I/ Mục tiêu
– Kiến thức :+ Hiểu đường tròn là gì ? Hình tròn là gì ?
+ Hiểu cung , dây cung , đường kính , bán kính .
– Kỹ năng cơ bản :+ Sử dụng compa thành thạo .
+ Biết vẽ đường tròn , cung tròn .
+ Biết giữ nguyên độ mở của compa .
– Thái độ : Rèn tính cẩn thận chính xác khi sử dụng compa vẽ hình
II/ Chuẩn bị
– Sgk , thước thẳng , compa .
III/ Hoạt động dạy và học
1/ Ổn định
2/ Kiểm tra bài cũ
Tuần : 30 Ngày soạn: Tiết : 25 Ngày dạy : Bài 8 : ĐƯỜNG TRÒN I/ Mục tiêu – Kiến thức :+ Hiểu đường tròn là gì ? Hình tròn là gì ? + Hiểu cung , dây cung , đường kính , bán kính . – Kỹ năng cơ bản :+ Sử dụng compa thành thạo . + Biết vẽ đường tròn , cung tròn . + Biết giữ nguyên độ mở của compa . Thái độ : Rèn tính cẩn thận chính xác khi sử dụng compa vẽ hình II/ Chuẩn bị – Sgk , thước thẳng , compa . III/ Hoạt động dạy và học 1/ Ổn định 2/ Kiểm tra bài cũ Hoạt động của GV và HS Ghi bảng BS GV: Em hãy cho biết để vẽ đường tròn người ta dùng dụng cụ gì? GV: Cho điểm O, vẽ đường tròn tâm O, bán kính 1,7cm GV vẽ hình trên bảng. Lấy các điểm A, B, C, bất kỳ trên đường tròn. Hỏi các điểm này cách điểm O một khoảng là bao nhiêu? Vậy đường tròn tâm O, bán kính R bằng 1,7cm là hình gồm các điểm cách O một khoảng bằng 1,7cm GV: Đường tròn tâm O bán kính R là một hình gồm các điểm như thế nào? GV: Giới thiệu kí hiệu đường tròn tâm O bán kính 1,7cm là (O;1,7cm) Đường tròn tâm O bán kính R là (O;R) GV : Giới thiệu điểm nằm trên, trong, ngoài đường tròn . GV: Hãy đo độ dài OM = ? OM là bán kính đúng hay sai ? GV: Tương tự so sánh ON, OP với OM ? Vậy: các điểm nằm trên đường tròn, các điểm nằm bên trong đường tròn, các điểm nằm bên ngoài đường tròn cách tâm một khoảng như thế nào so với bán kính? GV : Gv đưa hình vẽ và giới thiệu định nghĩa hình tròn Vậy hình tròn là hình gồm những điểm nào? GV: nhấn mạnh sự khác nhau giữa khái niệm đường tròn và hình tròn Gv yêu cầu HS quan sát hình vẽ H.44, 45 (sgk : tr 90) và trả lời các câu hỏi: Cung tròn là gì ? Dây cung là gì ? Thế nào là đường kính của đường tròn? GV yêu cầu HS vẽ hình vào vở Gv: yêu cầu HS vẽ đường tròn (O, 2cm). Vẽ đường kính PQ của đường tròn. Hỏi đường kính PQ dài bao nhiêu cm? Tại sao? Vậy đường kính so với bán kính như thế nào? Yêu cầu HS làm bài tập 38 Ngoài vẽ đường tròn ra, compa còn có công dụng gì khác? Yêu cầu HS đọc VD1 SGK và nêu lại cách thực hiện GV : Thực hiện các thao tác như sgk trong việc sử dụng compa so sánh hai đoạn thẳng , kết hợp đo độ dài đoạn thẳng . HS: để vẽ đường tròn ta dùng compa HS: thao tác vẽ hình vào vở. HS: Các điểm A, B, C, ... đều cách tâm O một khoảng bằng 1,7cm HS: Phát biểu định nghĩa như sgk tr 89 . – Vẽ H. 43a, b . HS : Xác định trên H.43a điểm có tính chất như GV yêu cầu . HS : Thực hiện việc đo độ dài và trả lời câu hỏi . HS : ON < OM OP > OM. HS: - các điểm nằm trên đường tròn cách tâm một khoảng bằng bán kính - các điểm bên trong trên đường tròn cách tâm một khoảng nhỏ hơn bán kính -các điểm nằm bên ngoài đường tròn cách tâm một khoảng lớn hơn bán kính HS quan sát hình vẽ và nhận biết hình tròn HS nêu như SGK HS : nghe GV và ghi nhớ HS: Quan sát và vẽ H. 44, 45 (sgk : tr 90) vào vở HS: trả lời theo nhận biết ban đầu . HS thực hiện vẽ hình Bán kính bằng 2cm Đường kính của đường tròn bằêng 4 cm Vì PQ=PO+OQ =2+2=4 HS: Đường kính dài gấp đôi bán kính HS thực hiện b/ Đường tròn tâm (C; 2cm) đi qua O và A vì CO=CA=2cm. HS: dùng để so sánh hai đoạn thẳng HS : Nghe giảng và dự đoán các thực hiện các thao tác . 1. Đường tròn và hình tròn Đường tròn tâm O bán kính R là hình gồm các điểm cách điểm O một khoảng bằng R, kí hiệu (O, R) Trên H. 43b ta có : - M là điểm nằm trên (thuộc) đường tròn . - N là điểm nằm bên trong đường tròn - P là điểm nằm bên ngoài đường tròn . Hình tròn là hình gồm các điểm nằm trên đường tròn và các điểm nằm bên trong đường tròn đó. 2/ Cung và dây cung .O – Giả sử A, B là hai điểm nằm trên đường tròn tâm O. Hai điểm chia đường tròn thành hai phần, mỗi phần là một cung tròn ( cung). Hai điểm A, B là hai mút của cung. Trường hợp A, B thẳng hàng với O thì mỗi cung là một nửa đường tròn. – Đoạn thẳng nối hai mút của cung gọi là dây cung ( dây). Dây cung đi qua tâm là đường kính . – Đường kính dài gấp đôi bán kính . 3. Một công dụng khác của compa Ví dụ 1: SGK – Người ta dùng compa để vẽ đường tròn , ngoài ra còn dùng compa để so sánh các đoạn thẳng , đặt các đoạn thẳng . 4/Củng cố: – Bài tập 38 , 39 , 40c (sgk : tr 90, 91 , 92). 5/Hướng dẫn học ở nhà : – Học lý thuyết như phần ghi tập . – Hoàn thành các bài tập còn lại ở sgk tương tự các bài đã giải . 6/ Rút kinh nghiệm
Tài liệu đính kèm: