Giáo án Hình học Lớp 6 - Tiết 8: Độ dài đoạn thẳng - Năm học 2009-2010 - Phạm Ngọc Thúy Liễu

Giáo án Hình học Lớp 6 - Tiết 8: Độ dài đoạn thẳng - Năm học 2009-2010 - Phạm Ngọc Thúy Liễu

I. MỤC TIÊU.

1. Kiến thức: - HS đọc được độ dài đoạn thẳng, ghi nhớ " độ dài đoạn thẳng là một số dương; so sánh được độ dài hai đoạn thẳng.

2. Kĩ năng: - HS đo được độ dài của một đoạn thẳng cho trước.

3. Thái độ:- HS rèn tính cẩn thận, chính xác khi đo độ dài.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

 - GV: Thước thẳng, bảng phụ, phấn mầu.

- HS: Thước thẳng, bảng nhóm, bút viết bảng.

III. PHƯƠNG PHÁP.

 Vấn đáp gợi mở, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động hợp tác trong nhóm.

IV. TỔ CHỨC GIỜ HỌC

1. Khởi động:

- Mục tiêu: HS củng cố kiến thức về đoạn thẳng, so sánh sự khác nhau giữa đoạn thẳng , đường thẳng và tia; bước đầu nhận biết độ dài đoạn thẳng.

- Thời gian: 7 phút.

- Cách tiến hành:

 + Kiểm tra bài cũ: HS1: Định nghĩa đoạn thẳng AB, vẽ đoạn thẳng AB.

 HS2: So sánh sự khác nhau giữa đoạn thẳng với đường thẳng và với tia.

 + Đặt vấn đề: Yêu cầu HS quan sát hình vẽ phần mở bài, giới thiệu độ dài đoạn thẳng. Đoạn thẳng AB dài bao nhiêu?

 GV giới thiệu đơn vị đo độ dài inh-sơ ( 1inh = ? cm) -> tìm hiểu trong bài

Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung ghi bảng

HĐ 1: Tìm hiểu cách đo độ dài đoạn thẳng?

- Mục tiêu: HS ghi nhớ " độ dài đoạn thẳng là một số dương"; đo được độ dài của một đoạn thẳng cho trước.

- Thời gian: 10 phút.

- Đồ dùng dạy học: Thước thẳng, bảng phụ.

- Cách tiến hành:

 

doc 2 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 191Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học Lớp 6 - Tiết 8: Độ dài đoạn thẳng - Năm học 2009-2010 - Phạm Ngọc Thúy Liễu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 04/10/2009
Ngày giảng: 10/10/2009 
Tiết 8. Độ dài đoạn thẳng
I. mục tiêu.
1. Kiến thức: - HS đọc được độ dài đoạn thẳng, ghi nhớ " độ dài đoạn thẳng là một số dương; so sánh được độ dài hai đoạn thẳng.
2. Kĩ năng: - HS đo được độ dài của một đoạn thẳng cho trước. 
3. Thái độ:- HS rèn tính cẩn thận, chính xác khi đo độ dài.
II. đồ dùng dạy học.
 - GV: Thước thẳng, bảng phụ, phấn mầu.
- hs: Thước thẳng, bảng nhóm, bút viết bảng.
III. Phương pháp.
	 Vấn đáp gợi mở, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động hợp tác trong nhóm.
IV. Tổ chức giờ học
1. Khởi động:
- Mục tiêu: HS củng cố kiến thức về đoạn thẳng, so sánh sự khác nhau giữa đoạn thẳng , đường thẳng và tia; bước đầu nhận biết độ dài đoạn thẳng.
- Thời gian: 7 phút.
- Cách tiến hành: 
	+ Kiểm tra bài cũ: HS1: Định nghĩa đoạn thẳng AB, vẽ đoạn thẳng AB.
	HS2: So sánh sự khác nhau giữa đoạn thẳng với đường thẳng và với tia.
	+ Đặt vấn đề: Yêu cầu HS quan sát hình vẽ phần mở bài, giới thiệu độ dài đoạn thẳng. Đoạn thẳng AB dài bao nhiêu? 
	GV giới thiệu đơn vị đo độ dài inh-sơ ( 1inh = ? cm) -> tìm hiểu trong bài
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung ghi bảng
HĐ 1: Tìm hiểu cách đo độ dài đoạn thẳng?
- Mục tiêu: HS ghi nhớ " độ dài đoạn thẳng là một số dương"; đo được độ dài của một đoạn thẳng cho trước.
- Thời gian: 10 phút.
- Đồ dùng dạy học: Thước thẳng, bảng phụ.
- Cách tiến hành:
Gv: Để đo đoạn thẳng AB người ta dùng thước có chia khoảng cách mm ( thuớc đo độ dài ) 
Gv : Nêu cách làm 
Gv: Hướng dẫn học sinh cách vẽ 
H/s vẽ hình 
H/s nhận xét 
H/s vẽ vào vở 
Gv: Đưa ra TH điểm A và B trùng nhau 
? Em hãy cho biết khoảng cách giữa 2 điểm A và B 
H/s trả lời 
Gv: Củng cố 
1 . Đo đoạn thẳng 
 - Đặt cạch thước đi qua hai điểm A và B sao cho điểm A trùng với vạch số 0 của cạch thước giả sử điểm B trùng với vạch 17 mm như hình vẽ .
 Ta nói độ dài đoạn thẳng AB = 17 mm và kí hiệu AB = 17 mm hoặc BA = 17 mm 
 A . . B 
* Nhận xét : Mỗi đoạn thẳng có 1 độ dài xác định độ dài đoạn thẳng là 1 số dơng Ta nói khoảng cách giữa 2 điểm A và B bằng 3cm ( hoặc A cách B một khoảng 3cm ) 
Khi 2 điểm A và B trùng nhau ta nói khoảng cách giữa 2 điểm A và B bằng 0 ) 
Họat động 2: So sánh đoạn thẳng
- Mục tiêu: HS so sánh được độ dài hai đoạn thẳng; nhận dạng được các loaị thước.
- Thời gian: 15 phút
- Đồ dùng dạy học: Thước thẳng, bảng phụ, bảng nhóm, bút viết bảng.
- Cách tiến hành: 
H/s vẽ độ dài đoạn thẳng AB = 3cm ; CD = 3cm ; EG = 4 cm 
? H/s so sánh 
H/s hđ nhóm theo kĩ thuật khăn trải bàn
các nhóm trưởng phát biểu 
H/s nhóm khác nhận xét 
Gv: Củng cố
Gv: đa ra hình đã vẽ trong bảng phụ 
H/s quan sát hình vẽ và lên bảng đo độ dài các đoạn thẳng 
H/s chỉ ra các cặp đường thẳng bằng nhauvà đánh dấu vào đó 
? Các đoạn thẳng giống nhau và bằng nhau là 
? So sánh độ dài đoạn thẳng E F và CD 
H/s : Nêu yêu cầu của ?2 
H/s quan sát hình vẽ và cho biết trong các thước đó đâu là thước dây ; thước gấp ; thước xích .
- Yêu cầu HS hđ cá nhân thức hiện ?3
+ HS thực hiện, báo cáo kết quả
+ GV chốt lại kq đúng
2. So Sánh 2 đoạn thẳng 
Ta có thể so sánh 2 đoạn thẳng bằng cách so sánh độ dài của chúng 
Giả sử ta có AB = 3cm ; CD = 3cm ; EG = 4cm 
 A B
 C D 
 E G
- Hai đoạn thẳng AB và CD bằng nhau vì chúng có cùng độ dài và kí hiệu AB = CD 
- Đoạn thẳng EG dài hơn hay( lớn hơn )
đoạn thẳng CD và kí hiệu E G > CD 
- Đoạn thẳng AB ngắn hơn đoạn thẳng EG và kí hiệu AB < EG .
? 1 Cho các đoạn thẳng sau 
 C
	G H 
 D
 E F I
 A B K
a/ Các đoạn thẳng giống nhau và bằng nhau là GH = E F ; AB = I K 
b / So sánh 2 đoạn thẳng E F và CD 
E F < CD ( đoạn thẳng E F nhỏ hơn đoạn thẳng CD ) 
?2 Hình 42. a là thước dây 
 Hình 42. b là thước gấp 
 Hình 42. c là thước xích 
?3
 1 inh = 2,54cm
4. Tổng kết, hướng dẫn bài tập ở nhà: ( 3 phút)
	- HS nhắc lại cách đo độ dài đoạn thẳng.
- Về nhà làm BT 40, 41, 42, 43 ( SGK- T. 119).

Tài liệu đính kèm:

  • docT8.doc