I/ Mục tiêu
Kiến thức:
HS hiểu đường tròn là gì? Hình tròn là gì?
HS phân biệt được đường tròn và hình tròn.
HS hiểu thế nào là cung, dây cung và phân biệt được cung và dây cung.
HS biết thế nào là đường kính và bán kính của đường tròn.
- Kĩ năng:
Sử dụng compa thành thạo.
Biết vẽ đường tròn, cung tròn.
Biết giữ nguyên độ mở compa.
- Thái độ: Vẽ hình và sử dụng compa chính xác, cẩn thận.
II/ Giảng bài
- Ổn định tổ chức lớp.
- Kiểm tra sĩ số: vắng:
- Giảng bài mới:
§ 8. ĐƯỜNG TRÒN PPCT: Tiết 25 Ngày soạn: Tuần: Ngày dạy: I/ Mục tiêu Kiến thức: HS hiểu đường tròn là gì? Hình tròn là gì? HS phân biệt được đường tròn và hình tròn. HS hiểu thế nào là cung, dây cung và phân biệt được cung và dây cung. HS biết thế nào là đường kính và bán kính của đường tròn. Kĩ năng: F Sử dụng compa thành thạo. F Biết vẽ đường tròn, cung tròn. F Biết giữ nguyên độ mở compa. Thái độ: Vẽ hình và sử dụng compa chính xác, cẩn thận. II/ Giảng bài Ổn định tổ chức lớp. Kiểm tra sĩ số: vắng: Giảng bài mới: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung Hoạt động 1: đường tròn và hình tròn (15 phút) GV: cho một điểm O, lấy một điểm A cách O 2cm, yêu cầu 2HS lấy một điểm khác điểm A và điểm đó cũng cách O 2cm. GV: ngoài 3 điểm trên ta có thể xác định được điểm nào khác cách O một khoảng bằng 2cm nữa không? GV: ngoài 3 điểm trên ta có thể xác định được vô số điểm cách O một khoảng bằng 2cm, và tập hợp những điểm đó tạo thành hình gì? Để biết được điều này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong nội dung bài mới đó là ĐƯỜNG TRÒN. GV: cho một điểm O, để vẽ đường tròn tâm O bán kính 2cm trước tiên ta vẽ đoạn thẳng đơn vị OM. Sau đó dùng compa mở khẩu độ compa bằng đoạn OM sau đó quay một đường tròn tâm O bán kính OM=2cm. GV: yêu cầu HS vẽ đường tròn tâm O bán kính OM=2cm vào tập. GV: lấy các điểm A,B,C bất kì trên đường tròn, Hỏi các điểm đó cách điểm O một khoảng là bao nhiêu? GV: như vậy ta lấy bất kì điểm nào trên đường tròn thì điểm đó cũng cách O một khoảng bằng 2cm. Như vậy đường tròn tâm O bán kính 2cm là hình gồm những điểm nào? GV: nhận xét và nêu kí hiệu. GV: vậy trong trường hợp tổng quát thì đường tròn tâm O bán kính R là hình gồm những điểm nào? GV: Yêu cầu HS đọc định nghĩa. GV: vậy đường tròn tâm O bán kính R ta kí hiệu như thế nào? GV: yêu cầu HS chú ý vào hình vẽ và giới thiệu A,B,C,M là những điểm nằm trên đường tròn. N là điểm nằm bên trong đường tròn, P là điểm nằm bên ngoài đường tròn. GV: yêu cầu HS lên bảng dùng thước thẳng đo và so sánh OM và ON, OM và OP. GV: như vậy những điểm nằm bên trong, bên ngoài đường tròn cách tâm một khoảng như thế nào so với bán kính? GV: những điểm thuộc đường tròn như A,B,C..và trong đường tròn như N là những điểm thuộc hình tròn. Vậy hình tròn là hình gồm những điểm nào? GV: yêu cầu HS so sánh đường tròn và hình tròn. 2HS lên bảng làm. HS: được. HS: nghe giảng. HS: quan sát. HS: vẽ đường tròn vào tập. HS: 2cm HS: đường tròn tâm O bán kính 2cm là hình gồm những điểm cách O một khoảng bằng 2cm. HS: đường tròn tâm O bán kính R là hình gồm những điểm cách O một khoảng bằng R. HS: đọc định nghĩa. HS: (O,R) HS chú ý hình vẽ. HS lên bảng dùng thước thẳng đo và so sánh OM và ON, OM và OP. HS: những điểm nằm bên trong đường tròn cách tâm 1 khoảng nhỏ hơn bán kính, những điểm nằm ngoài đường tròn cách tâm 1 khoảng lớn hơn bán kính. HS: hình tròn là hình gồm các điểm nằm trên đường tròn và các điểm nằm bên trong đường tròn đó. HS: so sánh. § 8. ĐƯỜNG TRÒN Đường tròn và hình tròn: a. Đường tròn (sgk) Kí hiệu (O, 2cm) Với O là tâm của đường tròn. 2cm là bán kính của đường tròn đó A,B,C,M là những điểm nằm trên đường tròn. Kí hiệu A,B,C,MÎ(O,R) 2 cm P N O M B OM>ON OM<OP b. Hình Tròn (sgk) Hoạt động 2: Cung và dây cung (12 phút) GV: trên đường tròn tâm O, lấy 2 điểm A,B. và giới thiệu cung. GV: giới thiệu cho HS cung lớn AB và cung nhỏ AB. GV: hai điểm A,B được gọi là hai mút của cung. GV: trường hợp A,B,O thẳng hàng thì mỗi cung như vậy là một nửa đường tròn. GV: giới thiệu dây cung và đường kính. Theo hình vẽ thì ta có AB là đường kính. GV: yêu cầu HS lấy hai điểm C,D bất kì chỉ rõ cung nhò CD và cung lớn CD. GV: yêu cầu HS khác lên vẽ dây cung CD và vẽ 1 đường kính khác AB? GV: ta thấy OA, OB có phải là bán kính của đường tròn O hay không? GV: ta có đường kính AB=OA + OB = 2OA. như vậy ta có độ dài đường kính thì bằng bao nhiêu lần bán kính? GV: nhận xét. HS: nghe giảng. HS: chú ý hình vẽ và nghe giảng. HS: lên bảng thực hiện yêu cầu của GV HS: lên bảng thực hiện yêu cầu của GV HS: OA, OB là bán kính của đường tròn O. HS: độ dài đường kính thì bằng hai lần bán kính. 2- Cung và dây cung: a. Cung (sgk) b. Dây cung: (sgk) c. Đường Kính:(sgk) AB=OA+OB=2OA Hoạt động 3: Một công dụng khác của Compa (10 phút) GV: giới thiệu các công dụng khác của compa. GV: yêu cầu HS đọc VD1. GV: vẽ hình và hướng dẫn cho HS cách so sánh. GV: yêu cầu HS cho biết kết quả so sánh AB và MN. GV: yêu cầu HS đọc VD2. GV: vẽ hình. Sau đó yêu cầu 2HS lên bảng dùng compa vẽ OM=AB, và MN=CD trên tia Ox. GV: để tính tổng AB+MN ta chỉ cần đo độ dài của đoạn ON. Yêu cầu 1HS lên đo độ dài của đoạn ON và kết luận tổng độ dài của AB và MN. HS: nghe giảng HS đọc VD1. HS: chú ý cách làm của GV. HS: AB<MN HS: đọc VD2. HS vẽ hình. HS lên đo độ dài của đoạn ON và kết luận tổng độ dài của AB và MN. Một công dụng khác của Compa Ví dụ 1: (xem sgk) AB<MN Ví dụ 2: (xem sgk trang 91) Hoạt động 4: củng cố (7 phút) GV: cho HS nhắc lại : Thế nào là đường tròn? hình tròn? cung? dây cung? đường kính? GV: cho HS đọc bài 38 tr. 91 GV: yêu cầu HS vẽ hình và làm bài tập. GV: yêu cầu các HS khác làm bài vào tập. HS: nhắc lại. HS: đọc bài 38 tr.91 HS lên bảng vẽ hình và làm bài tập. b. đường tròn C bán kính 2cm. vì OC=OA=2cm nên (C) đi qua A,O. III- HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ: (1 phút) Học bài và làm các bài tập 39, 40, 41. Đọc trước bài Tam giác. IV-Rút kinh nghiệm:
Tài liệu đính kèm: