểm: 3
Tỷ lệ: 30%
Số câu: 1
Số điểm: 2
Tỷ lệ: 20%
9
10
100%
II/ Đề bài:
A. Trắc nghiệm (3 điểm)
	Hãy khoanh tròn chữ in hoa trước ý trả lời đúng.
1. Xã hội phong kiến ở Châu Âu bắt đầu hình thành vào thời gian nào?
	A. Thế kỉ III TCN
	B. Thế kỉ I TCN
	C. Thế kỉ III TCN
	D. Thế kỉ V.
2. Tầng lớp thống trị trong xã hội phong kiến ở Châu Âu là?
	A. Quý tộc
	B. Lãnh chúa
	C. Hiệp sĩ
	D. Nông nô
3. Người nông dân trong xã hội phong kiến châu Âu bị lệ thuộc chặt chẽ vào chủ đất gọi là?
	A. Nô lệ
	B. Nô tì
	C. Nông nô
	C. Lệ nông
4. Những cuộc phát kiến lớn về địa lí đã diễn ra vào khoảng?
	A. Cuối thế kỉ XV
	B. Cuối thế kỉ XV – đầu thế kỉ XVI
	C. Đầu thế kỉ XVI
	D. Cuối thế kỉ XVI – đầu thế kỉ XVII.
5. Tầng lớp nào không phải một bộ phận hình thành nên giai cấp tư sản châu Âu?
	A. Người làm thuê
	B. Chủ xưởng
	C. Chủ đồn điền
	D. Thương nhân.
6. Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa hình thành bởi sự ra đời của 2 giai cấp nào?
	A. Chủ nô và nô lệ
	B. Lãnh chúa và nông nô
	C. Tư sản và vô sản
	D. Địa chủ và nông dân.
B. Phần tự luận (7 điểm)
Câu 1 (3 điểm): Thế nào là lãnh địa phong kiến? Hãy cho biết tổ chức và hoạt động của lãnh địa?
Câu 2 (2 điểm): Trình bày những cuộc phát kiến địa lí.
Câu 3 (2 điểm): Hãy liên hệ những ảnh hưởng của Trung Quốc thời phong kiến đến Việt Nam trên các lĩnh vực?
3. Đáp án biểu điểm:
A. Trắc nghiệm (3 điểm)
	Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm
Câu
1
2
3
4
5
6
Đáp án
D
B
C
B
A
C
B. Phần tự luận (7 điểm)
Câu 1 (3 điểm)
- Lãnh địa: là khu đất rộng, trở thành vùng đất riêng của lãnh chúa như một vương quốc thu nhỏ.
- Tổ chức và hoạt động lãnh địa:
+ Lãnh địa bao gồm có đất đai, dinh thự với tường cao, hào sâu, kho tang, đồng cỏ, đàm lầy.... của lãnh địa.
+ Nông nô nhận đất canh tác của lãnh chúa và nộp tô thuế, ngoài ra còn phải nộp nhiều thứ thuế khác.
+ Lãnh chúa bóc lột nông nô, họ không phải lao động, sống sung sướng, xa hoa. 
- Đặc trưng cơ bản của lãnh địa: là đơn vị kinh tế, chính trị độc lập mang tính tự cung, tự cấp, đóng kín của một lãnh chúa.
Câu 2 (2 điểm)
- Cuối thế kỉ XV đầu thế kỉ XVI nhiều cuộc phát kiến lớn về địa lí được tiến hành như:
+ B.Điaxơ đến cực Nam Châu Phi (1487).
+ VaxcôđơGama đến Tây Nam Ấn Độ (1498).
+ C. Côlôbô tìm ra châu Mĩ (1492)
+ Ph. Magienlan đi vòng quanh trái đất (1519 – 1522).
Câu 3 (2 điêm)
	HS phải liên hệ để thấy được những ảnh hưởng của Trung Quốc thời phong kiến đến nước ta các lĩnh vực sau:
- Về tổ chức bộ máy nhà nước.
- Chữ viết, thơ, văn, các công trình kiến trúc, giáo dục, khoa cử.
- Tư tưởng Nho giáo được thâm nhập vào nước ta...
4. Đánh giá nhận xét sau khi kiểm tra chấm bài kiểm tra.
	.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: 25.10.2012
Ngày dạy: 01.11.2012 Dạy lớp: 7B
Ngày dạy: 02.11.2012 Dạy lớp: 7A
Ngày dạy:....................Dạy lớp:....................
Tiết 20 – Bài 12: 
ĐỜI SỐNG KINH TẾ, VĂN HOÁ
1) Mục tiêu.
a) Về kiến thức
- Dưới thời Lý đất nước ổn định lâu dài, nông nghiệp, TCN đã có chuyển biến và đạt một số thành tựu nhất định. 
- Việc buộc bán với nước ngoài được phát triển. 
b) Về kỹ năng
- Quan sát và phân tích các nét độc đáo của một số công trình nghệ thuật.
c) Về thái độ
- Khâm phục ý thức vươn lên trong công cuộc xây dựng đất nước độc lập của dân tộc ta thời Lý. 
2) Chuẩn bị của GV và HS.
a) Chuẩn bị cuả GV
- Tranh ảnh mô phỏng các hoạt động kinh tế thời Lý. 
- Tư liệu về thành tựu kinh tế, văn hóa. 
b) Chuẩn bị của HS
- Học bài cũ đọc trước bài mới.
3. Tiến trình bài dạy
a) Kiểm tra bài cũ Không kiểm tra
* Đặt vấn đề vào bài mới: Dưới thời Lý nước ta dần bước vào thời kì ổn định lâu dài, các mặt kinh tỏ, đời sồng văn hóa dần dần phát triển một cách vững chắc, tạo điều kiện để giữ vững và phát triển nền tự chủ và độc lập dân tộc. (1 phút)
b) Dạy nội dung bài mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: (20 phút)
I. Đời sống kinh tế .
1. Sự chuyển biến của nền Nông Nghiệp.
GV: Nông Nghiệp là ngành kinh tế chủ yếu, quan trọng nhất thời Lý.
 ? Ruộng đất cả nước thuộc quyền sở hữu của ai? 
GV: Thực tỏ, ruộng đất đều do nông dân canh tác , hằng năm nhân dân các địa phương theo tục lệ chia ruộng đất để cày cấy và nộp thuế cho vua.Tuy nhiên trong xã hội thời Lự, sự phân hóa RĐ diễn ra khá mạnh.Vua Lý lấy một số đất công làm nơi thờ phụng, tế lễ.Tuy vậy Vua Lý rất quan tâm tới sản xuất nông nghiệp.
HS: Đọc SGK “ Năm 1038...noi theo”
? Việc cày ruộng tịch điền của nhà Vua có ý nghĩa ntn? (Khuyến khích mọi người tích cực lao động SX, SX rất quan trọng, mọi người phải làm , kể cả Vua).
? Nhà Lý đã có biện pháp gì để phát triển nông nghiệp? Nêu những việc làm cụ thể? 
GV : 10514 Lý Thái Tông cho đào kênh Lãm (Yên Mô, Ninh Bình); 1089 đắp đê cơ xá, khơi sông Lãnh Kinh; 1192 khơi sông Tô Lịch . 
- Qui định người ăn trộm trâu, giết trâu phạt 80 trượng .
? Những biện pháp đó có tác dụng gì? 
? Tại sao nông nghiệp thời lý phát triển như vậy?( Do nhà nước quan tâm, nhân dân chăm lo sản xuất) . 
GV: Nông nghiệp phát triển đã kích thích và tạo điều kiện cho các nghành thủ công nghiệp và thương nghiệp phát triển vậy TCN&TN thời Lý ra sao . 
- Ruộng đất đều thuộc quyền sở hữu của nhà Vua. Do nông dân canh tác và nộp thuế
- Nhà Lý đề ra nhiều biện pháp khuyến khích phát triển nông nghiệp khuyến khích khai hoang, thuỷ lợi, ban hành lệnh cấm giết trâu bò bảo vệ sức kéo.
=>Nông nghiệp rất phát triển nhiều năm mùa màng bội thu
Hoạt động 2: (20 phút)
I. Đời sống kinh tế .
2. Thủ công nghiệp và thương nghiệp.
? Kể tên các nghàng nghề thủ công nghiệp?
HS: đọc SGK “ Tháng 2... Tống nữa”.
? Em thấy nghề thủ công nào phát triển?
 (Nghề dệt)
? Việc Vua Lý không dùng gấm vóc của nhà Tống thể hiện điều gì V? em nghĩ gì về hàng tơ lụa của Đại Việt thời đó? (ý thức tự lập k0 muốn dựa vào nước ngoài, Nhà lý muốn nâng cao giá trị hàng trong nước. - Hàng tơ lụa của Đaị Việt rất đẹp, chất lượng, k0 thua gấm vóc nhà Tống )
HS: quan sát hình 23/ SGK nhận xét: (Hình dáng thanh mảnh, nét hoa văn tinh tế nghệ thuật và đậm đà bản sắc dân tộc) 
? Ngoài ra còn có nghề TC nào nữa ?
GV: Bên cạnh đó bàn tay người thợ thủ công Đại Việt đã tạo dựng nên nhiều công trình nổi tiếng như: vạc Phổ Minh, chuông Quy Điền..nhưng rất tiếc đến nay do hoàn cảnh đất nước ta đến nay không cón nữa.
? Thương nghiệp thời Lý ntn?
 (Việc buôn bán trao đổi trong và ngoài nước mở mang hơn trước, Vùng hải đảo và biên giới Lự-Tống lập nhiều khu chợ tập trung để nhân dân đến trao đổi.)
GV: Đặc biệt Thời Lý Thăng Long là thành thị duy nhất nước ta hồi ấy gồm 2 bộ phận: Khu vực chính trị bao gồm kinh thành và các cơ quan nhà nước và khu vực nhân dân bao gồm các phường thủ công của nhà nước và nhân dân, các chợ.
=>Thăng Long trở thành trung tâm thủ công nghiệp và thương nghiệp.
GV : Vân Đồn nay thuộc Quảng Ninh nằm ở đông bắc Đại Việt là nơi buôn bán tấp nập, sầm uất.
HS: đọc SGK “ Kỉ tị ...buôn bán”.
? Việc thuyền buôn nhiều nước vào trao đổi với Đại Việt đã phản ánh tình hình thương nghiệp nước ta hồi đó ntn? (Khá phát triển cả trong và ngoài nước..)
Thảo luận: Tại sao nhà Lý chỉ cho người nước ngoài buôn bán ở hải đảo, vùng biên giới mà không tự do đi lại ở nội địa? (Thể hiện ý thức cảnh giác tự vệ đốivới nhà Tống.)
? Theo em các nghành KT nông nghiệp, TCN, thương nghiệp có MQH như thế nào với nhau?( Đầu tiên phải phát triển nông nghiệp, đảm bảo và nâng cao đời sống.khi đời sống nâng cao thì sẽ nảy sinh nhu cầu sinh hoạt, tiện nghi đời sống, do vậy thủ công nghiệp mới được phát triển.TCN phát triển sẽ kích thích trao đổi buôn bán trong nước và ngoài nước.Ngược lại, buôn bán phát triển sẽ kích thích trở lại làm cho NN, TCN phát triển cao hơn..)
? Sự phát triển KT chứng tỏ điều gì?(ND 
có thể XD nền KT tự chủ) 
Liên hệ các nghành KT hiện nay .
a. Thủ công nghiệp:
- Trong dân gian: Các nghề chăn tằm ươm tơ, nghề gốm, xây dựng đền đài cung điện phát triển.
- Các nghề làm đồ trang sức, nghề làm giấy, nghề in bản gó, đúc đồng, rèn sắt, nhuộm vải đều được mở rộng.
- Nhiều công trình được tạo dựng: Tháp Báo Thiên, chông Quy Điền, vạc Phồ Minh
b.Thương nghiệp: 
+ Trao đổi buôn bán trong nước và ngoài nước diễn ra rất mạnh.
+Thăng Long là thành thị duy nhất của cả nước.
+ Vân Đồn được coi là nơi buôn bán rất thuận lợi với thương nhân nước ngoài
c) Củng cố, luyện tập (3 phút)
- Nhà Lý làm gì để đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp. 
- Mối quan hệ giữa NN và TCN, TN? 
d) Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (1 phút)
- Học bài, làm bài tập 1&2 SBT, soạn bài 12 phần II.
* Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
	.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 19-20.doc