Giáo án Hình học Lớp 6 - Tiết 7 đến 10 - Năm học 2013-2014

Giáo án Hình học Lớp 6 - Tiết 7 đến 10 - Năm học 2013-2014

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Biết độ dài đoạn thẳng là gì ?

2. Kĩ năng:

 - Biết sử dụng thước đo độ dài để đo đoạn thẳng.

- Biết so sánh hai đoạn thẳng.

3. Thái độ:

- Cẩn thận, chính xác trong khi đo.

II. Chuẩn bị:

1. Giáo viên:

- Thước thước đo độ dài, SGK, giáo án, bảng phụ ghi bài 33, 35 (Sgk/115, 116).

2. Học sinh:

- SGK, vở ghi, đồ dùng học tập.

III. Phương pháp:

- Thuyết trình

- Gợi mở – Vấn đáp

- Thực hành

- Hoạt động nhóm

IV. Tiến trình lên lớp:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung

Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ

- GV nêu câu hỏi: Hình như thế nào được gọi là đoạn thẳng AB và làm bài 34 (Sgk/116)

- Gọi HS nhận xét, bổ sung

- GV đánh giá cho điểm

 - HS trả bài và làm bài tập

- HS nhận xét, bổ sung

- HS lắng nghe, ghi vào

 Đoạn thẳng AB là hình gồm điểm A, điểm B và tất cả các điểm nằm giữa A và B.

Bài 34 (Sgk/116)

Có ba đoạn thẳng là AB, BC, AC.

Hoạt động 2: Đo đoạn thẳng

- GV: ĐVĐ như sgk

- Hãy đọc nội dung 1 sgk/ 117

 +Vẽ đoạn thẳng AB, đo đoạn thẳng AB vừa vẽ. Nói rõ cách đo ?

 Nhận xét cách trình bày của học sinh

- Vậy mỗi đoạn thẳng có mấy độ dài ?

 Nhận xét & chốt lại nội dung SGK

- Nếu hai điểm A và B trùng nhau thì khoảng cách giữa hai điểm là bao nhiêu ? HS: Chú ý theo dõi

HS: Đọc nội dung 1 sgk/117

HS: Tự vẽ đoạn thẳng và đo.

HS: Trình bày cách đo

+ Dùng thước có chia khoảng

+ Đặt cạnh thước đi qua 2 điểm A, B sao cho A trùng với vạch số 0

+ Xem điểm B trùng với vạch nào của thước.

HS: Mỗi đoạn thẳng . . . nhất định.

HS: Khoảng cách bằng 0 1. Đo đoạn thẳng

  Cách đo:

+ Đặt cạnh thước đi qua 2 điểm của đoạn thẳng sao cho một điểm trùng với vạch số 0

+ Xem điểm còn lại trùng với vạch nào của thước.

  Nhận xét

- Mỗi đoạn thẳng có một độ dài nhất định, độ dài đoạn thẳng là một số dương.

 - Hai điểm A và B trùng nhau thì khoảng cách giữa hai điểm A và B bằng 0.

 

doc 10 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 435Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học Lớp 6 - Tiết 7 đến 10 - Năm học 2013-2014", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 02/10/2013
Ngày dạy :05/10/2013
Tiết: 07	 ĐOẠN THẲNG
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Biết định nghĩa đoạn thẳng.
2. Kĩ năng:
 	- Biết vẽ đoạn thẳng.
 	- Biết nhận dạng đoạn thẳng cắt đoạn thẳng, cắt đường thẳng, cắt tia.
- Biết mô tả hình vẽ bằng các cách diễn đạt khác nhau.
3. Thái độ:
- Cẩn thận, chính xác.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
- Thước kẻ, SGK, giáo án, bảng phụ ghi bài 33, 35 (Sgk/115, 116).
2. Học sinh:
- SGK, vở ghi, đồ dùng học tập.
III. Tiến trình lên lớp:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
- GV nêu câu hỏi: Thế nào là một tia gốc A ? Làm bài 25 (Sgk/113)
- Gọi HS nhận xét, bổ sung
- GV đánh giá cho điểm
- Vẽ đường thẳng qua hai điểm A và B nhưng bị giới hạn tại A và B.
- Vậy hình gồm điểm A, điểm B và tất cả các điểm nằm giữa A và B được gọi là gì ? Có qua hệ gì với đường thẳng, với tia không ? Để biết được điều này chúng ta đi vào bài học hôm nay.
- HS trả bài và làm bài tập
- HS nhận xét, bổ sung
- HS lắng nghe, ghi vào
- HS veõ
Hình gồm điểm O và một phần đường thẳng bị chia ra bởi điểm O được gọi là một tia gốc O.
Bài 25 (Sgk/113)
Hoạt động 2: Đoạn thẳng AB là gì ?
- Hãy đánh dấu 2 điểm A và B. Dùng thước nối hai điểm A và B. Nét vẽ trên là hình ảnh của đoạn thẳng AB.
- Vậy hình như thế nào được gọi là đoạn thẳng AB.
- GV nhận xét, chốt lại
- Đoạn thẳng AB còn gọi là đoạn thẳng gì?
- Áp dụng làm bài 33 (Sgk/115). Treo bảng phụ yêu cầu HS đứng tại chỗ trả lời
- Gọi nhóm khác nhận xét, bổ sung
- GV chốt lại
HS chú ý theo dõi, vẽ theo vào vở.
- HS dựa vào hình vừa vẽ trả lời.
- HS chú ý ghi vào
- Đoạn AB còn gọi là đoạn thẳng BA.
- HS chú ý, thảo luận 2 phút và đứng tại chỗ trả lời.
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung
- HS lắng nghe, ghi vào
1. Đoạn thẳng AB là gì ?
- Đoạn thẳng AB là hình gồm điểm A, điểm B và tất cả các điểm nằm giữa A và B.
- Đoạn thẳng AB còn gọi là đoạn thẳng BA.
- Hai điểm A và B là hai mút ( hoặc hai đầu) của đoạn thẳng AB.
Bài 33 (Sgk/115):
a)  R, S  R và S  
b)  hai điểm P, Q và tất cả các điểm nằm giữa P, Q. 
Hoạt động 3: Đoạn thẳng cắt đoạn thẳng, cắt tia, cắt đường thẳng
- GV treo bảng phụ hình 33, 34, 35 yêu cầu cả lớp :
- Xem hình 33 cho biết hình vẽ mô tả gì?
- GV nhận xét và chốt lại.
- Xem hình 34 cho biết hình vẽ mô tả gì?
- GV nhận xét và chốt lại.
- Xem hình 35 cho biết hình vẽ mô tả gì?
- GV nhận xét và chốt lại.
- GV vẽ thêm các trường hợp đặc biệt.
- GV nhận xét và chốt lại.
- HS chú ý theo dõi, trả lời
- Đoạn thẳng AB cắt đoạn thẳng CD tại I.
- HS lắng nghe, vẽ vào 
- Đoạn thẳng AB cắt tia Ox tại K.
- HS lắng nghe, vẽ vào 
- Đoạn thẳng AB cắt đường thẳng xy tại H.
- HS lắng nghe, vẽ vào 
- HS quan sát và trả lời dựa trên hình vẽ.
+ Đoạn thẳng OQ cắt tia Ox tại O.
+ Đoạn thẳng FG cắt đường thẳng xy tại F.
- HS lắng nghe, vẽ vào 
2. Đoạn thẳng cắt đoạn thẳng, cắt tia, cắt đường thẳng:
a) Đoạn thẳng AB cắt đoạn thẳng CD tại I
b) Đoạn thẳng AB cắt tia Ox tại K.
c) Đoạn thẳng AB cắt đường thẳng xy tai H
Hoạt động 4: Củng cố
GV: Chốt lại các nội dung đã học bằng cách nêu câu hỏi gợi ý : - Đoạn thẳng AB là gì?
- Các trường hợp cắt nhau có chung 1 đặc điểm gì?
- Làm bài 34 (sgk/ 116)
- GV vừa vẽ vừa hướng dẫn.
- Yêu cầu HS đứng tại chỗ trả lời.
- Gv chốt lại
- Làm bài tập 35 (sgk/ 116)
- GV treo bảng phụ, yêu cầu HS thảo luận nhóm 3 phút và đứng tại chỗ trả lời.
- Nhận xét và chốt lại
- HS đứng tại chỗ nhắc lại
- Có một điểm chung.
Bài 34 (Sgk/116):
- HS chú ý vẽ theo.
- HS đứng tại chỗ dựa vào hình trả lời.
- HS lắng nghe, ghi vào
Bài 35 (sgk/ 116):
- HS thảo luận nhóm 3 phút 
- Đại diện nhóm đứng tại chỗ trả lời
- Chú ý, ghi bài vào vỡ.
Bài 34 (Sgk/116):
 - Có 3 đoạn thẳng đó là các đoạn : AB, AC, và BC.
Bài 35 (sgk/ 116):
- Câu D 
 Hoạt động 5 : Hướng dẫn dặn dò 
- Học thuộc bài và làm bài tập 36, 37, 38, 39 (SGK/ 116)
- Xem trước bài 7 “ Độ dài đoạn thẳng”.
Ngày soạn : 09/10/2011
Ngày dạy : 12/10/2013	
Tiết 8 	 ĐỘ DÀI ĐOẠN THẲNG
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Biết độ dài đoạn thẳng là gì ?
2. Kĩ năng:
 	- Biết sử dụng thước đo độ dài để đo đoạn thẳng.
- Biết so sánh hai đoạn thẳng.
3. Thái độ:
- Cẩn thận, chính xác trong khi đo.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
- Thước thước đo độ dài, SGK, giáo án, bảng phụ ghi bài 33, 35 (Sgk/115, 116).
2. Học sinh:
- SGK, vở ghi, đồ dùng học tập.
III. Phương pháp:
- Thuyết trình
- Gợi mở – Vấn đáp
- Thực hành
- Hoạt động nhóm
IV. Tiến trình lên lớp:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
- GV nêu câu hỏi: Hình như thế nào được gọi là đoạn thẳng AB và làm bài 34 (Sgk/116)
- Gọi HS nhận xét, bổ sung
- GV đánh giá cho điểm
- HS trả bài và làm bài tập
- HS nhận xét, bổ sung
- HS lắng nghe, ghi vào
Đoạn thẳng AB là hình gồm điểm A, điểm B và tất cả các điểm nằm giữa A và B.
Bài 34 (Sgk/116)
Có ba đoạn thẳng là AB, BC, AC.
Hoạt động 2: Đo đoạn thẳng
- GV: ĐVĐ như sgk
- Hãy đọc nội dung 1 sgk/ 117
 +Vẽ đoạn thẳng AB, đo đoạn thẳng AB vừa vẽ. Nói rõ cách đo ? 
Nhận xét cách trình bày của học sinh
- Vậy mỗi đoạn thẳng có mấy độ dài ?
Nhận xét & chốt lại nội dung SGK
- Nếu hai điểm A và B trùng nhau thì khoảng cách giữa hai điểm là bao nhiêu ?
HS: Chú ý theo dõi
HS: Đọc nội dung 1 sgk/117
HS: Tự vẽ đoạn thẳng và đo.
HS: Trình bày cách đo 
+ Dùng thước có chia khoảng
+ Đặt cạnh thước đi qua 2 điểm A, B sao cho A trùng với vạch số 0 
+ Xem điểm B trùng với vạch nào của thước. 
HS: Mỗi đoạn thẳng . . . nhất định.
HS: Khoảng cách bằng 0
1. Đo đoạn thẳng 
 Ø Cách đo:
+ Đặt cạnh thước đi qua 2 điểm của đoạn thẳng sao cho một điểm trùng với vạch số 0 
+ Xem điểm còn lại trùng với vạch nào của thước. 
 Û Nhận xét
- Mỗi đoạn thẳng có một độ dài nhất định, độ dài đoạn thẳng là một số dương.
 - Hai điểm A và B trùng nhau thì khoảng cách giữa hai điểm A và B bằng 0.
Hoạt động 3: So sánh hai đoạn thẳng
GV: Giới thiệu - Ta có thể so sánh 2 đoạn thẳng bằng cách so sánh độ dài của chúng. - Giả sử ta có AB = 3cm, CD = 3cm, EG = 4cm
 + So sánh : AB ? CD 
 AB ? EG
 CD ? EG
Cách kí hiệu như thế nào?
Nhận xét và chốt lại nội dung SGK
- Xem các đoạn thẳng hình 41 tìm :
 — Các đoạn thẳng có cùng độ dài ?
 — So sánh EF và CD ?
 Kiểm tra và nhận xét
- Quan sát hình 42 a,b, c sgk và nhận dạng theo tên gọi ?
Nhận xét cách nhận dạng các loại thước của học sinh.
- Kiểm tra một inch bằng bao nhiêu (cm) ?
Nhận xét cách tính.
HS: chú ý theo dõi và trả lời:
AB = CD
AB < EG
CD < EG
Nhận xét ý kiến so sánh của bạn & ghi bài vào vỡ.
HS: Đo trực tiếp độ dài các hình trên SGK và trả lời:
Các đoạn thẳng có cùng độ dài GH = EF ; AB = IK
 HS: So sánh được EF < CD
HS: Quan sát hình và trả lời:
HS: Nhận xét, và ghi vào vỡ.
HS: Tự đo và cho kết quả
Nhận xét và ghi vào vỡ.
2. So sánh hai đoạn thẳng:
- Hai đoạn thẳng bằng nhau là hai đoạn thẳng cĩ cùng độ dài và kí hiệu: AB = CD
- Đoạn thẳng EG dài hơn đoạn thẳng CD. Kí hiệu EG > CD
- Đoạn thẳng AB ngắn hơn đoạn thẳng EG. Kí hiệu AB < EG 
?1
 — Các đoạn thẳng cĩ cùng độ dài:GH = EF ; AB = IK
 — EF < CD
?2
 Hình a :Thước dây 
 Hình b :Thước gấp 
 Hình c : Thước xích 
?3
1inch = 2,54 cm = 254 mm
Hoạt động 4: Củng cố
- Nêu cách đo độ dài đoạn thẳng ? mỗi đoạn thẳng có mấy độ dài ? So sánh hai đoạn thẳng bằng cách nào ?
- Làm bài tập 40 sgk/ 119
+ Gv tổng hợp và nhận xét
- Làm bài tập 42 sgk/ 119
Nhận xét
HS : Nêu lại cách đo độ dài đoạn thẳng. Cách so sánh hai đoạn thẳng.
HS: làm theo nhóm và cho kết quả
HS: tìm hiểu đề và trả lời
1 HS: lên bảng thực hiện
Nhận xét
Bài 40 (Sgk/119):
HS tự đo và ghi kết quả
Bài 42 (Sgk/119):
 A
 B C
 AB = AC
 Hoạt động 5 : Hướng dẫn dặn dò 
- Học thuộc bài và làm bài tập 43, 44, 45 (SGK/ 119)
- Xem trước bài 8 “ Khi nào thì AM + MB =AB ?”.
Ngày soạn: 
Ngày dạy	
Tiết 9	 KHI NÀO THÌ AM + MB = AB ?
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Nếu điểm M nằm giữa hai điểm A và B thì AM + MB = AB.
2. Kĩ năng:
 	- Nhận biết một điểm nằm giữa hay không nằm giữa hai điểm khác.
- Bước đầu tập suy luận dạng: “Nếu có a + b = c, và biết hai trong ba số a, b, c thì suy ra số thứ ba”.
3. Thái độ:
- Cẩn thận khi đo các đoạn thẳng và khi cộng các độ dài.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
- Thước thước đo độ dài, SGK, giáo án, bảng phụ ghi bài 43 (Sgk/119).
2. Học sinh:
- SGK, vở ghi, đồ dùng học tập.
III. Phương pháp:
- Thuyết trình
- Gợi mở – Vấn đáp
- Thực hành
- Hoạt động nhóm
IV. Tiến trình lên lớp:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
- GV nêu câu hỏi: Nêu cách đo độ dài đoạn thẳng ? So sánh hai đoạn thẳng ta làm như thế nào ? Làm bài 43 (Sgk/119)
- Gọi HS nhận xét, bổ sung
- GV đánh giá cho điểm
- HS trả bài và làm bài tập
- HS nhận xét, bổ sung
- HS lắng nghe
à Cách đo:
  Đặt cạnh thước đi qua 2 điểm của đoạn thẳng sao cho một điểm trùng với vạch số 0 .
  Xem điểm còn lại trùng với vạch nào của thước. 
à So sánh hai đoạn thẳng ta so sánh độ dài của chúng.
à Bài 43 (Sgk/119):
 Sắp xếp độ dài các đoạn thẳng theo thứ tự tăng dần ta có : AC < AB < BC
Hoạt động 2: 
Khi nào thì tổng độ dài hai đoạn thẳng AM và MB bằng độ dài đoạn thẳng AB ?
- Vẽ 3 điểm A, B, M với M nằm giữa A; B.
- Gọi HS ln đo AB; AM; MB. Sau đó so snh AM + MB với AB?
- Nu nhận xt 
 Qua hãy nêu nhận xét về độ dài đoạn AM+MB với AB ? 
GV: Chốt lại bằng nội dung ghi sẵn ra bảng phụ 
- GV: Ghi đề bài và vẽ độ dài các đoạn thẳng ra bảng phụ ví dụ 
- Vì M nằm giữa A và B nên
AM+ MB= .
-Thay AM =3 cm,
AB=8cm thì:
 . + MB = 8
 MB = 8 – .
 MB = . (cm)- Gọi hs lên bảng giải vd 
Nhận xét
GV: Ghi đề bài 46 (Sgk/121) lên bảng , yêu cầu các nhóm thực hiên ( 2P’)
 - Gọi 2 học sinh ở 2 nhóm khác nhau lên bảng trình bày
- Kiểm tra bài làm của 1 số học sinh.( nhóm)
GV: Nhận xét và chốt lại
HS: Quan sát hình vẽ & vẽ hình vào vỡ.
HS1-2: Lên bảng đo
HS: Còn lại đo trực tiếp SGKhình 48a, b sgk/ 120 và so sánh.
Nhận xét & đối chiếu kết quả bạn vừa đo.
HS: Trả lời
HS: Đọc lại & đánh dấu nhận xét ở SGK về nhà học.
HS: Đọc ví dụ và thực hiện
HS1: Lên bảng điền vào bảng phụ
Nhận xét & hoàn thành nhanh vào vỡ.
HS: Đọc kĩ nội dung đề bài, áp dụng ví dụ vừa học vào thực hiện theo nhóm ( 2P’)
HS:2 nhóm lên bảng thực hiện theo yêu cầu GV
HS: Còn lại chú ý theo dõi nhận xét.
HS:Cả lớp ghi bài vào vỡ.
1. Khi nào thì tổng độ dài hai đoạn thẳng AM và MB bằng độ dài đoạn thẳng AB ?
 AM + MB = AB
 à Nhận xét
- Nếu điểm M nằm giữa hai điểm A và B 
- Thì AM + MB = AB. 
Ngược lại:
 - Nếu AM + MB = AB 
 - Thì điểm M nằm giữa hai điểm A và B.
Ví du: (Sgk/ 120)
-Vì M nằm giữa A và B nên
AM + MB = AB
- Thay AM =3cm, AB=8cm thì: 3 + MB = 8
 MB = 8 – 3
 MB = 5 (cm)
Bài 46 (Sgk/121):
 - Vì N là một điểm của đoạn thẳng IK nên :
IN + NK = IK 
- Thay IN= 3cm , NK=6cm ta có :IK= IN + NK
 = 3 + 6= 9 ( cm )
Hoạt động 3:
Một vài dụng cụ đo khoảng cách giữa hai điểm trên mặt đất
GV: Hãy nêu một vài dụng cụ đo khoảng cách giữa 2 điểm trên mặt đất ?
GV: giới thiệu 2 loại thước này
- Để đo khoảng cách giữa hai điểm có độ dài dài hơn thước thì ta đo như thế nào ?
Nhận xét và chốt lại.
HS: Đọc phần 2 (sgk/ 120, 121) và trả lời để đo khoảng cách giữa hai điểm trên mặt đất ta có thể dùng :
 - Thước cuộn và thước chữ A
HS: ( Khá ) trả lời :
 Nhận xét
2. Một vài dụng cụ đo khoảng cách giữa hai điểm trên mặt đất :
- Thước cuộn và thước chữ A
- Đo nhiều lần
Hoạt động 4: Củng cố
GV: Qua tiết học hơm nay cc em hy cho biết khi no thì tổng độ di AM v MB bằng độ di đoạn thẳng AB?
 Ap dụng làm bài tập 50 (Sgk/121)
 Bài 50 áp dụng kiến thức nào đã học ?
GV: nhận xt & chốt lại
HS: lần lượt trả lời
Nếu điểm M nằm giữa hai điểm A và B 
- Thì AM + MB = AB. 
Ngược lại:
 - Nếu AM + MB = AB 
 - Thì điểm M nằm giữa hai điểm A và B.
HS: ( Khá ) trả lời :
 Ngược lại 
HS: Lên bảng thực hiện.
 Nhận xét
Bài 50 (Sgk/121).
- Ba điểm V, A, T thẳng hàng . Nếu TV+VA=TA thì V nằm giữa hai điểm T và V.
 Hoạt động 5 : Hướng dẫn dặn dò 
- Học thuộc bài và làm bài tập 47, 48, 49 (SGK/ 121)
- Xem trước bài 9 “ Vẽ đoạn thẳng khi biết độ dài”.
Ngày soạn : 
 Ngày dạy :
Tiết 10	LUYỆN TẬP 
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Kiểm tra các kiến thức về điểm, về đường thẳng, tia, đoạn thẳng.
- Củng cố và khắc sâu các kiến thức về đoạn thẳng.
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện cho HS kĩ năng vẽ hình, phân tích, tìm độ dài đoạn thẳng.
3. Thái độ:
- Xây dựng ý thức học tập, tự giác, tích cực và tinh thần hợp tác trong học tập.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
- Thước kẻ, SGK, giáo án, đề - đáp.
2. Học sinh:
- SGK, vở ghi, đồ dùng học tập, chuẩn bị bài kiểm tra 15 phút.
III. Phương pháp:
- Gọi mở – vấn đáp
- Thực hành
- Hoạt động nhóm
IV. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định lớp: (1 phút) Kiểm tra sỉ số, vệ sinh lớp. 
2. Kiểm tra 15 phút:
¬ Đề bài:
I. Trắc nghiệm (3 điểm):
Hãy khoanh vào chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng nhất.
Bài 1. Hai đường thẳng cắt nhau là hai đường thẳng có số điểm chung là:
	A. 0	B. 1	C. 2	D. 3
Bài 2. Hình gồm điểm O và một phần đường thẳng bị chia ra bởi điểm O được gọi là:
	A. một tia gốc O	B. một tia gốc A	C. một tia gốc B	D. một tia gốc C
Bài 3. Hình gồm điểm C, điểm D và tất cả các điểm nằm giữa C và D được gọi là:
	A. tia CD	B. đường thẳng CD	C. đoạn thẳng CD	D. tia DC
II. Tự luận: (7 điểm):
Bài 4: (2 điểm) Vẽ đường thẳng AB cắt đường thẳng CD tại điểm C.
Bài 5: (5 điểm) Cho hai tia Ox, Oy đối nhau, điểm A thuộc tia Ox, điểm B thuộc tia Oy. Hãy vẽ hình và kể tên:
a) Tia trùng với tia OA.
b) Tia đối với tia OB.
c) Trên hình có các đoạn thẳng nào ?
¬ Đáp án – biểu điểm:
I. Trắc nghiệm
Bài 1: B (1 điểm)	Bài 2: A (1 điểm)	Bài 3: C (1 điểm)
II. Tự luận:
Bài 4: Vẽ hình: (2 điểm)
Bài 5:
Vẽ hình (2 điểm)
a) Tia trùng với tia OA là tia Ox. (1 điểm)
b) Tia đối với tia OB là các tia OA, Ox. (1 điểm)
c) Trên hình có các đoạn thẳng là: AO, AB, OB. (1 điểm)
3. Dạy bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 1: Luyện tập
Bài 48 (Sgk/ 121):
- Cho HS thảo luận nhóm 3 phút
- Gọi đại diện 1 nhóm lên thực hiện
- Gọi đại diện nhóm khác nhận xét, bổ sung nếu có.
- GV đánh giá, chốt lại
Bài49 (Sgk/121):
- Gọi 2 HS lên thực hiện
- Gọi HS khác nhận xét, bổ sung nếu có.
- GV đánh giá, cho điểm
Bài 51(Sgk/123):
- Gọi HS lên thực hiện
- Gọi HS khác nhận xét, bổ sung nếu có.
- GV đánh giá
Bài 48 (Sgk/ 121):
- HS thảo luận nhóm 3 phút
- Đại diện 1 nhóm lên thực hiện
- Đại diện nhóm khác nhận xét, bổ sung nếu có.
- HS lắng nghe, ghi vào
Bài49 (Sgk/121):
- 2 HS lên thực hiện
- HS khác nhận xét, bổ sung nếu có.
- HS lắng nghe, ghi vào
Bài 51(Sgk/123):
- HS lên thực hiện
- HS khác nhận xét, bổ sung nếu có.
- HS lắng nghe, ghi vào
Bài 48 (Sgk/ 121): ( 8 phút )
- Độ dài sợi dây là:
 . 1,25 = 0,25 (m)
- Chiều rộng bức tường là:
 (4 .1,25)+ 0,25 = 5,25 (m)
Bài49 (Sgk/121): ( 10 phút )
TH1TH2
a) AM = AN – MN ( TH1)
 BN = BM - MN
 - VÌ AN = BM 
 - Nên AM+MN=BN+MN 
( hay AM=BM )
b) AM = AN + MN ( TH2) 
 BN = BM + MN
 - VÌ AN = BM (1)
 - Mà NM=MN (2)
 - Từ (1) & (2) g AM = BN
 Bài 51(Sgk/123): ( 5 phút )
- Điểm A nằm giữa hai điểm T và V.
Hoạt động 2: Củng cố 
Bài 52 (Sgk/123):
- Đường vòng và đường tắt thì đường nào ngắn ? Vậy trên h. 53 nhận xét đúng không ?
- Gọi HS khác nhận xét, bổ sung nếu có.
- GV đánh giá
Bài 52 (Sgk/123):
- Đường tắt ngắn hơn
- Đúng
- HS khác nhận xét, bổ sung nếu có.
- HS lắng nghe, ghi vào
Bài 52 (Sgk/123): ( 5 phút )
- Đi theo đoạn thẳng là ngắn nhất . 
 A B
 Hoạt động 3: Hướng dẫn dặn dò ( 1 phút ) 
- Về nhà xem lại lý thuyết và các bài tập đã sửa từ đầu năm đến giờ chuẩn bị tiết sau kiểm tra 1 tiết.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an hinh hoc 6 tuan 8.doc