A/. MỤC TIÊU:
* Kiến thức:
- Biết các khái niệm: Nửa mặt phẳng, hai nửa mặt phẳng đối nhau.
- Biết bất kì đường thẳng nào nằm trên mặt phẳng cũng là bờ chung của hai nửa mặt phẳng đối nhau.
* Kĩ năng:
- Biết cách gọi tên nửa mặt phẳng.
- Nhận biết được tia nằm giữa hai tia qua hình vẽ.
* Thái độ:
- Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác.
B/. CHUẨN BỊ:
* Giáo viên: Thước thẳng, phấn màu.
* Học sinh : Thước thẳng; đọc trước bài.
C/. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I. Tổ chức:
Sĩ số: 6D: . /25, nd: . /T. ., HS vắng:.
II. Kiểm tra: Không.
III. Bài mới:
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
HĐ 1: Tiếp cận vấn đề.
- Yêu cầu HS:
a) Vẽ một đường thẳng và đặt tên.
b) Lấy hai điểm thuộc đường thẳng; hai điểm không thuộc đường thẳng.
- Đường thẳng có bị giới hạn không ?
- Đường thẳng a vừa vẽ chia mặt bảng thành mấy phần ?
? Trong hình học, mỗi phần đó được gọi tên nnhư thế nào ? - Một HS lên bảng, còn lại vẽ vào vở.
a A C
B
D
- Đường thẳng không bị giới hạn về hai phía.
- Đường thẳng a chia mặt bảng thành hai phần.
HĐ 2: Tìm hiểu về nửa mặt phẳng, hai nửa mặt phẳng đối nhau.
Ngày soạn: 28/12/2012. Ngày giảng: /01/2013. Chương II: Góc Tiết 15 NỬA MẶT PHẲNG A/. MỤC TIÊU: * Kiến thức: - Biết các khái niệm: Nửa mặt phẳng, hai nửa mặt phẳng đối nhau. - Biết bất kì đường thẳng nào nằm trên mặt phẳng cũng là bờ chung của hai nửa mặt phẳng đối nhau. * Kĩ năng: - Biết cách gọi tên nửa mặt phẳng. - Nhận biết được tia nằm giữa hai tia qua hình vẽ. * Thái độ: - Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác. B/. CHUẨN BỊ: * Giáo viên: Thước thẳng, phấn màu. * Học sinh : Thước thẳng; đọc trước bài. C/. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: I. Tổ chức: Sĩ số: 6D: ... /25, nd: ... /T. ., HS vắng:.................................................................................. II. Kiểm tra: Không. III. Bài mới: Hoạt động của GV Hoạt động của HS HĐ 1: Tiếp cận vấn đề. - Yêu cầu HS: a) Vẽ một đường thẳng và đặt tên. b) Lấy hai điểm thuộc đường thẳng; hai điểm không thuộc đường thẳng. - Đường thẳng có bị giới hạn không ? - Đường thẳng a vừa vẽ chia mặt bảng thành mấy phần ? ? Trong hình học, mỗi phần đó được gọi tên nnhư thế nào ? - Một HS lên bảng, còn lại vẽ vào vở. a A C B D - Đường thẳng không bị giới hạn về hai phía. - Đường thẳng a chia mặt bảng thành hai phần. HĐ 2: Tìm hiểu về nửa mặt phẳng, hai nửa mặt phẳng đối nhau. - Giới thiệu: Mặt bảng, mặt trang giấy là hình ảnh của mặt phẳng. ? Cho VD về hình ảnh mặt phẳng trong thực tế ? - Mặt phẳng có bị giới hạn không ? - Đường thẳng a chia mặt phẳng (mặt bảng) thành hai phần. mỗi phần đó được gọi là một nửa mặt phẳng bờ a. ? Vậy nửa mặt phẳng bờ a là gì ? - Chính xác hóa, giới thiệu khái niệm nửa mặt phẳng bờ a. - Giới thiệu: Hai nửa mặt phẳng chung bờ gọi là hai nửa mặt phẳng đối nhau. - Vẽ Hình 2 SGK tr. 72 lên bảng. + Dùng phấn màu chỉ rõ từng nửa mặt phẳng bờ a trên hình vẽ. + Để phân biệt hai nửa mặt phẳng đối nhau người ta đặt tên cho nó. - Tổ chức cho HS làm ?1 SGK tr. 72 - Chính xác hóa. - Nhận xét: Bất kì đường thẳng nào nằm trên mặt phẳng cũng là bờ chung của hai nửa mặt phẳng đối nhau. - Tổ chức cho HS làm bài 2 SGK tr. 73 - Chính xác hóa. - VD: Sân trường, bức tường, nền nhà ... - Mặt phẳng không bị giới hạn về mọi phía. - Hình gồm đường thẳng a và một phần mặt phẳng bị chia ra bởi a được gọi là một nửa mặt phẳng bờ a. + Hình 2 SGK tr. 72: N a M (I) P (II) - Cách gọi tên: Nửa mặt phẳng (II) là nửa mặt phẳng bờ a chứa điểm P hoặc nửa mặt phẳng bờ a không chứa điểm M ... - ?1 SGK tr. 72: a) Nửa mặt phẳng (I) là nửa mặt phẳng bờ a chứa điểm M hoặc nửa mặt phẳng bờ a không chứa điểm P. b) Đoạn thẳng MN không cắt a, đoạn thẳng MP cắt đường thẳng a. - Theo dõi, ghi nhận. - Bài tập 2 SGK tr. 73: Nếp gấp là hình ảnh bờ chung của hai nửa mặt phẳng đối nhau. HĐ 3: Tìm hiểu về tia nằm giữa hai tia. - Cho HS quan sát Hình 3 SGK trên bảng phụ: - Giới thiệu: Ở hình 3a, tia Oz cắt đoạn thẳng MN tại một điểm nằm giữa M và N, ta nói tia Oz nằm giữa hai tia Ox, Oy. - Tổ chức cho HS làm ?2 SGK tr. 73 - Chính xác hóa. - Quan sát, trả lời câu hỏi của GV. H.3a M x O z y N - Theo dõi, nhận biết tia nằm giữa hai tia qua hình vẽ. - ?2 SGK tr. 73: + Hình 3b, tia Oz nằm giữa hai tia Ox, Oy. + Hình 3c, tia Oz không cắt đoạn thẳng MN. Tia Oz không nằm giữa hai tia Ox, Oy. IV. Củng cố: ? Nửa mặt phẳng bờ a là gì ? Thế nào là hai nửa mặt phẳng đối nhau. - Tổ chức cho HS làm bài tập 3 SGK tr. 73 * Hướng dẫn: a) ... là bờ chung của hai nửa mặt phẳng đối nhau. b) ... khi tia Ox cắt đoạn thẳng AB tại điểm nằm giữa A, B. V. Hướng dẫn về nhà: - Học bài, nắm vững các khái niệm: nửa mặt phẳng, hai nửa mặt phẳng đối nhau, cách gọi tên nửa mặt phẳng, nhận biết tia nằm giữa hai tia khác. - Làm, hoàn thiện các bài tập 4, 5 SGK tr. 73, các bài 1, 4, 5 SBT. - Chuẩn bị bài “% 2. Góc”. ................................................................ Tân Sơn , ngày: ...../01/2013. Đã soạn hết tiết 15. Duyệt của tổ chuyên môn
Tài liệu đính kèm: