Giáo án Hình học Lớp 6 - Tiết 3, Bài 3: Đường thẳng đi qua hai điểm - Năm học 2008-2009

Giáo án Hình học Lớp 6 - Tiết 3, Bài 3: Đường thẳng đi qua hai điểm - Năm học 2008-2009

A-MỤC TIÊU : Qua bài này học sinh cần :

- Nắm vững tính chất : Có một và chỉ một đường thẳng đi qua hai điểm .

- Biết vẽ đường thẳng đi qua hai điểm .

- Nắm được vị trí tương đối của hai đường thẳng trên mặt phẳng .

- Rèn tính chính xác, cẩn thận trong khi vẽ .

B-CHUẨN BỊ:

 GV: Thước thẳng,phấn màu,bảng phụ

 HS : thước thẳng ,bút chì

C-NỘI DUNG VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP :

Hoạt động 1 : Kiểm tra nề nếp tổ chức lớp và sự chuẩn bị học tập của học sinh .

Hoạt động 2 : Kiểm tra bài cũ

Câu hỏi 1 :

 Nêu cách vẽ ba điểm A, B, C thẳng hàng . Có mấy trường hợp hình vẽ ? Trong mỗi trường hợp, có mấy điểm nằm giữa hai điểm còn lại ?

Câu hỏi 2 :

 Trong các câu sau đây, câu nào đúng, câu nào sai ?

a) Điểm K nằm giữa hai điểm G và H và điểm H nằm giữa G và K .

b) Điểm H nằm giữa hai điểm M và N và điểm H nằm giữa N và M .

c) Điểm G nằm giữa hai điểm K và H và điểm H không nằm giữa G và K .

PHẦN HƯỚNG DẪN CỦA THẦY GIÁO

VÀ HOẠT ĐỘNG HỌC SINH PHẦN NỘI DUNG

CẦN GHI NHỚ

Hoạt động 3 : Vẽ đường thẳng

- Cho điểm A . HS hãy vẽ đường thẳng đi qua điểm A . Vẽ được mấy đường thẳng?

- Cho điểm B khác điểm A . Hãy vẽ đường thẳng đi qua A và B . GV hướng dẫn HS dùng thước thẳng để vẽ . Ta vẽ được mấy đường thẳng như thế ?

- HS đọc nhận xét trong SGK .

- HS giải bài tập số 15 và 16

Nhận xét : Có một và chỉ một đường thẳng đi qua hai điểm A và B

 

doc 2 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 364Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học Lớp 6 - Tiết 3, Bài 3: Đường thẳng đi qua hai điểm - Năm học 2008-2009", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết thứ :3
Tên bài giảng : 	Đ 3 . đường thẳng đi qua hai điểm
A-Mục tiêu : Qua bài này học sinh cần :
Nắm vững tính chất : Có một và chỉ một đường thẳng đi qua hai điểm .
Biết vẽ đường thẳng đi qua hai điểm .
Nắm được vị trí tương đối của hai đường thẳng trên mặt phẳng .
Rèn tính chính xác, cẩn thận trong khi vẽ .
B-chuẩn bị: 
 GV: Thước thẳng,phấn màu,bảng phụ
 HS : thước thẳng ,bút chì
C-Nội dung và các hoạt động trên lớp :
Hoạt động 1 : Kiểm tra nề nếp tổ chức lớp và sự chuẩn bị học tập của học sinh .
Hoạt động 2 : Kiểm tra bài cũ
Câu hỏi 1 :
	Nêu cách vẽ ba điểm A, B, C thẳng hàng . Có mấy trường hợp hình vẽ ? Trong mỗi trường hợp, có mấy điểm nằm giữa hai điểm còn lại ? 
Câu hỏi 2 :
	Trong các câu sau đây, câu nào đúng, câu nào sai ?
Điểm K nằm giữa hai điểm G và H và điểm H nằm giữa G và K .
Điểm H nằm giữa hai điểm M và N và điểm H nằm giữa N và M .
Điểm G nằm giữa hai điểm K và H và điểm H không nằm giữa G và K .
Phần hướng dẫn của thầy giáo 
và hoạt động học sinh
Phần nội dung
cần ghi nhớ
Hoạt động 3 : Vẽ đường thẳng
Cho điểm A . HS hãy vẽ đường thẳng đi qua điểm A . Vẽ được mấy đường thẳng? 
Cho điểm B khác điểm A . Hãy vẽ đường thẳng đi qua A và B . GV hướng dẫn HS dùng thước thẳng để vẽ . Ta vẽ được mấy đường thẳng như thế ?
HS đọc nhận xét trong SGK .
HS giải bài tập số 15 và 16
Nhận xét : Có một và chỉ một đường thẳng đi qua hai điểm A và B 
Hoạt động 4 :Tên đường thẳng
Ta đã biết cách đặt tên nào cho đường thẳng ? ( dùng một nchữ cái thường) .
GV giới thiệu thêm hai cách đặt tên mới cho đường thẳng . 
HS giải bài tập ?
đường thẳng a
đường thẳng AB - đường thẳng BA	
đường thẳng xy hay đường thẳng yx
	x	y
Hoạt động 5 :Đường thẳng trùng nhau, cắt nhau, song song
Sáu đường thẳng trong bài tập ? có vị trí như thế nào ? thực chất là mấy đường thẳng ? GV giới thiệu đường thẳng trùng nhau .
Hai đường thẳng không trùng nhau có vị trí như thế nào ? GV giới thiệu đường thẳng cắt nhau và song song .
Thế nào la hai đường thẳng cắt nhau, song song nhau ? HS vẽ hình minh hoạ .
Thế nào là hai đường thẳng phân biệt ? 
HS làm bài tập 21 . Nếu có n đường thẳng phân biệt thì tối đa có mấy giao điểm ? n(n-1)/2
Hai đường thẳng xy và yx trùng nhau 
Hai đường thẳng chỉ có một điểm chung gọi là hai đường thẳng cắt nhau .
Hai đường thẳng không có điểm chung nào gọi là hai đường thẳng song song nhau .
Chú ý : 	SGK
Hoạt động 6 : Củng cố 
Tại sao hai đường thẳng có hai điểm chung phân biệt thì trùng nhau ? Hai đường thẳng trùng nhau có mấy điểm chung ?
Hai đường thẳng a và b sau đây trùng nhau hay cắt nhau hay song song nhau ?
b
a
-GV cho Hs lớp 6A làm BT 18 ngay tại lớp
Hoạt động 7 : Dặn dò 
HS học bài theo SGK 
HS làm các bài tập 18, 20 SGK và 14, 16, 18 SBT
Tiết sau : Thực hành Trồng cây thẳng hàng . 
(Mỗi nhóm chuẩn bị dụng cụ gồm 3 cọc thẳng dài 1,5 m có màu phân cách , dây dọi có quả dọi dài trên 1m )
C-Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docT3 h6.doc