Giáo án Hình học Lớp 6 - Tiết 13: Ôn tập chương I - Năm học 2006-2007

Giáo án Hình học Lớp 6 - Tiết 13: Ôn tập chương I - Năm học 2006-2007

I/ MỤC TIÊU

1) Kiến thức

- Hệ thống hoá kiến thức về điểm, đường thẳng, tia, đoạn thẳng, trung điểm (khái niệm, tính chất, cách nhận biết)

2) Kỹ năng

- Rèn kĩ năng sử dụng thành thạo thước thẳng, thước có chia khoảng, compa để đo vẽ đoạn thẳng.

- Bước đầu tập suy luận đơn giản.

3) Thái độ

- Rèn tính cẩn thận, chính xác, trình bày khoa học.

II/ CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

- GV : Thước thẳng, com pa, bảng phụ, phiếu học tập .

- HS : Thước thẳng, com pa.

III/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1) Ổn định tổ chức

2) Kiểm tra bài cũ

3) Bài mới

- Chúng ta đã tìm hiểu toàn bộ kiến thức của chương I. Để hệ thống hoá kiến thức về điểm, đường thẳng, tia, đoạn thẳng, trung điểm tiết học hôm nay chúng ta tiến hành ôn tập chương.

Hoạt động 1 : Kiểm tra việc lĩnh hội kiến thức

a) Mục tiêu

- Hệ thống hoá kiến thức về điểm, đường thẳng, tia, đoạn thẳng, trung điểm.

b) Tiến hành hoạt động

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

- Có mấy cách đặt tên đường thẳng ? Chỉ rõ từng cách, vẽ hình minh hoạ ?

- Khi nào ba điểm A, B, C thẳng hàng ?

Vẽ ba điểm A, B, C thẳng hàng ?

- Trong ba điểm đó điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại ? Viết đẳng thức tương ứng ?

- Cho hai điểm M, N

 + Vẽ đường thẳng aa đi qua hai điểm M, N ?

 + Vẽ đường thẳng xy cắt đường thẳng aa tại trung điểm I của đoạn thẳng MN ?

- Trên hình có những đoạn thẳng nào ? Đoạn thẳng nào bằng nhau ?

- Kể kên một số tia, một số tia đối nhau ?

- Nếu đoạn thẳng MN = 5cm thì trung điểm I cách M, cách N bao nhiêu cm ? - Có ba cách đặt tên cho đường thẳng

C1 : Dùng một chữ cái thường

C2 : Dùng hai chữ cái thường

C3 : Dùng hai chữ cái in hoa

- Ba điểm A, B, C thẳng hàng khi ba điểm cùng nằm trên một đường thẳng

- Điểm B nằm giữa hai điểm A và C.

 AB + BC = AC

- 2HS lần lượt lên bảng vẽ hình.

- Trên hình có đoạn thẳng MI, IN và MN. MI = IN

- Có 8 tia : Ia, Ia, Ix, Iy, Ma, Ma, Na, Na.

- Các tia đối nhau : Ia và Ia, Ix và Iy

Ma và Ma, Na và Na.

- Vì I là trung điểm của đoạn thẳng MN MI = IN = = = 2,5cm

 

doc 4 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 242Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học Lớp 6 - Tiết 13: Ôn tập chương I - Năm học 2006-2007", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
& Tuần 13 - Tiết 13
ÔN TẬP CHƯƠNG I
	 Ngày soạn : 25/11/2006 
	 Ngày dạy : 27/11/2006 
I/ MỤC TIÊU
1) Kiến thức
- Hệ thống hoá kiến thức về điểm, đường thẳng, tia, đoạn thẳng, trung điểm (khái niệm, tính chất, cách nhận biết)
2) Kỹ năng
- Rèn kĩ năng sử dụng thành thạo thước thẳng, thước có chia khoảng, compa để đo vẽ đoạn thẳng.
- Bước đầu tập suy luận đơn giản.
3) Thái độ
- Rèn tính cẩn thận, chính xác, trình bày khoa học.
II/ CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
GV : 	Thước thẳng, com pa, bảng phụ, phiếu học tập .
HS : 	Thước thẳng, com pa.
III/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 
1) Ổn định tổ chức
2) Kiểm tra bài cũ
3) Bài mới
- Chúng ta đã tìm hiểu toàn bộ kiến thức của chương I. Để hệ thống hoá kiến thức về điểm, đường thẳng, tia, đoạn thẳng, trung điểm tiết học hôm nay chúng ta tiến hành ôn tập chương.
Hoạt động 1 : Kiểm tra việc lĩnh hội kiến thức
a) Mục tiêu
- Hệ thống hoá kiến thức về điểm, đường thẳng, tia, đoạn thẳng, trung điểm.
b) Tiến hành hoạt động
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Có mấy cách đặt tên đường thẳng ? Chỉ rõ từng cách, vẽ hình minh hoạ ?
- Khi nào ba điểm A, B, C thẳng hàng ?
Vẽ ba điểm A, B, C thẳng hàng ?
- Trong ba điểm đó điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại ? Viết đẳng thức tương ứng ?
- Cho hai điểm M, N
 + Vẽ đường thẳng aa’ đi qua hai điểm M, N ?
 + Vẽ đường thẳng xy cắt đường thẳng aa’ tại trung điểm I của đoạn thẳng MN ?
- Trên hình có những đoạn thẳng nào ? Đoạn thẳng nào bằng nhau ? 
- Kể kên một số tia, một số tia đối nhau ?
- Nếu đoạn thẳng MN = 5cm thì trung điểm I cách M, cách N bao nhiêu cm ?
- Có ba cách đặt tên cho đường thẳng
C1 : Dùng một chữ cái thường
C2 : Dùng hai chữ cái thường 
C3 : Dùng hai chữ cái in hoa
- Ba điểm A, B, C thẳng hàng khi ba điểm cùng nằm trên một đường thẳng
- Điểm B nằm giữa hai điểm A và C.
	AB + BC = AC
- 2HS lần lượt lên bảng vẽ hình.
- Trên hình có đoạn thẳng MI, IN và MN. MI = IN
- Có 8 tia : Ia, Ia’, Ix, Iy, Ma, Ma’, Na, Na’.
- Các tia đối nhau : Ia và Ia’, Ix và Iy
Ma và Ma’, Na và Na’.
- Vì I là trung điểm của đoạn thẳng MN MI = IN = = = 2,5cm
- Từ các hình vẽ, các em có thể đọc được các kiến thức đã học. Để củng cố kí năng đó, ta sang phần 2.
Hoạt động 2 : Đọc hình để củng cố kiến thức.
a) Mục tiêu
- Rèn kĩ năng đọc hình vẽ.
b) Tiến hành hoạt động
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Bảng phụ : 
- HS lần lượt đứng tại chỗ trả lời.
c) Kết luận	 2) 
- Việc sử dụng ngôn ngữ để diễn tả kiến thức đã học cũng là một phần rất quan trọng. Để rèn kĩ năng sử dụng ngôn ngữ, ta sang phần 3
Hoạt động 3 : Củng cố kiến thức qua việc dùng ngôn ngữ
a) Mục tiêu
- Rèn kĩ năng sử dụng ngôn ngữ để diễn tả các kiến thức.
b) Tiến hành hoạt động
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- GV phát phiếu học tập.
Bài 1 Điền từ thích hợp vào ()
a) Trong ba điểm thẳng hàng  nằm giữa hai điểm còn lại.
b) Có một và chỉ một đường thẳng đi qua 
c) Mỗi điểm trên một đường thẳng là  của hai tia đối nhau.
d) Nếu  thì AM + MB = AB.
d) Nếu MA = MB = thì 
Bài 2 Đúng hay sai
a) Đoạn thẳng AB là hình gồm các điểm nằm giữa hai điểm AB.
b) Nếu M là trung điểm của AB thì M cách đều hai điểm A, B.
c) Trung điểm của đoạn thẳng AB là điểm cách đều hai điểm A, B.
d) Hai tia phân biệt là hai tia không có điểm chung.
e) Hai tia đối nhau cùng nằm trên một đường thẳng.
f) Hai đường thẳng phân biệt thì cắt nhau hoặc song song.
- GV kiểm tra kết quả các nhóm. 
- HS hoạt động nhóm.
a) Trong ba điểm thẳng hàng có một và chỉ một điểm nằm giữa hai điểm còn lại.
b) Có một và chỉ một đường thẳng đi qua hai điểm phân biệt.
c) Mỗi điểm trên một đường thẳng là gốc chung của hai tia đối nhau.
d) Nếu M nằm giữa hai điểm A, B thì AM + MB = AB.
d) Nếu MA = MB = thì M là trung điểm của đoạn thẳng AB.
- HS nhận xét, bổ sung. 
S
Đ
S
S
Đ
Đ
- HS nhận xét, bổ sung. 
- Để giải một bài toán hình học thì điều đầu tiên ta phải vẽ hình. Để rèn kĩ năng vẽ hình ta sang phần 4.
Hoạt động 4 : Luyện kĩ năng vẽ hình
a) Mục tiêu
- Rèn kĩ năng đọc hình vẽ.
b) Tiến hành hoạt động
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Bảng phụ : 
Cho hai tia phân biệt chung gốc Ox và Oy không đối nhau.
- Vẽ đường thẳng aa’ cắt hai tia đó tại A và B khác O.
- Vẽ điểm M nằm giữa hai điểm A, B. Vẽ tia OM.
- Vẽ tia ON là tia đối của tia OM.
a) Chỉ ra những đoạn thẳng trên hình.
b) Chỉ ra ba điểm thẳng hàng.
c) Trên hình có tia nào nằm giữa hai tia còn lại.
- HS lần lượt đứng tại chỗ trả lời.
- Đoạn thẳng : OA, OM, OB, ON, AM, AB, MB.
- Ba điểm thẳng hàng : A, M, B
- Tia OM nằm giữa hai tia Ox và Oy
5) Dặn dò
- Oân lại các kiến thức đã học.
- Làm bài tập 61, 56, 58, 63, 64, 65 (SBT) 
- Tiết sau kiểm tra một tiết.
IV/ NHỮNG KINH NGHIỆM RÚT RA TỪ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 13.doc