I- MỤC TIÊU
• Kiến thức cơ bản: Biết định nghĩa đoạn thẳng.
• Kĩ năng cơ bản: - Biết vẽ đoạn thẳng.
- Biết nhận dạng đoạn thẳng cắt đoạn thẳng, c ắt tia.
- Biết mô tả hình vẽ bằng các cách diễn đạt khác nhau.
• Thái độ: Giáo dục tính cẩn thận, chính xác.
II- CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
• GV: Phấn màu, thước thẳng, bảng phụ.
• HS: Bút chì, thước thẳng.
III- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Ghi bảng
Hoạt động 1: LUYỆN BÀI TẬP VỀ NHẬN BIẾT KHÁI NIỆM (10 ph)
Kiểm tra:
1) Vẽ 2 điểm A; B.
2) Đặt mép thước thẳng đi qua 2 điểm A; B. Dùng phấn (trên bảng) bút chì (vở) vạch theo mép thước từ A đến B. Ta được một hình. Hình này gồm bao nhiêu điểm? Là những điểm như thế nào?
- Đó là một đoạn thẳng AB.
- Đoạn thẳng AB là hình như thế nào? Một HS thực hiện trên bảng.
Cả lớp làm vào vở.
- Hình này có vô số điểm, gồm hai điểm A; B và tất cả những điểm nằm giữa A và B.
- Ghi bài.
Ngày soạn:02 /10 / 2008 Ngày dạy: 03 /10 / 2008 Tuần 7 - Tiết 7: § 6. ĐOẠN THẲNG I- MỤC TIÊU Kiến thức cơ bản: Biết định nghĩa đoạn thẳng. Kĩ năng cơ bản: - Biết vẽ đoạn thẳng. - Biết nhận dạng đoạn thẳng cắt đoạn thẳng, c ắt tia. - Biết mô tả hình vẽ bằng các cách diễn đạt khác nhau. Thái độ: Giáo dục tính cẩn thận, chính xác. II- CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH GV: Phấn màu, thước thẳng, bảng phụ. HS: Bút chì, thước thẳng. III- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Ghi bảng Hoạt động 1: LUYỆN BÀI TẬP VỀ NHẬN BIẾT KHÁI NIỆM (10 ph) Kiểm tra: 1) Vẽ 2 điểm A; B. 2) Đặt mép thước thẳng đi qua 2 điểm A; B. Dùng phấn (trên bảng) bút chì (vở) vạch theo mép thước từ A đến B. Ta được một hình. Hình này gồm bao nhiêu điểm? Là những điểm như thế nào? - Đó là một đoạn thẳng AB. - Đoạn thẳng AB là hình như thế nào? Một HS thực hiện trên bảng. Cả lớp làm vào vở. - Hình này có vô số điểm, gồm hai điểm A; B và tất cả những điểm nằm giữa A và B. - Ghi bài. Hoạt động 2 HÌNH THÀNH ĐỊNH NGHĨA (13 ph) I. Đoạn thẳng AB là gì? 1) Định nghĩa: SGK Đọc là: đoạn thẳng AB (hay đoạn thẳng BA). - Bài tập 33 (trang 115) Bài tập: - Cho hai điểm M; N vẽ đường thẳng MN. - Trên đường thẳng vừa vẽ có đoạn thẳng nào không? - Dùng bút khác màu tô đoạn thẳng đó. - Vẽ đoạn thẳng EF thuộc đường thẳng MN. Trên hình có những đoạn nào? Có nhận xét gì về đường thẳng với đoạn thẳng đó? a) Vẽ đường thẳng a; b; c; cắt nhau đôi một tại các điểm A; B; C chỉ ra các đoạn thẳng trên hình? b) Đọc tên (các cách khác nhau) của các đường thẳng? c) Chỉ ra 5 tia trên hình? d) Các điểm A; B; C có thẳng hàng không? Vì sao? e) Quan sát đoạn thẳng AB và đoạn thẳng AC có đặc điểm gì? - Hai đoạn thẳng cắt nhau có mấy điểm chung. - HS nhắc lại định nghĩa đoạn thẳng AB. - HS đọc đề trong SGK, trả lời miệng Nhận xét: đoạn thẳng là một phần của đường thẳng chứa nó. HS 1 thực hiện trên bảng yêu cầu a; b. HS 2 thực hiện trả lời yêu cầu: c d, e (trả lời miệng). e) Đoạn thẳng AB và đoạn thẳng AC có điểm A chung; chỉ có một điểm A chung. - Hai đoạn thẳng cắt nhau chỉ có một điểm chung. Hoạt động 3 (13 ph) II. Đoạn thẳng cắt đoạn thẳng, cắt tia, cắt đường thẳng. * Quan sát các hình vẽ (bảng phụ) hình 33; 34; 35 để hiểu về hình biểu diễn hai đoạn thẳng cắt nhau; đoạn thẳng cắt tia, đoạn thẳng cắt đường thẳng? - Cho HS quan sát bảng phụ sau, nhận dạng hai đoạn thẳng cắt nhau (h.33), đoạn thẳng cắt tia (h,34), đoạn thẳng cắt đường thẳng (h.35). Chú ý: Mô tả từng trường hợp trong hình vẽ. GV cho HS quan sát tiếp bảng phụ sau: Nhận dạng một số trường hợp khác về đoạn thẳng cắt nhau, đoạn thẳng cắt tia, đoạn thẳng cắt đường thẳng. Hoạt động 4: CỦNG CỐ (10 ph) Bài tập 35 SGK (bảng phụ). Bài tập 36 Bài tập 39 GV: Đọc hình vẽ, đọc các yêu cầu của đầu bài. - Hai HS thực hiện chọn đúng câu trên bảng phụ. - HS trả lời miệng. - Một HS thực hiện vẽ và trả lời miệng trên bảng, cả lớp thực hiện vào vở. Hoạt động 5: HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ (2 ph) - Thuộc và hiểu định nghĩa đoạn thẳng? - Biết vẽ hình biểu diễn đoạn thẳng cắt đoạn thẳng, đoạn thẳng cắt tia. - Làm các bài tập: 37; 38 (SGK). + 31; 32; 33; 34; 35 (SBT).
Tài liệu đính kèm: