A. Mục tiêu:
1.Kiến thức: Giúp HS hiểu :Nguyên nhân xuất hiện và nội dung của phong trào văn hoá phục hưng. Nguyên nhân dẫn tới phong trào cải cách tôn giáo và những tác động trực tiếp đến xã hội phong kiến Châu Âu.
2. Kĩ năng: Rèn luyện cho HS kĩ năng phân tích cơ cấu giai cấp để thấy được nguyên nhân sâu xa cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản chống phong kiến.
3.Thái độ:Giáo dục cho HS biết nhận thức về sự phát triển hợp quy luật của xã hội loài người.
B. Phương pháp: Nêu vấn đề, phân tích
C. Chuẩn bị:
- Thầy: Bản đồ thế giới.Tranh ảnh về thời kì văn hoá phục hưng. Tư liệu về nhân vật lịch sử và danh nhân văn hoá tiêu biểu thời phục hưng.Chuẩn kiến thức
-Trò: Học bài cũ, vở ghi, SGK, vở soạn
D. Tiến trình lên lớp:
I. Ôn định:
II. Kiểm tra bài cũ:
Các cuộc phát kiến địa lí đã tác động như thế nào đến xã hội phong kiến Châu Âu?
PHẦN I: KHÁI QUÁT LỊCH SỬ THẾ GIỚI TRUNG ĐẠI Tuần I Ngày soạn: ...................... Ngày dạy: ........................ Tiết 1: Bài 1: SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA XÃ HỘI PHONG KIẾN CHÂU ÂU (Thời sơ - trung kỳ trung đại) A. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Giúp HS hiểu - Quá trình hình thành xã hội phong kiến ở Châu Âu.đặc trưng của nền kinh tế lãnh địa. Hiểu được thành thị trung đại xuất hiện như thế nào? kinh tế trong thành thị khác với kinh tế trong lãnh địa ra sao. 2.Kĩ năng: Rèn luyện cho HS kĩ năng sử dụng bản đồ Châu Âu để xác định vị trí các quốc gia phong kiến. kĩ năng so sánh đối chiếu.Kiên định 3.Thái độ: Giáo dục cho HS về sự phát triển hợp quy luật của xã hội loài người. B. Phương Pháp: Nêu vấn đề ,thảo luận, phân tích .. C. Chuẩn bị: - Thầy: Bản đồ Châu Âu thời phong kiến.Một số tranh ảnh mô tả hoạt động trong thành thị trung đaị.Giáo án, SGK, chuẩn kiến thức ,tài liệu liên quan. - Trò: Vở soạn, vở ghi, SGK D. Tiến trình lên lớp: I. Ổn định tổ chức: II. Kiểm tra bài cũ: III. Bài mới: *Giới thiệu bài: Xã hội phong kiến được hình thành và phát triển như thế nào? để hiểu rỏ quá trình đó chúng ta cùng nhau tìm hiểu nội dung bài. Hoạt động thầy trò Kiến thức cần đạt * Hoạt động 1 : -Mục tiêu: nắm được quá trình hình thành XHPK ở châu Âu và cơ cấu giai cấp trong xã hội phong kiến Châu Âu ? Các tiểu vương quốc của người Giéc man được thành lập như thế nào? -HS trả lời ? Sau khi thành lập các tiểu vương quốc, người Giécnam đã làm gì? HS: Chia ruộng đất, phong tước vị cho nhau. ? Trong xã hội gồm những từng lớp nào? -HS: Lãnh chúa, Nông nô ? Lãnh chúa và nông nô được hình thành từ những từng lớp nào của xã hội cổ đại? -HS: trả lời * Hoạt động 2: 2. Lãnh địa phong kiến -Mục tiêu:Nắm được khái niệm lãnh địa và đời sống kinh tế,xã hội trong lãnh địa -GV: Gọi HS đọc mục 2 SGK ? Em hiểu thế nào "lãnh địa - HS trả lời -GV mô tả ? Đời sống sinh hoạt trong lãnh địa? -HS: - Lãnh chúa sống đầy đủ xa hoa. - Nông nô khổ sở ngèo đói ? Đặc điểm chính của nền kinh tế trong lãnh địa? -HS: Tự sản xuất và tiêu dùng không trao đổi bên ngoài * Hoạt động 3: -Mục tiêu: Nắm được hoàn cảnh ra đời thành thị , cơ sở kinh tế, xã hội ? Thành thị trung đại xuất hiện như thế nào? -HS trả lời ? Cư dân trong thành thị gồm những ai họ làm gì? HS: - Thị dân (thợ thủ công và thương nhân - Sản xuất và buôn bán trao đổi hàng hoá ? Thành thị ra đời có ý nghĩa gì? HS: Thúc đẩy sản xuất và buôn bán phát triển, tác động mạnh mẽ tới sự phát triển của XHPK. 1. Sự hình thành xã hội phong kiễn ở Châu Âu a. Hoàn cảnh lich sử: - Cuối thế kỉ V, người Giéc man tiêu diệt các quốc gia cổ đại, thành lập nên các tiểu vương quốc mới. b. Biến đổi trong xã hội: - Tướng lĩnh, quý tộc được chia ruộng đất phong tước ®Lãnh chúa - Nô lệ và nông dân công xã ® Nông nô. ® Quan hệ SXPK hình thành 2. Lãnh địa phong kiến - Vùng đất rộng lớn do lãnh chúa làm chủ - Đời sống trong lãnh địa: + Lãnh chúa: xa hoa, đầy đủ. + Nông nô: đói ngèo, khổ cực ® chống lãnh chúa Đặc điểm kinh tế: Tự cung tự cấp 3. Sự xuất hiện các thành thị trung đại: a. Hoàn cảnh - Cuối thế kỉ XI, hàng hoá dư thừa được đưa đi bán ®thị trấn ra đời ®thành phố - Từng lớp cư dân chủ yếu là thị dân b. Vai trò: Thúc đẩy XHPK phát triển IV. Củng cố:Gọi HS trả lời các câu hỏi - Xã hội phong kiến ở Châu Âu được hình thành như thế nào? - Em hãy nêu đặc điểm chính của nền kinh tế lãnh địa? - Vì sao thành thị trung đại xuất hiện? Nền kinh tế trong thành thị trung đại có gì khác với nền kinh tế lãnh địa? -GV nhận xét và chốt bài V. Hướng dẫn về nhà: 1.Bài cũ: XHPK hình thành như thế nào? Kinh tế-xã hội 2.Bài mới: Tìm hiểu trước bài 2, trả lời các câu hỏi sau: - Nguyên nhân ,hệ quảcủa các cuộc phát kiến địa lý Quan hệ sản xuất TBCN ở Châu Âu được hình thành như thế nào Tiết 2: Bài 2: SỰ SUY VONG CỦA CHẾ ĐỘ PHONG KIẾN VÀ SỰ HÌNH THÀNH CHỦ NGHĨA TƯ BẢN Ở CHÂU ÂU Ngày soạn : ...................... Ngày dạy : ................... A. Mục tiêu: 1.Kiến thức: Giúp HS hiểu + Nguyên nhân và hệ quả của cá cuộc phát kiến đị lí. + Quá trình hình thành quan hệ sản xuất chủ nghĩa tư bản trong lòng xã hội phong kiến Châu Âu. 2.Kĩ năng: Rèn luyện cho HS quan sát lược đồ ,kĩ năng khai thác tranh ảnh lịch sử.Biểu đạt 3.Thái độ: Giáo dục cho HS thấy được tính tất yếu tính quy luật của quá trình phát triển của xã hội loài người. Việc mở rộng giao lưu buôn bán là tất yếu. B. Phương pháp: Nêu vấn đề, thảo luận, phân tích .. C. Chuẩn bị: -Thầy: Bản đồ thế giới.Tranh ảnh ,tài liệu về các cuộc phát kiến địa lí, tài liệu liên quan. -Trò: Học bài cũ ,soạn bài mới D. Tiến trình lên lớp: I. Ôn định lớp: II. Kiểm tra bài cũ: ?Xã hội phong kiến Châu Âu được hình thành như thế nào? III. Bài mới: -Giới thiệu bài: Các thành thị trung đại ra đời đã thúc đẩy sản xuất phát triển, yêu cầu tiêu thụ về thị trường đặt ra dẫn đến hình thành những cựôc phát kiến địa lí, nền kinh tế phát triển, chế độ phong kiến suy vong, CNTB hình thành ở Châu Âu... Hoạt động thầy-trò Kiến thức cần đạt . Hoạt động 1: -Mục tiêu: Học sinh nắm được Nguyên nhân và hệ quả của cá cuộc phát kiến đị lí. -Gv gọi HS dộc mục 1 SGK ? Vì sao lại có các cuộc phát kiến lớn về địa lí? -HS thảo luận và trình bày -GV minh hoạ -GV: Chỉ lược đồ về các cuộc phát kiến ? Hệ quả của các cuộc phát kiến địa lí? -HS trả lời -GV phân tích ?Các cuộc phát lớn địa lí có ý nghĩa gì? -HS thảo luận . Hoạt động 2 -Mục tiêu:Nắm được quá trình hình thành quan hệ sản xuất chủ nghĩa tư bản trong lòng xã hội phong kiến Châu Âu. ? Những quý tộc và thương nhân Châu Âu đã tích luỹ vốn và nhân công như thế nào? -HS thảo luận ? Với nguồn vốn và nhân công có đựơc, quý tộc và thương nhân đã làm gì? -HS trả lời ? Những việc làm đó có tác dụng gì đến xã hội? -HS: trả lời ?Giai cấp tư sản và vô sản được hình thành như thế nào? -HS: Tư sản: bao gồm quý tộc, thương nhân, chủ đồn điền Vô sản: Những người làm thuê bị bốc lột thậm tệ 1.Những cuộc phát kiến lớn về địa lí: a. Nguyên nhân: - Sản xuất phát triển - Cần nguyên liệu. Cần thị trường b. Các cuộc phát kiến địa lí tiêu biểu: - Đi a Xơ - Va x cô đơ ga ma - Cô lôm bô - Ma giec lan c. Kết quả: - Tìm ra những con đường mới, vùng đất mới - Đem về cho giai cấp tư sản món lợi khổng lồ - Đặt cơ sở cho việc mở rộng thị trường - Thúc đẩy thương nghiệp phát triển 2. Sự hình thành CNTB ở Châu Âu: - Quá trình tích luỹ TBCN hình thành, đó là quá trình tạo ra vốn và người làm thuê. - Về kinh tế: kinh doanh theo lối TB - Về xã hội: hình thành hai giai cấp mới tư sản và vô sản.Vô sản mâu thuẫn với tư sản ® Hình thành quan hệ SXTBCN IV. Củng cố: Gọi HS trả lời các câu hỏi: - Kể tên các cuộc phát kiến địa lí (dựa vào lược đồ) - Quan hệ sản xuất TBCN được hình thành như thế nào? -Gv nhận xét, kết luận V.Hướng dẫn về nhà: 1. Bài cũ: ? Nguyên nhân, kết quả các cuộc ... ? Quan hệ SXTBCN hình thành như thế nào 2.Bài mới:Tìm hiểu trước bài 3 và trả lời các câu hỏi sau ? Vì sao tư sản chống quý tộc phong kiến ? Nội dung phong trào văn hoá phục hưng ? Kết quả cải cách tôn giáo Tuần II Ngày soạn : ................... Ngày dạy : ................... Tiết 3. Bài 3: CUỘC ĐẤU TRANH CỦA GIAI CẤP TƯ SẢN CHỐNG PHONG KIẾN THỜI HẬU KÌ TRUNG ĐẠI Ở CHÂU ÂU A. Mục tiêu: 1.Kiến thức: Giúp HS hiểu :Nguyên nhân xuất hiện và nội dung của phong trào văn hoá phục hưng. Nguyên nhân dẫn tới phong trào cải cách tôn giáo và những tác động trực tiếp đến xã hội phong kiến Châu Âu. 2. Kĩ năng: Rèn luyện cho HS kĩ năng phân tích cơ cấu giai cấp để thấy được nguyên nhân sâu xa cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản chống phong kiến. 3.Thái độ:Giáo dục cho HS biết nhận thức về sự phát triển hợp quy luật của xã hội loài người. B. Phương pháp: Nêu vấn đề, phân tích C. Chuẩn bị: - Thầy: Bản đồ thế giới.Tranh ảnh về thời kì văn hoá phục hưng. Tư liệu về nhân vật lịch sử và danh nhân văn hoá tiêu biểu thời phục hưng.Chuẩn kiến thức -Trò: Học bài cũ, vở ghi, SGK, vở soạn D. Tiến trình lên lớp: I. Ôn định: II. Kiểm tra bài cũ: Các cuộc phát kiến địa lí đã tác động như thế nào đến xã hội phong kiến Châu Âu? III. Bài mới: -Giới thiệu bài:Sau những cuộc phát kiến địa lí, thế lực kinh tế của giai cấp tư sản ngày càng giàu có, mâu thuẫn với địa vị của giai cấp phong kiến nên họ đã đấu tranh để giành lại địa vị cho tương xứng... Hoạt động thầy-trò Kiến thức cần đạt a *Hoạt động 1: -Mục tiêu: Hiểu được nguyên nhân, nội dung và tác dụng của phong trào.. ? Vì sao giai cấp tư sản đứng lên đấu tranh chống quý tộcphong kiến? -HS trả lời ? Em Hãy kể tên nhũng nhân vật tiêu biểu trong phong trào văn hoá phục hưng, em biết gì về những nhân vật đó? -HS trả lời -GV kết luận và phân tích ? Qua các tác phẩm của mình tác giả thời phục hưng muốn nói lên điều gì? -HS chia nhóm ra thảo luận (6 nhóm) -GV phân tích, minh hoạ ? Ý nghĩa của phong trào văn hoá phục hưng? -HS trả lời theo SGK b*Hoạt động 2 -Mục tiêu: Nắm được nguyên nhan, nội dung, kết quả, ý nghĩa của cải cách tôn giáo -GV gọi HS đọc mục 2 sgk ? Vì sao xuất hiện phong trào cải cách tôn giáo? -HS thảo luận -GVPhân tích ? Ai là người khởi xướng phong trào cải cách tôn giáo? -HS: Lu-thơ (Đức), Can- vanh (Pháp). ? Nội dung tư tưởng cải cách của Lu-thơ, Can-vanh -HS trả lời -GV phân tích ? Kết quả của cải cách .. -HS trả lời -GV minh hoạ ? Phong trào cải cách tôn giáo nó tác động như thế nào đến xã hội Châu Âu thời bấy giờ? -HS: Thúc đẩy châm ngòi nổ cho các cuộc khởi nghĩa nông dân 1. Phong trào văn hoá phục hưng (thế kỉ XIV - XVII): a. Nguyên nhân: Giai cấp tư sản có thế lực kinh tế nhưng không có địa vị xã hội b. Nội dung: - Phê phán xã hội phong kiến và giáo hội. - Đề cao giá trị con người .. -Đề cao KHTN, xây dựng thế giới quan duy vật tiến bộ c. Ý nghĩa: ( SGK) 2. Phong trào cải cách tôn giáo: a. Nguyên nhân: - Giáo hội tăng cường bốc lột nhân dân. - Giáo hội cản trở sự phát triển của giai cấp tư sản b. Nội dung: - Phủ nhận vai trò thống trị của giáo hội, bãi bỏ những lễ nghi phiền toái - Đòi quay về với ki tô giáo nguyên thuỷ. c.Kết quả: Đạo Ki-tô phân thành 2 phái d. ý nghĩa: Thúc đẩy, châm ngòi nổ cho các cuộc khởi nghĩa nông dân chống phong kiến ở Châu Âu IV. Củng cố: - HS trả lời các câu hỏi sau: + Vì sao xuất hiện phong trào văn hoá phục hưng? Nội dung. Tác dụng + Ý nghĩa của phong trào cải cách tôn giáo? -GV nhận xét và chốt bài V. Dặn dò: 1.Bài cũ: Câu hỏi 1,2 SGK trang 10 2. Bài mới:Tìm hiểu trước nội du ... ực. => Từ thế kỉ XVI nhà nước phong kiến tập quyền đã suy yếu 2. Quang Trung thống nhất đất nước, xây dựng quốc gia: - Lật đổ các tập đoàn phong kiến. - Đánh đuổi ngoại xâm. - Phục hồi và phát triển kinh tế, văn hoá. 3. Nhà Nguỹên lập lại chế độ phong kiến tập quỳên: - Đặt kinh đô, quốc hiệu - Tổ chức bộ máy quan lại ở triều đình, địa phương. -Xây dựng quân đội , luật pháp.. 4. Tình hình kinh tế văn - hoá: IV. Củng cố: 5 phút Gọi HS lập bảng về phong trào khởi nghĩa của nhân dân thế kỉ XVI - nữa đầu thế kỉ XIX (theo mẫu) Người lãnh đạo Thời gian Địa điểm Phong trào nông dân thế kỉ XVI Phong trào nông dân thế kỉ XVIII Các cuộc nổi dậy của nhân dân nữa đầu thế kỉ XIX V.Dặn dò: 1 phút -ôn tập chiều 12-5 KT học Kỳ -Chuẩn bị dụng cụ vẽ bản đồ Tiết 67 LÀM BÀI TẬP LỊCH SỬ PHẦN CHƯƠNG VI Ngày soạn : .............................. Ngày dạy: ................................. A. Mục tiêu: +Kiến thức: Cung cấp cho HS một số kiến thức về bản đồ, cách trình bày +Kĩ năng:Rèn luyện cho học sinh kĩ năng đọc, vẽ bản đồ +Thái độ: Tính cẩn thận, tỉ mĩ B. Phương pháp: Thực hành cá nhân, gợi mở... C. Chuẩn bị: - Thầy: Bản đồ trận Chi Lăng- Xương -Trò: Như dặn dò ở cuối tiết 44 D. Tiến trình lên lớp: I. Ổn định lớp: II. Kiểm tra bài cũ: III. Bài mới: 1.Đặt vấn đề: Để củng cố lại kiến thức lịch về về bản đồ và các đơn vị hành chính thời Nguyễn .. hôm nay chúng ta vào làm bài tập thực hành. 2.Triển khai bài: Hoạt động thây-trò Nội dung kiến thức .Hoạt động : 40phút ? Nêu trình tự các bước vẽ -HS nêu -GV nhận xét và hướng dẫn -HS vẽ -Gv quan sát, uốn nắn 1.Vẽ lược đồ các đơn vị hành chính Việt Nam thời Nguyễn -Quan sát, vẽ khung, chia ô, chú ý các địa danh -Đối chiếu tỉ lệ - Ranh giới 30 tỉnh và phủ Thừa Thiên IV-Củng cố: 4 phút Giáo viên nhận xét bài thực hành V-Dặn dò: 1phút Đọc bài tổng kết -XHPK phương Đông-Phương Tây -Các vị anh hùng dân tộc -Kinh tế nước ta thế kỉ X-XIX Tiết 68: TỔNG KẾT Ngày soạn: .................. Ngày dạy : .................. A .Mục tiêu: -Kiến thức: Khái quát những kiến thức cơ bản đã học về lịch sử trung đại : Chính trị,kinh tế, xã hội .. -Kĩ năng: Khái quát, hệ thống -Thái độ: Tự giác trong học tập.Sự phát triển hợp qui luật của lịch sử loài người B. phương pháp: Nêu vấn đề, đàm thoại .. C. Chuẩn bị: -Thầy: Chọn lọc mhững kiến thức cơ bản .. -Trò: Như dặn dò ở cuối tiết 67 D. Tiến trình lên lớp: I.Ổn định lớp: II.Bài cũ: III.Bài mới: 1.Đặt vấn đề: Chúng ta đã học qua 2 phần: Phần lịch sử TG trung đại và lịch sử VN từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX,Hãy cùng nhau tổng kết lại qua các câu hỏi sau 2.Triển khai bài: Hoạt động thầy-trò Nội dung kiến thức a.Hoạt động 1: 15 phút ? Những nét lớn về kinh tế, xã hội, văn hoá thời phong kiến -HS trả lời và bổ sung cho nhau -Gv nhận xét ?Sự khác nhau giữa xã hội phong kiến FĐ và FT - HS thảo luận -GV kết luận b.Hoạt động 2: 24 phút ? Kể tên các vị anh hùng đã có công và giương cao ngọn cờ đấu tranh chống ngoại xâm, bảo vệ độc lập -HS làm theo nhóm -GV bổ sung ? Trình bày sự phát triển kinh tế nước ta từ thế kỉ X- XIX -HS thảo luận -GV bổ sung ? Những thành tựu về văn hoá -HS trả lời và bổ sung nhau -Gv nhận xét 1.Khái quát lịch sử thế giới Trung đại *Kinh tế: Chủ yếu là nền nông nghiệp khép kín .. *Xã hội có 2 giai cấp cơ bản *đạt nhiều thành tựu về văn hoá: Hội hoạ, kiến trúc, văn học... -Xã hội pk FĐ hình thành sớm, kết thúc muộn 2.Lịch sử Việt Nam Từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX *Các anh hùng: Ngô Quyền, Đinh Bộ Lĩnh, Lê Hoàn .. * Kinh tế: Phát triển theo từng thời kì: Ngô –đinh-tiền Lê, Lý Trần, Hồ, Lê Sơ, Thế kỉ XVI-XVIII, Đầu thế kỉ XIX *Văn hoá phát triển qua từng thời kì IV. Củng cố: 5 phút -Hướng dẫn làm bài tập Niên đại Sự kiện Nhân vật chính Kết quả V. Dặn dò: 1 phút -Hoàn thành bài tập -Ôn tập từ cuộc khởi nghĩa Lam sơn: Quân sự, chính trị, kinh tế, xã hội .. Tiết 69: ÔN TẬP Ngày soạn: ..................... Ngày dạy: ...................... A.Much tiêu: -Kiến thức: Những nội dung cơ bản của lịch sử Việt Nam từ thế kỉ XV đến thế kỷ XIX -Kĩ năng: Khái quát, tổng hợp -Thái độ: Tự giác học tập, yê lịch sử dân tộc B.Phương pháp: Nêu vấn đề, khái quát, đàm thoại .. C.Chuẩn bị: -Thầy: Những nội dung cơ bản của chương trình kỳ II -Trò: Ôn bài ở nhà D.Tiến trình lên lớp: I.Ổn định lớp: II.Bài cũ: III.Bài mới: 1.Đặt vấn đề:GV giới thiệu khái quát chương trình học kỳ II .. 2.Triển khai bài: Hoạt động thầy-trò Nội dung kiến thức a.Hoạt động 1: 10 phút ?Những nét chính về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn -HS tóm tắt và trả lời ? Nguyên nhân thắng lợi -HS trả lời ? Ý nghĩa -HS trả lời ? Hoàn cảnh thành lập nhà Lê sơ -HS trả lời ? Những nét chính về Nhà nước thời lê sơ -HS trả lời -GV nhận xét b.Hoạt động 2: 20 Phút ? Tình hình nhà Lê thế kỉ XVI -HS trả lời -GV nhận xét ? Chiến tranh giữa các tập đoàn PK diễn ra như thế nào ? Hậu quả -HS thay nhau trả lời -GV kết luận ? Quang Trung đã làm gì để thống nhất đất nước -HS trả lời -GV bổ sung ? Tình hình kinh tế nước ta thế kỉ XVI-XVIII -Hs trả lời -GV bổ sung ? Những nét chính về văn hóa thời kỳ này -HS trả lời -GV nhận xét c. Hoạt động 3: 8 Phút ? Nhà nguyễn được lập lại như thế nào -HS trả lời ? Nhận xét về chính sách đối nội, đối ngoại -HS trả lời -GV nhận xét ? Tình hình kinh tế -HS trả lời ? NHững thành tựu về văn hóa khoa học kĩ thuật của nước ta thời kỳ này -HS trả lời -GV nhận xét 1.Đại Việt thời Lê Sơ *Khởi nghĩa Lam Sơn: -1418-1423 -1424-1425 -1426-1427: Toàn thắng *Đại Việt thời lê Sơ: -Bộ máy hoàn thiện -Quân đội, pháp luật -Kinh tế, văn hóa phát triển 2.Đại Việt thế kỷ XVI-XVIII -Sự suy thoái của nhà Lê -Chiến tranh phong kiến -Đất nước chia cắt -Quang trung thống nhất đất nước 3.Nhà Nguyễn: - 1802, lập lại -Xây dựng Nhà nước tập quyền -Luật pháp, quân đội -Kinh tế sa sút, ND nổi dậy IV.Củng cố: 6 phút -GV hướng dẫn ôn tập -Một số chú khi làm bài V.Dặn dò: 1 phút Tiết 70 Kiểm tra( Có thể KT trước) Tiết 70: KIỂM TRA HỌC KỲ II Ngày soạn: ..................... Ngày dạy : .................... A.Mục tiêu: -Kiến thức: Thông qua bài này để đánh giá được kết quả dạy và học của thầy và trò -Kĩ năng: Tư duy, trình bày -Thái độ: Nghiêm túc trong KT B.Phương pháp: Tự luận, đánh số báo danh C.Chuẩn bị: -Thầy: Đề, giấy thi, giấy nháp -Trò: Ôn bài ở nhà D.Tiến trình lên lớp: I.Ổn định lớp; II.Giao đề ( Đề do phòng GD ra) III. Đáp án: ( Phòng GD ) IV.Củng cố: Thu bài V.Dặn dò : Ôn lại toàn bộ kiến thức lớp 7 KẾT THÚC CHƯƠNG TRÌNH Tuần 5 Ngày soạn : ................ Ngày dạy : .............. Tiết 10: BÀI TẬP A. Mục tiêu: 1.Kiến thức: Giúp HS củng cố, khắc sâu những kiến thức cơ về xã hội phong kiến đã học ( kinh tế, xã hội..) 2.Kĩ năng: Rèn luyện cho HS kĩ năng tổng hợp, khái quát hoá các sự kiện lịch sử, so sánh sự kiện lịch sử. 3.Thái độ : Tự giác trong học tập. B. Phương pháp: Nêu vấn đề- thực hành theo nhóm, cá nhân C. Chuẩn bị: -Thầy: Hệ thống các câu hỏi ,bài tập -Trò: Như dặn dò ở cuối tiết 9 D. Tiến trình lên lớp: I.Ôn định lớp: II. Kiểm tra bài cũ: (Lòng vào bài dạy.) III. Bài mới: *Đặt vấn đề: . Chế độ phong kiến là một giai đoạn quan trọng trong quá trình phát triển của lịch sử loài người, vì vậy để nắm rõ hơn chúng ta vào làm tiết bài tập hôm naya. Hoạt động 1: 1 Bài tập trắc nghiệm khách quan -Mục tiêu: Học sinh nắm lại một cách khái quát về kinh tế, Xã hội, văn hoá.. của XHPK Hoạt động thầy trò kiến thức cần đạt - GV phát phiếu cho các nhóm và nêu yêu cầu - HS thảo luận và làm - GV đọc đáp án - Các nhóm đổi chéo nhau để chấm 1.Bài tập trắc nghiệm khách quan ( Gv Dùng phiếu phát cho hs thảo luận ) 2. Hoạt động 2: 2.Trình bày trên bản đồ các cuộc phát kiến lớn về địa lí: -Mục tiêu: HS trình bày chính xác đường đi của 4 nhà thám hiểm địa lí lớn 2. Hoạt động 2: -GV gọi HS đọc lại 4 cuộc phát kiến lớn về địa lí ở SGK - GV gọi lần lượt HS lên chỉ bản đồ 4 cuộc phát kiến địa lí 2.Trình bày trên bản đồ các cuộc phát kiến lớn về địa lí: -B.Điaxơ: Vòng quanh cực nam Châu Phinăm 1487 -Va-xcô đơ Ga-ma: Cập bến Ca-li-cut( tây Nam Ấn Độ) năm 1498 .. Tiết 10: BÀI TẬP Hãy chọn đáp án đúng Câu 1: Cư dân chủ yếu trong thành thị là: A. Lãnh chúa B. Nô lệ C. Thơng nhân D. Thợ thủ công Câu 2: Thành thị xuất hiện vào thời gian: A. Cuối thế kỉ XI B. Thế kỉ X C.THế kỉ XII D. Thế kỉ IX Câu 3: Các nhà thám hiểm đã dùng phương tiện gì để vượt đại dương ? A. Tàu hơi nước B. Tàu Ca ra ven C. Bè D. Ca nô Câu 4: Phong trào văn hoá phục hưng diễn ra đầu tiên ở nước: A. Đức B. Pháp C. I-ta-li-a D. Anh Câu 5: Tá điền là người: A. Cho nông dân thuê ruộng đất B.Nhận ruộng đất của địa chủ để cày cấy C. Phải nộp địa tô cho chủ đất C. Câu B và C đúng Câu 6: Hệ tư tưởng chủ đạo của CĐPK Trung Quốc là: A. Lão giáo B. Nho giáo C. Phật giáo D. Tất cả các câu trên đều đúng Câu 7: Tác phẩm sử học nổi tiếng được viết từ thời Hán là: A. Hán Thư B. Hậu Hán thư C. Sử kí Tư Mã Thiên D. Giao châu kí Câu 8: Công trình nổi tiếng được xây dựng dưới thời Tần Thuỷ Hoàng là: A . Vạn lí trường thành B. Quảng trường Thiên An Môn B. Cố cung D. Tượng nhân sư Câu 9: Vị vua đã tiêu diệt nhà Tống Lập nên nhà Nguyên là : A. Thành Cát Tư Hãn B. Đà Lôi C. Hốt Tất Liệt D. Thoát Hoan Câu 10: Thuốc súng, nghề in, la bàn.. được phát minh dưới triều đại: A. Nhà Hán B. Nhà Minh C. Nhà Tần D. Nhà Nguyên Câu 11: Những bộ sử thi nổi tiếng của Ấn Độ thời cổ đại là : A. Iliát B. Mahabharata C. Ramayana D. Sơkuntơla Câu 12: Các quốc gia phong kiến ĐNA phát triển thịnh vượng trong khoảng thời gian là: A. Từ cuối thế kỉ XII đến Giữa thế kỉ XX B. Thế kỉ XV đến thế kỉ XIX C. Thế kỉ IX đến thế kỉ XIII D. Nửa sau Thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVIII Câu 13: Cư dân ĐNA sử dụng rộng rãi đồ sắt vào khoảng thời gian: A.Thế kỉ II TCN B. Thế kỉ I C, Thế kỉ I TCN D. Đầu công nguyên Câu 14: Vương quốc Sukhôthay là tiền thân của nước nào hiện nay ? A.Thái Lan B. Lào C. Cam-pu-chia D. Mi-an-ma Câu 15: Vương quốc Lạn Xạng thành lập vào thế kỉ: A. X B. XII C. XIII D. XIV ( Thời gian thảo luận và làm bài 15 phút – 1 câu 1 điểm ) - GV ch HS nhận xét lẫn nhau - GV nhận xét IV. Củng cố: Kinh tế, xã hội của XHPK, các thời kì phát triển V. Dặn dò: Đọc kĩ bài 8 .soạn các câu hỏi sau - Ngô Quyền làm gì Sau chiến thắng Bạch Đằng năm 938? -Sau khi Ngô Quyền mất, tình hình nước ta như thế nào - Đinh Bộ Lĩnh đã làm gì để dẹp loạn được 12 sứ quân VI.Rút kinh nghiệm:
Tài liệu đính kèm: