Giáo án Hình học - Lớp 6 - Tiết 25, Bài 8: Đường tròn - Năm học 2006-2007

Giáo án Hình học - Lớp 6 - Tiết 25, Bài 8: Đường tròn - Năm học 2006-2007

A/ MỤC TIÊU

1) Kiến thức

- Hiểu đường tròn là gì ? Hình tròn là gì ?

- Hiểu thế nào là cung, dây cung, đường kính, bán kính.

 2) Kỹ năng

- Sử dụng thành thạo compa để vẽ đường tròn, cung tròn.

3) Thái độ

- Rèn tính cẩn thận, chính xác, trình bày khoa học.

B/ PHƯƠNG PHÁP: Nêu và giải quyết vấn đề, vấn đáp

C/ CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

- GV : Thước thẳng, compa, bảng phụ.

- HS : Thước thẳng, compa.

D/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

I) Ổn định tổ chức

II) Kiểm tra bài cũ

III) Bài mới

1) Đặt vấn đề:

- Trong thực tế, chiếc bánh xe đạp có hình gì ? (Hình tròn). Vậy,trong toán học hình tròn được định nghĩa như thế nào, nó có những tính chất gì ? Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu.

2) Triển khai bi mới:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

 

doc 4 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 225Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học - Lớp 6 - Tiết 25, Bài 8: Đường tròn - Năm học 2006-2007", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
& Tuần 29 - Tiết 25	 Ngày soạn : 03/04/2007 
	 	 Ngày dạy : 05/04/2007
§8. ĐƯỜNG TRÒN
A/ MỤC TIÊU
1) Kiến thức
- Hiểu đường tròn là gì ? Hình tròn là gì ?
- Hiểu thế nào là cung, dây cung, đường kính, bán kính.
 2) Kỹ năng
- Sử dụng thành thạo compa để vẽ đường tròn, cung tròn.
3) Thái độ
- Rèn tính cẩn thận, chính xác, trình bày khoa học.
B/ PHƯƠNG PHÁP: Nêu và giải quyết vấn đề, vấn đáp
C/ CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
GV : Thước thẳng, compa, bảng phụ.
HS : Thước thẳng, compa.	
D/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 
I) Ổn định tổ chức
II) Kiểm tra bài cũ
III) Bài mới
1) Đặt vấn đề:
- Trong thực tế, chiếc bánh xe đạp có hình gì ? (Hình tròn). Vậy,trong toán học hình tròn được định nghĩa như thế nào, nó có những tính chất gì ? Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu.
2) Triển khai bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1 : Đường tròn và hình tròn - Người ta thường dùng dụng cụ gì để vẽ đường tròn ?
- Hãy vẽ đường tròn tâm O bán kính 2cm.
- Gv vẽ một đoạn thẳng quy ước đơn vị trên bảng và yêu cầu HS lên bảng thực hiện.
- Lấy các điểm A, B, C,  nằm trên đường tròn (O, 2cm). Khoảng cách từ các điểm trên đến O là bao nhiêu ?
- Vậy, đường tròn (O, 2cm) là hình gồm các điểm cách O một khoảng bằng 2cm.
Tổng quát : Đường tròn (O, R) là hình gồm các điểm như thế nào ?
- GV giới thiệu kí hiệu của đường tròn.
- Gv giới thiệu :
 + Các điểm nằm trên đường tròn : 
	M, A, C, B (O, R)
 + Điểm nằm trong đường tròn : N
 + Điểm nằm ngoài đường tròn : P
- Hãy so sánh độ dài ON, OP với bán kính ?
- Làm thế nào để so sánh các đoạn thẳng đó ?
- GV hướng dẫn HS cách dùng compa để so sánh hai đoạn thẳng.
- Nêu đặc điểm của những điểm nằm trên đường tròn, nằm trong đường tròn và nằm ngoài đường tròn ?
- Ta đã biết đường tròn là đường bao quanh hình tròn. Vậy, hình tròn gồm những điểm nào ?
(GV yêu cầu HS quan sát hình 43b SGK)
- GV nhấn mạnh sự khác nhau giữa đường tròn và hình tròn.
- Ta dùng compa để vẽ đường tròn.
- HS vẽ hình vào vở. 1HS lên bảng thực hiện. 
- HS : OA = OB = OC = OM = 2cm
- Đường tròn tâm O bán kính R là hình gồm các cách O một khoảng bằng R, kí hiệu (O, R).
- HS lắng nghe.
- HS : ON < OM
	 OP > OM
- Ta dùng thước thẳng để đo và so sánh.
- HS theo dõi và thực hiện.
- Những điểm nằm trên đường tròn cách tâm một khoảng bằng R, các điểm nằm trong đường tròn cách tâm một khoảng nhỏ hơn R và các điểm nằm ngoài đường tròn cách tâm một khoảng lớn hơn R.
- Hình tròn là hình gồm các điểm nằm trên đường tròn và các điểm nằm bên trong đường tròn đó.
- HS lắng nghe.
* Kết luận 	 1) Đường tròn và hình tròn
a) Đường tròn : Đường tròn tâm O bán kính R là hình gồm các cách O một khoảng bằng R, kí hiệu (O, R).
 + Các điểm nằm trên đường tròn : M, A, C, B (O, R)
 + Điểm nằm trong đường tròn : N
 + Điểm nằm ngoài đường tròn : P
b) Hình tròn : Hình tròn là hình gồm các điểm nằm trên đường tròn và các điểm nằm bên trong đường tròn đó.
- Trên đường tròn ta còn có một số khái niệm khác là cung và dây cung. Vậy, cung và dây cung là gì ?
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 2 : Cung và dây cung 
- GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK, quan sát hình 44 và trả lời câu hỏi.
 + Cung tròn là gì ?
 + Dây cung là gì ?
 + Thế nào là đường kính của đường tròn ?
- Yêu cầu HS vẽ đường tròn (O, 2cm) rồi vẽ dây cung dài 3cm.
- Vẽ đường kính PQ của đường tròn. Hỏi PQ dài bao nhiêu ? Tại sao ?
Bài 38 (SGK) GV treo bảng phụ ghi đề bài.
- GV nhận xét, bổ sung. 
- Lấy hai điểm A, B thuộc đường tròn. Hai điểm này chia đường tròn thành hai phần, mỗi phần là một cung tròn.
- Dây cung là đoạn thẳng nối hai mút của cung.
- Đường kính của đường tròn là một dây cung đi qua tâm.
- HS vẽ hình.
- Đoạn thẳng PQ = 4cm. 
Vì PQ = OP + OQ.
- HS quan sát bảng phụ và trả lời.
a) HS1 dùng thước chỉ cung CA lớn và cung CA nhỏ của (O). Cung CD lớn và cung CD nhỏ của (A).
b) HS2 lên vẽ dây cung AC, CD, BC.
c) Đường tròn (C, 2cm) đi qua O và A vì CO = CA = 2cm
- HS nhận xét, bổ sung. 
* Kết luận 	 2) Cung và dây cung
Lấy hai điểm A, B thuộc đường tròn. Hai điểm này 
chia đường tròn thành hai phần, mỗi phần là một cung tròn.
- Dây cung là đoạn thẳng nối hai mút của cung.
- Đường kính của đường tròn là một dây cung đi qua tâm.
Đường kính dài gấp đôi bán kính.
- Ngoài công dụng để vẽ đường tròn, compa còn được sử dụng để làm một số công dụng khác.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 3 : Một số công dụng khác của compa 
- Ngoài công dụng để vẽ đường tròn compa còn có công dụng nào khác ?
- Quan sát hình 46 và nêu cách so sánh đoạn thẳng AB và đoạn thẳng MN ?
- GV vẽ hai đoạn thẳng AB và MN rồi yêu cầu HS lên so sánh.
- Làm cách nào để biết tổng độ dài của hai đoạn thẳng mà không phải đo riêng từng đoạn ?
- GV cho trước hai đoạn thẳng và yêu cầu HS đo tổng số đo của hai đoạn thẳng bằng compa ?
- Dùng để so sánh hai đoạn thẳng.
- HS nêu cách so sánh hai đoạn thẳng.
- HS lên bảng thực hiện. 
- HS đọc ví dụ 2 và nêu cách đo hai đoạn thẳng.
- 1HS lên bảng thực hiện. 
* Kết luận 3) Một số công dụng khác của compa
- Dùng compa để so sánh hai đoạn thẳng và đo tổng số đo của hai đoạn thẳng cho trước.
IV) Củng cố
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Nhắc lại khái niệm đường tròn, hình tròn ?
Bài 39 (SGK) GV treo bảng phụ.
- Yêu cầu HS tóm tắt đề bài.
a) Tính CA, CB, DA, DB ?
b) Điểm I có là trung điểm của đoạn thẳng AB không ? Vì sao ?
c) Tính IK ?
- 2HS nhắc lại.
- HS đọc đề và quan sát bảng phụ.
- HS tóm tắt đề bài.
a)	 CA = 3cm	CB = 2cm
	DA = 3cm	DB = 2cm
b) Điểm I là trung điểm của của AB. Vì AI = BI = = 2cm
c) IK = 1cm
V) Dặn dò, hướng dẫn hs học ở nhà
- Học bài.
- Làm bài tập 40, 41, 42 (SGK) và 35, 36, 37, 38 (SBT) 

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 25.doc