1. Mục tiêu:
a) Kiến thức:
Học sinh nắm được định nghĩa tia bằng các cách khác nhau và thế nào là hai tia đối nhau, hai tia trùng nhau.
b) Kỹ năng:
Rèn luyện kỹ năng cho học sinh: vẽ, đọc tên, phân loại tia
c) Thái độ:
Giáo dục cho học sinh có thái độ cẩn thận trong hình vẽ
2. Chuẩn bị :
GV: Thước thẳng, bảng phụ ( vẽ hình mục 2 ), SGK, phấn màu
HS: SGK, học bài ở nhà, thước thẳng
3. Phương pháp:
Phương pháp chủ yếu là: Gợi mở vấn đáp đan xen hoạt động nhóm
4. Tiến trình:
4.1 Ổn định: (1)
Kiểm diện học sinh
4.2 Kiểm tra bài cũ: (8)
GV: Nêu yêu cầu
HS: Sửa bài tập 20/SGK/109 (10 điểm)
HS: Lên bảng trình bài lời giải
GV:Cho HS nhận xét và chốt lại rồi ghi điểm
HS:
Bài 20/ SGK/109
a) M là giao điểm của p và q
b) m và n cắt nhau tại A, p cắt n tại B và cắt m tại C
§5 TIA Tiết : 5 Ngày dạy:25/09/2010 1. Mục tiêu: a) Kiến thức: Học sinh nắm được định nghĩa tia bằng các cách khác nhau và thế nào là hai tia đối nhau, hai tia trùng nhau. b) Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng cho học sinh: vẽ, đọc tên, phân loại tia c) Thái độ: Giáo dục cho học sinh có thái độ cẩn thận trong hình vẽ 2. Chuẩn bị : GV: Thước thẳng, bảng phụ ( vẽ hình mục 2 ), SGK, phấn màu HS: SGK, học bài ở nhà, thước thẳng 3. Phương pháp: Phương pháp chủ yếu là: Gợi mở vấn đáp đan xen hoạt động nhóm 4. Tiến trình: 4.1 Ổn định: (1’) Kiểm diện học sinh 4.2 Kiểm tra bài cũ: (8’) GV: Nêu yêu cầu HS: Sửa bài tập 20/SGK/109 (10 điểm) HS: Lên bảng trình bài lời giải GV:Cho HS nhận xét và chốt lại rồi ghi điểm HS: Bài 20/ SGK/109 a) M là giao điểm của p và q b) m và n cắt nhau tại A, p cắt n tại B và cắt m tại C 4.3.Giảng bài mới : Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung Hoạt động 1: (5’) 1. Tia GV: + Vẽ đường thẳng xy và điểm OỴxy + Hình gồm điểm O và một phần đường thẳng này là một tia gốc O. GV: Thế nào là một tia gốc O. HS: Phát biểu Định nghĩa (SGK) Khi đọc (hay viết) tên một tia, phải đọc (hoặc viết) tên gốc trước. Ví dụ: tia Ox, Oy Hoạt động 2: (8’) 2.Hai tia đối nhau GV: + Đưa bảng phụ có vẽ hình + Hai tia Ox, Oy trên hình có đặc điểm gì? HS: Có chung gốc O, tạo nên đường thẳng xy. GV: Hai tia Ox và Oy là hai tia đối nhau. Vậy thế nào là hai tia đối nhau? HS: Phát biểu. * Hai tia có chung gốc và tạo nên đường thẳng là hai tia đối nhau. * Mỗi điểm trên đường thẳng là gốc chung của hai tia đối nhau. GV: Yêu cầu học sinh thực hiện ?1 HS: Một HS đứng tại chỗ trả lời. ?1 a) Hai tia Ax và By không đối nhau vì hai tia không có gốc chung b) Các tia đối nhau Ax và Ay; Bx và By Hoạt động 3: (10’) 3. Hai tia trùng nhau GV: + Dùng phấn xanh vẽ tia AB, dùng phấn vàng vẽ tia Ax. + Hai tia AB và Ax có đặc điểm gì? HS: Có chung gốc A, tia này nằm trên tia kia GV: Hai tia AB và Ax gọi là hai tia trùng nhau (giới thiệu) Hai tia AB và Ax gọi là hai tia trùng nhau Chú ý: Hai tia không trùng nhau gọi là hai tia phân biệt. GV: Cho học sinh thực hiện ?2 theo nhóm HS: Hoạt động theo nhóm (3 phút). Đại diện các nhóm trình bày lên bảng. ?2 a) Tia OB trùng với tia Oy b) Hai tia Ox và Ax không trùng nhau vì không chung gốc. c) Hai tia Ox và Oy không đối nhau vì Ox và Oy không tạo thành đường thẳng. 4.4. Củng cố và luyện tập: (8’) GV: Yêu cầu học sinh thực hiện bài 22/ SGK/112 HS:Đứng tại chỗ trả lời.(mỗi em1 câu) Bài 22/ SGK/ 112. a) Hình tại thành bởi điểm O và một phần đường thẳng bị chia ra bởi điểm O được gọi là một tia b) . . . . . hai tia đối nhau c) + Hai tia AB và AC là đối nhau + Hai tia trùng nhau: BA và BC; CA và CB 4.5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: (5’) - Học bài: Vẽ hình và diễn đạt được tia gốc O, hai tia đối nhau, hai tia trùng nhau - Làm bài tập: Làm bài tập 23; 24/SGK/113 - Hướng dẫn: Bài 23a) Chỉ tìm những tia trùng nhau trong các tia đã cho, không phải tìm thêm trên hình vẽ. 5. Rút kinh nghiệm
Tài liệu đính kèm: