Giáo án Lớp 6 - Môn Đại số - Tuần 5

Giáo án Lớp 6 - Môn Đại số - Tuần 5

- Học sinh nắm được định nghĩa và phân biệt được cơ số và số số mũ, nắm được công thức nhân hai lũy thừa cùng cơ số.

- Học sinh có kĩ năng viết gọn tích của nhiều thừa số bằng nhau bằng kí hiệu lũy thừa, biết tính giá trị của lũy thừa, biết nhân hai lũy thừa cùng cơ số

- Học sinh thấy được lợi ích của cách viết gọn bằng lũy thừa. Xây dựng ý thức học tập tự giác, tích cực và tinh thần hợp tác trong học tập

 

doc 8 trang Người đăng ducthinh Lượt xem 1262Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 6 - Môn Đại số - Tuần 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần :05
 Tiết : 12 §12. LŨY THỪA VỚI SỐ MŨ TỰ NHIÊN
 NHÂN HAI LŨY THỪA CÙNG CƠ SỐ
I. Mục tiêu bài học 
- Học sinh nắm được định nghĩa và phân biệt được cơ số và số số mũ, nắm được công thức nhân hai lũy thừa cùng cơ số.
- Học sinh có kĩ năng viết gọn tích của nhiều thừa số bằng nhau bằng kí hiệu lũy thừa, biết tính giá trị của lũy thừa, biết nhân hai lũy thừa cùng cơ số
- Học sinh thấy được lợi ích của cách viết gọn bằng lũy thừa. Xây dựng ý thức học tập tự giác, tích cực và tinh thần hợp tác trong học tập
II. Phương tiện dạy học 
GV: Bảng phụ, Bảng một số giá trị của lũy thừa
HS:Bảng nhóm
Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình, giái quết vấn đề, đàm thoại.
III.Tiến trình
Ổn định lớp
Bài mới
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi bảng
Hoạt động 1: Đặt vấn đề
a+a+a+a = ?
được viết gọn là 4a
Vậy nếu có bài toán a.a.a.a ta có thể viết gọn như thế nào thầy cùng các em nghiên cứu bài học hôm nay
Hoạt động 2: Định nghĩa
 Ta viết gọn 2.2.2 = 23 
Có nghĩa là ba thừa số 2 nhân với nhau ta viết gọn là 23
Vậy a . a. a .a ta viết gọn như thế nào ?
Khi đó a4 gọi là một lũy thừa và đọc là a mũ 4 hay a luỹ thừa ø 4 hay lũy thừa bậc 4 của a
Vậy lũy thừa bậc n của a là gì ?
Ta thấy lũy thừa thực ra là bài toán nào ?
Phép nhân nhiều thừa số bàng nhau gọi là phép nâng lên lũy thừa
Cho học sinh thực hiện ?1 tại chỗ và điền trong bảng phụ
Hoạt động 3: Nhân hai lũy thừa cùng cơ số
Theo định nghĩa ta có thể viết 23 và 22 như thế nào ? HS trả lời tại chỗ
Tương tự cho học sinh thực hiện tại chỗ
Vậy ta có CTTT ?
Ta thấy khi nhân hai lũy thừa cùng cơ số thì cơ số như thế nào và số mũ như thế nào ?
GV sử dụng bảng phụ cho học sinh lên điền
Hoạt động 4: Củng cố
Cho học sinh thảo luận nhóm
HS theo dõi trả lời câu hỏi của GV
= 4a
a4 
Học sinh phát biểu và nhắc lại
Nhân nhiều thừa số bàng nhau
a. 72 : cơ số là 7, số mũ là 2 giá trị là 49
b. 2, 3, 8 ; c. 34 , 243
= 2 . 2. 2 và 2 . 2
học sinh trả lời
Cơ số giữ nguyên, số mũ bằng tổng hai số mũ
Học sinh thảo luận nhóm, trình bày, nhận xét
1.Lũy thừa với số mũ tự nhiên
VD1: 2 . 2 . 2 = 23 
VD2: a . a . a . a = a4
Khi đó 23 , a4 gọi là một lũy thừa.
a4 đọc là a mũ bốn hay a lũy thừa bốn hoặc lũy thừa bậc bốn của a
Định nghĩa:
 an = a .a . a a
 n thừa số 
 Với n # 0
Hay : 
Trong đó:
 an là một lũy thừa
 a là cơ số
 n là số mũ
?1. 
Chú ý : 
 a2 gọi là a bình phương
 a3 gọi là a lập phương
Quy ước : a1 = a
2. Nhân hai lũy thừa cùng cơ số
VD:1
 23 . 22 = (2 . 2 .2) . (2 . 2) = 25
VD2: 
 a2 . a4 = (a . a) . (a . a . a . a) = a6
Tổng quát:
 am . an = am + n
Chú ý: 
?2. x5 . x4 = x5+4 = x9 
 a4 . a = a4 + 1 = a5
3. Bài tập:
Bài 56 Sgk/27
5 . 5 . 5 . 5 . 5 . 5 = 56
6 . 6 . 6 . 3 . 2 = 6 . 6 . 6 .6
 = 64
c. 2 . 2 . 2 . 3 . 3 = 23 . 32
d. 100 . 10 . 10 . 10 = 102 . 103 
 105 
Hoạt động 5: Hướng dẫn học sinh học ở nhàø
Về học kĩ lý thuyết, chú ý cách biến đổi xuôi, ngược các công thức lũy thừa
BTVN :Bài 57 đến bài 60 Sgk/27, 28.
Tiết sau luyện tập
 Tuần :05
 Tiết : 13 	 
 LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu bài học 
- Củng cố và khắc sâu định nghĩa lũy thừa, nhân hai lũy thừa cùng cơ số
- Kĩ năng áp dụng, tính toán nhanh, chính xác, linh hoạt
- Xây dựng ý thức học tập tự giác, tích cực trong học tập, pháp triển tư duy phân tích.
II. Phương tiện dạy học 
-GV: Bảng phụ
- HS: Máy tính bỏ túi
Phương pháp:Vấn đáp, thuyết trình, giái quết vấn đề, đàm thoại,luyện tập.
 III.Tiến trình 
Ổn định lớp
Kiểm tra: - Lũy thừa bậc n của a là gì?
 - Muốn nhân hai lũy thừa cùng cơ số ta làm như thế nào?
Các bước lên lớp
 Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi bảng
Hoạt động 1: Luyện tập
Cho 2 học sinh lên thực hiện
Cho học sinh thực hiện bằng máy và đọc kết quả 
Tổng quát 10n = 1 và bao nhiêu số 0 ?
=> 1000 = ?
1000000 = ?
GV treo bảng phụ cho học sinh trả lời tại chỗ 
Cho học sinh thảo luận nhóm
23 =? 32 = ?
=> KL
Tương tự 25 ? 52
Dùng máy tính tính 210 
=> KL
Hoạt động 2: Củng cố 
Kết hợp trong luyện tập
Học sinh pháp biểu, nhận xét, bổ sung
Học sinh thực hiện, nhận xét, bổ sung
n số 0 
104
106
Học sinh trả lời tại chỗ
Học sinh thảo luận nhóm, trình bày, nhận xét
= 8 ; = 9
23 < 32
25 > 52
210 = 1024
210 > 100
Bài 61 Sgk/28
8 = 23; 16 = 42 = 24
27 = 33 ; 64 = 82 = 43 = 26
81 = 92 = 34 ; 100 = 102
Bài 62/28
102 = 10 . 10 = 100
103 = 1000; 104 = 10000
105 = 100000; 105 = 100000
106 = 1000000
b.
1000 = 103 ; 1000000 = 106
1 tỉ = 109
100 = 1012
 12 số 0
Bài 63 Sgk/28
a. S ; b. Đ ; c. S
Bài 64Sgk/29
a. 22 . 23 . 24 = 22+3+4 = 29
b. 102 . 10 3 . 105 = 102+3+5 = 1010|
c. x . x5 = x6
d. a2 . a3 .a5 = a10
Bài 65Sgk/29
a. Vì 23 = 8 ; 32 = 9 
=> 23 < 32
b. Vì 24 = 16 ; 42 = 16
=> 24 = 42
c. Vì 25 = 32 ; 52 = 25
=> 25 > 52
d. Vì 210 = 1024 
=> 210 > 100 
Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh học ở nhàø
Về coi lại lý thuyết và các dạng bài tập đã chữa.
Chuẩn bị trước bài 8 tiết sau học
? Khi chia hai lũy thừa cùng cơ số ta làm như thế nào ?
BTVN: Bài 86 đến bài 91 Sbt/13.
 Tuần: 05	
 Tiết: 14	 
§14. CHIA HAI LŨY THỪA CÙNG CƠ SỐ
I. Mục tiêu bài học 
- Học sinh nắm được công thức chia hai lũy thừa cùng cơ số và vận dụng được công thức đóvà quy ước a0 = 1.
- Biết chia hai lũy thừa cùng cơ số và có kĩ năng khi áp dụng.
- Xây dựng ý thức học tập nghêm túc, tự giác, tích cực và tinh thần hợp tác trong học tập.
II. Phương tiện dạy học
 - GV: Bảng phụ
 - HS: Bảng nhóm
- Phương pháp:Vấn đáp, thuyết trình, giái quết vấn đề, đàm thoại. 
III.Tiến trình 
Ổn định lớp
Bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi bảng
Hoạt động 1: Đặt vấn đề
Ta có 53 . 54 = 57
=> 57 : 54 = ?
=> 57 : 53 = ?
Đây là bài toán gì ?
Có nhận xét gì về lũy thừa thương ?
Hoạt động 2: CTTQ
CTTQ ? ( Từ VD trên)
m như thế nào với n
a # ?
Vậy khi chia hai lũy thừa cùng cơ số ta làm như thế nào ?
VD: 58 : 56
?2. Học sinh thảo luận nhóm
Viết số 5123 thành tổng của các hàng ?
1000 = ? mũ ?;100 =? ;10 = ?
=> Kl gì?
GV giải thích thêm
VD: 2746 = ? 
?3. Cho học sinh lên viết 
Hoạt động 3: Củng cố
Cho ba học sinh lên thực hiện
GV treo bảng phụ cho học sinh lên điền
53
54
Chia hai lũy thừa cùng cơ số
Cơ số không thay đổi, số mũ bàng hiệu hai số mũ
m n
a# 0
Giữ nguyên cơ số, trừ hai số 
mũ
= 52
Học sinh thảo luận, trình bày, nhận xét
= 5.1000 + 1.100 + 2.10 + 3
103; 102 ; 101
Học sinh lên điền trong bảng phụ
Học sinh thực hiện
Học sinh lên điền
1. Ví dụ:
Ta có 53 . 54 = 57
 => 57 : 54 = 53
 => 57 : 53 = 54
 a9 : a5 = a4
2. Công thức tổng quát
 am : an = am – n với a# 0, mn
Quy ước : a0 = 1
Chú ý 
VD: 58 : 56 = 58 – 6 = 52 
?2. a. 712 : 74 = 712 – 4 = 7 8
 b. x6:x3 = x6 – 3 = x3 ( x# 0)
 c. a4 : a4 = a4 – 4 = a0=1 ( a# 0)
3. Chú ý : 
Mọi số tự nhiên đều viết được dưới dạng tổng các lũy thừa của 10
VD: 
 2746 = 2.1000+7.100+4.10 +6 
 = 2.103+7.102+4.101+6.100
?3. 
a. 538 = 5 . 100 + 3 . 10 + 8
 = 5.102 +3.10 1+8.100 
b. = 
 a.103+b.102+c.101+d.100
3. Bài tập
Bài 67Sgk/30
a. 38 : 34 = 34
b. 108 : 102 = 106
c. a6 : a = a5
Bài 69 Sgk/30
37 Đ b. 54 Đ c.27 Đ
Hoạt động 4: Hướng dẫn học sinh học ở nhàø
Về học thuộc ba cong thức về lũy thừa
Xem trước bài 9 tiết sau học
Ký duyệt ngày / / 09
Đỗ Ngọc Hải
? thứ tự thực hiện các phép tính được thực hiện như thế nào
BTVN : Bài 68, 70, 71, 72 Sgk/ 30,31
 Tuần : 05	
 Tiết : 05
	§5. TIA
I. Mục tiêu bài học 
- Biết định nghĩa mô tả tia bằng các cách khác nhau, biết thế nào là hai tia đối nhau, hai tia trùng nhau
- Rèn luyện kĩ năng vẽ hình, kĩ năng tư duy phân loại tia chung gốc, pháp biểu các mệnh đề toán học chính xác
- Xây dựng ý thức học tập tự giác, tích cực và tinh thầnh hoợptác trong học tập
II. Phương tiện dạy học 
-GV : Thước, bảng phụ
 -HS : Thước , bảng nhóm
-Phương pháp:Vấn đáp, thuyết trình, giái quết vấn đề, đàm thoại. 
III.Tiến trình 
Ổn định lớp
Kiểm tra: Vẽ đường thẳng xy và điểm O thuộc xy
Các bước lên lớp:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi bảng
Hoạt động 1: Tia là gì ?
-Ta thấy điểm O chia đường thẳng xy thành mấy phần?
-Khi đó hình gồm điểm O và một phần đường thẳng đó gọi là Tia gốc O
-Vậy trên hình trên ta có những tia nào?
Ở hình vẽ trên ta thấy hai tia Ox và Oy có gì đặc biệt?
=> Hai tia Ox và Oy như vậy gọi là hai tia đối nhau 
Hoạt động 2 :Hai tia đối nhau
Vậy hai tia đối nhau là hai tia như thế nào?
- Nếu lấy một điểm bất kì trên đường thẳng thì điểm này có điểm gì đặc biệt?
?1. Cho học sinh trả lời tại chỗ
Hoạt động 3: Hai tia trùng nhau
- Ta có hai tia Ax và tia AB là hai tia trùng nhau
- Vậy hai tia trùng nhau là hai tia như thế nào?
Từ nay về sau khi nói cho hai tia mà không nói gì thêm thì ta hiểu đó là hai tia phân biệt
?2. cho học sinh thảo luận nhóm
Hoạt động 4: Củng cố
Bài 23sgk/113
Cho học sinh thảo luận nhóm 
 O
x ° y 
Hai phần
Tia Ox và tia Oy
Là hai tia chung gốc và nằm về hai phía so với O và cùng nằm trên một đường thẳng
Là gốc chung của hai tia đối nhau
a. Vì hai tia Ax và By không chung gốc
b. Hai tia đối nhau là : Ax và Ay ; Bx và By
Có chung gốc và nằm cùng một phía so với gốc và nằm trên một đường thẳng
Học sinh thảo luận nhóm và trình bày, nhận xét, bổ sung
Học sinh thảo luận nhóm và trình bày
1. Tia 
 x 	O	y
 °
 “ Hình gồm điểm O và một phần đường thẳng bị chia ra bởi điểm O được gọi là một tia gốc O” 
 VD : Tia Ax , By
 A x 
 y
 B
2. Hai tia đối nhau
VD : Hai tia Ox và Oy đối nhau
 x O y 
Mỗi điểm trên đường thẳng là gốc chung của hai tia đối nhau nhau
Nhận xét: 
?1. 
?1
3. Hai tia trùng nhau
VD :
A B x
- Hai tia Ax và tia AB là hai tia trùng nhau
Chú ý: 
?2. 
 y 
 B 
 O 
 A 
 x
a. Tia OB trùng với tia Oy
b. Tia Ox và tia Ax không trùng nhau vì hai tia này không chung gốc
c. Hai tia chung gốc Ox và Oy không đối nhau vì Ox và Oy khong cùng nằm trên một đường thẳng
4. Bài tập
Bài 23sgk/113
 a M N P Q
a. – Tia MN, MP, MQ là các tia trùng nhau
 - Tia NP, NQ là hai tia trùng nhau
b. Không có tia nào đối nhau vì : Trong ba tia này không có hai tia nào có trung gốc và nằm ở hai nửa mặt phẳng
Ký duyệt ngày / / 09
Đỗ Ngọc Hải
 Hoạt động5 : Dặn dò
Về xem kĩ lại bài học chuẩn bị tiết sau luyện tập
BTVN : Từ bài 24 đến bài 27 Sgk/ 113.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 5.doc