Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp Lớp 8 - Tìm hiểu về những tấm gương tốt - Năm học 2010-2011

Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp Lớp 8 - Tìm hiểu về những tấm gương tốt - Năm học 2010-2011

I. Mục tiêu:

+ Giúp HS tính hiếu học, sự ham hiểu biết và tinh thần vượt khó vươn lên đạt được kết quả cao trong học tập.

+ HS có thái độ, động cơ, phương pháp học tập tốt.

+ HS biết đoàn kết cùng nhau học tập và rèn luyện, biết áp dụng phương pháp học tập tốt.

 II. Nội dung và hình thức:

 1. Nội dung:

 - Tư liệu về tấm gương học tốt, ham học, hiếu học, những gương vượt khó vươn lên để học tốt Trong trường ta hay tìm hiểu trong sách báo trong phòng truyền thống.

 - Các câu đố về toán học.

 2. Hình thức hoạt động:

 - Thi tìm hiểu- Thi giải đáp các câu hỏi.

 III. Chuẩn bị hoạt động:

 1. Phương tiện hoạt động:

 - Tài liệu về những tấm gương học tập tốt.

 - Các câu hỏi về toán học.

 1) Nêu đ/n hình bình hành?

 2) Nêu đ/n hình thang?

 3) Nêu tính chất đường trung bình của tam giác?

 4) Nêu tính chất đường trung bình của hình thang?

 5) Dấu hiệu nhận biết H.B.H?

 6) (A+B)2 = .

7) A3 - B3 = .8) A2 - B2 =

9) (A-B)2 = .10) (A+B)3 = .

 - Bảng chấm điểm.

 2. Về tổ chức:

 - GVCN họp lớp phổ biến yêu cầu, nội dung hoạt động và họp cán bộ lớp phân công nhiệm vụ.

 - Yêu cầu tất cả các học sinh trong tổ thảo luận và phân công tìm hiểu tấm gương học tập tốt để nêu trước lớp.

 - Điều khiển chương trình: Như Quỳnh

 - Ban giám khảo: Bạn Nguyễn Việt Tường và Cô giáo CN.

 - Chuẩn bị bảng điểm: Nguyễn Việt Tường.

 

doc 7 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 915Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp Lớp 8 - Tìm hiểu về những tấm gương tốt - Năm học 2010-2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	Ngày soạn: 04/10/2010 
Chủ điểm tháng 10
CHĂM NGOAN HỌC GIỎI
	Hoạt động 1: THI TÌM HIỂU NHỮNG TẤM GƯƠNG HỌC TỐT
	Thời lượng: 45 phút
	I. Mục tiêu: 
+ Giúp HS tính hiếu học, sự ham hiểu biết và tinh thần vượt khó vươn lên đạt được kết quả cao trong học tập.
+ HS có thái độ, động cơ, phương pháp học tập tốt.
+ HS biết đoàn kết cùng nhau học tập và rèn luyện, biết áp dụng phương pháp học tập tốt.
 	II. Nội dung và hình thức:
	1. Nội dung: 
	- Tư liệu về tấm gương học tốt, ham học, hiếu học, những gương vượt khó vươn lên để học tốtTrong trường ta hay tìm hiểu trong sách báo trong phòng truyền thống.
	- Các câu đố về toán học.
	2. Hình thức hoạt động: 
	- Thi tìm hiểu- Thi giải đáp các câu hỏi.
	III. Chuẩn bị hoạt động:
	1. Phương tiện hoạt động: 
	- Tài liệu về những tấm gương học tập tốt.
	- Các câu hỏi về toán học.
	1) Nêu đ/n hình bình hành?
	2) Nêu đ/n hình thang?
	3) Nêu tính chất đường trung bình của tam giác?
	4) Nêu tính chất đường trung bình của hình thang?
	5) Dấu hiệu nhận biết H.B.H? 
	6) (A+B)2 = .	
7) A3 - B3 = .8) A2 - B2 =
9) (A-B)2 =.10) (A+B)3 =.
	- Bảng chấm điểm. 
	2. Về tổ chức:
	- GVCN họp lớp phổ biến yêu cầu, nội dung hoạt động và họp cán bộ lớp phân công nhiệm vụ.
	- Yêu cầu tất cả các học sinh trong tổ thảo luận và phân công tìm hiểu tấm gương học tập tốt để nêu trước lớp.
	- Điều khiển chương trình: Như Quỳnh
	- Ban giám khảo: Bạn Nguyễn Việt Tường và Cô giáo CN.
	- Chuẩn bị bảng điểm: Nguyễn Việt Tường.
	- Ma két : THI TÌM HIỂU VỀ GƯƠNG HỌC TỐT	
	- Trang trí: Tổ trực nhật.	 
	IV. Tiến hành hoạt động:
Người thực hiện
Nội dung
T.lượng
DCT 
Hoạt động 1: Khởi động
- Hát tập thể.
- Tuyên bố lí do: Chúng ta đã biết đến những tấm gương gương học sinh Việt Nam làm rạng danh tổ quốc ta tại các kì thi quốc tế về Toán học, Tin học, Vật lí v.v Chúng ta đã nghe nói đến những bạn học sinh tuy bị thiệt thòi về hoàn cảnh, thân thể nhưng vẫ vươn lên học tập tốt. Họ đã từng làm cho ta cảm phục, luôn xứng đáng để ta noi theo. Họ là ai, ở đâu, chúng ta sẽ học tập ở họ những điều gì?.. Đó là lí do của buổi sinh hoạt hôm nay
- Đến dự với buổi sinh hoạt có:..
- Để tiến hành buổi sinh hoạt hôm nay tôi xin đề nghị các tổ thành lập nhóm gồm 4 bạn để thi đua giữa các tổ.
* Bạn Nguyễn Việt Tường và mời cô giáo chủ nhiệm làm ban giám khảo
Các bạn có nhất trí không? ( cho tràng pháo tay).
Xin mời BGK lên bàn làm việc
- Sau đây tôi xin thông qua c.trình của buổi sinh hoạt.
Phần 1: Tìm hiểu về gương học tốt .
Phần 2: Các tổ thi trả lời bằng cách tự chọn câu hỏi về môn toán. (Mổi câu trả lời đúng được 10 điểm. Nếu có câu hỏi mà không tổ nào trả lời đúng thì dành cho các bạn trong lớp là cổ động viên)
5 phút
DCT & đại diên các tổ
Hoạt động 2: Phần thi 1
 Tìm hiểu về gương học tốt về gương học tốt.
- Phần thi đua của tổ 1:
- Phần thi đua của tổ 2:
- Phần thi đua của tổ 3:
- Phần thi đua của tổ 4:
15 phút
DCT
và thành viên các tổ
Hoạt động 3: Phần thi 2
Trả lời câu hỏi vê môn toán.
Các tổ tự chọn câu hỏi: 1;2;3;4
15 phút
DCT
BGK
Hoạt động 4: Tổng kết
- Bạn Thuỳ Linh cho lớp sinh hoạt văn nghệ 
- BGK tổng hợp điểm công bố kết quả qua hai vòng thi và chọn ra giải nhất nhì. Đề nghị lớp nhiệt liệt hoan nghênh thành tích của tổ......
5 phút
	V. Kết thúc hoạt động: (5 phút)
	- Bạn Việt Tường nhận xét đánh giá buổi sinh hoạt ( Khâu chuẩn bị, tham gia thảo luận, tham gia văn nghệ.)
	- Cô giáo chủ nhiệm nhận xét và dặn dò công việc sắp tới:
	 "HÁT VỀ MÁI TRƯỜNG VÀ QUÊ HƯƠNG"
BẢNG CHẤM ĐIỂM CHO CÁC TỔ
TT
Tổ 1
Tổ 2
Tổ 3
Tổ 4
Phân tìm hiểu (20 đ)
Trả lời câu hỏi
mổi
câu
đúng
10đ
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Tổng cộng
Câu chuyện về cậu học sinh lớp 5 đoạt HCV cuộc thi giải Toán qua Internet:
 “Lớn lên em muốn được đi du học nước ngoài và nghiên cứu về toán học để phát minh các công trình khoa học vĩ đại”. Đó là mơ ước của cậu học sinh lớp 5 Lê Đức Cường, người vừa đoạt huy chương vàng quốc gia giải Toán qua Internet (ViOlympic).
Con đường đến với huy chương vàng ViOlympic
Em Lê Đức Cường sinh ra và lớn lên trong một gia đình có 4 anh em, mẹ là giáo viên tiểu học, bố là công nhân thủy lợi tại vùng quê nghèo thôn Phú Lai, xã Thiệu Long, huyện Thiệu Hóa, Thanh Hóa. Mới học đến lớp 5 nhưng Cường đã có một thành tích đáng nể trong học tập với nhiều giải thưởng cao.Trong suốt 5 năm học, em đều là học sinh giỏi, học sinh xuất sắc trong trường. Năm học lớp 4, Cường đoạt giải nhì học sinh giỏi tỉnh về môn Toán - Tiếng Việt cùng nhiều giải thưởng khác từ cấp huyện đến cấp tỉnh.
Trong lúc học bài, Cường rất chăm chú và tập trung.
Với những thành tích của mình, Cường được nhà trường chọn vào đội học sinh giỏi tham gia cuộc thi giải Toán qua Internet (ViOlympic) cấp quốc gia. Trong cuộc thi được tổ chức tại Thanh Hóa, vượt qua hơn 1.300 thí sinh đến từ mọi miền đất nước, Cường đã xuất sắc giành huy chương vàng, lứa tuổi học sinh tiểu học.
Không chỉ học giỏi về các môn tự nhiên, trong các môn văn hóa, Cường cũng không thua kém các bạn. Trong đợt giao lưu học sinh giỏi các môn văn hóa, Cường đạt giải nhì cấp huyện và giải nhất cấp tỉnh. Không chỉ thế, Cường còn đạt giải ba về thi viết chữ đẹp cấp huyện.
Cô Dương Thị Xuân, mẹ Cường, tự hào về cậu con trai của mình: “Cháu Cường có năng khiếu học Toán từ nhỏ. Từ khi học mẫu giáo, cháu đã bộc lộ khả năng tính nhẩm rất nhanh. Một bài toán Cường chỉ tính nhẩm trong khoảng thời gian bằng giây là xong”. 
Chia sẻ với Dân trí về phương pháp học của mình, Cường cho biết, trên lớp em luôn chú ý nghe thầy cô giảng bài, ôn lại bài sau khi học và làm bài tập đầy đủ. Ngoài ra, em đọc thêm sách và làm các bài tập nâng cao, nếu bài nào không hiểu thì nhờ thầy cô giáo giảng lại.
Cậu học sinh đa tài
Từ ngày còn học lớp 4, Cường đã là một liên đội trưởng rất năng nổ và hoạt bát trong mọi hoạt động của trường lớp. Học giỏi, năng động, Cường vừa là lớp trưởng lớp 5A, vừa tham gia đội cờ đỏ của trường. Mặc dù vậy Cường luôn hoàn thành rất tốt mọi nhiệm vụ. Trong suốt 5 năm học Cường đều được tặng giấy khen “Cháu ngoan Bác Hồ”.
Không chỉ chăm ngoan học giỏi, Cường cũng luôn quan tâm và giúp đỡ các bạn trong lớp. 
Nhận xét về cậu học trò của mình, cô giáo Nguyễn Thị Yến tự hào: “Cường là một học sinh chăm ngoan và học tốt tất cả các môn, đặc biệt là môn Toán. Em có năng khiếu học tiếng Anh bẩm sinh và hát cũng rất hay. Em được các bạn bình chọn là “ca sĩ hát tiếng Anh” của lớp”.
Ngoài những giờ học, Cường rất thích đá bóng. Với em đó là thời gian thư giãn và giải trí tốt nhất sau mỗi giờ học. Cường cũng rất mê môn cờ vua. Tháng 3/2010, Cường thi đấu và được giải khuyến khích về môn cờ vua cấp huyện.
Mẹ là giáo viên trong trường, nhưng không vì thế mà Cường "cậy thế" ỷ lại. Cường luôn tự giác trong học tập cũng như trong các hoạt động của lớp.
Ở nhà, Cường tỏ ra là một người anh trai rất gương mẫu và biết nhường nhịn em. “Cháu thương em Linh nhất nhà vì em rất ngoan và đang còn nhỏ. Sau này em đi học lớp 1, cháu sẽ dạy em học Toán và chở em đi học giúp mẹ”, Cường tâm sự.
Năm học mới này, Cường bước vào lớp 6, Cường đã đặt ra mục tiêu của mình là sẽ phấn đấu đạt danh hiệu học sinh xuất sắc và được tham gia tất cả các cuộc thi do lớp, trường tổ chức.
Các “Hoa Trạng Nguyên” làm rạng danh trí tuệ Việt Nam 
Thứ Hai, 23.8.2010 | 08:35 (GMT + 7) 
(LĐ) - Chiều 22.8, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch Nước Nguyễn Minh Triết đã tiếp đoàn học sinh khu vực phía bắc được giải thưởng “Hoa Trạng Nguyên” năm 2010. Có 125 em là học sinh đoạt giải trong các kỳ thi Olimpic quốc tế, học sinh giỏi quốc gia, các thủ khoa trong kỳ thi vào các trường đại học và cao đẳng vừa qua, đại diện cho các “Hoa Trạng Nguyên” trong cả nước đã vinh dự được Chủ tịch Nước tiếp và tặng quà.
Chủ tịch Nguyễn Minh triết nhấn mạnh: Các em “Hoa Trạng Nguyên” đã làm rạng danh đất nước Việt Nam, trí tuệ Việt Nam. Chủ tịch căn dặn các “Hoa Trạng Nguyên” tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được, phát huy tối đa những thuận lợi, khắc phục tối đa những khó khăn, tiếp tục con đường học tập thành tài; không chủ quan; luôn quý trọng thầy - cô giáo, hiếu thảo với gia đình; sống có lý tưởng và hoài bão cao cả - phục vụ đất nước và nhân dân.
Nhân dịp này, Chủ tịch Nguyễn Minh Triết cũng gửi lời cảm ơn đến các thầy - cô giáo, đến những người làm công tác giáo dục và đào tạo nước nhà đã góp công sức quan trọng vào việc đào tạo nhân tài cho đất nước.
Các em: Đinh Anh Minh (Trường Quốc học Huế) - Huy chương Vàng vật lý Olimpic quốc tế; Nguyễn Thị Linh Chi (Trường Hà Nội - Amsterdam) - giải nhất kỳ thi học sinh giỏi văn quốc gia; Tăng Văn Bình - thủ khoa Trường Đại học Ngoại thương Hà Nội (30/30 điểm) - đã thay mặt các “Hoa Trạng Nguyên” hứa với Chủ tịch Nước sẽ phát huy truyền thống dân tộc Việt Nam, trí tuệ Việt Nam, tiếp tục học tập và tu dưỡng thật tốt để sau này trở thành những người có ích cho đất nước và gia đình.
Sáng cùng ngày, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương cùng Tập đoàn Tân Tạo đã tổ chức lễ trao thưởng cho các học sinh đoạt giải “Hoa Trạng Nguyên”.    
Câu chuyện về anh: Nguyễn Việt Cường, ĐHQG TP, Trường ĐH Khoa, khoa học tự nhiên, Trường Phổ Thông, 
Nguyễn Việt Cường - Ảnh: T.T.D.
Khi nghe chúng tôi báo tin Cường vừa giành danh hiệu thủ khoa Trường ĐH Khoa học tự nhiên với điểm số tuyệt đối 30/30, Nguyễn Việt Cường (HS lớp chuyên tin Trường Phổ thông năng khiếu - ĐHQG TP.HCM) xúc động một cách khá đặc biệt. Hai bàn tay của bạn liên tục nắm vào mở ra, giọng ngập ngừng: “Mình không nghĩ đạt đến mức đó vì sau khi thi xong xem bài giải trên báo, thấy có lệch một chút so với bài làm nên tính chỉ đạt khoảng... 28,5 điểm”.
Cũng qua cách nói ngộ nghĩnh đó, chúng tôi có được bảng thành tích trồi sụt khá thất thường của Cường: “Chỉ một vài lần đứng nhất lớp thôi, còn thường thì mình... đứng thứ hai.
Năm lớp 9 đạt thủ khoa HS giỏi TP môn toán với điểm tuyệt đối 20/20, nhưng lớp 11 thi HS giỏi quốc gia chỉ lấy được giải khuyến khích môn tin. Lớp 12 thi HS giỏi TP môn toán cũng chỉ tới giải 3”... Bản lý lịch cá nhân của Cường cũng chẳng thấy bóng dáng của con nhà nòi, thậm chí có nhiều “năng khiếu” chơi nhiều hơn học.
 Mẹ nội trợ, ba làm bảo vệ bến xe miền Đông. Ngôi nhà mặt tiền đường Bùi Hữu Nghĩa cũng là ngôi từ đường hiện chứa đến bốn gia đình (tuy không đông lắm) và phải kiếm thêm thu nhập từ hai bàn bida. Cường cũng không giấu giếm khả năng chơi bida thuộc loại khá của mình. Thế nhưng điều đó không ảnh hưởng được cậu HS trường năng khiếu luôn đi thưa về trình, bao giờ cũng về đúng giờ, nếu trễ tự giác điện thoại về cho gia đình yên tâm...
 Thói quen đó Cường kể “do được tập từ nhỏ”. Không được sự kèm cặp cụ thể từ gia đình nhưng cũng không chịu áp lực phải đạt thành tích cho cha mẹ nên Cường bước vào bài học khá thoải mái. Khi say mê một bài tính có thể thức đến 1 giờ khuya, quên cả ăn cơm, nhưng vẫn thường xuyên tuần hai lần đi bơi - môn thể thao mà bạn yêu thích nhất (ở trường và bên ngoài). Sau giờ học bạn cũng có thói quen học trò: rủ nhau đi ăn quà vặt và đá banh...
 * Học lớp chuyên tin nhưng sao Cường lại chọn thi ngành Toán - Tin. Bạn không ngại đi vào con đường nghiên cứu sẽ “khó thấy tương lai”?
 - Ở tiểu học các môn học với mình như nhau, nhưng đến lớp 6 nhờ giáo viên toán dạy hay, làm được những bài khó mình cảm thấy hay hay và bắt đầu tìm hiểu sâu rồi thích luôn. Thích học toán nên mình có mong ước sau này sẽ đi chuyên nghiên cứu về toán (có thể lên đại học, tin học phù hợp hơn mình sẽ chuyển hướng?). Mình không ngại đi theo con đường nghiên cứu vì đã yêu thích thì không sợ học. Làm việc theo sở thích bao giờ cũng hiệu quả.
 * Năm lớp 12 không phải dốc sức thi HS giỏi quốc gia - nhiệm vụ mà HS trường chuyên như bạn lẽ ra phải đảm nhận - lại chuyển hướng tập trung cho kỳ thi đại học, Cường đã “tính toán” chuyện này như thế nào? - Năm lớp 11, không chịu áp lực của thi đại học nên mình dễ dàng dốc sức vào môn tin (mặc dù không phải môn yêu thích) cho kỳ thi HS giỏi quốc gia để được tuyển thẳng đại học, nhưng chỉ đạt được giải khuyến khích - chứng tỏ khả năng của mình chỉ đến đó. Nếu lớp 12 mới bắt đầu luyện toán để thi thì không còn kịp. Trước nay cũng có nhiều bạn HS chuyên chuyển hướng và mình không cho đó là sự tính toán thực dụng. Mỗi người phải tự lượng sức mình và nên chọn con đường nào thích hợp với mình để đi.
 * Chắc bạn phải có một cách học riêng nào đó? Cường thử tự nhận xét mình thế nào trong chuyện học?
- Môn nào mình cũng học lý thuyết trước. Vững lý thuyết mới làm bài tập. Làm từ dễ đến khó, từ bài tập trong sách giáo khoa xong hết mới tìm thêm bài từ sách tham khảo. Mình có quy tắc học xong chương nào phải nắm chắc chương đó để không quên. Nếu thấy hỏng chỗ nào, tìm bài tập làm cho ra. Học kiểu này, khi bắt đầu một vấn đề mới hoàn toàn sẽ chậm nhưng sau khi hiểu rõ những điều cơ bản học rất nhanh. Mình học ở trường là chính. Ngoài giờ học chính, tụi mình thường học theo nhóm, bạn nào mạnh, yếu phần nào sẽ bổ sung cho nhau. Mình tự nhận tính mình vốn cẩn thận. Khi thi, làm xong một bài tính nào phải xem lại ngay, không đợi tới cuối giờ mới đọc lại như thói quen của nhiều bạn hiện nay. Không sợ sẽ không kịp giờ vì bao giờ mình cũng tính thời gian cho việc làm bài. Một nửa thời gian đầu phải làm xong khoảng 65% bài thi. Nửa thời gian còn lại dành cho 35% bài khó hơn.
 * Bạn nghĩ sao khi kết quả tốt nghiệp THPT chỉ đạt 53,5 điểm, trong đó môn địa lý chỉ 7 điểm, do bạn học lệch? Người ta thường cho rằng HS trường chuyên thường học lệch do phải dành quá nhiều thời gian cho môn chuyên, đúng không?
- Môn học mình học giỏi nhất là môn... hóa. Văn cũng thường được 7, 8 điểm trở lên. Nói thiệt nhé, giờ rảnh mình rất thích đọc các tác phẩm văn học, đọc thơ (nhưng không thuộc nhiều). Sách và thơ do cô (chị của ba) mua cho, phần để rèn luyện văn chương, phần vì không muốn mình trở nên khô khan nếu chỉ chúi mũi vào các môn tự nhiên. Kiểu học của mình trước nay là học để hiểu chứ không học vẹt. Thi tốt nghiệp THPT, môn địa lý mình cũng chuẩn bị tốt như các môn khác và hiểu thế nào viết thế ấy, nhưng yêu cầu chấm thi phải sát đáp án, mà đáp án phải đúng từng ý nên mình nghĩ đó là nguyên nhân khiến điểm môn này không cao. Mình không thích học lệch bởi các môn xã hội cũng cần phải hiểu biết để có thêm kiến thức. Nói đơn giản, khi xem các chương trình Trúc xanh, Vui để học, Đường lên đỉnh Olympia... mà ngồi bí rị thì cũng quê.Một số bạn do chương trình chuyên quá nặng nên tự lơ bớt một số môn vì cho rằng không quan trọng. Và thực tế nếu tập trung thi HS giỏi toàn quốc mà phải dành thời gian rải đều cho tất cả các môn thì sẽ không đủ thời gian. Cũng có thể do mình không “lệch” nên không tập trung đủ sức cho kỳ thi HS giỏi quốc gia? 
Đã học giỏi như vậy mà còn đi học thêm, phải chăng Cường cho rằng chỉ ở các trung tâm HS mới tiếp cận được với đề thi đại học?
- Cũng có nhiều bạn ở trung tâm luyện thi bù đầu bù cổ chạy đua từ trung tâm này đến trung tâm khác, nhưng học trước quên sau, không có hiệu quả. Mình đi học thêm để có thêm những điều hay mà khi tự học mình không thấy được. Và thực tế ở lớp học thêm mình được nghe hệ thống hóa lại những kiến thức, đỡ thời gian ngồi sắp xếp. Cũng có nhiều điều đã được học ở trường, vô lớp học thêm nghe lại, nhưng quan trọng là mình phải tự biến điều đó thành việc ôn tập nên không cảm thấy nhàm chán...

Tài liệu đính kèm:

  • docHDNGLL8HD1T10.doc