I. Mục tiêu : Học xong bài này học sinh cần phải :
− Kiến thức: Hiểu đường tròn là gì ? Hình tròn là gì ? Hiểu cung, dây cung, đường kính, bán kính.
− Kĩ năng: Sử dụng compa thành thạo ; Biết vẽ đường tròn, cung tròn ; Biết giữ nguyên độ mở của compa.
− Thái độ: Vẽ hình, sử dụng compa cẩn thận, chính xác.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh :
− Giáo viên: SGK, thước thẳng, compa, bảng phụ.
− Học sinh: SGK, thước thẳng, compa, đồ dùng học tập.
III. Tiến trình dạy học :
1. Ổn định : Kiểm tra sĩ số lớp.
2. Kiểm tra việc chuẩn bị bài :
3. Bài mới: Ở Tiểu học các em đã biết hình vuông, hình chữ nhật. Hôm nay, các em sẽ học về hình tròn.
Nội dung Hoạt động của giáo viên và học sinh
1. Đường tròn và hình tròn:
Hoạt động 1 : Nhận biết và vẽ đường tròn, hình tròn.
a) Quan sát hình 43 SGK và trả lời câu hỏi : Đường tròn tâm O bán kính R là gì ?
HS: Quan sát và trả lời câu hỏi.
b) Vẽ đường tròn (O ; 17mm). Lấy điểm M nằm trên đường tròn. Đoạn thẳng OM dài bao nhiêu ? Nói đoạn thẳng OM là bán kính có đúng không ?
HS : Vẽ và trả lời câu hỏi.
c) Lấy điểm N nằm bên trong đường tròn trên và lấy điểm P nằm bên ngoài đường tròn. Đo ON và OP. So sánh ON, OP và OM.
HS: Vẽ và so sánh.
d) Hình tròn là gì ?
HS : Trả lời câu hỏi.
Tiết 24: ĐƯỜNG TRÒN Ngày soạn : 24 / 3 / 2008. I. Mục tiêu : Học xong bài này học sinh cần phải : − Kiến thức: Hiểu đường tròn là gì ? Hình tròn là gì ? Hiểu cung, dây cung, đường kính, bán kính. − Kĩ năng: Sử dụng compa thành thạo ; Biết vẽ đường tròn, cung tròn ; Biết giữ nguyên độ mở của compa. − Thái độ: Vẽ hình, sử dụng compa cẩn thận, chính xác. II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh : − Giáo viên: SGK, thước thẳng, compa, bảng phụ. − Học sinh: SGK, thước thẳng, compa, đồ dùng học tập. III. Tiến trình dạy học : 1. Ổn định : Kiểm tra sĩ số lớp. 2. Kiểm tra việc chuẩn bị bài : 3. Bài mới: Ở Tiểu học các em đã biết hình vuông, hình chữ nhật. Hôm nay, các em sẽ học về hình tròn. Nội dung Hoạt động của giáo viên và học sinh 1. Đường tròn và hình tròn: Hoạt động 1 : Nhận biết và vẽ đường tròn, hình tròn. a) Quan sát hình 43 SGK và trả lời câu hỏi : Đường tròn tâm O bán kính R là gì ? HS: Quan sát và trả lời câu hỏi. b) Vẽ đường tròn (O ; 17mm). Lấy điểm M nằm trên đường tròn. Đoạn thẳng OM dài bao nhiêu ? Nói đoạn thẳng OM là bán kính có đúng không ? HS : Vẽ và trả lời câu hỏi. c) Lấy điểm N nằm bên trong đường tròn trên và lấy điểm P nằm bên ngoài đường tròn. Đo ON và OP. So sánh ON, OP và OM. HS: Vẽ và so sánh. d) Hình tròn là gì ? HS : Trả lời câu hỏi. 2. Cung và dây cung: Hoạt động 2 : Nhận biết và vẽ cung tròn, dây cung. a) Quan sát hình 44, 45 và trả lời câu hỏi : Cung tròn là gì ? Dây cung là gì ? HS: Quan sát và trả lời câu hỏi. b) Vẽ đường tròn tâm O bán kính 1,5cm. Vẽ dây cung CD bất kì dài 1,2cm. HS: Lên bảng vẽ. c) Vẽ đường kính AB bất kì của đường tròn trên. Đường kính này dài bao nhiêu ? HS: Vẽ và trả lời câu hỏi 3. Một công dụng khác của compa: (SGK) Hoạt động 3 : So sánh hai đoạn thẳng. a) Cho hai đoạn thẳng AB và MN gần bằng nhau (ước lượng bằng mắt). Dùng compa so sánh hai đoạn thẳng ấy mà đo độ dài từng đoạn thẳng. HS: Suy nghĩ và lên bảng thực hiện. b) Cho hai đoạn thẳng AB và CD. Làm thế nào để biết tổng độ dài của hai đoạn thẳng đó mà không đo riêng từng đoạn thẳng ? HS: Suy nghĩ và lên bảng thực hiện. Hoạt động 4: Củng cố. a) Làm bài tập 38 SGK. b) Làm bài tập 39 SGK. c) Làm bài tập 42 câu c SGK. 4. Hướng dẫn học ở nhà : a) Bài vừa học : − Học bài theo SGK. − Bài tập ở nhà : Bài 40, 41, 42 SGK. b) Bài sắp học : “Tam giác” Chuẩn bị: Đọc trước bài sắp học. IV. Rút kinh nghiệm và bổ sung :
Tài liệu đính kèm: