Giáo án Hình học Lớp 6 - Tiết 9, Bài 8: Khi nào thì AM + MB = AB ? - Năm học 2007-2008

Giáo án Hình học Lớp 6 - Tiết 9, Bài 8: Khi nào thì AM + MB = AB ? - Năm học 2007-2008

I.MỤC TIÊU.

1. Kiến thức: Nếu điểm M nằm giữa hai điểm A và B thì AM + MB = AB. Nhận biết một điểm nằm giữa hay không nằm giữa hai điểm khác.

2. Kĩ năng: Bước đầu tập trung suy luận dạng : “Nếu có a + b = c và biết hai trong ba số a, b, c thì suy ra số thứ ba”.

3. Thái độ: Cẩn thận khi đo đạc các đoạn thẳng và khi cộng các đoạn thẳng

II. CHUẨN BỊ. Thước thẳng có chia khoảng, thước dây, thước gấp

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.

1. Ổn định lớp. (1ph)

2. Kiểm tra bài cũ. (7ph)

HS1:

- Vẽ ba điểm A, B, C thẳng hàng với C nằm giữa.

- Trên hình có những đoạn thẳng nào?

- Đo độ dài đoạn thẳng trên hình vẽ.

- So sánh độ dài AC +CB với AB

3. Bài mới. GV: giới thiệu vào bài

 

doc 2 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 341Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học Lớp 6 - Tiết 9, Bài 8: Khi nào thì AM + MB = AB ? - Năm học 2007-2008", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 9	Ngày soạn: 03/11/2007
Tiết: 9	Ngày dạy: 05/11/2007
	§ 8 KHI NÀO THÌ AM + MB = AB ?
I.MỤC TIÊU.
Kiến thức: Nếu điểm M nằm giữa hai điểm A và B thì AM + MB = AB. Nhận biết một điểm nằm giữa hay không nằm giữa hai điểm khác.
Kĩ năng: Bước đầu tập trung suy luận dạng : “Nếu có a + b = c và biết hai trong ba số a, b, c thì suy ra số thứ ba”.
Thái độ: Cẩn thận khi đo đạc các đoạn thẳng và khi cộng các đoạn thẳng
II. CHUẨN BỊ. Thước thẳng có chia khoảng, thước dây, thước gấp
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
Ổn định lớp. (1ph)
Kiểm tra bài cũ. (7ph)
HS1:
- Vẽ ba điểm A, B, C thẳng hàng với C nằm giữa.
- Trên hình có những đoạn thẳng nào?
- Đo độ dài đoạn thẳng trên hình vẽ.
- So sánh độ dài AC +CB với AB
Bài mới. GV: giới thiệu vào bài
ĐL
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
20’
HĐ 1: Điểm nằm giữa hai điểm A và B :
GV: Làm ? 1 SGK.( treo bảng phụ)
HS : Lên bảng vẽ.
GV: Đo độ dài đoạn thẳng AM ; MB ; AB.
HS : Đo độ dài AM ; MB ; AB trong vở của mình
GV : Gọi một vài HS đứng tại chỗ đọc kết quả của mình.
GV: So sánh AM + MB với AB
HS: AM + MB = AB
GV: Vậy khi nào AM + MB =AB ?
HS: Khi M nằm giữa hai điểm A và B
GV: Cho K nằm giữa hai điểm M, N ta có được điều gì?
HS: MK + KN = KN.
GV: Nếu M không nằm giữa A, B thì ta có được AM + MB =AB ?
HS: Lấy điểm M và thực hành đo để kiểm tra.
GV: Nếu biết AN + NB =AB thì kết luận gì về vị trí giữa ba điểm đó?
HS: N nằm giữa hai điểm A và B
1. Khi nào thì tổng độ dài hai đoạn thẳng AM và MB bằng độ dài đoạn thẳng AB.
 Nhận xét : 
A
M
B
Nếu điểm M nằm giữa hai điểm A và B thì AM + MB = AB. Ngược lại, nếu AM + MB = AB thì điểm M nằm giữa hai điểm A và B.
Ví dụ :SGK trang 120.
Vì M nằm giữa A và B nên : 
AM + MB = AB
3 + MB = 8
MB = 8 - 3
MB = 5cm
5’
HĐ 2: Một vài dụng cụ đo khoảng cách giữa hai điểm trên mặt đất :
GV: Muốn đo khoảng cách hai giữa hai điểm trên mặt đất trước hết ta phải làm gì ?
HS: Gióng đường thẳng đi qua hai điểm ấy.
GV: Đặt thước như thế nào để đo ?
HS: Giữ cố định một đầu thước tại một điểm rồi căng thước đi qua điểm thứ hai.
GV: Trường hợp chiều dài của thước không đủ để đo ta phải làm như thế nào ?
HS: Đo nhiều lần và cộng các đoạn thẳng ấy. 
2.Một vài dụng cụ đo khoảng cách giữa hai điểm trên mặt đất :
(SGK)
Để đo khoảng cách trên mặt đất người ta dùng thước cuộn bằng vải, hoặc bằng kim loại hoặc dùng thước chữ A loại 1m hay 2m.
Củng cố – luyện tập. (10ph)
- Làm bài tập sau: Bài tập 47/121 :
Vì M nằm giữa E và F
nên : EM + MF = EF
 4 + MF = 8
	 MF = 8 - 4 = 4cm.
Vì MF = 4cm ; EM = 4cm. Nên : MF = EM
A
M
N
P
B
- Làm bài tập sau: 
Cho hình vẽ sau hãy giải thích vì sao?
 AM + MN + NP + PB = AB
Giải
Vì N nằm giữa A và B nên ta có :AN + NB = AB (1)
Vì M nằm giữa A và N nên ta có :AM + MN = AN (2)
Vì P nằm giữa N và B nên ta có :NP + PB = NB (3)
Thay (2) và (3) vào (1) ta có: AM + MN + NP + PB = AB.
Hướng dẫn về nhà. (2ph)
Nắm vững kiến thức trọng tâm của bài.
Tìm hiểu dụng cụ đo khoảng cách giữa hai điểm trên mặt đất
BTVN: 46, 48, 50, 51, 52. SGK
HD Bài tập 51 SGK : Muốn kiểm tra điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại ta đi kiểm tra các đoạn thẳng.

Tài liệu đính kèm:

  • docHINH TIET 9.doc