Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp lớp 6 - Chủ điểm : Uống nước nhớ nguồn - Hoạt động 3 : Nghe nói chuyện về ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam

Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp lớp 6 - Chủ điểm : Uống nước nhớ nguồn - Hoạt động 3 : Nghe nói chuyện về ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam

+ Hiểu ý nghĩa về ngày thành lập Quân Đội Nhân Dân Việt Nam và ngày quốc phòng toàn dân 22-12 trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc

+ Biết ơn ,tự hào về sự trưởng thành và lớn mạnh của quân đội cũng như lực lượng quốc phòng của ta .

+ Rèn luyện kỹ năng trình bày, biết lắng nghe , phân tích , tổng hợp và chọn lọc thông tin

II.Nội dung hình thức hoạt động :

1. Nội dung :

 + Nội dung và ý nghĩa thành lập Quân Đội Nhân Dân Việt Nam Và ngày quốc phòng toàn dân (22-12)

 

doc 5 trang Người đăng levilevi Lượt xem 2985Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp lớp 6 - Chủ điểm : Uống nước nhớ nguồn - Hoạt động 3 : Nghe nói chuyện về ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	Ngày soạn : 15-9-2007
 Ngày thực hiện 
Chủ điểm :UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN 
Hoạt động 3 : Nghe nói chuyện về ngày thành lập Quân Đội Nhân Dân Việt Nam
I.Yêu cầu Giáo dục : Giúp học sinh :
+ Hiểu ý nghĩa về ngày thành lập Quân Đội Nhân Dân Việt Nam và ngày quốc phòng toàn dân 22-12 trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc 
+ Biết ơn ,tự hào về sự trưởng thành và lớn mạnh của quân đội cũng như lực lượng quốc phòng của ta .
+ Rèn luyện kỹ năng trình bày, biết lắng nghe , phân tích , tổng hợp và chọn lọc thông tin 
II.Nội dung hình thức hoạt động :
Nội dung : 
 + Nội dung và ý nghĩa thành lập Quân Đội Nhân Dân Việt Nam Và ngày quốc phòng toàn dân (22-12)
 + Các chặng đường lịch sử vẻ vang của quân đội và lực lượng vũ trang nói chung .
Hình thức hoạt động : 
 + Nghe nói chuyện về ngày thành lập Quân đội nhân dân việt nam 22-12-1944
 + Hỏi và trao đổi
 + Văn nghệ xen kẽ
 III. Chuẩn bị hoạt động :
Về phương tiện : 
 + Các tư liệu về truyền thống quân đội và lực lượng vũ trang nói chung .
 + Phấn, bảng trang trí , tiêu đề, 6 cây súng, 6 bộ đồ bộ đội, 3 lô cốt, đàn 
Tổ chức :
 + Giáo viên chủ nhiệm nêu chủ đề hoạt động , yêu cầu mọi học sinh tìm đọc trước , các tư liệu nói về truyền thống quân đội nhân dân và lực lượng vũ trang nói chung 
 + Người điều khiển chương trình :Hà Thế Kim Hiền 
 + Trang trí bạn: Lê Đoàn Tú Anh 
 + Sắp xếp bàn ghế , vệ sinh lớp tổ 1 
 + 4 tổ trưởng và lớp trưởng liên hệ giáo viên chủ nhiệm , mượn 6 bộ đồ bộ đội và 3 súng gỗ , 3 súng thật, liên hệ thầy dạy nhạc đàn minh hoạ 
 + giáo viên chủ nhiệm gợi ý ban đầu , cán sự lớp phân công chuẩn bị tư liệu ngày thành lập Quân Đội Nhân Dân Việt Nam (22-12) 
 + Tổ 1, tổ 2 chọn mỗi tổ 3 bạn trong đó có bạn Trí tổ 4 đóng vai Đại tướng Võ Nguyên Giáp .
 + Tổ 3 làm lô cốc, tổ 4 chuẩn bị cờ 
 +Mời Thầy dạy nhạc,chú Nguyễn Văn A đại diện đội du kích xã 
IV.Tiến hành hoạt động :
Hát tập thể: Mời các bạn cùng tôi hát vang bài hát : “Bay trong đêm pháo hoa” Nhạc và lời : Hoàng Ngọc Bích
Tuyên bố lý do :
 Kính thưa các Thầy,cô giáo các vị đại biểu cùng tất cả các bạn học sinh thân mến .Nhằm giúp các bạn hiểu rõ hơn ý nghĩa ngày thành lập Quân Đội Nhân Dân Việt Nam và ngày quốc phòng toàn dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc. Cũng như những chặng đường lịch sử vẻ vang của Quân đội và lực lượng vũ trang.Qua đó thêm tự hào về sự trưởng thành lớn mạnh của Quân đội nhân dân và lực lượng quốc phòng của ta . Hôm nay Chi Đội lớp 61, tổ chức buổi sinh hoạt với chủ đề : “Nghe nói chuyện về ngày thành lập Quân Đội Nhân Dân Việt Nam và ngày quốc phòng toàn dân (22-12), đó cũng là lý do của buổi sinh hoạt hôm nay 
Nội dung chương trình, Giới thiệu đại biểu, người dẫn chương trình :
Về tham dự lớp chúng ta hôm nay, tôi xin trân trọng giới thiệu chú Nguyễn Văn A đội trưởng đội du kích xã, Cô giáo chủ nhiệm lớp,Thầy Hải cùng 44 bạn học sinh lớp 61 các bạn hãy cho một tràng pháo tay thật lớn. 
+ Nội dung chương trình hôm nay của chúng ta gồm có : 
Phần thứ nhất : Nghe nói chuyện ngày 22-12
Phần thứ hai : hỏi và trao đổi 
Có văn nghệ xen kẻ các phần 
+ Chương trình của chúng ta hôm nay xin được phép bắt đầu 
Người dẫn chương trình, trình bày bối cảnh thành lập Quân Đội Nhân Dân Việt Nam .(tổ 1và tổ 2 minh hoạ có nhạc phụ hoạ, nội dung có tư liệu kèm theo ).
Người dẫn chương trình tiếp tục mời bạn Tú Anh lên trình bày những chặng đường lịch sử vẻ vang của quân đội và lực lượng vũ trang (tư liệu kèm theo) 
Tiếp tục chương trình mời các tổ thảo luận sau đó hỏi và trao đổi cùng với chú Nguyễn Văn A đại diện cho đội du kích xã Đại Đồng, thời gian các bạn chuẩn bị câu hỏi trao đổi chấp vấn la 5 phút.
Để thay đổi không khí tiếp tục sinh hoạt mời đại diện tổ 1 lên góp vui văn nghệ, tiếp tục mời tổ 2. Cảm ơn các bạn
phần hỏi và trao đổi xin dược phép bắt đầu. mời đại diện tổ 3, tiếp tục mời đại diện tổ 4. Xin mời đại diện tổ 3 lên góp vui văn nghệ, tiếp tục xin mời đại diện tổ 1 lên trao đổi nội dung ( mà cần trao đổi với chú A). 
Xin mời tổ 2
 Tiếp tục chương trình xin mời đại diện tổ 4 lên góp vui văn nghệ.
Xin mời cô luyến lên phát biểu cảm nghỉ về tiết sinh hoạt hôm nay.
V.. Kết thúc hoạt động;
Mời chú A phát biểu ý kiến
Mời cô giáo chủ nhiệm phát biểu ý kiến
Mời các bạn và tôi cùng hát vang bài hát. “em là mầm non của đảng” nhạc và lời Mộng Lân .Tiết sinh hoạt của chúng ta đến đây là hết mời chú ,thầy Hải và cô giáo chủ nhiệm cùng các bạn học sinh lớp 6/1 nghỉ.
 .........................................................................
GV: Luyến, Lệ Thuỷ, My, Kim Anh, Nhung
.Tư liệu kèm theo: 
62 NĂM THÀNH LẬP QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM 
17 NĂM NGÀY HỘI QUỐC PHÒNG TOÀN DÂN 22-12 
 Ngược dòng lịch sử dân tộc để tìm về quá khứ của 62 năm qua, quá khứ của những bản anh hùng ca bất tận của niềm vui chiến thắng, góp vào những bản anh hùng ca đó là cuộc chiến đấu đầy gian khổ, hy sinh của quân đội ta, nhân dân ta. Trong đó chân dung người chiến sĩ Việt Nam là trung tâm với chiều sâu của trái tim và tầm cao trí tuệ.
 I/ Bối cảnh ra đời của Quân Đội Nhân Dân Việt 
 Từ cuối năm 1939, trong phong trào đánh Pháp đuổi Nhật, các cuộc khởi nghĩa từng phần và chiến tranh du kích cục bộ trên nhiều địa phương. Hàng loạt các tổ chức vũ trang được thành lập như đội du kích Bắc Sơn du kích Nam Kỳ, du kích Ba Tơ, Cứu Quốc Quân .v.v...Với sự trưởng thành nhanh chóng của các tổ chức vũ trang quần chúng đòi hỏi Cách Mạng Việt Nam lúc này phải có một đội quân chủ lực thống nhất về măt tổ chức.
 Sau một thời gian khẩn trương chuẩn bị, 22-12-1944 đội Việt Nam Tuyên Truyền Giải Phóng Quân được thành lập tại tỉnh Cao Bằng theo chỉ thị của chủ tịch Hồ Chí Minh. Gồm 34 đồng chí, dưới sự lãnh đạo và tô chức của đồng chí Võ Nguyên Giáp.
 Thực hiện chỉ thị của chủ tịch Hồ Chí Minh: “ Trận đầu nhất định phải thắng ”. Sau 2 ngày thành lập, đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân đã đánh thắng liên tục 2 trận: Tha Khét và Nà Ngần, 2 trận thắng này đã mở đầu truyền thống quyết chiến, quyết thắng, biết đánh của Quân Đội Nhân Dân Việt Nam. Trước yêu cầu tình hình mới 4-1945. Đảng quyết định hợp nhất các tổ chức vũ trang trên cả nước thành Việt nam Giải Phóng Quân .
 Sau ngày Cách Mạng tháng Tám năm 1945 thành công trong cả nước, Việt Nam Giải Phóng Quân đổi thành vệ quốc quân, rồi thành quân đội quốc gia Việt Nam, đến năm 1950được đổi tên thành Quân Đội Nhân Dân cho đến ngày nay, 17-10-1989 theo nguyện vọng của nhân dân cả nước, ban bí thư trung ương Đảng khoá VI quyết định lấy ngày 22-12 hằng năm làm ngày kỷ niệm thành lập Quân Đội Nhân Dân Việt Nam đồng thời là ngày hội quốc phòng toàn dân.
 II/ Quân Đội Nhân Dân Việt Nam trên những chặn đường thi đua ái quốc :
Giai đoạn 1945-1954:
 Hưởng ứng lời keo gọi, hàng ngàn vệ quốc quân trong đội Việt Nam Giải Phóng Quân đã tham gia đấu tranh với nhiều hình thức : mít tinh, biểu tình, diễn thuyết.v.v...ở Hà Nội, Mỹ Tho, Hậu Giang đội danh dự Việt Minh đã khử trừ các tên tay sai, góp phần vào việc giành chính quyền trong cả nước 8-1945 .
 Bản tuyên ngôn độc lập trước quốc dân và thế giới về việc nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà. Đó cũng là lời tuyên bố cho bước trưởng thành đầu tiên của Quân Đội Nhân Dân Việt Nam .
 23-10-1945 Pháp trắng trợn trở lại xâm lược nước ta lần hai, lính vệ quốc quân ở Hà Nội chiến đấu với tinh thần “quyết tử cho tổ quốc quyết sinh”, giành nhau với địch từng ngôi nhà, góc phố tạo điều kiện cho đất nước chuyển vào kháng chiến lâu dài. Rồi các anh đi vào các trận đánh mới đểdành chiến thắng quyết định hơn như: chiến thắng Việt Bắc thu –đông 1947đánh bại kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh của địch, buộc địch chuyển sang đánh lâu dài với ta. Chiến dịch Biên Giới 1950, quân đội ta giành thế chủ động trên chiến trường chính. Đặc biệt chiến thắng Điện Biên Phủ 1954, là chiến thắng vĩ đại từ trước đến nay chưa từng có trong lịch sử đấu tranh vũ trang của Quân Đội Nhân Dân Việt Nam .Sau thắng lợi này Quân Đội Nhân Dân Việt Nam đã tiến bộ một bước dài trong lịch sử.
 2. Giai đoạn 1954-1975:
 Hiệp định Gie nơ vơ được ký kết, miền Bắc được giải phóng, miền Nam trực tiếp đương đầu với cuộc chiến tranh chủ nghĩa thực dân kiểu mới của đế quốc Mỹ Quân Đội Nhân Dân Việt Nam lại xông pha vào trận tuyến mới. Ở miền Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng. Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam, quân và dân miền Nam đã đánh bại hàng loạt cac cuộc chiến tranh thực dân kiểu mới của Mỹ như: “chiến tranh đơn phương” -dưới thời Tổng thống Ai-len-Hao, “chiến tranh đặc biệt” -thời tổng thống Ken-nơ-đi “chiến tranh cục bộ” thời tổng thống Giôn-xơn, “Việt Nam hoá chiến tranh”-thời tổng thống Nich-xơn, ghi vào lịch sử dân tộc , lịc sử Quân Đội Nhân Dân Việt Nam bằng những mốc son lịch sử như: chiến thắng Bình Giã(12-1964), chiến thắng Vạn Tường (8-1965), chiến thắng hai mùa khô(1965-1967), tổng tiến công nổi dậy vào tết Mậu Thân (1968), tổng tiến công nổi dậy vào 1972 buộc mỹ ký hiệp định Pa-ri (27-11-1973) cam kết rút quân vế nước và tôn trọng nền độc lập của dân tộc Việt Nam đã góp phần ghi vào đại thắng mùa xuân năm 1975. Chiến công nối tiếp chiến công của Quân đội Nhân Dân Việt Nam, được gắn liền với hình ảnh anh giải phóng quân, với những thắng lợi đầy huyền thoại ChàngThạch Sanhcủa thế kỷ XX đã làm “run sợ cả lầu năm góc” 
 Ở miền Bắc, ra sức xây dựng chủ nghĩa xã hội , vừa làm hậu phương vững chắc cho Miền Nam trên tinh thần “ thóc không thiếu một cân” “ quân không thiếu một người” vùa chống lại chiến tranh phá hoại của Mỹ nhằm “biến miền Nam Việt Nam trở về thời kỳ đồ đá”. Trong suốt 12 ngày đêm (18-12 đến 29-12-1972) chúng dội xuống miền Bắc nước ta 10 vạn tấn bom, với sức công phá bằng 5 quả bom nguyên tử mà Mỹ đã ném xuống Nhật Bản (1945) Nhưng chúng đã hoàn toàn thất bại, không cứa nguy cho cuộc đàm phán Pa-ri, nhưng sự phẩn nộ của dư luận thế giới là điều không thể tránh khỏi . Từng đoàn quân vẫn tiến vào Nam, đường Trường Sơn đã trở thành con đường tình Bắc Nam ruột thịt. 11h30 ngày 30.4.1975 chiến dịch Hồ Chí Minh kết thúc có tầm quan trọng quốc tế và có tinh thần đại sâu sắc . Nâng cao tầm vóc của Việt nam trên trường quốc tế và một lần nữa khẳng định Quân Đội Nhân Dân Viêt Nam anh hùng vì nhân dân mà chiến đấu .
 3.1975 đến nay:
 Đất nước hoà bình, nhiệm vụ quan trọng của người lính thời bình là khôi phục và hàn gắn vết thương chiến tranh, các anh lại lao vào cuộc chiến mới như:Tháo gở bom mìn, tăng gia sản xuất, bảo vệ an ninh,giữ gìn bờ cõi Tổ Quốc, đem lại cuộc sống yên bình cho người dân .nhưng:
Đời anh bộ đội nhiều sương gió
Đất nước thanh binh họ chửa yên”.
 62 năm qua đất nước từng bứoc được hồi sinh và phát triển, những thành tựa đã đạt được trong công cuộc đổi mới đã ngày cang củng cố lòng tin của nhân dân vào Đảng vào Quân Đội Nhân Dân Việt Nam anh hùng. Nhưng mỗi vết thương trên mỗi thân xác và trong tâm hồn của những người lính trong thời chiến vẫn hằn đau lên khi lúc trái gió trở trời. Những di chứng của chất độc màu da cam Đioxin đã để lại cho họ những đứa con tật nguyền , những căn bệnh nan y không phương cứa chữa .v.v... Phải chăng đó là những hy sinh lớn lao, mất mác lớn lao của một dân tộc phải đương đầu với nhiều thế lực ngoại xâm như vậy.
 Nối tiếp truyền thống “Anh Bộ Đội Cụ Hồ”người chiến sĩ ngày nay của quân đội ta trong xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc, trong sự nghiệp quốc phòng toàn dân vẫn nêu cao tinh thần :sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì Đảng, vì nhân dân, vì độc lập tự do của Tổ Quốc, trong huấn luyện sẵn sàng chiến đấu, trong mối quan hệ với nhân dân , trong việc tham gia xoá đói giảm nghèo, xoá mù , phòng chống thiên tai,xây dựng kinh tế những vùng sâu vùng xa ... Bởi lẽ Đảng đã trao cho họ một thứ danh hiệu, một thứ vũ khí không hề thay đổi đó là: “Trung với Đảng, Hiếu với Dân, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua , kẻ thù nào cũng đánh thắng”. Thầm lặng tồn tại , thầm lặng chiến công .Đó cũng là phẩm chất khiêm nhường của người lính cách mạng, phẩm chất “Anh bộ đội Cụ Hồ” 
 ..................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docGA-NGLL-K6-HD3.doc