Giáo án Hình học Lớp 6 - Tiết 2, Bài 2: Ba điểm thẳng hàng - Năm học 2013-2014 - Ngọc Văn Thọ

Giáo án Hình học Lớp 6 - Tiết 2, Bài 2: Ba điểm thẳng hàng - Năm học 2013-2014 - Ngọc Văn Thọ

A. Mục tiêu

 1. Kiến thức:

- Nắm được thế nào là 3 điểm thẳng hàng, điểm nằm giữa hai điểm và tính chất: Trong 3 điểm thẳng hàng có một và chỉ một điểm nằm giữa 2 điểm còn lại.

 2. Kĩ năng:

 + Biết vẽ 3 điểm thẳng hàng, 3 điểm không thẳng hàng.

 + Sử dụng được các thuật ngữ: Nằm cùng phía, nằm khác phía,

nằm giữa.

 3. Thái độ:

- Yêu cầu sử dụng thước thẳng để vẽ và kiểm tra 3 điểm

thẳng hàng một cách cẩn thận, chính xác.

B. Phương pháp:

 - Nêu vấn đề

C. Chuẩn bị:

 GV: SGK, thước thẳng, bảng phụ.

 HS: Đọc trước bài.

D. Tiến trình lên lớp:

 1. Ổn định:

 2. Kiểm tra bài cũ: (5’)

 * HS: Chữa bài tập 6 (T 105-SGK)?

3. Bài mới:

 a) Đặt vấn đề: (1’)

 Cho đường thẳng m, có những điểm thuộc đường thẳng m và có những điểm không thuộc đường thẳng m. Những điểm cùng thuộc đường thẳng m có quan hệ với nhau như thế nào? Bài hôm nay:

 b) Triển khai bài:

TG Hoạt động của thầy và trò Nội dung

19’ Hoạt động 1: 1. Thế nào là 3 điểm thẳng hàng.

 GV: Quan sát hình 8 - SGk. Hãy cho biết những điểm nào thuộc, không thuộc đường thẳng đã cho?

HS: Trả lời: - A, C, D cùng thuộc một đường thẳng.

 - A, B, C không cùng thuộc một đường thẳng.

GV: Giới thiệu 3 điểm thẳng hàng:

GV: Khi nào thì 3 điểm thẳng hàng? HS: 3 điểm đó cùng thuộc 1 đường thẳng.

GV: Khi nào thì 3 điểm không thẳng hàng?

HS: 3 điểm đó không cùng thuộc 1 đường thẳng.

GV: Nhiều điểm cùng thuộc 1 đường thẳng thì thẳng hàng. Nhiều điểm không cùng thuộc bất kì đường thẳng nào thì không thẳng hàng.

GV: Để nhận biết 3 điểm cho trước có thẳng hàng hay không ta làm thế nào?

HS: Dùng thước thẳng

GV: Yêu cầu HS làm BT 8?

HS: Thực hiện

GV: Để vẽ 3 điểm thẳng hàng, không thẳng hàng ta làm thế nào?

HS: Vẽ 3 điểm thẳng hàng: Vẽ đường thẳng rồi lấy 3 điểm trên đường thẳng ấy.

Vẽ 3 điểm không thẳng hàng: Vẽ đường thẳng rồi lấy 2 điểm thuộc đường thẳng ấy và 1 điểm không thuộc đường thẳng ấy.

HS: Lên bảng làm bài tập 10a (T-106), c?

HS: Thực hiện

- Khi 3 điểm A, C, D cùng thuộc một đường thẳng ta nói chúng thẳng hàng.

- Khi 3 điểm A, B, C không cùng thuộc bất kì đường thẳng nào, ta nói chúng không thẳng hàng.

Bài tập:

- Vẽ 3 điểm M, N, P thẳng hàng.

- Vẽ 3 điểm T, Q, R không thẳng hàng.

 

doc 3 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 658Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học Lớp 6 - Tiết 2, Bài 2: Ba điểm thẳng hàng - Năm học 2013-2014 - Ngọc Văn Thọ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 26/8/2013
Ngày dạy: 31/8/2013
Tiết 2. §2. BA ĐIỂM THẲNG HÀNG.
A. Mục tiêu
	1. Kiến thức: 
- Nắm được thế nào là 3 điểm thẳng hàng, điểm nằm giữa hai điểm và tính chất: Trong 3 điểm thẳng hàng có một và chỉ một điểm nằm giữa 2 điểm còn lại.
	2. Kĩ năng:
	+ Biết vẽ 3 điểm thẳng hàng, 3 điểm không thẳng hàng.
	+ Sử dụng được các thuật ngữ: Nằm cùng phía, nằm khác phía, 
nằm giữa.
	3. Thái độ:
- Yêu cầu sử dụng thước thẳng để vẽ và kiểm tra 3 điểm 
thẳng hàng một cách cẩn thận, chính xác.
B. Phương pháp:
	- Nêu vấn đề
C. Chuẩn bị:
	GV: SGK, thước thẳng, bảng phụ.
	HS: Đọc trước bài.
D. Tiến trình lên lớp:
	1. Ổn định:
	2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
	* HS: Chữa bài tập 6 (T 105-SGK)?
3. Bài mới: 
	a) Đặt vấn đề: (1’)
	Cho đường thẳng m, có những điểm thuộc đường thẳng m và có những điểm không thuộc đường thẳng m. Những điểm cùng thuộc đường thẳng m có quan hệ với nhau như thế nào? Bài hôm nay:
	b) Triển khai bài:
TG
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
19’
Hoạt động 1:
1. Thế nào là 3 điểm thẳng hàng.
a
GV: Quan sát hình 8 - SGk. Hãy cho biết những điểm nào thuộc, không thuộc đường thẳng đã cho?
HS: Trả lời: - A, C, D cùng thuộc một đường thẳng.
 - A, B, C không cùng thuộc một đường thẳng.
GV: Giới thiệu 3 điểm thẳng hàng:
GV: Khi nào thì 3 điểm thẳng hàng? HS: 3 điểm đó cùng thuộc 1 đường thẳng.
GV: Khi nào thì 3 điểm không thẳng hàng? 
HS: 3 điểm đó không cùng thuộc 1 đường thẳng.
GV: Nhiều điểm cùng thuộc 1 đường thẳng thì thẳng hàng. Nhiều điểm không cùng thuộc bất kì đường thẳng nào thì không thẳng hàng.
GV: Để nhận biết 3 điểm cho trước có thẳng hàng hay không ta làm thế nào?
HS: Dùng thước thẳng
GV: Yêu cầu HS làm BT 8?
HS: Thực hiện
GV: Để vẽ 3 điểm thẳng hàng, không thẳng hàng ta làm thế nào?
HS: Vẽ 3 điểm thẳng hàng: Vẽ đường thẳng rồi lấy 3 điểm trên đường thẳng ấy.
Vẽ 3 điểm không thẳng hàng: Vẽ đường thẳng rồi lấy 2 điểm thuộc đường thẳng ấy và 1 điểm không thuộc đường thẳng ấy.
HS: Lên bảng làm bài tập 10a (T-106), c?
HS: Thực hiện
B
m
D
C
A
A
C
- Khi 3 điểm A, C, D cùng thuộc một đường thẳng ta nói chúng thẳng hàng.
- Khi 3 điểm A, B, C không cùng thuộc bất kì đường thẳng nào, ta nói chúng không thẳng hàng.
Bài tập:
- Vẽ 3 điểm M, N, P thẳng hàng.
N
M
P
- Vẽ 3 điểm T, Q, R không thẳng hàng.
Q
T
R
12’
Hoạt động 2:
2. Quan hệ giữa 3 điểm thẳng hàng.
GV: Cho HS quan sát hình 9 - SGK, chỉ hình và đọc các cách mô tả vị trí tương đối của 3 điểm thẳng hàng trên hình đó.
Ghi:
GV: Vẽ 3 điểm A, B, C thẳng hàng sao cho điểm A nằm giữa B và C.
C
B
A
Hãy cho biết các điểm nằm cùng phía, khác phía đối với điểm còn lại?
Trong 3 điểm thẳng hàng có mấy điểm nằm giữa hai điểm còn lại? 
HS: Trả lời
GV: Ghi, đọc nhận xét (Sgk - 106)- 
Với 3 điểm thẳng hàng A, B, C (như hình vẽ). Ta có thể nói:
- Hai điểm C và B nằm cùng phía đối với điểm A.
- Hai điểm A và C nằm cùng phía đối với điểm B.
- Hai điểm A và B nằm khác phía đối với điểm C.
- Điểm C nằm giữa 2 điểm A và B.
* Nhận xét: (Sgk - 106).
4. Củng cố: (5’) Thế nào là 3 điểm thẳng hàng? (cùng thuộc một mặt phẳng)
	(HS quan sát hình vẽ dưới đề bài).
	 Quan hệ giữa 3 điểm thẳng hàng? (có một và chỉ 1 điểm nằm 
giữa hai điểm).
5. Dặn dò: (3’)
	- Học bài theo vở ghi và SGK.
	- BTVN: 9; 11; 12; 13; 14 (T 106-107- SGK).
	- Đọc trước bài: Đường thẳng đi qua 2 điểm.

Tài liệu đính kèm:

  • docGA hinh hoc 6 tuan 2.doc