I/ MỤC TIÊU
1) Kiến thức
- HS biết khái niệm độ dài đoạn thẳng .
2) Kỹ năng
- Biết dùng thức đo độ dài để đo đoạn thẳng, vẽ đoạn thẳng biết đọ dài cho trước;
3) Thái độ
- Rèn tính cẩn thận, chính xác trong đo đạc.
II/ CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
- GV : Thước thẳng có chia khoảng, thước dây, bảng phụ.
- HS : Thước thẳng có chia khoảng.
- PPDH: Vấn đáp, thuyết trình, nhóm
III/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1) Ổn định tổ chức (1)
2) Kiểm tra bài cũ (5)
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1) Đoạn thẳng AB là gì ?
- Vẽ một đoạn thẳng rồi đặt tên.
Đo đoạn thẳng đó và ghi kết quả lên bảng.
- GV nhận xét, bổ sung và ghi điểm. HS1: Đoạn thẳng AB là hình gồm hai điểm A, B và vô số các điểm nằm giữa hai điểm A và B.
- HS1 vẽ hình, dùng thước đo đoạn thẳng và ghi kết quả lên bảng.
- Cả lớp làm ra giấy nháp.
- HS nhận xét, bổ sung
3) Bài mới
- Số đo bạn vừa tìm được thông qua việc dùng thước thẳng đo đoạn thẳng ta gọi là độ dài đoạn thẳng. Vậy độ dài đoạn thẳng là gì, nó có ý nghĩa gì trong thực tế, bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu.
& Tuần 8 - Tiết 8 Ngày soạn : 11/10/2011 Ngày dạy : 12/10/2011 §7. ĐỘ DÀI ĐOẠN THẲNG I/ MỤC TIÊU 1) Kiến thức - HS biết khái niệm độ dài đoạn thẳng . 2) Kỹ năng - Biết dùng thức đo độ dài để đo đoạn thẳng, vẽ đoạn thẳng biết đọ dài cho trước; 3) Thái độ - Rèn tính cẩn thận, chính xác trong đo đạc. II/ CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH GV : Thước thẳng có chia khoảng, thước dây, bảng phụ. HS : Thước thẳng có chia khoảng. PPDH: Vấn đáp, thuyết trình, nhóm III/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1) Ổn định tổ chức (1’) 2) Kiểm tra bài cũ (5’) Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1) Đoạn thẳng AB là gì ? - Vẽ một đoạn thẳng rồi đặt tên. Đo đoạn thẳng đó và ghi kết quả lên bảng. - GV nhận xét, bổ sung và ghi điểm. HS1: Đoạn thẳng AB là hình gồm hai điểm A, B và vô số các điểm nằm giữa hai điểm A và B. - HS1 vẽ hình, dùng thước đo đoạn thẳng và ghi kết quả lên bảng. - Cả lớp làm ra giấy nháp. - HS nhận xét, bổ sung 3) Bài mới - Số đo bạn vừa tìm được thông qua việc dùng thước thẳng đo đoạn thẳng ta gọi là độ dài đoạn thẳng. Vậy độ dài đoạn thẳng là gì, nó có ý nghĩa gì trong thực tế, bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu. §8. ĐỘ DÀI ĐOẠN THẲNG Hoạt động 1 : Đo đoạn thẳng (18’) a) Mục tiêu - HS biết độ dài đoạn thẳng là gì ? - Rèn kĩ năng sử dụng các dụng cụ đo độ dài để đo đoạn thẳng. b) Tiến hành hoạt động Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Muốn đo độ dài đoạn thẳng ta dùng dụng cụ gì ? - Cho đoạn thẳng AB hãy đo độ dài của nó ? - Nêu rõ cách đo ? - GV hướng dẫn HS cách kí hiệu độ dài đoạn thẳng AB : AB = 5 cm. - Một đoạn thẳng có thể có mấy độ dài ? Độ dài đó lớn hơn hay nhỏ hơn 0 ? - GV nhấn mạnh : Mỗi đoạn thẳng có một độ dài. Độ dài đoạn thẳng là một số dương. - Độ dài đoạn thẳng AB và khoảng cách giữa hai điểm AB có gì khác nhau hay không ? - Nếu hai điểm AB trùng nhau thì khoảng cách giữa hai điểm AB bằng bao nhiêu ? Bài tập : Hãy đo chiều dài và chiều rộng của cuốn vở của em ? - Dùng các dụng cụ như : thước thẳng có chia khoảng, thước dây, - 1HS lên bảng đo và trả lời. Đoạn thẳng AB dài 5 cm. - 1HS nêu cách đo. - HS ghi vào vở. - Mỗi đoạn thẳng có một độ dài. Độ dài đoạn thẳng lớn hơn 0. - 1HS đọc lại nhận xét. - Độ dài đoạn thẳng AB chính là khoảng cách giữa hai điểm AB. - Nếu hai điểm AB trùng nhau thì khoảng cách giữa hai điểm AB bằng 0. - 1HS đứng tại chỗ trả lời. c) Kết luận 1) Đo đoạn thẳng Ví dụ : Đoạn thẳng AB dài 5 cm Kí hiệu : AB = 5 cm Nhận xét : Mỗi đoạn thẳng có một độ dài. Độ dài đoạn thẳng là một số dương. Chú ý : - Độ dài đoạn thẳng AB chính là khoảng cách giữa hai điểm AB. - Nếu hai điểm AB trùng nhau thì khoảng cách giữa hai điểm AB bằng 0. - Cho đoạn thẳng AB = 5cm và đoạn thẳng CD = 5cm, em hãy dự đoán xem hai đoạn thẳng đó có bằng nhau hay không ? - HS : Đoạn thẳng AB và đoạn thẳng CD bằng nhau. - Để biết dự đoán của bạn có chính xác hay không ? Ta sang phần 2. Hoạt động 2 : So sánh hai đoạn thẳng (15’) a) Mục tiêu - Biết so sánh hai đoạn thẳng. b) Tiến hành hoạt động Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Em hãy đo đội dài của chiếc bút chì và bút bi của em. Cho biết độ dài hai vật đó có bằng nhau không? - Để so sánh hai đoạn thẳng ta so sánh độ dài của chúng. - GV vẽ hình 40 lên bảng và yêu cầu HS đọc (SGK tr.117) và trả lời. - So sánh đoạn thẳng AB và CD ? Vì sao đoạn thẳng AB bằng đoạn thẳng CD ? - So sánh đoạn thẳng AB và EF ? Vì sao đoạn thẳng AB ngắn hơn đoạn thẳng EF ? - So sánh đoạn thẳng EF và CD ? Vì sao đoạn thẳng EF dài hơn đoạn thẳng CD ? - Cho HS làm ?1 (GV treo bảng phụ) - GV hướng dẫn HS kí hiệu hai đoạn thẳng bằng nhau. - Cho HS làm bài tập 42 (SGK tr.119) - Em có kết luận gì về các cặp đoạn thẳng sau ? a) AB = 5cm CD = 4cm b) AB = 3cm CD = 3cm c) AB = a (cm) CD = b (cm) ( a; b > 0) - Cho HS làm ?2 - Cho HS làm ?3 - HS thực hiện và trả lời. - HS lắng nghe. AB = CD, vì hai độ dài bằng nhau. AB < EF, vì độ dài đoạn thẳng AB nhỏ hơn độ dài đoạn thẳng EF. EF > CD, vì độ dài đoạn thẳng EF lớn hơn độ dài đoạn thẳng CD. ?1 - HS lên bảng đo và trả lời. AB = IK ; EF = GH. - HS kí hiệu vào bảng phụ. - HS vẽ hình vào vở, 1HS lên bảng. a) AB > CD b) AB = CD c) Nếu a > b thì AB > CD. Nếu a < b thì AB < CD. Nếu a = b thì AB = CD. - HS nhận dạng một số dụng cụ đo. - HS kiểm tra và đọc kết quả : 1 inh-sơ = 2,54 cm = 25,4mm. c) Kết luận 2) So sánh hai đoạn thẳng AB = CD AB < EF EF > CD 4) Củng cố (5’) Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Bài 44 (SGK tr.119) – Gọi 1HS đọc đề. - Đường từ nhà em đến trường là 800m. Vậy khoảng cách từ nhà đến trường là 800m đúng hay sai ? - HS đọc đề, tiến hành đo và trả lời. a) AD > DC > CB > BA. b) = 7,2 cm = 72mm. - Sai, vì đường từ nhà đến trường không thẳng. 5) Dặn dò (1’) - Học bài - Làm bài tập 43, 45(SGK tr.119) và bài 38, 41 (SBT tr.101) IV/ NHỮNG KINH NGHIỆM RÚT RA TỪ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
Tài liệu đính kèm: