Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp Lớp 7 - Tìm hiểu nét đẹp truyefn thống quê hương thông qua trò chơi dân gian, ca dao, tục ngữ - Võ Long Hải

Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp Lớp 7 - Tìm hiểu nét đẹp truyefn thống quê hương thông qua trò chơi dân gian, ca dao, tục ngữ - Võ Long Hải

I.1. Kiến thức : Tự nhận thức về bản thân, tự tin tham gia hoạt động tìm hiểu nét đẹp truyền thống của quê hương thông qua trò chơi dân gian

I.2. Kỹ năng :

 HS có kỹ năng xác định, tìm kiếm các lựa chọn về nét đẹp truyền thống ngày xuân, ngày tết

 Kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin về các phong tục tập quán vui xuân, đón tết

 Kỹ năng trình bày suy nghĩ về nét đẹp truyền thống ngày tết, ngày xuân

I.3. Thái độ : Giáo dục lòng yêu quê hương đất nước qua trò chơi dân gian, ca dao, tục ngữ

II. Các kỹ năng sống và nội dung tích hợp :

 Các kỹ năng sống có liên quan :

 Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về những về những trò chơi dân gian ở ngày xuân, ngày tết

 Kĩ năng tìm kiếm các lựa chọn phù hợp để tham gia hoạt động

 Kĩ năng trình bày suy nghĩ về những điểm cơ bản trong những trò chơi dân gian

III. Các PP/KTDH tích cực:

 Thảo luận

 Trình bày một phút

IV. Tài liệu và phương tiện :

 Một số trò chơi dân gian

 Một số câu ca dao Việt Nam

 Một số tục ngữ Việt Nam

V. Tiến hành hoạt động : (4 giai đoạn)

V.1. Khám phá

 Cả lớp hát bài “Đồng dao” của Nguyễn Hoài Nhân

 Người dẫn chương trình : Chúng ta vừa hát một bài dân ca thật hay. Nó dẫn chúng ta đi về truyền thống văn hóa đặc sắc của dân tộc. Tất cả chúng ta hãy tìm hiểu nét đẹp truyền thống quê hương qua trò chơi dân gian, ca dao, tục ngữ

V.2. Kết nối

Hoạt động .1. TRÌNH BÀY TRÒ CHƠI DÂN GIAN, CA DAO, TỤC NGỮ

 Các tổ trình bày trò chơi, một bài ca dao, tục ngữ thể hiện nét đẹp truyền thống của dân tộc đã sưu tầm được

Hoạt động .2. THẢO LUẬN

 Các tổ nêu lên cảm nghĩ của mình về trò chơi, ca dao, tục ngữ vừa nêu

 Người dẫn chương trình yêu cầu GV nêu nhận xét

 

doc 3 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 474Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp Lớp 7 - Tìm hiểu nét đẹp truyefn thống quê hương thông qua trò chơi dân gian, ca dao, tục ngữ - Võ Long Hải", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần CM: 20
Tiết chương trình: 7 Ngày dạy : 3/1/11 
Mục tiêu: Sau hoạt động học sinh có khả năng :
Kiến thức : Tự nhận thức về bản thân, tự tin tham gia hoạt động tìm hiểu nét đẹp truyền thống của quê hương thông qua trò chơi dân gian
Kỹ năng : 
HS có kỹ năng xác định, tìm kiếm các lựa chọn về nét đẹp truyền thống ngày xuân, ngày tết 
Kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin về các phong tục tập quán vui xuân, đón tết
Kỹ năng trình bày suy nghĩ về nét đẹp truyền thống ngày tết, ngày xuân
Thái độ : Giáo dục lòng yêu quê hương đất nước qua trò chơi dân gian, ca dao, tục ngữ
Các kỹ năng sống và nội dung tích hợp : 
 Các kỹ năng sống có liên quan : 
Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về những về những trò chơi dân gian ở ngày xuân, ngày tết
Kĩ năng tìm kiếm các lựa chọn phù hợp để tham gia hoạt động
Kĩ năng trình bày suy nghĩ về những điểm cơ bản trong những trò chơi dân gian
Các PP/KTDH tích cực: 
Thảo luận
Trình bày một phút
Tài liệu và phương tiện : 
Một số trò chơi dân gian 
Một số câu ca dao Việt Nam
Một số tục ngữ Việt Nam
Tiến hành hoạt động : (4 giai đoạn)	
Khám phá 
Cả lớp hát bài “Đồng dao” của Nguyễn Hoài Nhân 
Người dẫn chương trình : Chúng ta vừa hát một bài dân ca thật hay. Nó dẫn chúng ta đi về truyền thống văn hóa đặc sắc của dân tộc. Tất cả chúng ta hãy tìm hiểu nét đẹp truyền thống quê hương qua trò chơi dân gian, ca dao, tục ngữ
Kết nối 
 TRÌNH BÀY TRÒ CHƠI DÂN GIAN, CA DAO, TỤC NGỮ 
 Các tổ trình bày trò chơi, một bài ca dao, tục ngữ thể hiện nét đẹp truyền thống của dân tộc đã sưu tầm được 
THẢO LUẬN 
 Các tổ nêu lên cảm nghĩ của mình về trò chơi, ca dao, tục ngữ vừa nêu 
 Người dẫn chương trình yêu cầu GV nêu nhận xét
Thực hành luyện tập
 THI HÁT ĐỒNG DAO 
 Người dẫn chương trình yêu cầu mỗi tổ hát một bài đồng dao, ban giám khảo cho điểm. Sau đó, công bố đội thắng cuộc 
Vận dụng 
 GVCN yêu cầu các tổ nêu cách giữ gìn những nét đẹp đó, đồng thời cam kết sẽ thực hiện điều đã hứa
Tư liệu 
 Một số câu ca dao ca ngơi vẻ đẹp quê hương, đất nước 
Thăng Long Hà Nội đô thành
 Nước non ai vẽ nên tranh họa đồ
 Cố đô rồi lại tân đô
 Nghìn năm văn vật bây giờ là đây
Đông Ba, Gia Hội, hai cầu
 Có chùa Diệu Đế bốn lầu hai chuông 
Xứ Cần Thơ nam thanh ,nữ tú 
 Xứ Rạch Giá vượn hú chim kêu.
Thứ nhất Hội Gióng, Hội Dâu
 Thứ nhì Hội Bưởi, Hội Vó chẳng đâu vui bằng
Ai qua phố Nhổn, phố La 
 Dừng chân ăn miếng chả dài thơm ngon
 Ngọt thay cái quả cam tròn
 Vừa thơm vừa mát hãy còn ở Canh 
Quãng Nam có núi Ngũ Hành
 Có sông chợ Củi, có thành Đồng Dương 
Đồng Tháp Mười cò bay thẳng cánh
 Nước Tháp Mười lóng lánh cá tôm 
Thứ nhất là Hội Cổ Loa
 Thứ nhì Hội Gióng, thứ ba Hội Chèm.
Một số trò chơi dân gian
Nhún đu (Đánh đu)
 Trong các ngày hội, các làng thôn thường trồng một vài cây đu ở giữa thửa ruộng gần đình để trai gái lên đu với nhau.
 Cây đu được trồng bởi bốn, sáu hay tám cây tre dài vững chắc để chịu đựng được sức nặng của hai người cùng với lực đẩy quán tính. Hai cây tre làm cần đu nhỏ vừa tay cầm.
 Lên đu có thể là một hay hai người. Càng nhún mạnh, đu càng lên cao, cần đu đưa lên vun vút, bên nọ sang bên kia. Cần đu lên ngang với ngọn đu là hay nhất, nhiều khi đu bay ngang ngọn đu một vòng. Nhiều nơi treo giải thưởng ở ngang ngọn đu để người đu giật giải.
 Nhún đu cũng là một sinh hoạt giao đãi tình cảm của trai gái.
Kéo co
 Tục kéo co ở mỗi nơi có những lối chơi khác nhau, nhưng bao giờ số người chơi cũng chia làm hai phe, mỗi phe cùng dùng sức mạnh để kéo cho được bên kia ngã về phía mình. Có khi cả hai bên đều là nam, có khi bên nam, bên nữ. Trong trường hợp bên nam bên nữ, dân làng thường chọn những trai gái chưa vợ chưa chồng.
 Một cột trụ để ở giữa sân chơi, có dây thừng buộc dài hay dây song, dây tre hoặc cây tre, thường dài khoảng 20m căng đều ra hai phía, hai bên xúm nhau nắm lấy dây thừng để kéo. Một vị chức sắc hay bô lão cầm trịch ra hiệu lệnh. Hai bên ra sức kéo, sao cho cột trụ kéo về bên mình là thắng. Bên ngoài dân làng cổ vũ hai bên bằng tiếng "dô ta", "cố lên".
 Có nơi người ta lấy tay người, sức người trực tiếp kéo co. Hai người đứng đầu hai bên nắm lấy tay nhau, còn các người sau ôm bụng người trước mà kéo. Ðang giữa cuộc, một người bên nào bị đứt dây là thua bên kia. Kéo co cũng kéo ba keo, bên nào thắng liền ba keo là bên ấy được.
Rút kinh nghiệm

Tài liệu đính kèm:

  • docHĐ1 - th£ng 1,2 Tìm hiểu n←t đẹp truyền thống qu↑ hương th￴ng qua trò chơi d¬n gian,ca dao, tục ngữ.doc