Giáo án Hóa học Lớp 9 - Tiết 19, Bài 14: Thực hành Tính chất hóa học của bazơ và muối - Năm học 2012-2013 - Trường THCS Đạ Long

Giáo án Hóa học Lớp 9 - Tiết 19, Bài 14: Thực hành Tính chất hóa học của bazơ và muối - Năm học 2012-2013 - Trường THCS Đạ Long

I. MỤC TIÊU: Sau bài này HS phải:

1. Kiến thức: Biết được:

 - Mục đích, các bước tiến hành, kĩ thuật thực hiện các thí nghiệm:

 -Bazơ tác dụng với dung dịch axit, với dung dịch muối.

 -Dung dịch muối tác dụng với kim loại, với dung dịch muối khác và với axit.

2. Kĩ năng:

 - Sử dụng dụng cụ và hoá chất để tiến hành an toàn, thành công 5 thí nghiệm trên.

 - Quan sát, mô tả, giải thích hiện tượng thí nghiệm và viết được các phương trình hoá học.

 -Viết tường trình thí nghiệm.

3. Thái độ:

 -Giáo dục tính cẩn thận, tiết kiệm, trong học tập và thực hành hoá học.

4. Trọng tâm:

 - Phản ứng của bazơ với muối, với axit.

 - Phản ứng của muối với kim loại, với axit, với muối.

II. CHUẨN BỊ:

1. Đồ dùng dạy học:

a. Giáo viên:

 Hoá chất: NaOH, FeCl3, CuSO4, HCl, BaCl2, Na2SO4, H2SO4, Fe.

 Dụng cụ : ống nghiệm, giá ống nghiệm, pipet.

b. Học sinh:

 Mẫu bài thu hoạch.

 Xem lại tính chất hóa học của bazơ và muối.

2. Phương pháp:

 Thực hành kiểm chứng, làm việc nhóm, hỏi đáp.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Ổn định lớp(1’): 9A1: .

 9A2:.

2. Kiểm tra sự chuẩn bị của HS(5’):

 GV kiểm tra sự chuẩn bị mẫu bài thu hoạch, chuẩn bị bài thực hành của HS.

3. Vào bài mới:

*Giới thiệu bài:(1')rèn luyện kĩ năng thao tác thí nghiệm và quan sát thí nghiệm để giải thích và rút ra kết luận về tính chất hoá học của bazơ và muối.

 

doc 2 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 489Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hóa học Lớp 9 - Tiết 19, Bài 14: Thực hành Tính chất hóa học của bazơ và muối - Năm học 2012-2013 - Trường THCS Đạ Long", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 10 Ngày soạn: 27/10/2012
Tiết 19 Ngày dạy: 29/10/2012
Bài 14: THỰC HÀNH
TÍNH CHẤT HOÁ HỌC CỦA BAZƠ VÀ MUỐI
I. MỤC TIÊU: Sau bài này HS phải:
1. Kiến thức: Biết được: 
 - Mục đích, các bước tiến hành, kĩ thuật thực hiện các thí nghiệm:
 -Bazơ tác dụng với dung dịch axit, với dung dịch muối.
 -Dung dịch muối tác dụng với kim loại, với dung dịch muối khác và với axit.
2. Kĩ năng: 
 - Sử dụng dụng cụ và hoá chất để tiến hành an toàn, thành công 5 thí nghiệm trên.
 - Quan sát, mô tả, giải thích hiện tượng thí nghiệm và viết được các phương trình hoá học.
 -Viết tường trình thí nghiệm.
3. Thái độ: 
 -Giáo dục tính cẩn thận, tiết kiệm, trong học tập và thực hành hoá học.
4. Trọng tâm:
 - Phản ứng của bazơ với muối, với axit. 
 - Phản ứng của muối với kim loại, với axit, với muối. 
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng dạy học:
a. Giáo viên:
 Hoá chất: NaOH, FeCl3, CuSO4, HCl, BaCl2, Na2SO4, H2SO4, Fe.
 Dụng cụ : ống nghiệm, giá ống nghiệm, pipet.
b. Học sinh:
 Mẫu bài thu hoạch.
 Xem lại tính chất hóa học của bazơ và muối.
2. Phương pháp:
 Thực hành kiểm chứng, làm việc nhóm, hỏi đáp.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp(1’): 9A1: .................................................................................................
 9A2:.................................................................................................
2. Kiểm tra sự chuẩn bị của HS(5’):
 GV kiểm tra sự chuẩn bị mẫu bài thu hoạch, chuẩn bị bài thực hành của HS.
3. Vào bài mới:
*Giới thiệu bài:(1')rèn luyện kĩ năng thao tác thí nghiệm và quan sát thí nghiệm để giải thích và rút ra kết luận về tính chất hoá học của bazơ và muối.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1. Hướng dẫn thí nghiệm(10’).
- Hướng dẫn HS làm thí nghiệm 1: 
NaOH + FeCl3. 
- Hướng dẫn HS làm thí nghiệm 2: 
Cu(OH)2 + HCl.
- Hướng dẫn HS làm thí nghiệm 3: 
CuSO4 + Fe.
- Hướng dẫn HS làm thí nghiệm 4: 
BaCl2 + Na2SO4 .
- Hướng dẫn HS làm thí nghiệm 5: 
BaCl2 + H2SO4.
- GV: Hướng dẫn các thao tác cần thiết cho từng thí nghiệm cụ thể và yêu cầu HS ghi nhớ các thao tác đó phục vụ cho việc thực hành của nhóm.
=>Yêu cầu HS làm thí nghiệm, ghi lại các hiện tượng sảy ra và viết các phương trình phản ứng xảy ra trong từng thí nghiệm.
-GV: Nêu một số lưu ý trong quá trình thực hiện thí nghiệm để kết quả thí nghiệm được chính xác và tránh nguy hiểm cho HS.
-HS: Theo dõi các thao tác thí nghiệm mẫu của GV, ghi nhớ các thao tác phục vụ cho việc tiến hành thí nghiệm.
- HS: Theo dõi các thao tác thực hành của GV và ghi nhớ các thao tác đó.
-HS: Nghe và ghi nhớ những lưu ý của GV.
Hoạt động 2. Tiến hành thí nghiệm(13’).
- GV: Chia nhóm học sinh.
-GV: Yêu cầu các nhóm lên nhận dụng cụ, hoá chất về tiến hành thí nghiệm.
-GV: Theo dõi HS thực hiện thí nghiệm, hướng dẫn, uốn nắn những thao tác chưa chính xác của HS.
- HS: Thực hiện chia nhóm theo yêu cầu của GV.
-HS: Đại diện các nhóm lên nhận dụng cụ, hoá chất về cho nhóm.
-HS: Bầu nhóm trưởng, thư kí và giao nhiệm vụ cho từng thành viên trong nhóm.
-HS: Các nhóm tiến hành thí nghiệm theo hướng dẫn của GV, ghi lại các hiện tượng quan sát được và lưu ý các thao tác để thí nghiệm đạt kết quả chính xác.
Hoạt động 3. Hoàn thành bài thu hoạch(10’).
-GV: Yêu cầu các nhóm nêu lại cách tiến hành, hiện tượng, viết PTHH cho mỗi thí nghiệm vừa làm.
-GV: Cho HS hoàn thành bài thu hoạch.
-HS: Đại diện các nhóm nêu lại cách tiến hành, hiện tượng và viết PTHH các TN.
 Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
-HS: Hoàn thành bài thu hoạch theo mẫu đã chuẩn bị sẵn.
Hoạt động 4. Công việc cuối buổi(5’).
-GV: Yêu cầu HS dọn dẹp vệ sinh nơi làm việc, thu dọn, súc rửa dụng cụ, trả dụng cụ, hoá chất.
-GV: Nhận xét, rút kinh nghiệm về buổi thực hành.
-HS: Dọn vệ sinh, trả hoá chất, dụng cụ.
- HS: Rút kinh nghiệm cho buổi thực hành tiếp theo.
4. Dặn dò(1’):
 Về nhà hoàn thành tiếp bài thu hoạch.
 Ôn tập chuẩn bị kiểm tra 45 phút vào tiết tiếp theo.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 8 hoa 9 tiet 19.doc