Giáo án Hình học - Lớp 6 - Tiết 9, Bài 8: Khi nào thì AM + MB = AB? - Nguyễn Anh Sơn (bản 3 cột)

Giáo án Hình học - Lớp 6 - Tiết 9, Bài 8: Khi nào thì AM + MB = AB? - Nguyễn Anh Sơn (bản 3 cột)

1/ MỤC TIÊU:

a. Về kiến thức: Hs nắm được: Nếu điểm M nằm giữa 2 điểm A và B thì AM + MB = AB và ngược lại.

b. Về kĩ năng:

- Có kỹ năng nhận biết 1 điểm nằm giữa hay không nằm giữa 2 điểm khác.

- Bước đầu tập suy luận " Nếu có a + b = c và biết 2 trong 3 số a, b, c thì suy ra số thứ 3".

c. Về thái độ: Rèn tính cẩn thận khi đo đạc.

2/ CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:

a. Chuẩn bị của giáo viên: SGK, giáo án. Thước cuộn, gấp, chữ A, bảng phụ.

b. Chuẩn bị của học sinh: Dụng cụ học hình. Học và làm bài theo quy định.

3/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:

* ổn định tổ chức:

6A:

a. Kiểm tra bài cũ: (6')

* Câu hỏi:

- Hs 1: Cho điểm C nằm giữa 2 điểm A và B. Trên hình có mấy đoạn thẳng ? Đo độ dài các đoạn thẳng đó.

- Hs 2: Cho điểm M không thuộc đoạn thẳng AM. Đo các đoạn thẳng AM, MB, AB?

* Đáp án:

- Hs1: Vẽ hình (3đ)

Trên hình vẽ có 3 đoạn thẳng:

AC = .; CB = .; AB = . (7đ)

- Hs2:

Vẽ đoạn thẳng AB, AM, BM.

 AM = .

 MB = .

 AB = . (5đ)

 (5đ)

 Gv: Nhận xét - Đánh giá - Cho điểm.

b. Dạy nội dung bài mới:

* Đặt vấn đề: (1') Các em đã đo các đoạn thẳng AC, CB, AB, mỗi đoạn thẳng có độ dài khác 0, vậy tổng độ dài 2 đoạn thẳng AC + CB có mối quan hệ với độ dài đoạn thẳng AB như thế nào ? Để hiểu điều đó ta nghiên cứu bài.

 

doc 5 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 231Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học - Lớp 6 - Tiết 9, Bài 8: Khi nào thì AM + MB = AB? - Nguyễn Anh Sơn (bản 3 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: ..................
Ngày dạy: 
Dạy lớp: 6A
Tiết 9. §8. KHI NÀO THÌ AM + MB = AB ?
1/ MỤC TIÊU:
a. Về kiến thức: Hs nắm được: Nếu điểm M nằm giữa 2 điểm A và B thì AM + MB = AB và ngược lại.
b. Về kĩ năng:
- Có kỹ năng nhận biết 1 điểm nằm giữa hay không nằm giữa 2 điểm khác.
- Bước đầu tập suy luận " Nếu có a + b = c và biết 2 trong 3 số a, b, c thì suy ra số thứ 3".
c. Về thái độ: Rèn tính cẩn thận khi đo đạc.
2/ CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
a. Chuẩn bị của giáo viên: SGK, giáo án. Thước cuộn, gấp, chữ A, bảng phụ.
b. Chuẩn bị của học sinh: Dụng cụ học hình. Học và làm bài theo quy định.
3/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
* ổn định tổ chức: 
6A:
a. Kiểm tra bài cũ: (6')
* Câu hỏi: 
- Hs 1: Cho điểm C nằm giữa 2 điểm A và B. Trên hình có mấy đoạn thẳng ? Đo độ dài các đoạn thẳng đó.
- Hs 2: Cho điểm M không thuộc đoạn thẳng AM. Đo các đoạn thẳng AM, MB, AB?
* Đáp án: 
- Hs1: Vẽ hình (3đ)
Trên hình vẽ có 3 đoạn thẳng:
AC = ..........; CB = ...........; AB = ........... (7đ) 
- Hs2:
Vẽ đoạn thẳng AB, AM, BM. 
 AM = .....
 MB = .....
 AB = .... (5đ)
 (5đ)
 Gv: Nhận xét - Đánh giá - Cho điểm.
b. Dạy nội dung bài mới:
* Đặt vấn đề: (1') Các em đã đo các đoạn thẳng AC, CB, AB, mỗi đoạn thẳng có độ dài khác 0, vậy tổng độ dài 2 đoạn thẳng AC + CB có mối quan hệ với độ dài đoạn thẳng AB như thế nào ? Để hiểu điều đó ta nghiên cứu bài.
Hoạt động của thầy trò
Học sinh ghi
Gv
Để trả lời câu hỏi: Khi nào thì AM + MB = AB ta cùng nghiên cứu phân 1.
Trước hết các em nghiên cứu ? 1 (Sgk – 120). (Bp bài ? 1)
1. Khi nào thì tổng độ dài hai đoạn thẳng AM và MB bằng độ dài đoạn thẳng AB: (29')
Tb?
? 1 cho biết gì ? Y/c gì ?
? 1 (Sgk – 120)
Hs
Cho hình 48. Cho M nằm giữa A và B
Y/c: Đo độ dài AM, MB, AB
 So sánh AM + MB và AB
 Giải:
Gv
Hs
?
Hs
?
Các em hoạt động theo nhóm bàn đo các đoạn thẳng AM, MB, AB trên H 48a, b (Sgk – 120).
Đo rồi cho biết kết quả.
Đo và báo cáo kết quả đo.
Trên hình 48a điểm M có vị trí như thế nào đối với điểm A và B ?
M nằm giữa 2 điểm A và B.
Một em lên bảng trình bày kết quả đo các đoạn thẳng AM, MB, AB của nhóm em? Rồi so sánh tổng độ dài 2 đoạn thẳng AM + MB với AB?
* Trên hình 48a Sgk/120
Điểm nằm giữa 2 điểm A và B.
 AM = 2cm
 MB = 3cm 
 AB = 5 cm
Ta thấy AM + MB = AB
* Trên hình 48b Sgk/120
Điểm nằm giữa 2 điểm A và B.
 AM = 1,5 cm
 MB = 3,5 cm
 AB = 5 cm
Ta thấy AM + MB = AB
?
Tương tự một em lên bảng trình bày kết quả đo các đoạn thẳng trên hình 48b ? 
K?
Qua bài ? 1 nếu điểm M nằm giữa 2 điểm A và B thì suy ra điều gì ?
Hs
Nếu M nằm giữa hai điểm A và B thì:
AM + MB = AB
K?
Ngược lại nếu AM + MB = AB thì em có nhận xét gì về vị trí của điểm M so với hai điểm A và B ?
Hs
AM + MB = AB M nằm giữa A và B.
Gv
Đó là nội dung nhận xét (Sgk – 120).
a. Nhận xét: (Sgk – 120)
Hs
Hai em đọc nhận xét (Sgk – 120).
Điểm M nằm giữa 2 điểm A và B AM + MB = AB.
Gv
Chốt (như nhận xét, lưu ý tính chất 2 chiều)
Gv
Quay trở lại bài kiểm tra miệng.
Tb?
Em hãy so sánh tổng độ dài hai đoạn thẳng AC + CB với độ dài đoạn thẳng AB ?
Hs
AC + CB = AB ( = 30cm)
Tb?
Trên đường thẳng AB lấy điểm K không nằm giữa A và B sao cho BK = 5cm. Hãy so sánh tổng độ dài hai đoạn thẳng AK + BK với độ dài đoạn thẳng AB ?
Hs
AK + BK AB 
?
Vì sao ?
Hs
Vì điểm K không nằm giữa 2 điểm A và B.
?
Hãy so sánh tổng độ dài 2 đoạn thẳng AB + BK với độ dài đoạn thẳng AK ? Vì sao em có kết luận như vậy ?
Hs
AB + BK = AK (= 35cm)
Gv
?
Bài 2: 
So sánh tổng độ dài 2 đoạn thẳng AM + MB với độ dài đoạn thẳng AB ?
Hs
AM + MB AB vì M không nằm giữa A và B.
Gv
Chốt lại: Qua phần 1 ta thấy điểm M nằm giữa 2 điểm A và B AM + MB = AB.
Gv
Khi 3 điểm thẳng hàng, biết độ dài 2 đoạn thẳng ta có thể tìm được độ dài đoạn thẳng còn lại không? Để hiểu điều đó ta nghiên cứu ví dụ (Sgk – 120) (Chiếu nội dung ví dụ)
b. Ví dụ: (Sgk – 120)
Tb?
Qua nghiên cứu em hãy cho biết ví dụ cho biết gì ? Y/c gì ?
Hs
Cho M nằm giữa A và B.
AM = 3cm, AB = 8cm. Tính BM?
K?
Để tính MB người ta đã làm như thế nào ?
Hs
- Căn cứ vào M nằm giữa A và B.
- Lập hệ thức (dựa vào nhận xét).
- Thay số rồi tính.
Tb?
Một em lên trình bày lời giải ?
Hs
Vì M nằm giữa A và B nên AM + MB = AB thay AM = 3 cm; AB = 8 cm ta có:
3 + MB = 8cm
 MB = 8 – 3
 MB = 5 (cm)
Vậy MB = 5cm
Gv
Chốt: Qua các bài toán trên ta thấy: Khi 3 điểm thẳng hàng, ta chỉ cần đo 2 lần là biết được độ dài của cả 3 đoạn thẳng.
Gv
c. Củng cố:
Để củng cố các kiến thức trên chúng ta n/c bài 46 (Sgk – 121).
Tb?
Qua nghiên cứu em hãy cho biết bài 46 cho biết điều gì ? Y/c gì ? 
Bài 46 (Sgk – 121)
 Giải:
Hs
Cho N là 1 điểm của đoạn thẳng IK. 
Biết IN = 3cm, NK = 6cm. 
Tính độ dài đoạn thẳng IK? 
?
Tương tự bài nào đã giải ? (như ví dụ)
Vì N là một điểm của đoạn thẳng IK.
Mà IN = 3cm ; NK = 6 cm
Nên N nằm giữa hai điểm I và K.
K?
Muốn tính IK ta làm như thế nào ?
Hs
Chỉ ra N nằm giữa I và K, lập hệ thức, thay số rồi tính.
Gv
Cho Hs hoạt động nhóm giải bài 46 vào bảng nhóm.
Hs
Hoạt động nhóm - Đại diện nhóm lên trình bày - Nhận xét bài của nhóm bạn.
Ta có: IK = IN + NK
 IK = 3 + 6 
Gv
Lớp về hoàn thiện lời giải vào vở.
Gv
Các em đã biết khi 1 điểm nằm giữa hai điểm còn lại thì ta có hệ thức tương ứng. Biết độ dài của 2 trong 3 đoạn thẳng đó ta tính được độ dài đoạn thẳng còn lại. Vậy khi biết hệ thức ta có nhận biết 1 điểm nào nằm giữa 2 điểm còn lại không ? Để củng cố điều đó ta n/c làm bài 47 (sbt – 102).
Vậy: IK = 9 (cm)
Tb?
Bài 47 cho biết gì ? Y/c tìm gì ?
Bài 47 (sbt – 102)
Hs
Cho 3 điểm A, B, C thẳng hàng;
a. AC + CB = AB
b. AB + BC = AC
c. BA + AC = BC
Hỏi điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại ?
 Giải:
Vì 3 điểm A, B, C thẳng hàng và:
a. AC + CB = AB C nằm giữa A và B
K?
Để biết điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại ta dựa vào kiến thức nào ? 
b. AB + BC = AC B nằm giữa A và C
Hs
Dựa vào nhận xét: AM + MB = AB M nằm giữa A và B.
c. BA + AC = BC A nằm giữa C và B
Gv
Một em lên bảng giải bài 47.
Hs
Vì 3 điểm A, B, C thẳng hàng và:
a. AC + CB = AB C nằm giữa A và B
b. AB + BC = AC B nằm giữa A và C
c. BA + AC = BC A nằm giữa C và B
Gv
Chốt: Dựa vào hệ thức ta có thể nhận biết được 1 điểm nằm giữa 2 điểm còn lại.
Gv
Để đo khoảng cách giữa 2 điểm trên mặt đất, ta dùng những dụng cụ nào ? Cách đo ra sao ? Để thấy điều đó, ta n/c phần 2. Cả lớp n/c phần 2 (Sgk – 120).
2. Một vài dụng cụ đo khoảng cách giữa 2 điểm trên mặt đất: (6')
Tb?
Qua n/c hãy cho biết để đo độ dài 1 đoạn thẳng hoặc khoảng cách giữa 2 điểm trên mặt đất ta thường dùng những dụng cụ gì ?
- Thước cuộn bằng vải.
- Thước cuộn bằng kim loại.
- Thước chữ A.
Gv
Bp hình 49, 50.
Hình 49 Hình 50
Hs
- Thước cuộn bằng vải.
- Thước cuộn bằng kim loại
Tb?
Muốn đo khoảng cách giữa 2 điểm trên mắt đất ta làm như thế nào ?
Hs
Muốn đo khoảng cách giữa 2 điểm trên mặt đất, trước hết ta phải gióng đường thẳng đi qua 2 điểm ấy rồi dùng thước cuộn bằng vải (Hoặc thước cuộn bằng kim loại) để đo.
K?
Nếu đo độ dài đoạn thẳng hoặc khoảng cách 2 điểm trên mặt đất nhỏn độ dài của thước ta làm như thế nào ?
Hs
Ta chỉ cần giữ cố định một đầu thước tại một điểm rồi căng thước đi qua điểm thứ hai.
Gv
(Chiếu cách đo)
K?
Nếu đo độ dài đoạn thẳng hoặc khoảng cách 2 điểm trên mặt đất lớn hơn độ dài của thước ta làm như thế nào? Sử dụng kiến thức nào ?
Hs
Ta chỉ cần giữ cố định một đầu thước tại một điểm rồi căng thước đi qua điểm thứ hai. 
Sử dụng nhận xét nếu M nằm giữa A và B thì AM + MB = AB.
Gv
(Chiếu cách đo)
Gv
Chiếu hình 51.
Hình 51
Gv
Giới thiệu thước chữ A và cách đo.
c. Củng cố, luyện tập: (1')
- Khi nào thì tổng độ dài hai đoạn thẳng AM và MB bằng độ dài đoạn thẳng AB ?
d. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: (2')
- Học kĩ nhận xét.
- Xem lại lời giải của ví dụ và các bài tập để biết cách lập luận.
	- Bài tập: 48 51 (sgk – 121, 122) và 48, 49 (sbt – 102).
	- HD Bài 49 (sgk – 121) Ta tìm mối liên quan giữa 2 đoạn thẳng AM và BN đối với 2 đoạn thẳng AN và BM trong cả hai trường hợp để so sánh AM với BN.
	- Tiết sau: “Luyện tập”.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiết 9.doc