Giáo án Lịch sử 9 - Bài 28, Tiết 40: Miền Nam đấu tranh chống chế độ Mĩ Diệm giữ gìn và phát triển lực lượng cách mạng "Tiến tới Đồng Khởi" (1954-1960)

Giáo án Lịch sử 9 - Bài 28, Tiết 40: Miền Nam đấu tranh chống chế độ Mĩ Diệm giữ gìn và phát triển lực lượng cách mạng "Tiến tới Đồng Khởi" (1954-1960)

1. Kiến thức

 - Cuộc đấu tranh chính trị của nhân dân miền Nam chống chế độ Mĩ – Diệm, giữ gìn và phát triển lực lượng của nhân dân niền Nam (1954 - 1959).

 - Phong trào “Đồng Khởi” của nhân dân miền Nam (Cuối 1959 - đầu 1960), đánh dấu một bước phát triển mới của cách mạng miền Nam, từ thế giữ gìn lực lượng chuyển sang thế tấn công liên tục, mạnh mẽ vào kẻ thù, cách mạng miền Nam chuyển từ đấu tranh chính trị sang kết hợp đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang.

2. Tư tưởng.

 - Giáo dục cho học sinh lòng yêu nước, khâm phục chí khí đấu tranh kiên cường, bất khuất của nhân dân miền Nam.

 - Tin tưởng vào sự lãnh dạo cách mạng của Đảng và tương lai của dân tộc.

3. Kĩ năng.

 - Rèn kĩ năng sử dụng bản đồ.

 - Kĩ năng phân tích, nhận định, đánh giá, tổng hợp các sự kiện lịch sử.

 II. Thiết bị dạy học.

Bản đồ Việt Nam và lược đồ phong trào “Đồng Khởi”.

Những tài liệu tranh ảnh về giai đoạn lịch sử này.

 

doc 11 trang Người đăng thanhmai123 Lượt xem 2427Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử 9 - Bài 28, Tiết 40: Miền Nam đấu tranh chống chế độ Mĩ Diệm giữ gìn và phát triển lực lượng cách mạng "Tiến tới Đồng Khởi" (1954-1960)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn 23/3/2009
Ngày giảng 24/3/2009
 Bài 28. xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền bắc, 
 đấu tranh chống đế quốc mĩ và chính quyền sài gòn 
 ở miền nam (1954 - 1965)
 Tiết 40- III. Miền nam đấu tranh chống chế độ mĩ - diệm giữ gìn và phát triển lực lượng cách mạng “tiến tới đồng khởi ” (1954-1960)
 I. Mục tiêu bài học.
1. Kiến thức
 - Cuộc đấu tranh chính trị của nhân dân miền Nam chống chế độ Mĩ – Diệm, giữ gìn và phát triển lực lượng của nhân dân niền Nam (1954 - 1959).
 - Phong trào “Đồng Khởi” của nhân dân miền Nam (Cuối 1959 - đầu 1960), đánh dấu một bước phát triển mới của cách mạng miền Nam, từ thế giữ gìn lực lượng chuyển sang thế tấn công liên tục, mạnh mẽ vào kẻ thù, cách mạng miền Nam chuyển từ đấu tranh chính trị sang kết hợp đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang.
2. Tư tưởng.
 - Giáo dục cho học sinh lòng yêu nước, khâm phục chí khí đấu tranh kiên cường, bất khuất của nhân dân miền Nam.
 - Tin tưởng vào sự lãnh dạo cách mạng của Đảng và tương lai của dân tộc.
3. Kĩ năng.
 - Rèn kĩ năng sử dụng bản đồ.
 - Kĩ năng phân tích, nhận định, đánh giá, tổng hợp các sự kiện lịch sử.
 II. Thiết bị dạy học.
Bản đồ Việt Nam và lược đồ phong trào “Đồng Khởi”.
Những tài liệu tranh ảnh về giai đoạn lịch sử này.
 III. Tiến trình lên lớp.
1. ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ.
 Tình hình nước ta sau hiệp định Giơ-ne-vơ như thế nào?
TL:- Đất nước bị chia cắt làm hai miền. Hai bên tập kết, chuyển quân, chuyển giao khu vực.
 - Thủ đô Hà Nội được giải phóng 10/10/1954.
 - Pháp rút khỏi miền Bắc giữa tháng 5/1955.
 - Miền Nam: Mĩ nhảy vào miền Nam thay Pháp, đưa Ngô Đình Diệm lên nắm chính quyền, hòng chia cắt lâu dài nước ta, biến nước ta thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mĩ.
 3. Bài mới.
 Sau hiệp định Giơ-ne-vơ, hoà bình trở lại Đông Dương. Nhưng nước ta vẫn bị chia cắt làm hai miền: miền Bắc đi lên CNXH, miền Nam vẫn phải sống dưới ách thống trị của bọn Mĩ Diệm. Nhân dân miền Nam tiếp tục đấu tranh để hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. Trong những năm 1954 – 1960, nhân dân miền Nam đã đứng lên đấu tranh chống bọn Mĩ-Diệm để giữ gìn và phát triển lực lượng cách mạng.
Hoạt động của Giáo Viên – Học sinh
Nội dung kiến thức cơ bản
GV:- Ngày 7/7/1954, Mĩ đưa Ngô Đình Diệm về nước làm thủ tướng bù nhìn thay thế Bửu Lộc.Tháng 8/1954, Mĩ quyết định viện trợ trực tiếp cho Ngô Đình Diệm.
- 13/12/1954, Pháp buộc phải kí với Mĩ bản hiệp ước giao trách nhiệm huấn luyện, trang bị quân nguỵ ở miền Nam cho Mĩ.
- Ngày 19/12/1954, Pháp kí hiệp định trao quyền hành chính , chính trị ở miền Nam cho Ngô Đình Diệm.
 -Theo tinh thần của hiệp định . Hầu hết các lực lượng của ta tập kết ra Bắc. Thực hiện nghiêm chỉnh công ước quốc tế.
? So sánh lực lượng giữa ta và địch ở miền Nam như thế nào?
TL: Rất chênh lệch, không có lợi cho ta trong việc đấu tranh vũ trang.
? Trong hoàn cảnh đó Đảng ta có chủ trương như thế nào?
TL: Chuyển từ đấu tranh vũ trang sang đấu tranh chính trị, nhằm bảo vệ hoà bình, giữ gìn và phát triển lực lượng.
? Tại sao Đảng ta lại có chủ trương như vậy?
TL: - Suất phát từ tình hình cách mạng ở miền Nam. So ánh lực lượng không có lợi cho ta.
 - Sự tin tưởng vào nội dung của hiệp định Giơ ne - vơ và sự chấp hành nghiêm chỉnh của hội nghị.
HS đọc từ “Mở đầu là. đến đấu tranh vũ trang”
? Phong trào đấu tranh chống chế độ Mĩ-Diệm của nhân dân miền nam trong những năm đầu sau Hiệp định Giơ-ne-vơ có thể chia làm mấy thời kì ? Mục tiêu cách mạng, phương pháp đấu tranh của tường thời kì?
TL: - Chia làm hai thời kì 
? Mục tiêu đấu tranh của thời kì này có thực hiện được không ?
TL:- Không thực hiện được mục tiêu đề ra, Mĩ– Diệm không thi hành các điều khoản của hiệp định vẵn tăng cường khủng bố đàn áp nhân dân.
- Ngaỳ 17/7/1955, Diệm tuyên bố từ chối hiệp thương tổng tuyển cứ
 Từ đó trong thời kì 1958-1959 , hình thức đấu tranh có những thay đổi khi chính quyền Diệm lộ rõ bộ mặt phản động tăng cường khủng bố, đàn áp “chống cộng” “diệt cộng” .
- Phong trào đấu tranh còn nhằm chống khủng bố, đàn áp .
- Chiến dịch chống “tố cộng” “diệt cộng” của Mĩ – Diệm đòi các quyền tự do dân sinh, dân chủ.
- Giữ gìn và phát triển lực lượng cách mạng.
? Em có nhận xét gì về sự thay đổi đường lối đấu tranh trong thời kì này?
TL: - Phù hợp với tình hình cách mạng ở miền Nam
- Hạn chế được những tổn thất do Mĩ – Nguỵ gây ra trong các chiến dịch khủng bố, đàn áp, chống cộng, diệt cộng.
- Thúc đẩy cách mạng miền Nam phát triển đi lên.
GV cung cấp:Trong những năm 1957-1959 ,Mĩ-Diệm mở rộng chiến dịch “tố cộng”, “diệt cộng” tăng cường đàn áp, khủng bố cách mạng.
- Đặc biệt là tháng 5/1959, chúng cho ra đời luật “10-59” lê máy chém đi khắp miền Nam để chém giết những người cách mạng.
- Chính sách khủng bố này đã làm cho mâu thuẫn giữa Mĩ-Nguỵ với nhân dân miền Nam rất sâu sắc.
- Với vhiến dich “tôa công” “diệt công ” và “luật 10-59” Mĩ-Diệm đưa ra khẩu hiệu”Tiêu diệt tận gốc CNCS”, “thà giết nhầm còn hơn bỏ sót”chúng đã gây ra những vụ thảm sát đẫm máu ở chợ Được, Vĩnh Trinh, Đại Lộc (Quảng Nam), chúng chôn sống 21 người tại chợ Được, dìm chết 42 người ở đập Vĩnh Trinh.
- Tháng 7/1955 chúng bắn chết 92 dân thường một lúc ở Hướng Điền.
- Từ 1955-1958, 9/10 cán bộ miền Nam bị tổn thất.
- Nam Bộ chỉ còn 5000 trên tổng số 6 vạn đảng viên.
- Liên khu V,40% tỉnh uỷ viên, 60% huyện uỷ viên, 70% chi uỷ viên bị địch giết hại, 12 huyện không còn cơ sở Đảng.
- Quảng Trị chỉ còn 176/8400 đảng viên
 Như vậy, bọn Mĩ-Diệm định dùng thủ đoạn dã man, tàn bạo để buộc dân ta phải khuất phục. Nhưng nhân dân miền Nam không còn con đường nào khác hơn là đứng lên giành chính quyền. Với nghị quyết 15 đã thổi bùng lên ngọn lửa “Đồng Khởi” trên nhiều vùng rộng lớn ở miền Nam.
? Nhận xét gì về tình hình cách mạng mièn Nam trong những năm1959-1960?
TL: Vô cùng khó khăn
- Tháng 1/1959, hội nghị lần thứ 15 của BCHTƯ Đảng được tiến hành tại Hà Nội,Hội nghị đẫ phân tích tình hình đặc điểm của xã hội miền Nam từ sau chiến tranh chống Pháp kết thúc. Hội nghị chỉ rõ: Con đường phát triển cơ bản của cách mạng Việt Nam ở miền Nam là khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân. Con đường đó là lấy sức mạnh của quần chúng, dựa vào lực lượng chính trị của quần chúng là chủ yếu, kết hợp với lực lượng vũ trang để đánh đổ quyền thống trị của đế quốc và phong kiến, dựng lên chính quyền cách mạng của nhân dân . 
? Nghị quyết 15 có ý nghĩa như thế nào đối với cách mạng miền Nam?
TL: - Đáp ứng nhu cầu bức thiết nhất của cách mạng miền Nam lúc đó, làm xoay chuyển tình thế và mở đường cho cách mạng miền Nam tiến lên, đưa cách mạng thoất khỏi cơn nguy hiểm, đáp ứng nguyện vọng tha thiết nóng bỏng của nhân dân miền Nam là vùng lên đập tan xiềng xích nô lệ giành chính quyền làm chủ.
- GV dùng lược đồ lược đồ trình bầy.
- Dưới ánh sáng của nghị quyết 15, phong trào cách mạng của quần chúng đã diễn ra ở Vĩnh Thạnh(Bình Định), Bắc ái (Ninh Thuận) vào 2/1959, Trà Bồng (Quảng Ngãi) vào 8/1959.
GV hướng dẫn HS quan sát H61.
TL: Trong ảnh là cảnh nhân dân người dân tộc Co ở hai xã Trà Giang, Trà Thuỷ thuộc huyện Trà Bồng tỉnh Quảng Ngãi.
? Qua bức ảnh em thấy đoàn người đang đi đâu? Mang theo những gì? Đối tượng bao gồm những ai ? Trong một khí thế như thế nào? 
TL: Đoàn người kéo nhau ra rãy, ra rừng, tẩy chay cuộc bầu cử của Mĩ-Diệm (8/1959).
Đoàn biẻu tình có cả nam và nữ, mang theo băng dôn, biểu ngữ. Tất cả mọi người đều mặc quần áo dân tộc đi hăng hái với khí thế phừng phực quyết tâm đấu tranh với kẻ thù.
- Nhân dân các xã Trà Phong Trà Nham cũng đã vùng dạy dùng vũ khí thô sơ tiêu diệt địch. Cuộc khởi nghĩa đã lan ra 16 xã vùng cao . Tất cả những người Co làm việc trong chính quyền Sài Gòn cũng tham gia khởi nghĩa. Địch phải rút bỏ huyện lị chuồn về tỉnh. Các ủy ban tự quản của nhân dân được thành lập. Ngày 3/9/1959, nhân dân xã trà phong mở đại hội bầu ra Uỷ ban nhân dân tự quản. Sau đó, lần lượt 16 xã vùng cao đã bầu ra Uỷ ban nhân dân tự quản. 
? Đường lối đấu tranh của Đảng đã ảnh hưởng như thế nào đến tinh thần cách mạng của quần chúng? 
TL: ảnh hưởng sâu rộng đến tinh thần, khí thế đấu tranh của nhân dân ở khắp miền Nam không chỉ ở thành phố, thị xã mà lân rộng ra cả vùng nông thông và miền núi, với sự tham gia của tất cả các dân tộc.
 Tại Bến Tre; Ngày 17/1/1960, nhân dân các xã Định Thuỷ, Phước Hiệp, Bình Khánh , thuộc huyện Mỏ Cày, với vũ khí các loại có sẵn trong tay, họ đồng thời nổi dậy đánh đồn địch, diệt ác ôn, giải tán chính quyền địch. Sau đó cuộc khởi nghĩa lan nhanh khắp huyện Mỏ Cầy và tỉnh Bến Tre
- Quân khởi nghĩa đã phá vỡ từng mảng lớn hệ thống chính quyền địch ở thôn, xã, Uỷ ban nhân dân tự quản được thành lập, lực lượng vũ trang nhân dân ra đời và phát triển.
- Tịch thu ruộng đất của địa chủ chia đều cho dân nghèo.
- Phong trào Đồng khởi từ tỉnh Bến Tre lan nhanh như nước vỡ bờ khắp nam Bộ, Tây Nguyên và Trung Trung Bộ.
GV minh hoạ .
- Tính đến cuối 1960, Nam Bộ có 600/1298 xã thành lập được chính quyền nhân dân tự quản, trong đó có116 xã hoàn toàn giải phóng.
- Các tỉnh ven biển Trung bộ có 904/3829 thôn giải phóng.
- Tây Nguyên có 3200/5721 thôn không còn chính quyền nguỵ
? Qua phong trào “Dồng khởi”, em có nhận xét gì về cách mạng miền Nam trong những năm 1959-1960?
TL: - Phát triển nhanh, quy mô rộng lờn, thu hút được đông đảo quần chúng tham gia.
HS thảo luận theo nhóm bàn (2HS)
 Dẫy 1: Phong trào “Đồng Khởi ” đã thu được kết quả như thế nào?
GV: Ngày 20/12/1960, tại xã Tân Lập, huyện Châu Thành (nay là Tân Biên) trong vùng căn cứ Tây Ninh, đại biểu các giai cấp, các tôn giáo, dân tộc toàn miền Nam đã họp, ra quyết định thành lập Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam.
Dẫy 2 : Vì sao phong trào “Đồng Khởi” lại diễn ra rộng khắp trong toàn miền Nam?
Dẫy 3 : Phong trào “Đồng Khởi” thắng lợi có ý nghĩa lich sử như thế nào?
Đại diện các nhóm báo cáo .
Các nhóm khác nhận xét bổ sung.
GV khái quát trên bảng phụ.
1. Đấu tranh chống chế độ Mĩ-Diệm, giữ gìn và phát triển lực lượng cách mạng.
a. Hoàn cảnh.
- Mĩ nhẩy vào miền Nam . Mĩ trở thành kẻ thù chính trực tiếp của nhân dân ta.
-Nhiện vụ : Chuyển từ đấu tranh vũ trang sang đấu tranh chính trị, nhằm bảo vệ hoà bình, giữ gìn và phát triển lực lượng.
b. Diễn biến.
- Thời kì 1954-1957: Đấu tranh chính trị chống Mĩ-Diệm, đòi thi hành hiệp định Giơ-ne-vơ.
- Thời kì 1958-1959: Kết hợp giữa đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang. Nhằm giữ gìn và phát triển lực lượng cách mạng.
2. Phong trào “Đồng Khởi “(1959-1960). 
a.Hoàn cảnh.
- Từ 1957-1959 Mĩ-Diệm mở rộng chính sách “tố cộng”, “diệt cộng” đàn áp cách mạng miền Nam. Tháng 5/1959, chúng cho ra đời bộ luật “phát xít 10-59”
-Mâu thuẫn giữa Mĩ-Nguỵ với nhân dân miền Nam rất sâu sắc.
- Nghị quyết 15, chỉ rõ con đường phát triển của cách mạng miền Nam là : cách mạng bạo lực, kết hợp giữa bạo lực chính trị và bạo lực vũ trang giành chính quyền.
b. Diễn biến.
- 2/1959 phong trào nổ ra ở Vĩnh Thạnh (Bình Định), Bắc ái (Ninh thuận) 
- 8/1959 Trà Bồng (Quảng Ngãi) 
- Ngày 17/1/1960, nhân dân 3 xã Định Thuỷ, Phước Hiệp, Bình Khánh( Mỏ Cày )đã nổi dậy phá tề, diệt ác ôn, giành chính quyền, thành lập Uỷ ban nhân dân tự quản. 
- Phong trào lan nhanh khắp huyện Mỏ Cày, khắp tỉnh Bến Tre và lan khắp miền Nam.
c. Kết quả.
- Làm lung lay tận gốc chính quyền địch .
- Ngày 20/12/1960 Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam việt Nam ra đời 
d. Nguyên nhân thắng lợi.
- Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng.
- Tinh thần yêu nước, quyết tâm giành độc lập của quần chúng nhân dân.
. ý nghĩa .
- Giáng một đòn nặng vào chính sách thực dân mới của Mĩ ở miền Nam.
- Đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của cách mạng miền Nam. Từ thế giữ gìn lực lượng chuyển sang thế tiến công liên tục.
- Chuyển từ đấu tranh chính trị sang kết hợp giữa đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang. 
 4. Củng cố- hướng dẫn học bài.
HS trình bày lại diễn biến của phong trào “Đồng Khởi” trên lược đồ.
Vì sao phong trào “Đồng khởi ” lại nổ ra? Kết quả và ý nghĩa của phong trào?
Chuẩn bị bài 29 cần nắm:
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng diễn ra trong hoàn cảnh nào? Nội dung và ý nghĩa của hội nghị?
Thành tựu chủ yếu của miền Bắc trong việc thực hiện kế hoạch Nhà nước 5 năm (1961- 1965)?
Vì sao Mĩ lại áp dụng chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” ở miền Nam? Nhân dân miền Nam đã chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ như thế nào? 
Dẫy 1: Phong trào 
 “Đồng Khởi ” đã thu được kết quả 
như thế nào?
Dẫy 2 : Vì sao phong trào “Đồng Khởi” lại diễn ra rộngkhắ trong toàn miền Nam?
Dẫy 3 : Phong trào “Đồng Khởi” thắng lợi có ý nghĩa lich sử như thế nào?
? Phong trào đấu tranh chống chế độ Mĩ-Diệm của nhân dân miền Nam trong những năm đầu sau Hiệp định Giơ-ne-vơ có thể chia làm mấy thời kì ? Mục tiêu cách mạng, phương pháp đấu tranh của từng thời kì?

Tài liệu đính kèm:

  • docBai giang hay Su 9.doc