Giáo án Lịch sử 6 - Năm học 2010-2011 - Nguyễn Thị Hồng Thuận

Giáo án Lịch sử 6 - Năm học 2010-2011 - Nguyễn Thị Hồng Thuận

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1/ Kiến thức:

 Nhận biết được :

-Khái niệm lịch sử

-Xã hội loài người có lịch sử hình thành và phát triển

-Mục đích học tập lịch sử ( để biết gốc tích tổ tiên , quê hương đất nước , để hiểu hiện tại)

2/ Tư tưởng :

 Bồi dưỡng cho HS ý thức về tính chính xác và sự ham thích trong học tập bộ môn.

3/ Kỹ năng:

 Giúp học sinh có khả năng trình bày và lý giải các sự kiện lịch sử khoa học, rõ ràng, chuẩn xác và xác định phương pháp học tập tốt, có thể trả lời được những câu hỏi cuối bài, đó là những kiến thức cơ bản nhất của bài

II/ THIẾT BỊ DẠY HỌC

- Gv :SGK, tranh ảnh.

- Hs : Đọc trước bài .

III/ TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC

1. ổn định tổ chức

2. Kiểm tra bài cũ

3. Bài mới.

 Con người, cỏ cây, mọi vật xung quanh ta ko phải từ khi sinh ra nó đã như thế này, mà nó đã trải qua một quá trình hình thành, tồn tại và phát triển, nghĩa là nó phải có một quá khứ. Để hiếu được quá khứ đó trí nhớ của chúng ta hoàn toàn ko đủ mà cần đến một KH. Đó là KH LS . Vậy KHLS là gì, chúng ta tìm hiểu bài hôm nay

Ho¹t ®éng cña thÇy vµ trß Néi dung

HĐ 1: Cá nhân / cả lớp

? Có phải ngay từ khi xuất hiện con người, cỏ cây, loài vật xung quanh ta đẫ có hình dạng như ngày nay không? GV - Tất cả những gì các em thấy ngày hôm nay (con người và vạn vật ) đều trải qua những thay đổi theo thời gian, trải qua quá trình hình thành, phát triển và biến đổi nghĩa là đều có 1 quá khứ => quá khứ đó là lịch sử .

? Vậy em hiểu lịch sử nghĩa là gì.?

 GV: ở đây, chúng ta chỉ giới hạn học tập LS loài người, từ khi loài người xuất hiện trên trái đất (cách đây mấy triệu năm) qua các giai đoạn nghèo khổ vì áp bức bóc lột, dần dần trở thành văn minh tiến bộ và công bằng.

? Có gì khác nhau giữa lịch sử 1 con người và LS của XH loài người.?

( - Lịch sử của 1 con người là quá trình sinh ra, lớn lên, già yếu, chết.

- Lịch sử xã hội loài người là không ngừng phát triển, là sự thay thế của một XH cũ bằng một XH mới tiến bộ và văn minh hơn .)

GVKL:Lịch sử chúng ta học là lịch sử xã hội loài người, tìm hiểu về toàn bộ những hoạt động của con người từ khi xuất hiện đến ngày nay.

Chuyển ý: Vậy chúng ta có cần học và tìm hiểu môn lịch sử không. Học lịch sử để làm gì? Để trả lời được câu hỏi này cô cúng các em chuyển qua tìm hiểu mục 2 của bài.

HĐ2: Cá nhân / cả lớp

- GV hướng dẫn HS quan sát kênh hình 1- SGK và trả lời.

? So sánh lớp học trường làng ngày xưa và lớp học hiện nay của các em có gì khác nhau ?

?Vì sao có sự khác nhau đó ?.

( Khung cảnh, lớp học, thầy trò, bàn ghế có sự khác nhau rất nhiều, sở dĩ có sự khác nhau đó là do XH loài người ngày càng tiến bộ, điều kiện học tập tốt hơn, trường lớp khang trang hơn.)

? Vậy chúng ta có cần biết những thay đổi đó không ? Tại sao có sự thay đổi đó?

( Cần biết.Quá khứ, tổ tiên, ông cha ta, dân tộc mình sống như thế nào ? và có sự thay đổi đó là do bàn tay khối óc của con người làm nên )

? Vậy chúng ta có phải học lịch sử không ? Và học LS để làm gì

 GVKL: - Con người nói chung, người Việt Nam và dân tộc Việt Nam nói riêng rất muốn biết về tổ tiên và đất nước của mình, để rút ra những bài học kinh nghiệm trong cuộc sống, trong lao động, trong đấu tranh để sống với hiện tại và hướng tới tương lai.

- Giúp ta tiếp thu những tinh hoa của nền văn minh thế giới.

- Các em phải biết quý trọng những gì mình đang có, biết ơn những người đã làm ra nó và xác định cho mình cần phải làm gì cho đất nước, cho nên học Lịch sử rất quan trọng.

GV gợi ý cho HS nói về truyền thống gia đình, ông bà, cha, mẹ, có ai đỗ đạt cao và có công với nước; quê hương em có những danh nhân nào nổi tiếng (hãy kể một vài-nét về danh nhân đó).

Chuyển ý : Đặc điểm của bộ môn Lịch sử là sự kiện lịch sử đã xảy ra không được diễn lại, không thể làm thí nghiệm như¬ các môn khoa học khác. Cho nên lịch sử phải dựa vào các tài liệu là chủ yếu để khôi phục lại bộ mặt chân thực của quá khứ.

HĐ3:Cá nhân/ cả lớp

? Vì sao em biết được gia đình, quê hương em ngày nay.

( Nghe kể, xem tranh ảnh, hiện vật )

GV yêu cầu HS kể chuyện "Sơn Tinh, Thuỷ Tinh" hay " Thánh Gióng".

( L.sử ông cha ta phải đấu tranh với thiên nhiên và giặc ngoại xâm.)

?Theo em đây là loại tư liệu gì .Vậy Tư liệu truyền miệng là gì?

GV khẳng định: Câu chuyện này là truyền thuyết được truyền miệng từ đời này qua đời khác ( từ khi nước ta chưa có chữ viết) sử học gọi đó là truyền miệng.

- GV cho HS quan sát H2.và giới thiệu Văn miếu- Quốc Tử Gíam hiện nay đã được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới vào ngày

? Bia tiến sĩ ở Văn Miếu quốc tử giám làm bằng gì.?

( Bằng đá)

? Trên bia ghi gì.

( Trên bia ghi tên tuổi, năm sinh, địa chỉ và năm đỗ của tiến sĩ .)

? Theo các em đây là loại tư liệu gì?Vậy thế nào là tư liệu hiện vật?

GV. Cho HS xem cuốn sách đại việt sử kí toàn thư và đọc cho hs nghe 1 vài ý trong cuốn sách.

? Theo các em đây là loại tư liệu gì? Vậy thế nào là tư liệu chữ viết?

- GVkhẳng định: Các di tích đồ vật của người xưa còn giữ được trong lòng đất hay trên mặt đất , đều gọi là tư liệu hiện vật cần phải gìn giữ , sử dụng. Đây là nguồn tư liệu chân thực còn lại của thời xưa giúp chúng ta hiểu biết và lại lịch sử.

? Ở Lộc Ninh – Bình Phước có những di tích lịch sử nào? Chúng ta cần phải làm gì?

 GV giải thích danh ngôn: "LS là thầy dạy của cuộc sống".

1/ Lịch sử là gì?

- Lịch sử là những gì diễn ra trong quá khứ.

-Lịch sử là khoa học tìm hiểu và dựng lại toàn bộ những hoạt động của con người và xã hội loài người trong quá khứ.

2/ Học lịch sử để làm gì?

-Để hiểu được cội nguồn của tổ tiên , ông cha, cội nguồn của dân tộc mình .

-Biết được ông cha đã sống và lao động như thế nào đẻ tạo nên đất nước ngày nay

-Từ đó biết quý trọng những gì mình đang có , biết ơn những người đã làm ra nó , biết mình phải làm gì cho đất nước

3/Dựa vào đâu để biết và dựng lại lich sử?

- Dựa vào tư liệu:

+ Truyền miệng (các chuyện dân gian .)

+ Hiện vật (những di tích, di vật, người xưa để lại.)

+ Chữ viết (các văn bản viết.).

 

doc 65 trang Người đăng vanady Lượt xem 1401Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lịch sử 6 - Năm học 2010-2011 - Nguyễn Thị Hồng Thuận", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1 Ngày soạn : 15/8/2010
Tiết 1 Ngày dạy 17/8/1010 
SƠ LƯỢC VỀ MÔN LỊCH SỬ
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1/ Kiến thức: 
 Nhận biết được :
-Khái niệm lịch sử 
-Xã hội loài người có lịch sử hình thành và phát triển 
-Mục đích học tập lịch sử ( để biết gốc tích tổ tiên , quê hương đất nước , để hiểu hiện tại)
2/ Tư tưởng : 
 Bồi dưỡng cho HS ý thức về tính chính xác và sự ham thích trong học tập bộ môn.
3/ Kỹ năng: 
 Giúp học sinh có khả năng trình bày và lý giải các sự kiện lịch sử khoa học, rõ ràng, chuẩn xác và xác định phương pháp học tập tốt, có thể trả lời được những câu hỏi cuối bài, đó là những kiến thức cơ bản nhất của bài
II/ THIẾT BỊ DẠY HỌC
- Gv :SGK, tranh ảnh.
- Hs : Đọc trước bài .
III/ TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới.
 Con người, cỏ cây, mọi vật xung quanh ta ko phải từ khi sinh ra nó đã như thế này, mà nó đã trải qua một quá trình hình thành, tồn tại và phát triển, nghĩa là nó phải có một quá khứ. Để hiếu được quá khứ đó trí nhớ của chúng ta hoàn toàn ko đủ mà cần đến một KH. Đó là KH LS . Vậy KHLS là gì, chúng ta tìm hiểu bài hôm nay
Ho¹t ®éng cña thÇy vµ trß
Néi dung 
HĐ 1: Cá nhân / cả lớp
? Có phải ngay từ khi xuất hiện con người, cỏ cây, loài vật xung quanh ta đẫ có hình dạng như ngày nay không? GV - Tất cả những gì các em thấy ngày hôm nay (con người và vạn vật ) đều trải qua những thay đổi theo thời gian, trải qua quá trình hình thành, phát triển và biến đổi nghĩa là đều có 1 quá khứ => quá khứ đó là lịch sử .
? Vậy em hiểu lịch sử nghĩa là gì.?
 GV: ở đây, chúng ta chỉ giới hạn học tập LS loài người, từ khi loài người xuất hiện trên trái đất (cách đây mấy triệu năm) qua các giai đoạn nghèo khổ vì áp bức bóc lột, dần dần trở thành văn minh tiến bộ và công bằng.
? Có gì khác nhau giữa lịch sử 1 con người và LS của XH loài người.?
( - Lịch sử của 1 con người là quá trình sinh ra, lớn lên, già yếu, chết.
- Lịch sử xã hội loài người là không ngừng phát triển, là sự thay thế của một XH cũ bằng một XH mới tiến bộ và văn minh hơn .)
GVKL:Lịch sử chúng ta học là lịch sử xã hội loài người, tìm hiểu về toàn bộ những hoạt động của con người từ khi xuất hiện đến ngày nay.
Chuyển ý: Vậy chúng ta có cần học và tìm hiểu môn lịch sử không. Học lịch sử để làm gì? Để trả lời được câu hỏi này cô cúng các em chuyển qua tìm hiểu mục 2 của bài.
HĐ2: Cá nhân / cả lớp
- GV hướng dẫn HS quan sát kênh hình 1- SGK và trả lời.
? So sánh lớp học trường làng ngày xưa và lớp học hiện nay của các em có gì khác nhau ? 
?Vì sao có sự khác nhau đó ?.
( Khung cảnh, lớp học, thầy trò, bàn ghế có sự khác nhau rất nhiều, sở dĩ có sự khác nhau đó là do XH loài người ngày càng tiến bộ, điều kiện học tập tốt hơn, trường lớp khang trang hơn..)
? Vậy chúng ta có cần biết những thay đổi đó không ? Tại sao có sự thay đổi đó?
( Cần biết..Quá khứ, tổ tiên, ông cha ta, dân tộc mình sống như thế nào ? và có sự thay đổi đó là do bàn tay khối óc của con người làm nên)
? Vậy chúng ta có phải học lịch sử không ? Và học LS để làm gì
 GVKL: - Con người nói chung, người Việt Nam và dân tộc Việt Nam nói riêng rất muốn biết về tổ tiên và đất nước của mình, để rút ra những bài học kinh nghiệm trong cuộc sống, trong lao động, trong đấu tranh để sống với hiện tại và hướng tới tương lai.
- Giúp ta tiếp thu những tinh hoa của nền văn minh thế giới.
- Các em phải biết quý trọng những gì mình đang có, biết ơn những người đã làm ra nó và xác định cho mình cần phải làm gì cho đất nước, cho nên học Lịch sử rất quan trọng.
GV gợi ý cho HS nói về truyền thống gia đình, ông bà, cha, mẹ, có ai đỗ đạt cao và có công với nước; quê hương em có những danh nhân nào nổi tiếng (hãy kể một vài-nét về danh nhân đó).
Chuyển ý : Đặc điểm của bộ môn Lịch sử là sự kiện lịch sử đã xảy ra không được diễn lại, không thể làm thí nghiệm như các môn khoa học khác. Cho nên lịch sử phải dựa vào các tài liệu là chủ yếu để khôi phục lại bộ mặt chân thực của quá khứ...
HĐ3:Cá nhân/ cả lớp
? Vì sao em biết được gia đình, quê hương em ngày nay.
( Nghe kể, xem tranh ảnh, hiện vật)
GV yêu cầu HS kể chuyện "Sơn Tinh, Thuỷ Tinh" hay " Thánh Gióng". 
( L.sử ông cha ta phải đấu tranh với thiên nhiên và giặc ngoại xâm.)
?Theo em đây là loại tư liệu gì .Vậy Tư liệu truyền miệng là gì?
GV khẳng định: Câu chuyện này là truyền thuyết được truyền miệng từ đời này qua đời khác ( từ khi nước ta chưa có chữ viết) sử học gọi đó là truyền miệng.
- GV cho HS quan sát H2.và giới thiệu Văn miếu- Quốc Tử Gíam hiện nay đã được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới vào ngày 
? Bia tiến sĩ ở Văn Miếu quốc tử giám làm bằng gì.?
( Bằng đá)
? Trên bia ghi gì.
( Trên bia ghi tên tuổi, năm sinh, địa chỉ và năm đỗ của tiến sĩ .)
? Theo các em đây là loại tư liệu gì?Vậy thế nào là tư liệu hiện vật?
GV. Cho HS xem cuốn sách đại việt sử kí toàn thư và đọc cho hs nghe 1 vài ý trong cuốn sách.
? Theo các em đây là loại tư liệu gì? Vậy thế nào là tư liệu chữ viết?
- GVkhẳng định: Các di tích đồ vật của người xưa còn giữ được trong lòng đất hay trên mặt đất , đều gọi là tư liệu hiện vật cần phải gìn giữ , sử dụng. Đây là nguồn tư liệu chân thực còn lại của thời xưa giúp chúng ta hiểu biết và lại lịch sử.
? Ở Lộc Ninh – Bình Phước có những di tích lịch sử nào? Chúng ta cần phải làm gì?
 GV giải thích danh ngôn: "LS là thầy dạy của cuộc sống".
1/ Lịch sử là gì?
- Lịch sử là những gì diễn ra trong quá khứ.
-Lịch sử là khoa học tìm hiểu và dựng lại toàn bộ những hoạt động của con người và xã hội loài người trong quá khứ.
2/ Học lịch sử để làm gì?
-Để hiểu được cội nguồn của tổ tiên , ông cha, cội nguồn của dân tộc mình .
-Biết được ông cha đã sống và lao động như thế nào đẻ tạo nên đất nước ngày nay 
-Từ đó biết quý trọng những gì mình đang có , biết ơn những người đã làm ra nó , biết mình phải làm gì cho đất nước
3/Dựa vào đâu để biết và dựng lại lich sử?
- Dựa vào tư liệu: 
+ Truyền miệng (các chuyện dân gian .)
+ Hiện vật (những di tích, di vật, người xưa để lại.)
+ Chữ viết (các văn bản viết.).
4/ Sơ kết bài học
 ? Lịch sử là gì ?Học lịch sử để làm gì?
 ? Em hãy kể tên những chuyện dân gian có những chi tiết giúp em biết được LS.
( Con Rồng.., Bánh Chưng , Thánh Gióng, Sự Tích Hồ Gươm..)
Các nhà sử học xa xưa đã nói: "Sử để ghi chép việc, mà việc thì hay hoặc dở đều làm gương răn dạy cho đời sau. Các nước ngày xưa nước nào cũng đều có sử; sử phải tỏ rõ được sự phải - trái, công bằng, yêu ghét, vì lời khen của sử còn vinh dự! (hơn áo đẹp của vua ban, lời chê của sử còn nghiêm khắc hơn búa rìu, sử thực sự là cái cân, cái 
gương của muôn đời).
(Theo ĐVSKTT tập I, NXB KHXH, Hà Nội, 1972)
5/ Hướng dẫn về nhà
- Nắm vững nội dung bài.
- Đọc trước bài 2 và trả lời câu hỏi SGK. Chuẩn bị lịch treo tường.
Tuần 2 Ngày soạn : 17/8/2010
Tiết 2 Ngày dạy /8/1010 
Bài 2: CÁCH TÍNH THỜI GIAN TRONG LỊCH SỬ
I.MỤC TIÊU BÀI HỌC
1 Kiến thức
-Tầm quan trọng của việc tính thời gian trong lịch sử. 
- Hiểu được các khái niệm Thập kỉ, Thế kỉ Thiên niên kỉ. Thời gian trước công nguyên , sau công nguyên . 
- Biết nguyên tắc và cách làm lịch .
2. Tư tưởng
- Giúp cho học sinh biết quý thời gian, biết tiết kiệm thời gian. Bồi dưỡng cho học sinh ý thức về tính chính xác và tác phong khoa học trong mọi việc.
3. Kĩ năng
- Bồi dưỡng cho HS cách ghi, tính năm tính khoảng cách giữa các thế kỉ chính xác.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
- Bảng những ngày lịch sử và kỉ niệm
- Trục số biểu thị thời gian trước và sau công nguyên
- Lịch tường
III. TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC
1/ Ổn định lớp
2/Kiểm tra bài cũ
Câu hỏi . Trình bày ngắn gọn Lịch sử là gì?
TL: - Lịch sử là những gì diễn ra trong quá khứ.
- Lịch sử là khoa học tìm hiểu và dựng lại toàn bộ những hoạt động của con người và xã hội loài người trong quá khứ
Câu hỏi . Tại sao chúng ta phải học Lịch sử?
TL :-Để hiểu được cội nguồn của tổ tiên , ông cha, cội nguồn của dân tộc mình .
-Biết được ông cha đã sống và lao động như thế nào đẻ tạo nên đất nước ngày nay 
-Từ đó biết quý trọng những gì mình đang có , biết ơn những người đã làm ra nó , biết mình phải làm gì cho đất nước
3/ Bài mới
Các em đã biết LS là những gì xảy ra trong quá khứ theo thứ tự thời gian. Vậy muốn hiểu và dựng lại LS phải sắp xếp các sự kiện đó theo thứ tự thời gian cách tính thời gian trong LS như thế nào, thế giới đã dùng lịch ra sao ? Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu được điều này.
Hoạt động dạy và học
Nội dung
H Đ 1: 
GV: Bài trước chúng ta đã khẳng định :Lịch sử là những gì xảy ra trong quá khứ, muốn hiểu rõ những sự kiện trong quá khứ, cần phải xác định thời gian chuẩn xác. Từ thời nguyên thủy, con người đã tìm cách ghi lại sự việc theo trình tự thời gian.
GV hướng dẫn HS xem hình 2 SGK:
?. Có phải các bia tiến sĩ ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám được lập cùng một năm không.
HS trả lời: - Không.
GV sơ kết và KL :- Không phải các bia tiến sĩ được lập cùng một năm. Có người đỗ trước, người đỗ sau, cho nên có người được dựng bia trước, người được dựng bia sau khá lâu. Như vậy, người xưa đã có cách tính và ghi thời gian. Việc tính thời gian rất quan trọng, nó giúp chúng ta hiểu nhiều điều.
 -Xác định thời gian là nguyên tắc cơ bản quan trọng của môn lịch sử. 
HS đọc SGK đoạn "Từ xưa, con người.... thời gian được bắt đầu từ đây".
? Dựa vào đâu, bằng cách nào, con người sáng tạo ra được cách tính thời gian và làm ra lịch?
HSTL : Dựa theo sgk 
GVKL .Nguyên tắc của phép làm lịch là dựa vào chu kì vòng quay của Trái Đất quanh trục nó, của Mặt Trăng quanh Trái Đất , của Trái Đất quanh Mặt Trời , tạo nên ngày , đêm , tháng , mùa trong năm
? Các em biết trên thế giới hiện nay có những loại lịch chính nào?
HSTL : Âm lịch và Dương lịch.
?- Em cho biết cách tính của âm lịch và dương lịch?
HSTL: 
-Âm lịch: Căn cứ vào sự di chuyển của Mặt trăng xung quanh Trái Đất (1 vòng) là 1 năm (từ 360 ® 365 ngày), 1 tháng (từ 29 ® 30 ngày).
-Dương lịch: Căn cứ vào sự di chuyển của Trái Đất xung quanh Mặt Trời (1 vòng) là 1 năm (365 ngày+1/4 ngày) nên họ xác định 1 tháng có 30 hoặc 31 ngày, riêng tháng 2 có 28 ngày.
GV giải thích và sơ kết 
-Mỗi quốc gia, dân tộc, khu vực có cách làm lịch riêng. Nhìn chung, có 2 cách tính: 
Căn cứ vào sự di chuyển của Mặt trăng xung quanh Trái Đất (1 vòng) là 1 năm (từ 360 ® 365 ngày), 1 tháng (từ 29 ® 30 ngày). -> Âm lịch:
Căn cứ vào sự di chuyển của Trái Đất xung quanh Mặt Trời (1 vòng) là 1 năm (365 ngày+1/4 ngày) nên họ xác định 1 tháng có 30 hoặc 31 ngày, riêng tháng 2 có 28 ngày -> Dương lịch:
?Các em hãy nhìn vào bảng ghi trong trang 6 SGK, xác  ... chủ quan không đề phòng , lại mất hết tướng giỏi nên thất bại nhanh chóng .Nước ta rơi vào ách thống trị của nhà Triệu
*Nguyên nhân thất bại
Do An Dương Vương chủ quan , thiếu cảnh giác , nội bộ mất đoàn kết
*Bài học 
-đối với kẻ thù phải tuyệt đối cảnh giác.
- Vua phải tin tưởng ở trung thần.
- Vua phải dựa vào dân để đánh giặc, bảo vệ đất nước.
3. Bài mới
Chúng ta vừa học xong thời kì lịch sử từ khi xuất hiện những người đầu tiên trên đất nước ta đến thời dựng nước Văn Lang – Âu Lạc .Tiết học hôm nay chúng ta cùng điểm lại ...
Hoạt động dạy và học
Nội dung
Hoạt động 1 nhóm
GV chia lớp thành 4 nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm 
HS Làm việc theo nhóm 
Hoạt động 2. Cá nhân
?. Nhóm 1 trình bày kết quả học tập
Các nhóm khác nhận xét,bổ sung 
GV .dùng bản đồ hình 24 SGK phóng to treo trên bảng để HS có thể xác định vùng những người Việt cổ cư trú.
?. Nhóm 2 báo cáo kết quả kết học tập 
Các nhóm khác nhận xét,bổ sung 
GV .dùng bản đồ hình 24 SGK phóng to treo trên bảng để HS có thể xác định vùng những người Việt cổ cư trú.
?. Nhóm 3 báo cáo kết quả kết học tập 
Các nhóm khác nhận xét,bổ sung 
?. Nhóm 4 báo cáo kết quả kết học tập 
Các nhóm khác nhận xét,bổ sung 
GV giải thích:
+ Trống đồng là vật tượng trưng cho văn minh Văn Lang-Âu Lạc:
Nhìn vào các hoa văn của trống đồng người ta có thể thấy những văn hóa vật chất và tinh thần của thời kì đó.
Trống đồng dùng trong lễ hội cầu mưa thuận gió hoà.
+ Thành Cổ Loa: Là kinh đô của nước Âu
Lạc, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của đất nước, khi có chiến tranh thành Cổ Loa là một công trình quân sự lớn để bảo vệ an ninh quốc gia.
Bởi vì xung quanh 3 vùng thành đều là các hào nước được nói với sông Hoàng và
sông Hồng, từ đó ta có thể tiến lên Tây Bắc, Việt Bắc và ra biển bằng đường thủy.
GV dùng sơ đổ khu thành Cố Loa (hình 41) để phân tích những giá trị của thành Cổ Loa.
1. Dấu tích của sự xuất hiện những người đầu tiên trên đất nước ta ? 
- Thời gian cách đây khoảng 40 - 30 vạn năm. 
-Địa điểm ở hang Thẩm Hai, Thẩm Khuyên Lạng Sơn).Núi Đọ thanh Hoá), 
2. Xã hội nguyên thủy Việt Nam trải qua những giai đoạn nào?
3. Những điều kiện dẫn đến sự ra đời của nhà nước Văn Lang và Âu Lạc ? 
- Vùng cư trú được mở rộng 
- Hình thành các bộ lạc lớn , định cư lâu dài
-Công cụ được cải tiên , sản xuất phát triển
-Xã hội đã có sự phân hóa giàu nghèo
- Nhu cầu trị thủy bảo vệ muag màng ,giải quyết các xung đột giửa các bộ lạc và bộ tộc người , chống ngoại xâm
4. Những công trình văn hóa tiêu biểu của thời Văn Lang Âu Lạc?
- Trống đồng và thành Cổ Loa.
4.Sơ kết bài học
GV sơ kết: Thời Văn Lang-Âu Lạc để lại cho chúng ta:
Tổ quốc nhà nước Văn Lang-Âu Lạc mở đầu thời kì đựng nước và giữ nước.
Thuật luyện kim: sản xuất ra các công cụ đồng và sắt làm cho năng suất lao động cao hơn, đời sống nhân dân ổn định hơn.
Người dân lúc đó chủ yếu sống bằng nền kinh tế trồng lúa nước với 2 ngành chính là trồng trọt và chăn nuôi. Dân tộc ta hình thành những phong tục tập quán riêng.
Thờ thần Mặt Trời, thần sấm, thần ma, thần
5.Hướng dẫn về nhà
Ôn lại bài học tiết sau thi học kì 
-----------------************----------------
Tuần 18 	Ngày soạn 3/12/2010
Tiết 18 	Ngày dạy: 
KIỂM TRA HỌC KÌ I
I.MỤC TIÊU BÀI HỌC
- Kiểm tra, đánh giá chất lượng học tập của các em 
II.THIẾT BỊ DẠY HỌC
-Đề thi và đáp án
III.TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC
1.Ổn định tổ chức 
2.Kiểm tra bài cũ
3.Bài mới
* MA TRẬN ĐỀ THI
Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Tổng điểm
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Văn hóa cổ đại
Nước Văn Lang – Âu Lạc
Nước Văn Lang
Nước Âu Lạc
* ĐỀ THI
I.TRẮC NGHIỆM ( 3 điểm)
1/ Khoanh tròn vào một chữ cái đầu câu trả lời đúng (1 điểm)
Câu 1.Người phương Đông cổ đại sử dụng loại chữ nào trong các loại chữ sau:
Chữ tượng hình
Chữ cái a,b,c
Chữ Nôm
Chữ Hán
Câu 2.Thời Văn Lang – Âu Lạc đã để lại những công trình văn hóa tiêu biểu nào.
Trống đồng 
Thành Cổ Loa 
Nỏ thần , trống đồng 
Trống đồng, thành Cổ Loa
2/ Lựa chọn cụm từ thích hợp rồi điền vào chổ chấm (...)trong câu sau. (1 điểm)
Cụm từ: Bạch Hạc – Việt Trì -Phú Thọ ; Văn Lang ; Bồ chính ; Lạc tướng 
Hùng vương lên ngôi , đặt tên nước là (1) ...................................Đóng đô ở (2).................................................., chia nước ra làm 15 bộ .Vua giữ mọi quyền hành trong nước .Đứng đầu các Bộ là (3).............................................Đứng đầu các Chiềng chạ là(4)....................................................Nhà nước chưa có luật pháp và quân đội. 
3/ Nối ý ở cột A với ý ở cột B sao cho đúng (1 điểm)
A
Thời kì đầu dựng nước
B
Những sự kiện chính
Đáp án
1.Thế kỉ VII TCN
a. Kháng chiến chống quân xâm lược Tần 
1 +
2.Năm 214- 208 TCN
b.Nước Văn Lang thành lập
2 +
3.Năm 207 TCN
c.Nước Âu Lạc bị quân Triệu Đà xâm chiếm
3 +
4.Năm 179 TCN
d.Thục Phán lập nước Âu Lạc
4 +
II.TỰ LUẬN (7 điểm)
Câu 1. Trình bày những nét chính trong đời sống vật chất của cư dân Văn Lang? (điểm)
Câu 2. Vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước Âu Lạc ? Tổ chức nhà nước Âu Lạc có gì khác so với nhà nước Văn Lang?(điểm)
Câu 3.Nêu nguyên nhân thất bại của An Dương Vương trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Triệu Đà? Sự thất bại của An Dương Vương để lại cho đời sau bài học gì?(điểm)
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN SỬ 6 ( đề chính)
I.TRẮC NGHIỆM ( 3 điểm)
1/Mỗi câu đúng được 0,5 điểm
Câu 1. A
Câu 2. D
2/ Mỗi câu đúng được 0,25 điểm
1 – Văn Lang
2 – Bạch Hạc – Việt Trì -Phú Thọ
3 – Lạc tướng
4 – Bồ chính
3/ Mỗi câu đúng được 0,25 điểm
1 – b
2 – a
3 – d
4 – c
II.TỰ LUẬN (7 điểm)
Câu
Đáp án
Điểm
1
-Họ ở nhà sàn, mái cong hình thuyền hay mái tròn hình mui thuyền, làm bằng tre, gỗ nứa, lá. 
Làng, chạ thường gồm vài chục gia đình , sống ven đồi , ven sông , ven biển
-Họ đi lại bằng thuyền
-Thức ăn chính là cơm nếp, cơm tẻ rau, cà, cá, thịt. biết làm muối, mắm cá và dùng gừng làm gia vị .
-Về trang phục:Nam: đóng khố, mình trần, đi chân đất.
Nữ: mặc váy, áo xẻ giữa, có yếm che ngực; tóc cắt ngắn bỏ xõa hoặc búi tó, hoặc tết đuôi sam thả sau lưng.
Ngày lễ họ thích đeo đồ trang sức, phụ nữ mặc váy xòe kết bằng lông chim, đội mũ cắm lông chim hay bông lau.
0, 5
0,25
0,25
0,5
0,75
0,25
2
-Sơ đồ bộ máy nhà nước Âu Lạc.
Hùng vương
Lạc hầu – Lạc tướng
(trung ương)
Lạc tướng
(bộ)
Lạc tướng
(bộ)
Bồ chính
(chiềng ,chạ)
Bồ chính
(chiềng ,chạ)
Bồ chính
(chiềng ,chạ)
-Bộ máy nhà nước thời An Dương Vương không có gì thay đổi so với trước, chỉ khác quyền hành nhà nước đã cao hơn trước ,Vua có quyền thế hơn trong việc trị nước.
1,5
1
3
Nguyên nhân thất bại
Do An Dương Vương chủ quan , thiếu cảnh giác , nội bộ mất đoàn kết
Bài học 
- Tinh thần cảnh giác.
- Tinh thần đoàn kết 
- Phải tin tưởng ở trung thần.
1
1
* MA TRẬN ĐỀ THI
Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Tổng điểm
Các quốc gia cổ đại phương Đông
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Nước Văn Lang
Nước Âu Lạc
Nước Văn Lang – Âu Lạc
Những chuyển biến trong đời sống kinh tế
* ĐỀ THI
I.TRẮC NGHIỆM ( 3 điểm)
1/ Khoanh tròn vào một chữ cái đầu câu trả lời đúng (1 điểm)
Câu 1.Các quốc gia cổ đại phương Đông được hình thành chủ yếu ở :
Trên các bán đảo ven biển Địa Trung Hải
Các cao nguyên
Ở vùng đồi núi và trung du
Ở lưu vực các con sông lớn
Câu 2.Người kiệt tuấn chỉ huy đánh tan quân Tần , sau tự xưng là An Dương Vương , người đó là:
Ngô Quyền
Thục Phán
Mai Thúc Loan
Phùng Hưng
2/ Điền các cụm từ thích hợp vào chổ chấm (...) cho trọn vẹn câu nói của Hồ Chí Minh (1 điểm)
	“ Các ...............................đã có công ...........................
 ...................................phải cùng nhau ...............................”
3/ Nối ý ở cột A với ý ở cột B sao cho đúng (1 điểm)
A
Thời kì đầu dựng nước
B
Những sự kiện chính
Đáp án
1.Thế kỉ VII TCN
a. Kháng chiến chống quân xâm lược Tần 
1 +
2.Năm 214- 208 TCN
b.Nước Văn Lang thành lập
2 +
3.Năm 207 TCN
c.Nước Âu Lạc bị quân Triệu Đà xâm chiếm
3 +
4.Năm 179 TCN
d.Thục Phán lập nước Âu Lạc
4 +
II.TỰ LUẬN (7 điểm)
Câu 1. Người nguyên thủy thời Phùng Nguyên – Hoa Lộc đã có những phát minh quan trọng nào. Ý nghĩa và tầm quan trọng của những phát minh đó? ( 2 điểm)
Câu 2. Trình bàynhững nét chính trong đời sống tinh thần của cư dân Văn Lang? (2,5điểm)
Câu 3.Cuộc kháng chiến chống quân Tần xâm lược đã diễn ra như thế nào? Em nghĩ sao về tinh thần chiến đấu của người Tây Âu – Lạc Việt ?(2,5điểm)
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN SỬ 6 ( đề phụ)
I.TRẮC NGHIỆM ( 3 điểm)
1/ Mỗi câu đúng được 0,5 điểm
Câu 1. D
Câu 2. B
2/ Mỗi câu đúng được 0,25 điểm
	Các vua Hùng đã có công dựng nước 
 Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước 
3/ Mỗi ý đúng được 0,25 điểm 
1 – b
2 – a
3 – d
4 – c
II.TỰ LUẬN (7 điểm)
Câu
Đáp án
Điểm
1
-Có hai phát minh quan trọng đó là:Thuật luyện kim và nghề nông trồng lúa nước.
-Thuật luyện kim ra đời đánh dấu bước tiến trong chế tác công cụ sản xuất , làm cho sản xuất phát triển
- Sự ra đời của nghề nông trồng lúa nước có ý nghĩa và tầm quan trọng đặc biệt trong quá trình tiến hóa của con người : từ đây con người có thể định cư lâu dài ở các đồng bằng ven các con sông lớn ; cuộc sống được ổn định hơn , phát triển hơn cả về vật chất và tinh thần .
1
0,25
0,75
2
-Xã hội đã chia thành nhiều tầng lớp khác nhau : những người quyền quý , đan tự do, nô tì .Sự phân biệt giữa các tầng lớp chưa sâu sắc
-Thường tổ chức lễ hội, vui chơi. Nhạc cụ là trống đồng, chiêng, khèn.
-Cư dân Văn Lang có một số phong tục tập , tập quán như: ăn trầu nhuộm răng; xăm mình; thờ cúng tổ tiên,các lực lượng tự nhiên như núi, sông, Mặt Trời, Mặt Trăng, đất, nước.Người chết được chôn cất cẩn thận 
0,5
1
1
3
-Năm 218 TCN nha Tần đánh xuống phương Nam để mở rộng bờ cõi.
-Sau 4 năm chinh chiến , quân Tần kéo đến vùng Bắc Văn Lang nơi người Lạc Việt cùng sống với người Tây Âu 
-Cuộc kháng chiến bùng nổ , nhười thủ lĩnh Tây Âu bị giết , nhưng nhân dân Tây Âu –Lạc Việt không chịu đầu hàng .Họ tôn người kiệt tuấn tên là Thục Phán lên làm tướng , ngày ở yên , đêm đến ra đánh quân Tần 
- 6 năm sau người Việt đã đại phá quân Tần , giết được hiệu úy Đồ Thư , nhà Tần bãi binh.Kháng chiến thắng lợi vẻ vang.
-Người Tây Âu – Lạc Việt chiến đấu rất dũng cảm , mưu trí , biết dựa vào địa thế núi rừng đánh lâu dài với quân giặc .
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
4.Sơ kết bài học.
Thu bài và chấm bài
5.Hướng dẫn về nhà
Chuẩn bị bài 17 Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng
Nước Âu Lạc từ thế kỉ II TCN đến thế kỉ I có gì thay đổi
Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trung bùng nổ như thế nào
Chú ý các câu hỏi in nghiêng giữa bài

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN LICH SU 6 CA NAM.doc