Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Bài 1 đến 5 - Năm học 2011-2012

Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Bài 1 đến 5 - Năm học 2011-2012

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức:

- Nguyên nhân và hệ quả của các cuộc phát kiến địa lí, như là một trong những nhân tố quan trọng, tạo tiền đề cho sự hình thành quan hệ sản xuất TBCN.

- Quá trình hình thành quan hệ sản xuất TBCN trong lòng XH PK châu Âu.

2. Kĩ năng:

- Biết sử dụng bản đồ châu Âu để xác định các quốc gia PK.

- Biết vận dụng phương pháp so sánh, đối chiếu để thấy rõ sự chuyển biến từ XH CHNL sang XH PK.

3. Thái độ:

 Qua những sự kiện Lịch sử, HS thấy được tính tất yếu, tính quy luật của quá trình phát triển từ XH PK lên XH TBCN.

II. ĐỒ DÙNG:

1.Giáo viên: Những tư liệu đề cập tới chính trị, kinh tế, xã hội trong các lãnh địa PK

2.Học sinh: Chuẩn bị bài theo nội dung câu hỏi SGK

III. PHƯƠNG PHÁP:

Nêu vấn đề, trực quan, thuyết trình, vấn đáp, so sánh sự kiện lịch sử.

IV. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG :

1. Ổn định TC: (1 phút)

Lớp 7B: .

Lớp 7A.

2. KT Bài cũ: (5 phút)

 Hãy nêu sự hình thành XH PK ở châu Âu ?

đại xuất hiện.

3. Bài mới:

a. Giới thiệu bài: 1 phút.

Các thành thị trung đại ra đời thúc đẩy sản xuất phát triển, vì vậy yêu cầu về thị trường được đặt ra. Nền kinh tế hàng hóa phát triển đã dẫn đến sự suy vong của chế độ PK sự hình thành chủ nghĩa tư bản ở Châu Âu.

b. Bài mới: 33 phút.

 

doc 17 trang Người đăng vienminh272 Lượt xem 565Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Bài 1 đến 5 - Năm học 2011-2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 12/ 8/ 2011
Ngày giảng: 16/ 8/ 2011 lớp 7B
 19/ 8/ 2011 lớp 7A
Tiết 1
PHẦN MỘT
KHÁI QUÁT LỊCH SỬ THẾ GIỚI TRUNG ĐẠI
Bài 1. SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA XÃ HỘI PHONG KIẾN Ở CHÂU ÂU 
(Thời Sơ Kì-Trung Kì Trung Đại)
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức :
- Nắm được quá trình hình thành xã hội phong kiến ở Châu Âu.
- Hiểu khái niệm “lãnh địa phong kiến” đặc trưng của kinh tế lãnh địa phong kiến.
- Biết được nguyên nhân xuất hiện thành thị trung đại. Phân biệt sự khác nhau giữa kinh tế lãnh địa và nền kinh tế trong thành thị trung đại.
2. Kĩ năng :
Có kĩ năng xác định vị trí các quốc gia PK Châu Âu trên bản đồ. Vận dụng phương pháp so sánh, đối chiếu để thấy rõ sự chuyển biến từ XHCHNL đến XHPK.
3. Thái độ :
Học sinh nhận thức được sự phát triển hợp qui luật của xã hội loài người đi từ xã hội chiếm hữu nô lệ lên xã hội phong kiến.
II. ĐỒ DÙNG:
1.Giáo viên: Một số tranh ảnh mô tả hoạt động trong lãnh địa PK và thành thị trung đại.
2.Học sinh: Bản đồ Châu Âu PK, bản đồ các quốc gia cổ đại cùng các tư liệu về kinh tế, chính trị, xã hội trong lãnh địa.
III. PHƯƠNG PHÁP:
 Nêu vấn đề, trực quan, thuyết trình, vấn đáp.
IV. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG :
1. Ổn định TC: (1 phút)
2. KT Bài cũ: (Kết hợp trong giờ)
3. Bài mới :
a. Giới thiệu bài: 1 phút.
 Lịch sử xã hội loài người đã phát triển liên tục qua nhiều giai đoạn từ XHCXNT đến CHNL đến XHPK.Quá trình đi lên từ CHNL đến XHPK của loài người nói chung và của Châu Âu nói riêng như thế nào?
b. Bài mới: 38 phút.
HĐ THẦY - TRÒ
ND CẦN ĐẠT
Hoạt động 1: Tìm hiểu sự hình thành xã hội phong kiến ở châu Âu: 13 phút.
- Mục tiêu: Học sinh nắm được sự hình thành của xã hội phong kiến ở châu Âu; có kĩ năng, thái độ theo yêu cầu của bài học
- Tiến hành
GV: Người Giec-man tiến vào các quốc gia cổ đại phương Tây vào thời gian nào và nhằm mục đích gì ?
HS: Suy nghĩ trả lời.
GV: Nhận xét bổ sung.
GV: Sau đó người Giéc – man đã làm gì?
HS: Suy nghĩ trả lời.
GV: Nhận xét bổ sung.
GV: Những việc làm đó của người Giéc – man đã tác động như thế nào đến xã hội ?
HS: Suy nghĩ trả lời.
GV: Nhận xét bổ sung.
GV: Mở rộng thêm cho hs về các vương quốc mới sau này phân chia thành những quốc gia hiện đại nào.
? Những việc làm trên có ảnh hưởng như thế nào đến xã hội phương Tây lúc bấy giờ ?
HS: Thảo luận theo kĩ thuật khăn trải bàn.
GV: Nhận xét bổ sung.
Hoạt động 2: Tìm hiểu lãnh địa phong kiến: 10 phút.
- Mục tiêu: HS nắm được đặc điểm của lãnh địa phong kiến; có kĩ năng, thái độ theo yêu cầu của bài học
- Cách tiến hành
GV: Thế nào là lãnh địa Phong kiến?
HS: Trả lời.
GV: Em hãy cho biết tổ chức và hoạt động của lãnh địa?
HS: Trả lời.
GV: Bổ sung sử dụng tranh minh họa.
GV: Nét đặc trưng cơ bản của Lãnh địa là gì?
HS: Trả lời.
GV: Bổ sung
 Hoạt động 3: Tìm hiểu sự xuất hiện của thành thị trung đại: 15 phút.
- Mục tiêu: HS hiểu được một số nét cơ bản về thành thị trung đại ;có kĩ năng, thái độ theo yêu cầu của bài học.
- Cách tiến hành:
GV: Em hãy cho biết nguyên nhân ra đời của thành thị trung đại.
HS: Trình bày nguyên nhân.
GV: Nhận xét bổ sung.
GV: Hoạt động chủ yếu của thành thi trung đại là gì?
HS: Trả lời.
GV: Bổ sung ( giới thiệu tranh “Hội chợ ở Đức”.
GV: Em hãy cho biết vai trò của thành thị trung đai.
HS: Thảo luận theo kĩ thuật khăn trải bàn.
GV: Nhận xét bổ sung.
1. Sự hình thành xã hội phong kiến Châu Âu:
- Cuối thế kỉ V, người Giec-man tiêu diệt các quốc gia cổ đại, lập nhiều vương quốc mới.
- Trên lãnh thổ người Ro-ma người Giéc – man đã:
+ Chiếm ruộng đất của chủ nô đem chia cho nhau.
+ Phong cho các tướng lĩnh quý tộc nhiều tước vị như: Công tước, hầu tước.
- Những việc làm đó của người Giéc – man đã tác động đến xã hội, dẫn đến sự hình thành các tầng lớp mới.
+ Lãnh chúa phong kiến: là các tướng lĩnh có nhiều ruộng đất và tước vị, có quyền thế và rất giàu có.
+ Nông nô: là những nô lệ được giải phóng và nông dân không có ruộng đất, làm thuê, phụ thuộc vào địa chủ.
=> Xã hội phong kiến châu Âu hình thành.
2. Lãnh địa phong kiến:
- Lãnh địa phong kiến là khu đất rộng, trở thành vùng đất riêng của lãnh chúa – như một vương quốc thu nhỏ.
- Tổ chức và hoạt động
+ Lãnh địa bao gồm có đất đai, dinh thự với thành cao, hào sâu, kho tàng.của lãnh chúa.
+ Nông nô nhận đất canh tác của lãnh chúa và nộp tô thuế, ngoài ra còn phải nộp nhiều thứ thuế khác.
+ Lãnh chúa bóc lột nông nô, họ không phải lao động, sống sung sướng, xa hoa.
=> Nét đặc trưng cơ bản của lãnh địa là đơn vị kinh tế, chính trị độc lập mang tính tự cung tự cấp, đóng kín của một lãnh chúa.
3. Sự xuất hiện của thành thị trung đại
- Nguyên nhân:
+ Thời kì phong kiến phân quyền:các lãnh chúa đều đóng kín không có trao đổi với bên ngoài.
+ Từ cuối thế kỉ XI, do sản xuất thủ công phát triển, thợ thủ công đã đem hành hóa ra những nơi đông đảo buôn bán, lập xưởng sản xuất.
+ Từ đây hình thành các thị trấn, rồi phát triển thành thành phố, goi là thành thị.
- Hoạt động của thành thị: cư dân chủ yếu là thợ thủ công và thương nhân, họ lập các phường hội , thương hôi để cùng nhau sản xuất và buôn bán.
- Vai trò: thúc đẩy sản xuất và thức đẩy XHPK phát triển.
4. Củng cố và hướng dẫn học sinh học ở nhà: 5 phút.
- XHPK ở Châu Âu được hình thành như thế nào?
- Vì sao lại có sự xuất hiện của thành thị trung đại? Kinh tế thành thị có gì mới? ý nghĩa sự ra đời của thành thị?
	- Học bài theo câu hỏi SGK.
	- Chuẩn bị bài “Sự suy vong của chế độ phong kiến và sự hình thành chủ nghĩa tư bản ở châu Âu”.
 *******************************
Ngày soạn: 18/ 8/ 2011
Ngày giảng: 20/ 8/ 2011 lớp 7A, 7B
Tiết 2
Bài 2. SỰ SUY VONG CỦA CHẾ ĐỘ PHONG KIẾN 
VÀ SỰ HÌNH THÀNH CHỦ NGHĨA TƯ BẢN Ở CHÂU ÂU
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
- Nguyên nhân và hệ quả của các cuộc phát kiến địa lí, như là một trong những nhân tố quan trọng, tạo tiền đề cho sự hình thành quan hệ sản xuất TBCN.
- Quá trình hình thành quan hệ sản xuất TBCN trong lòng XH PK châu Âu.
2. Kĩ năng:
- Biết sử dụng bản đồ châu Âu để xác định các quốc gia PK.
- Biết vận dụng phương pháp so sánh, đối chiếu để thấy rõ sự chuyển biến từ XH CHNL sang XH PK.
3. Thái độ:
	Qua những sự kiện Lịch sử, HS thấy được tính tất yếu, tính quy luật của quá trình phát triển từ XH PK lên XH TBCN.
II. ĐỒ DÙNG:
1.Giáo viên: Những tư liệu đề cập tới chính trị, kinh tế, xã hội trong các lãnh địa PK
2.Học sinh: Chuẩn bị bài theo nội dung câu hỏi SGK
III. PHƯƠNG PHÁP:
Nêu vấn đề, trực quan, thuyết trình, vấn đáp, so sánh sự kiện lịch sử....
IV. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG :
1. Ổn định TC: (1 phút)
Lớp 7B:..
Lớp 7A.....................................................
2. KT Bài cũ: (5 phút)
 Hãy nêu sự hình thành XH PK ở châu Âu ?
đại xuất hiện.
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: 1 phút.
Các thành thị trung đại ra đời thúc đẩy sản xuất phát triển, vì vậy yêu cầu về thị trường được đặt ra. Nền kinh tế hàng hóa phát triển đã dẫn đến sự suy vong của chế độ PK sự hình thành chủ nghĩa tư bản ở Châu Âu.
b. Bài mới: 33 phút.
HĐ THẦY - TRÒ
ND CẦN ĐẠT
Hoạt động 1: Tìm hiểu những cuộc phát kiến lớn về địa lí: 18 phút.
- Mục tiêu: HS nắm được nguyên nhân diễn biến kết quả của các cuộc phát kiến địa lí lớn; có kĩ năng, thái độ theo yêu cầu của bài học.
- Cách tiến hành:
GV: Nguyên nhân nào dẫn đến các cuộc phát kiến lớn về địa lí?
HS: Trả lời.
GV: Nhận xét bổ sung giới thiệu tàu Ca-ra-ven.
GV: Em hãy trình bày các cuộc phát kiến lớn về địa lí trên lược đồ.
HS: Trình bày.
GV: Nhận xét bổ sung.
GV: Ý nghĩa của các cuộc phát kiến địa lí?
HS: Trả lời.
GV: Bổ sung
Hoạt động 2: Tìm hiểu sự hình thành của chủ nghĩa tư bản 15 phút.
- Mục tiêu: HS nắm được sự hình thành của chủ nghĩa tư bản; có kĩ năng, thái độ theo yêu cầu của bài học.
- Cách tiến hành
GV: Em hãy cho biết sự ra đời của giai cấp tư sản.
HS: Trình bày.
GV: Bổ sung.
GV: Giai cấp vô sản có nguồn gốc từ đâu?
HS: Trả lời.
GV: Bổ sung.
1. Những cuộc phát kiến lớn về địa lí :
- Nguyên nhân: do nhu cầu phát triển xản xuất. Tiến bộ về kĩ thuật hàng hải: la bàn, hải đồ,....
- Những cuộc phát kiến lớn: Cuối thế kỉ XV đầu thế kỉ XVI, nhiều cuộc phát kiến lớn về địa lí được tiến hành như: B. Đi-a-xo đến cực Nam châu Phi (1487), Va-xco đơ Ga-ma đến Tây Nam Ấn Độ (1498)....
- Ý nghĩa: Thúc đẩy thương nghiệp phát triển, đem lại nguồn lợi khổng lồ cho giai cấp tư sản châu Âu.
2. Sự hình thành chủ nghĩa tư bản:
- Sự ra đời của giai cấp tư sản: quý tộc, thương nhân trở lên giàu có nhờ cươp bóc của cải và tài nguyên ở các nước thuộc địa . Họ mở rộng sản xuất, kinh doanh, lập đồn điền, bóc lột sức lao động người làm thuê=> giai cấp tư sản ra đời.
- Giai cấp vô sản hình thành từ những người nông nô bị tước đoạt ruộng đất, buộc phải làm việc trong các xí nghiệp của tư sản.
=> Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa được hình thành.
=> Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa hình thành.
4. Củng cố và hướng dẫn học sinh học bài ở nhà 5 phút.
Hãy điền thời gian của các cuộc phát kiến địa lí đã học vào bảng sau ?
Thời gian
Các cuộc phát kiến lớn về đia lí
Điaxơ đi vòng qua cực Nam của Châu Phi.
Vacxcơđơ Gama cập bến Calicut ở Tây Nam Ấn Độ.
Côlômbô tìm ra Châu Mĩ.
Magienlan đi vòng quanh Trái Đất.
- Học bài theo câu hỏi SGK.
 - Chuẩn bị bài “Cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản chống phong kiến thời hậu kì trung đại ở châu Âu”.
 *********************************
Ngày soạn: 20/ 8/ 2011
Ngày giảng: 23/ 8/ 2011 lớp 7B
 25/ 8/ 2011 lớp 7A
Tiết 3
Bài 3 
CUỘC ĐẤU TRANH CỦA GIAI CẤP TƯ SẢN CHỐNGPHONG KIẾN THỜI HẬU KỲ TRUNG ĐẠI Ở CHÂU ÂU
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
- Nguyên nhân xuất hiện và nội dung tư tưởng của Phong trào VHPH.
- Nguyên nhân à PTCC Tôn giáo và những tác động trực tiếp của phong trào này đến CHPK châu Âu lúc bấy giờ.
2. Kĩ năng:
 Phân tích cơ cấu giai cấp à mâu thuẫn XH. Nguyên nhân sâu xa à cuộc đấu tranh của giai cấp Tư sản chống PK.
3. Thái độ:
HS nhận thức về sự phát triển hộp quy luật của XH lòai người. Vai trò của giai cấp Tư sản. Loài người đang đứng trước 1 bước ngoặt lớn. Sự sụp đổ của CĐPK.
II. ĐỒ DÙNG:
1.Giáo viên: 
- Bản đồ thế giới (hoặc bản đồ châu Âu).
- Tranh ảnh về thời kì Văn hóa Phục hưng.
- Một số tư liệu nói về những nhân vật LS và danh nhân văn hóa tiêu biểu thời Phục hưng.
2.Học sinh: Chuẩn bị bài theo câu hỏi SGK.
III. PHƯƠNG PHÁP:
Nêu vấn đề, trực quan, thuyết trình, vấn đáp, XYZ (413).
IV. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG :
1. Ổn định TC: (1 phút)
 Lớp 7B:..
Lớp 7A..................................................
2. KT Bài cũ: (5 phút)
Các cuộc phát kiến địa lý đã tác động như thế ... khắc.
+ Nhà Hán lên thay thì chế độ pháp luật hà khắc bị bãi bỏ.
+ Thời Đường tổ chức nhà nước được củng cố hoàn thiện hơn; cử người thân tín đi cai quản các địa phương; tổ chức nhiều khoa thi tuyển chon quan lại.
+ Thời Nguyên thi hành nhiều biện pháp đối xử giữa các dân tộc: Người Mông Cổ có địa vị cao nhất, hưởng mọi đặc quyền,; người Hán có địa vị thấp kém và bị cấm đoán đủ thứ.
* chính sách đối ngoại: Các triều đại PK Trung Quốc đều tiến hành mở rộng lãnh thổ bàng các cuộc chiến tranh xâm lược: Triều Tiên, Nội Mông, Đại Việt Mỗi khi xâm lược Đại Việt đều chịu thất bại nặng nề.
4. Củng cố và hướng dẫn học ở nhà: 5 phút.
 Nhà Đường củng cố bộ máy nhà nước bằng nhiều biện pháp đó là những biện pháp gì ?
a. Cử người thân đi cai quả các địa phương.
b. Mở khoa thi chọn người tài.
c. Giảm tô thuế.
d. Phát triển thủ công nghiệp, thương mại với các nước.
	- Học bài theo câu hỏi SGK.
	- Chuẩn bị phần 4,5,6.
 ************************************************
Ngày soạn: 5/ 9/ 2011
Ngày giảng: 7/ 9/ 2011 lớp 7B
 9/ 9/ 2011 lớp 7A
Tiết 5
Bài 4. TRUNG QUỐC THỜI PHONG KIẾN 
(tiếp)
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
- Tình hình kinh tế Trung Quốc.
- Những đặc điểm văn hóa khoa học – kĩ thuật của XH PK Trung Quốc.
2. Kĩ năng:
Rèn kĩ năng lập niên biểu các triều đại phong kiến TQ và phân tích các chính sách của các triều đại TQ.
3. Thái độ:
	 Bước đầu biết vận dụng phương pháp lịch sử để phân tích và hiểu giá trị của các chính sách XH của mỗi triều đại cùng những thành tựu văn hóa. 
II. ĐỒ DÙNG
1. Giáo viên: Bản đồ treo tường TQ thời PK, một số tranh ảnh về các triều đại PKTQ, các tư liệu sưu tầm thêm về các chính sách của các triều đại PKTQ nếu có.
2. Học sinh: Chuẩn bị bài theo câu hỏi SGK.
III. PHƯƠNG PHÁP:
Nêu vấn đề, trực quan, thuyết trình, vấn đáp, lập bảng biểu.
IV. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG :
1. Ổn định TC: (1 phút)
 Lớp 7B:.. 
 Lớp 7A..
2. KT Bài cũ: (5 phút)
Nguyên nhân dẫn đến sự hình thành XHPK ở TQ? 
3. Bài mới :
a. Giới thiệu bài: 1 phút.
Trong buổi học trước, chúng ta đã được tìm hiểu qua về sự hình thành của XHPK cũng như tình hình chính trị Trung Quốc thời PK. Trong buổi học hôm nay, chúng ta cùng nhau đi vào tìm hiểu tiếp tình hình kinh tế và văn hóa Trung Quốc thời PK.
b. Bài mới: 33 phút
HĐ THẦY - TRÒ
ND CẦN ĐẠT
Hoạt động: Tìm hiểu tình hình Trung Quốc qua các thời đại : 18 phút.
- Mục tiêu: HS nắm được những nét chính về tình hình kinh tế Trung Quốc qua các triều đại phong kiến; có kĩ năng, thái độ theo yêu cầu của bài học..
- Cách tiến hành
GV: Em hãy cho biết tình hinh kinh tế Trung Quốc qua các triều đại Tần Hán, Đường.
HS: Trình bày.
GV: Nhận xét bổ sung.
GV: Tại sao nói Trung Quốc thời phong kiến thinh vượng nhất dưới thời Đường?
HS: Suy nghĩ trả lời.
GV: Nhận xét bổ sung.
GV: Tình hình kinh tế Trung Quốc thời Tống, Minh, Thanh có gì đáng chú ý?
HS: Trả lời.
GV: Bổ sung.
GV: Việc mầm mống chủ nghĩa tư bản xuất hiện tại Trung Quốc dưới triều Minh – thanh nói lên điều gì?
HS: Thảo luận theo kĩ thuật đắp bông tuyết.
GV: Bổ sung.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về thành tựu văn hóa Trung Quốc dưới thời phong kiến: 15 phút.
- Mục tiêu: HS trình bày được những thành tựu tiêu biểu nhất nhất về văn hóa của Trung Quốc trong thời kì phong kiến; có kĩ năng, thái độ theo yêu cầu của bài học..
- Cách tiến hành:
GV: Những thành tựu nổi bật về văn hóa của Trung Quốc thời phong kiến?
HS: Thảo luận nhóm.
GV: Bổ sung.
GV: Quan sát hình 9 trong SGK và nhận xét về kiến trúc của Trung Quốc thời phong kiến.
HS: Làm theo yêu cầu.
GV: Bổ sung.
2. Tình hình kinh tế trung Quốc qua các thời đại
- Thời Tần – Hán: ban hành chế độ đo lường thống nhất, giảm tô thuế, khuyến khích nông dân nhận ruộng cày và khẩn hoang.
- Thời Đường thi hành nhiều biện pháp giảm tô thuế, khuyến khích nông dân nhận ruộng cày và khẩn hoang.
- Thời Tống mở mang các công trình thủy lợi, khuyến khích sản xuất thủ công nghiệp như khai mỏ, luyện kim. dệt lụa, ....phát minh ra la bàn, thuốc súng, nghề in....
- Thời Minh – Thanh thủ công nghiệp phát triển, xuất hiện mầm mống tư bản chủ nghĩa như ngiều xưởng dệt, gốm chuyên môn hóa, có nhiều nhân công làm việc.
- Ngoại thương phát triển, đã buôn bán với nhiều nước Đông Nan Á, Ấn Độ
3. Thành tựu về văn hóa
- Tư tưởng Nho giáo trở thành hệ tưởng và đạo đức của giai cấp phong kiến.
- Văn học: thời Đường xuất hiện nhiều nhà thơ nổi tiếng như Lý Bạch, Đỗ PhủĐến thời Minh – Thanh xuất hiện những bộ tiểu thuyết có giá trị: Tam quốc diễn nghĩa, Tây du kí.
- Sử học: có các bộ Sử kí của Tư Mã Thiên, Hán thư, Đường thư
- Nghệ thuật Kiến trúc: với nhiều công trình độc đáo như cố cung, những bức tượng sinh động
4. Củng cố và hướng dẫn học ở nhà: 5 phút
- Chính sách cai trị của nhà Tống và nhà Nguyên có những điểm gì khác nhau ? Vì sao có sự khác biệt đó ?
- Qua các thành tựu văn hóa khoa học kĩ thuật đã cho thấy phẩm chất gì ở người TQ lúc bấy giờ ?
- Học bài theo câu hỏi SGK.
- Chuẩn bị bài “Ấn Độ thời phong kiến”.
 ***************************************
Ngày soạn: 8/ 9/ 2011
Ngày giảng: 10/ 9/ 2011 lớp 7A, 7B
Tiết 6
Bài 5. ẤN ĐỘ THỜI PHONG KIẾN
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
- Các giai đoạn lớn của Lịch sử Ấn Độ từ thời cổ đại đến giữa thế kỉ XIX .
- Những chính sách cai trị của các vương triều và những biểu hiện của sự phát triển thịnh đạt của Ấn Độ thời PK.
- Một số thành tựu của văn hóa Ấn Độ thời cổ, trung đại.
2. Kĩ năng:
	HS biết tổng hợp những kiến thức ở trong bài (và cả bài “Các quốc gia PK Đông Nam Á”) để đạt được mục tiêu bài học. 
3. Thái độ:
	HS thấy được đất nước Ấn Độ là một trong những trung tâm của văn minh nhân loại và có ảnh hưởng sâu rộng tới sự phát triển LS và VH của nhiều dân tộc Đông Nam Á.
II. ĐỒ DÙNG
1.Giáo viên: BĐ Ấn Độ thời cổ đại và PK; Tư liệu về các TĐ Ấn Độ; Một số tranh ảnh về các công trình văn hóa của Ân Độ.
2.Học sinh: Sưu tầm tư liệu.
III. PHƯƠNG PHÁP:
Nêu vấn đề, trực quan, thuyết trình, vấn đáp.
IV. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG :
1. Ổn định TC: (1 phút)
 Lớp 7B:.. 
 Lớp 7A...............................................
2. KT Bài cũ: (5 phút)
Những mầm mống KT TBCN dưới thời Minh - Thanh đã được nảy sinh như thế nào?
Em hãy nêu những thành tựu lớn về văn hóa, KH-KT của NDTQ thời PK.
3. Bài mới : 
a. Giới thiệu bài: 1 phút.
Ấn Độ - một trong những trung tâm văn minh lớn nhất của nhân lọai cũng được hình thành từ rất sớm. Với một bề dày LS và những thành tựu văn hóa vĩ đại, Ấn Độ đã có những đóng góp lớn lao trong LS nhân lọai
b. Bài mới: 33 phút
HĐ THẦY - TRÒ
ND CẦN ĐẠT
Hoạt động 1: Tìm hiểu tình hình Ấn Độ thời phong kiến 18 phút.
- Mục tiêu: HS nắm được những nét chính về Ấn Độ thời phong kiến; có kĩ năng, thái độ theo yêu cầu của bài học.
- Cách tiến hành
GV: Em hãy cho biết tình hình đất nước Ấn Độ dưới Vương triều Gúp – ta có gì đáng chú ý?
HS: Suy nghĩ trả lời.
GV: Nhận xét bổ sung.
GV: Em hãy cho biết sự thành lập của vương triều hồi giáo Đêli cũng như chính sách cai trị của họ đối với nhân dân Ấn Độ.
HS: Trình bày.
GV: Bổ sung
GV: Vương Triều Ấn Độ Môn-gon ra đời khi nào? Chính sách cai trị của họ đối với nhân dân Ấn Độ ra sao?
HS: Trả lời.
GV: Bổ sung.
GV: Em hãy so sánh sự giống và khác nhau giữa Vương triều Hồi giáo Đê – li với Vương triều môn – gôn.
HS: thảo luận so sánh theo kĩ thuật đắp bông tuyết.
GV: Nhận xét bổ sung.
Hoạt động 2: Tìm hiểu văn hóa Ấn Độ thời phong kiến (15 phút)
- Mục tiêu: HS nắm được Ấn Độ có nền văn hóa lâu đời, là một trong những trung tâm văn hóa nhân loài, đạt nhiều thành tựu; có kĩ năng, thái độ theo yêu cầu của bài học.
- Cách tiến hành
GV: Em có hiểu biết gì về chữ viết của người Ấn Độ thời PK? 
HS: suy nghĩ trả lời.
Gv: Nhận xét bổ sung. 
GV: Tình hìn tôn giáo Ấn Độ ?
HS: Suy nghĩ trả lời.
Bước 3
GV: Đặc điểm nền văn học Ấn Độ?
HS: Trả lời.
GV: Bổ sung.
GV: Nghệ thuật kiến trúc của Ấn Độ có gì dặc sắc?
HS; trả lời.
GV: Bổ sung, giới thiệu hình 11 trong SGK.
GV: Liên hệ ảnh hưởng văn hóa Ấn Độ vơi văn hóa Việt Nam
1. Ấn Độ thời phong kiến :
- Vương triều Gupta (thế kỉ IV-VI)
+ Thời kì này, Ấn Độ là một quốc gia phong kiến hùng mạnh, công cụ bằng sắt được sử dụng rộng rãi, kinh tế xã hội, và văn hóa phát triển.
+ Đến đầu thế kỉ VI, Vương triều Gúp – ta bị diệt vong , sau đó Ấn Độ luôn bị nước ngoài xâm chiếm và cai trị.
- Vương quốc Hồi giáo Đêli (thế kỉ XII-XVI):
 Thế kỉ XII, Ấn Độ bị Thổ Nhĩ Kỳ xâm lược, lập ra triều đại Hồi giáo Đê – li, thi hành chính sách cướp đoạt ruộng đất và cấm đoán đạo Hin-du, mâu thuẫn dân tộc căng thẳng.
- Vương triều Ấn Độ Môgôn (thế kỉ XI-giữa thế kỉ XIX):
+ Thế kỉ XVI, người Mông Cổ chiếm đóng Ấn Độ lập lên vương triều Ấn Độ môn-gôn, sóa bỏ sự kì thị tôn giáo , khôi phục kinh tế và phát triển văn hóa Ấn Độ.
hó. 
+ Giữa thế kỉ XIX trở thành thuộc địa của Anh.
2. Văn hóa Ấn Độ :
- Chữ viêt: chữ Phạn là chữ viết riêng, dùng làm ngôn ngữ, văn tự để sáng tác các tác phẩm văn học, thơ ca. Đây là nguồn gốc chữ viết Hin-đu.
- Tôn giáo: đạo Bà La môn có kinh Vê-đa là bộ kinh cầu nguyện xưa nhất; đạo Hin – đu là tôn giáo phổ biến nhất ở Ấn Độ hiện nay.
- Nền văn học: với giáo lí, luật pháp, sử thi, thơ ca .có ảnh hưởng đến đời sống xã hội.
- Kiến trúc: ảnh hưởng sâu sắc của tôn giáo với những công trình kiến trúc đền thờ, ngôi chùa độc đáo còn giữ lại đến ngày nay.
4. Củng cố và hướng dẫn tự học ở nhà 5 phút.
1. Viết chữ Đ (đúng) hoặc S (sai) vào các ý sau ?
Các tiểu quốc ở Ấn Độ ra đời khoảng 2500 đến 1500 TCN.
Magađa ra đời vào thế kỉ III TCN và hùng mạnh dưới triều đại Asôca.
Lịch sử PK Ấn Độ trải qua các triều đại Gupta, Đêli..
Văn hóa Ấn Độ chỉ có vai trò quan trọng đối với văn hóa Châu Á.
2. Ấn Độ là một quốc gia có nhiều tôn giáo. Trong các tôn giáo dưới đây tôn giáo nào ra đời ở Ấn Độ ?
 Đạo Bà La Môn.	Đạo Ki Tô.	Đạo Hồi.	Đạo Phật.	Đạo Hinđu.
Giới thiệu
 ACƠBA HÒANG ĐẾ HÙNG CƯỜNG NHẤT CỦA TRIỀU ĐẠI MÔGÔN
 Acơba lên ngôi hòang đế ở Đêli năm 14 tuổi. Acơba một mặt thiết lập chính quyền chuyên chế tập trung, chinh phục và đàn áp các vùng lân cận không chịu quy thuận, mặt khác lại thi hành chính sách khoan dung đối với mọi tôn giáo. Ông ra lệnh bãi bỏ “thuế đầu người” hay “thuế ngọai đạo”, một thứ thuế đánh vào bất cứ người dân nào kh”ng theo Đạo hồi. Ông khuyến khích quý tộc Mông Cổ kết thân với quý tộc Ấn Độ. Acơba thực hiện chính sách trọng đãi người tài, trí thức và văn nghệ sỹ mặc dù bản thân “ng không biết chữ
 (Trích:” Nhân vật LS và danh nhân văn hóa thế giới”)
- Học bài theo câu hỏi SGK.
- Chuẩn bị bài “Các quốc gia phong kiến Đông nam Á”.

Tài liệu đính kèm:

  • docLich su 7 theo chuanKTKN.doc