I/ MỤC TIÊU
1) Kiến thức
- Biết định nghĩa mô tả tia bằng các cách khác nhau.
- Biết thế nào là hai tia đối nhau, hai tia trùng nhau.
2) Kỹ năng
- Biết vẽ tia.
- Biết phân loại hai tia chung gốc, phát biểu chính xác các mệnh đề toán học.
3) Thái độ
- Làm việc nghiêm túc, khoa học, chính xác khi vẽ hình.
II/ CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
- GV : Thước thẳng, phấn màu, bảng phụ.
- HS : Thước thẳng, bút khác màu
- PPDH: Gợi mở, Nêu và giải quyết vấn đề
III/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1) Ổn định tổ chức (1’)
2) Kiểm tra bài cũ Không
3) Bài mới
a) Đặt vấn đề: (2’)
- GV vẽ đường thẳng xy lên bảng, lấy điểm O xy. Dùng phấn màu tô đậm phần đường thẳng Ox và giới thiệu về tia.
b) Triển khai bài mới
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1 : Tia (12’)
GV giới thiệu : Hình gồm điểm O và phần đường thẳng Ox là một tia gốc O.
- Thế nào là một tia gốc O ?
- GV giới thiệu tên của hai tia là Ox và Oy (còn gọi là nửa đường thẳng Ox và Oy).
- Cho HS quan sát hình 27 và vẽ tia Cz. Nêu rõ cách vẽ
- Nhấn mạnh : Tia Ox bị giới hạn ở điểm O, không bị giới hạn về phía x.
- Cho HS làm bài tập 25 (SGK tr.113)
- GV nhận xét, bổ sung.
- HS vẽ hình vào vở và lắng nghe GV giới thiệu về tia Ox.
- Hình gồm điểm O và một phần đường thẳng bị chia ra bởi điểm O được gọi là một tia gốc O.
- HS quan sát hình 27 và vẽ tia Cz.
1HS nêu cách vẽ.
- HS ghi nhớ.
Bài 25 (SGK tr.113)
& Tuần 5 - Tiết 5 Ngày soạn : 20/09/2011 Ngày dạy : 21/10/2011 §5. TIA I/ MỤC TIÊU 1) Kiến thức - Biết định nghĩa mô tả tia bằng các cách khác nhau. - Biết thế nào là hai tia đối nhau, hai tia trùng nhau. 2) Kỹ năng - Biết vẽ tia. - Biết phân loại hai tia chung gốc, phát biểu chính xác các mệnh đề toán học. 3) Thái độ - Làm việc nghiêm túc, khoa học, chính xác khi vẽ hình. II/ CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH GV : Thước thẳng, phấn màu, bảng phụ. HS : Thước thẳng, bút khác màu PPDH: Gợi mở, Nêu và giải quyết vấn đề III/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1) Ổn định tổ chức (1’) 2) Kiểm tra bài cũ Không 3) Bài mới a) Đặt vấn đề: (2’) - GV vẽ đường thẳng xy lên bảng, lấy điểm O xy. Dùng phấn màu tô đậm phần đường thẳng Ox và giới thiệu về tia. b) Triển khai bài mới Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1 : Tia (12’) GV giới thiệu : Hình gồm điểm O và phần đường thẳng Ox là một tia gốc O. - Thế nào là một tia gốc O ? - GV giới thiệu tên của hai tia là Ox và Oy (còn gọi là nửa đường thẳng Ox và Oy). - Cho HS quan sát hình 27 và vẽ tia Cz. Nêu rõ cách vẽ - Nhấn mạnh : Tia Ox bị giới hạn ở điểm O, không bị giới hạn về phía x. - Cho HS làm bài tập 25 (SGK tr.113) - GV nhận xét, bổ sung. - HS vẽ hình vào vở và lắng nghe GV giới thiệu về tia Ox. - Hình gồm điểm O và một phần đường thẳng bị chia ra bởi điểm O được gọi là một tia gốc O. - HS quan sát hình 27 và vẽ tia Cz. 1HS nêu cách vẽ. - HS ghi nhớ. Bài 25 (SGK tr.113) Kết luận 1) Tia Định nghĩa : Hình gồm điểm O và một phần đường thẳng bị chia ra bởi điểm O được gọi là một tia gốc O. - GV : Hai tia Ax và Ay trên hình có đặc điểm gì đặc biệt ? - HS : Hai tia Ax và Ay trên hình có chung gốc A và hai tia tạo thành đường thẳng xy. - GV : Hai tia có đặc điểm như vậy ta gọi là hai tia đối nhau, ta sang phần 2. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 2 : Hai tia đối nhau. (12’) - Quan sát hai tia Ax và Ay và cho biết hai tia đối nhau có đặc điểm gì ? - GV giới thiệu phần nhận xét. - Vẽ hai tia đối nhau Bm và Bn. Chỉ rõ từng tia trên hình. - Cho HS làm ?1 (Yêu cầu HS quan sát hình 28 và trả lời) - GV nhận xét, bổ sung. - Hai tia đối nhau có chung gốc và hai tia tạo thành một đường thẳng. - HS đọc phần nhận xét. - HS quan sát hình 28 và trả lời + Hai tia Ax và By không đối nhau (vì không chung gốc) + Các tia đối nhau : Ax và Ay, Bx và By Kết luận 2) Hai tia đối nhau - Hai tia Ax và Ay trên hình có chung gốc A và hai tia tạo thành đường thẳng xy gọi là hai tia đối nhau Nhận xét : Một điểm trên đường thẳng là gốc chung của hai tia đối nhau. - Cho HS quan sát hình 28, GV giới thiệu : Hai tia Ab và Ay trùng nhau phần 3. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 3 : Hai tia trùng nhau (12’) - GV dùng phấn xanh vẽ tia AB rồi dùng phấn vàng vẽ tia Ax. - Quan sát và chỉ ra đặc điểm của hai tia Ax và AB ? - Các nét phấn trùng nhau Hai tia trùng nhau. Tìm trong hình 28 các tia trùng nhau ? - Cho HS làm ?2 - GV giới thiệu hai tia phân biệt. - HS quan sát GV vẽ hình. - Chung gốc và tia này nằm trên tia kia. - HS lắng nghe. - Các tia trùng nhau là : AB và Ay, BA và Bx. a) Tia OB trùng với tia Oy. b) Không, vì hai tia Ox và Ax không chung gốc. c) Vì tia Ox không nằm trên tia Oy. - HS ghi nhớ. Kết luận 2) Hai tia trùng nhau - Hai tia AB và Ax là hai tia trùng nhau. * Chú ý : Hai tia không trùng nhau gọi là hai tia phân biệt. 4) Củng cố (5’) Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Bài tập 22 (SGK tr.113) Câu a, b cho HS đứng tại chỗ trả lời. c) GV vẽ hình : - GV nhận xét, bổ sung. - HS đứng tại chỗ trả lời. c) HS quan sát hình vẽ và trả lời. Hai tia AB và AC đối nhau. Hai tia trùng nhau : CA và CB. BA và BC - HS nhận xét, bổ sung. 5) Dặn dò (1’) - Nắm vững các khái niệm : Tia gốc O, hai tia đối nhau, hai tia trùng nhau. - Làm bài tập : 23, 24 (SGK tr.113) và 23, 24 (SBT tr.99) VI/ Rút kinh nghiệm:
Tài liệu đính kèm: