Giáo án Hình học Lớp 6 - Tiết 25, Bài 8: Đường tròn - Năm học 2011-2012 - Hoàng Quốc Khánh

Giáo án Hình học Lớp 6 - Tiết 25, Bài 8: Đường tròn - Năm học 2011-2012 - Hoàng Quốc Khánh

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động 1: Đường tròn và hình tròn

- Em hãy cho biết để vẽ đường tròn người ta dùng dụng cụ gì?

- Cho điểm O. hãy vẽ đường tròn tâm O bán kính 2 cm.

- Lấy các điểm A, B, C trên đường tròn. Hỏi các điểm này cách điểm O bao nhiêu?

- Giới thiệu: Đường tròn tâm O bán kính 2 cm là hình gồm các điểm cách O một khoãng bằng 2 cm.

- Vậy đường tròn tâm O bán kinh R là gì?

- Giới thiệu ký hiệu đường tròn (O,2cm), (O,R)

- Giới thiệu điểm nằm trong, điểm nằm ngoài đường tròn.

- Hình tròn là hình như thế nào ?

- Hãy cho biết sự khác nhau giữa đường tròn và hình tròn?

- Nhấn mạnh sự khác nhau.

 

doc 3 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 249Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học Lớp 6 - Tiết 25, Bài 8: Đường tròn - Năm học 2011-2012 - Hoàng Quốc Khánh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 30 Tiết 25	 Ngày soạn: 20/3/2011 - Ngày dạy: 25/3/2011
§8. ĐƯỜNG TRÒN 
I. Mục tiêu: 
Kiến thức:
- Hiểu đường tròn là gì? Hình tròn là gì? 
- Hiểu thế nào là cung, dây cung, đường kính, bán kính. 
Kỹ năng:
Sử dụng compa thành thạo, biết vẽ đường tròn, cung tròn, biết giữ nguyên độ mở của compa.
Thái độ:
Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác khi sử dụng compa vẽ hình.
II. Chuẩn bị: 
Giáo viên: Thước kẻ, compa, thước đo góc, bảng phụ, bài giảng điệnt tử,.
Học sinh: Thước đo góc, compa, dụng cụ học tập,..
III. Tiến trình dạy học: 
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh 
Nội dung 
Hoạt động 1: Đường tròn và hình tròn 
12’
- Em hãy cho biết để vẽ đường tròn người ta dùng dụng cụ gì? 
- Cho điểm O. hãy vẽ đường tròn tâm O bán kính 2 cm. 
- Lấy các điểm A, B, C trên đường tròn. Hỏi các điểm này cách điểm O bao nhiêu? 
- Giới thiệu: Đường tròn tâm O bán kính 2 cm là hình gồm các điểm cách O một khoãng bằng 2 cm. 
- Vậy đường tròn tâm O bán kinh R là gì? 
- Giới thiệu ký hiệu đường tròn (O,2cm), (O,R) 
- Giới thiệu điểm nằm trong, điểm nằm ngoài đường tròn. 
- Hình tròn là hình như thế nào ? 
- Hãy cho biết sự khác nhau giữa đường tròn và hình tròn? 
- Nhấn mạnh sự khác nhau.
- Dùng Compa để vẽ đường tròn. 
- 1 HS lên bảng vẽ hình. 
 B
 C
 A
- Các điểm A, B, C cách điểm O một khoãng bằng 2cm 
- Trả lời 
- Chú ý theo dõi.
- Trả lời. 
- So sánh.
1. Đường tròn và hình tròn: 
 Đường tròn tâm O bán kinh R là hình gồm các điểm cách O một khoãng bằng R.
Ký hiệu là (O,R)
Hình tròn là hình gồm các điểm nằm trên đường tròn và các điểm nằm trong đường tròn. 
Hoạt động 2: Cung và dây cung
13’
- Yêu cầu HS đọc SGk, quan sát hình 44, 45 trả lời các câu hỏi. 
+ Cung tròn là gì? 
+ Dây cung là gì? 
+ Thế nào là đường kính của đường tròn? 
Vẽ hình lên bảng cho HS quan sát. 
- Gọi HS vẽ đường tròn (O, 2cm). Vẽ dây cung EF dài 3cm. 
 Vẽ đường kính PQ của đường tròn. 
- Hỏi PQ dài bao nhiêu? 
- Vậy đường kính và bán kính quan hệ với nhau như thế nào? 
- Đọc SGK. 
+ Cung tròn được tạo thành từ hai điểm nằm trên đường tròn. 
+ Dây cung là đoạn thẳng nối 2 mút của cung. 
+ Đường kính của đường tròn là một dây cung đi ua tâm. 
- 1 HS lên bảng vẽ hình 
PQ = OP + OQ = 4 cm 
Đường kính dài gấp đôi bán kính. 
2. Cung và dây cung: 
SGK trang 90 
Hoạt động 3: Một số công dụng khác của compa 
9’
- Em hãy cho biết compa còn có công dụng nào nữa ? 
- GV nêu VD1 SGK trang 90 
- Gọi HS nêu cách so sánh đoạn thẳng AB và MN. 
- Nếu cho hai đoạn thẳng AB và CD. Làm thế nào để biết tổng độ dài của hai đoạn thẳng đó mà không phải đo từng đoạn thẳng. 
 A B
C D 
- Dùng vẽ đường tròn, dùng so sánh hai đoạn thẳng. 
- Nêu cách thực hiện như SGK 
- HS đọc SGK trang 91 VD2 
- Vẽ tia Ox, OM = AB, MN = CD. 
Đo độ dài đoạn thẳng ON 
ON = AB + CD. 
 O M 
3. Một số công dụng khác của compa: 
SGK trang 90 – 91 
 N x
Hoạt động 4: Củng cố 
10’
- Yêu cầu làm bài tập 40, SGK trang 92.
- Gọi HS lên bảng đo 
 - Yêu cầu làm bài tập 39, SGK trang 92. 
Vẽ hình 49 lên bảng.
Yêu cầu HS trả lời miệng 
Ghi lên bảng.
Yêu cầu nhận xét.
Đánh giá.
- Cả lớp làm bài 40 
- HS lên bảng đo 
Kết quả: 
AB = IK = LM 
ES = GH ; CD = PQ
- 1 hs đọc đề 
a. CA = 3cm ; CB = 2cm 
 DA = 3cm ; DB = 2cm 
b. Có I nằm giữa A và B nên AI + IB = AB 
AI = AB – IB = 4 – 2 = 2 cm 
IA = IB = AB : 2 = 2cm 
Vậy I là trung điểm của AB 
c. IK = 1 cm.
Nhận xét.
Bài tập 40:
Bài tập 39:
Hoạt động 5 : Hướng dẫn về nhà
1’
- Học kỹ bài kết hợp với SGK. 	
- Làm bài 38, 41 SGK trang 91 – 92.

Tài liệu đính kèm:

  • docHH6 T30 tiết 25.doc