Giáo án Hình học Lớp 6 - Tuần 7 đến 9 - Lê Bảo Trung

Giáo án Hình học Lớp 6 - Tuần 7 đến 9 - Lê Bảo Trung

A. Mục tiêu

- HS biết được độ dài đoạn thẳng là gì, sử dụng được thước đo độ dài để đo đoan thẳng.

- Biết so sánh hai đoạn thẳng.

- Rèn thái độ cẩn thận trong khi đo cho HS.

B. Chuẩn bị

- GV: Giáo án, thước đo độ dài.

- HS: Ôn bài, đọc bài mới, đồ dùng học tập.

C. Tiến trình lên lớp.

I. Ổn định lớp (1)

 .

II. Kiểm tra bài cũ (5)

? Đoạn thẳng CD là gì? Nêu cách vẽ? Vẽ đoạn thẳng CD?

III. Bài mới

Hoạt động 1

Tìm hiểu cách đo độ dài đoạn thẳng (10).

Hoạt động của thày Hạot động của trò

? Để đo độ dài một đoạn thẳng ta sử dụng dụng cụ nào?

Cho HS nghiên cứu tài liệu

? Hãy nêu cách đo độ dài một đoạn thẳng bất kì?

Cho các nhóm đo độ dài: chiếc bàn, chiếc ghế, quyển sách in, quyển vở.

? Hãy vẽ đoạn thẳng AB có độ dài là 3cm?

? Hãy so sánh độ dài các đoạn thẳng với 0?

Đưa ra nhận xét

? Hai điểm trùng nhau có độ dài là bao nhiêu?

 Ta sử dụng thước đo độ dài

* Cách đo:

- Đặt cạnh thước trùng với đoạn thẳng.

- Vạch số 0 trùng với 1 đầu mút.

- Đầu mút còn lại trùng với vạch nào thì đó là độ dài đoạn thẳng.

Thực hiện thảo luận nhóm

Đại diện nhóm trình bày kết quả.

Thực hiện

Độ dài các đoạn thẳng luôn lớn hơn 0.

* Nhận xét: sgk /117/

Nêu nội dung nhận xét

Hai điểm trùng nhau thì có độ dài bằng 0

 

doc 9 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 454Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học Lớp 6 - Tuần 7 đến 9 - Lê Bảo Trung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 7
Soạn:.
Dạy:..
Tiết 7 - đoạn thẳng (Giáo án chất lượng)
A. Mục tiêu
- HS biết định nghĩa, cách vẽ, nhận dạng đoạn thẳng.
- Nắm được đoạn thẳng cắt đoạn thẳng, đường thẳng, tia.
- Biết mô tả hình vẽ bằng các cách diễn đạt khác nhau.
- Rèn kỹ năng vẽ hình chính xác, cẩn thận.
B. Chuẩn bị
- GV: Giáo án, thước, máy chiếu đa năng.
- HS: Ôn bài, đọc bài mới, đồ dùng học tập.
C. Tiến trình lên lớp.
I. ổn định lớp (1’)
.
II. Kiểm tra bài cũ (3’)
? Thế nào là đường thẳng? Tia?
III. Bài mới
Hoạt động 1
Nghiên cứu định nghĩa (18’)
Hoạt động của thày
Hoạt động của trò
? Hãy vẽ hai điểm A và B trên giấy?
? Dùng thước thẳng nối hai điểm đó?
? Hình vừa vẽ là hình gì mà các em đã học?
? Từ đó hãy nêu thế nào là đoạn thẳng? Dựa vào kiến thức các em đã học ở tiểu học?
Đưa ra định nghĩa đoạn thẳng
(Dùng máy chiếu đa năng)
? Qua đó hãy nêu cách vẽ đoạn thẳng?
Cho HS làm bài 33 /115 – 116/
(Đề bài trên máy chiếu)
Đưa ra đáp án trên máy chiếu đa năng.
? Trong các hình sau đây đâu là đoạn thẳng? Hãy nêu tên đoạn thẳng đó?
t
(Trên máy chiếu)
x
A
a)
B
C
b)
c)
D
y
E
d)
A
Thực hiện
B
Đó là đoạn thẳng
Nêu sự hiểu biết về đoạn thẳng mà HS đã học ở tiểu học.
* Định nghĩa: sgk /11/
Thảo luận nhóm đưa ra cách vẽ
- Xác định hai điểm mút.
- Nối hai điểm mút
Đọc đề bài
Quan sát và thực hiện
a) R,S.R,SR,S
b) ..2 điểm P,Q và những điểm nằm giữa P và Q.
Thực hiện
Hình c: Đoạn thẳng BC
Hình d: Đoạn thẳng: DE
Hoạt động 2
Nghiên cứu đoạn thẳng cắt đoạn thẳng, cắt đường thẳng, cắt tia (8’)
? Thế nào là đường thẳng cát đường thẳng?
Vậy đoạn thẳng cắt đoạn thẳng, cắt đường thẳng, cắt tia thì như thế nào?
Đưa ra có các trường hợp cắt nhau ở trên
(Trên máy chiếu)
? Hãy nêu các cách đọc tên đoạn thẳng AB cắt đoạn thẳng CD tại I?
Quan sát
* Đoạn thẳng cắt đoạn thẳng:
- Đoạn thẳng AB cắt đoạn thẳng CD tại I.
- AB và CD cắt nhau tại I.
- I là giao điểm của AB và CD
* Đoạn thẳng cắt đường thẳng, cắt tia cách đọc tương tự.
IV. Củng cố (9’)
? Thế nào là đoạn thẳng? cách vẽ?
Bài 39 /116/
Dùng thước thẳng.
B
C
A
Bài 34 /116/
Có 3 đoạn thẳng: AB; BC; AC
V. Dặn dò (6’)
- Học bài
- Làm các bài tập còn lại
- Hướng dẫn HS làm bài 36 /116/
(Trên máy chiếu)
	HS trả lời các câu hỏi
D. Rút kinh nghiệm
Tuần 8
Soạn:.
Dạy:..
Tiết 8 - độ dài đoạn thẳng 
A. Mục tiêu
- HS biết được độ dài đoạn thẳng là gì, sử dụng được thước đo độ dài để đo đoan thẳng.
- Biết so sánh hai đoạn thẳng.
- Rèn thái độ cẩn thận trong khi đo cho HS.
B. Chuẩn bị
- GV: Giáo án, thước đo độ dài.
- HS: Ôn bài, đọc bài mới, đồ dùng học tập.
C. Tiến trình lên lớp.
I. ổn định lớp (1’)
.
II. Kiểm tra bài cũ (5’)
? Đoạn thẳng CD là gì? Nêu cách vẽ? Vẽ đoạn thẳng CD?
III. Bài mới
Hoạt động 1
Tìm hiểu cách đo độ dài đoạn thẳng (10’).
Hoạt động của thày
Hạot động của trò
? Để đo độ dài một đoạn thẳng ta sử dụng dụng cụ nào?
Cho HS nghiên cứu tài liệu
? Hãy nêu cách đo độ dài một đoạn thẳng bất kì?
Cho các nhóm đo độ dài: chiếc bàn, chiếc ghế, quyển sách in, quyển vở.
? Hãy vẽ đoạn thẳng AB có độ dài là 3cm?
? Hãy so sánh độ dài các đoạn thẳng với 0?
Đưa ra nhận xét
? Hai điểm trùng nhau có độ dài là bao nhiêu?
Ta sử dụng thước đo độ dài
* Cách đo:
- Đặt cạnh thước trùng với đoạn thẳng.
- Vạch số 0 trùng với 1 đầu mút.
- Đầu mút còn lại trùng với vạch nào thì đó là độ dài đoạn thẳng.
Thực hiện thảo luận nhóm
Đại diện nhóm trình bày kết quả.
Thực hiện
Độ dài các đoạn thẳng luôn lớn hơn 0.
* Nhận xét: sgk /117/
Nêu nội dung nhận xét
Hai điểm trùng nhau thì có độ dài bằng 0
Hoạt động 2
Cách so sánh độ dài hai đoạn thẳng (18’)
? Để so sánh độ dài hai đoạn thẳng ta dựa vào đâu?
Cho HS nghiên cứu tài liệu
? Khi nào thì hai đoạn thẳng bằng nhau? Lớn hơn? nhỏ hơn?
Giới thiệu các kí hiệu
Cho HS thực hiện lệnh ? 1 (Bảng phụ)
Cho HS thực hiện lệnh ? 2 và ? 3.
So sánh hai đoạn thẳng ta dựa vào độ dài của chúng.
Nghiên cứu tài liệu
* Kí hiệu:
- Đoạn thẳng Ab bằng đoạn thẳng CD => AB và CD có cùng độ dài.
KH: AB CD.
- Đoạn thẳng AB dài hơn đoạn thẳng CD => AB có độ dài lớn hơn
KH: AB CD.
- Đoạn thẳng AB ngắn hơn đoạn thẳng CD => AB có độ dài ngắn hơn
KH: AB CD.
Tự đo dưới lớp
1HS lên bảng thực hiện
HS khác nhận xét
Thực hiện lệnh ? 2 và ? 3.
IV. Củng cố (10’)
Bài 40 /119/
B
A
C
HS thực hiện và đọc kết quả.
Bài 42 /119/
HS thực hiện nhanh
? Nêu cách đo độ dài một đoạn thẳng?
? Để so sánh hai đoạn thẳng ta dựa vào đâu?
V. Dặn dò (1’)
- Học lí thuyết.
- Làm các bài tập còn lại
? Khi nào thì AM + MB = AB?
D. Rút kinh nghiệm
Tuần 9
Soạn:.
Dạy:..
Tiết 9 – Khi nào thì Am + MB = AB (Giáo án chất lượng)
A. Mục tiêu
- HS nắm được nếu điểm M nằm giữa hai điểm A và B thì AM + MB = AB.
- Nhận biết được một điểm có hay không nằm giữa hai điểm khác.
- Bước đầu biết suy luận nếu có a + b =c và biết 2 trong 3 số thì suy ra số thứ 3.
- Rèn thái độ cẩn thận trong khi đo và cộng độ dài cho HS.
B. Chuẩn bị
- GV: Giáo án, thước đo độ dài.
- HS: Ôn bài, đọc bài mới, đồ dùng học tập.
C. Tiến trình lên lớp.
I. ổn định lớp (1’)
.
II. Kiểm tra bài cũ (5’)
1. Bài 44 /119/
2. Thế nào la ba điểm thẳng hàng?
III. Bài mới
Hoạt động 1
Khi nào thì điểm nằm giữa hai điểm (20’)
Hoạt động của thày
Hoạt động của trò
Vẽ đoạn thẳng AB và xác định điểm M nằm giữa A và B.
? Hãy xác định độ dài các đạon thẳng AM, MB và AB?
? Qua đó hãy so sánh Ab với AM + MB?
? Qua vẽ, đo và so sánh ở trên các em rút ra kết luận gì?
? Nếu M không nằm giữa A và B thì có AM + MB = AB không?
Đưa ra hình vẽ ở bảng phụ
A
B
M
a) 
A
M
B
b)
? Qua các trường hợp trên các em rút ra nhận xét gì về điểm nằm giữa với đẳng thức AM + MB = AB?
Đưa ra nhận xét
? Với hình a ta có đẳng thức nào?
? Từ AC + CM = AM hãy cho biết trong 3 điểm A, C, M điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại?
A
B
M
Tiến hành đo 2 hoặc 3 lần.
AM = 4cm; MB = 2cm; AB = 6cm
=> AB = AM + MB.
Nếu M nằm giữa A và B thì AB = AM + MB
Thực hiện
Hình a: M nằm giữa A và B nên: AM + MB = AB.
Hình b: M không nằm giữa A và B nên AM + MB khác AB
* Nhận xét: sgk / 120/
M nằm giữa A và B ú AM + MB = AB
C nằm giữa hai điểm A và M.
Hoạt động 2
Dụng cụ đo chiều dài (8’)
Để đo độ dài của đoạn thẳng ta có thể dùng những dụng cụ nào?
? Hãy kể tên những dụng cụ đo độ dài mà em biết?
? Để đo độ dài đoạn thẳng mà lớn hơn giới hạn đo của dụng cụ đo ta làm như thế nào?
Dùng thước
* Các dụng cụ đo độ dài thường dùng:
- Thước cuộn 
- Thước thẳng
- Thước chữ A
Ta chia nhỏ đoạn thẳng thành nhiều đoạn rồi đo dộ dài từng đoạn thẳng sau đó cộng độ dài các đoạn thẳng đó.
IV. Củng cố (10’)
? Khi nào thì AM + MB = AB?
Bài 46 /121/
Ta có: IN + NK = IK (N nằm giữa I và K)
=> IK = 3 + 6 = 9 (cm
Bài 47 /121/
Ta có ME + MF = EF (M thuộc đoạn thẳng EF)
=> MF = EF – ME = 8 – 4 = 4 (cm)
Vậy: ME = MF (cùng bằng 4 cm)
V. Dặn dò (1’)
- Học lí thuyết
- Làm các bài tập còn lại
- Chuẩn bị bài sau
D. Rút kinh nghiệm

Tài liệu đính kèm:

  • docHINH HOC TUAN 7 10.doc