Giáo án Hình học Lớp 6 - Tiết 12: Ôn tập học kỳ I (bản 2 cột)

Giáo án Hình học Lớp 6 - Tiết 12: Ôn tập học kỳ I (bản 2 cột)

A. MỤC TIÊU:

- Kiến thức: Hệ thống hoá kiến thức về điểm, đường thẳng, tia đoạn thẳng, trung điểm (khái niệm, tính chất, cách nhận biết).

- Kĩ năng : Rèn kĩ năng sử dụng thành thạo thước thẳng, thước có chia khoảng, com pa, vẽ đoạn thẳng.

- Thái độ : Bước đầu tập suy luận đơn giản.

- Giáo dục ý thức học tập bộ môn

B. CHUẨN BỊ:

- Giáo viên : Thước thẳng , com pa , bảng phụ , thước thẳng có chia khoảng.

- Học sinh : Thước thẳng , com pa.

C. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

 I. Tổ chức:

 II. Kiểm tra bài cũ:

GIÁO VIÊN ĐẶT CÂU HỎI KIÊM TRA HỌC SINH TRẢ LỜI

 II. Bài mới:

KIỂM TRA VIỆC LĨNH HỘI MỘT SỐ KIẾN THỨC

TRONG CHƯƠNG CỦA HS (10 phút)

- GV nêu câu hỏi :

 + Cho biết khi đặt tên 1 đường thẳng có mấy cách, chỉ rõ từng cách, vẽ minh hoạ.

+ Khi nào nói 3 điểm A ; B ; C thẳng hàng ?

+ Vẽ 3 điểm A ; B ; C thẳng hàng.

- Trong ba điểm đó điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại ?

+ Cho 2 điểm M , N :

 - Vẽ đường thẳng aa' qua 2 điểm đó.

 - Vẽ đường thẳng xy cắt a tại trung điểm I của đoạn thẳng MN.

 Trên hình vẽ có những đoạn thẳng nào ? Kể tên 1 số tia, tia đối nhau ?

- Ba HS lần lượt trả lời thực hiện trên bảng.

- HS1: Khi đặt tên đường thẳng có 3 cách :

 C1: Dùng một chữ cái in thường.

 a

C2 : Dùng 2 chữ cái in thường :

 a b

C3 : Dùng 2 chữ cái in hoa :

 A B

- HS2: Ba điểm A ; B ; C thẳng hàng khi 3 điểm cùng nằm trên 1 đường thẳng.

 Điểm B nằm giữa hai điểm A và C.

 AB + BC = AC.

 Trên hình vẽ có :

 - Những đoạn thẳng : MI; IN; MN.

 - Những tia: Ma ; IM (hay Ia).

 Na' ; Ia' (hay IN).

 Cặp tia đối nhau : Ia và Ia'

 Ix và Iy.

 

doc 3 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 174Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học Lớp 6 - Tiết 12: Ôn tập học kỳ I (bản 2 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết: 12
ôn tập học kỳ I
A. Mục tiêu:
- Kiến thức: Hệ thống hoá kiến thức về điểm, đường thẳng, tia đoạn thẳng, trung điểm (khái niệm, tính chất, cách nhận biết).
- Kĩ năng : Rèn kĩ năng sử dụng thành thạo thước thẳng, thước có chia khoảng, com pa, vẽ đoạn thẳng.
- Thái độ : Bước đầu tập suy luận đơn giản.
- Giáo dục ý thức học tập bộ môn 
B. Chuẩn bị:
- Giáo viên : Thước thẳng , com pa , bảng phụ , thước thẳng có chia khoảng.
- Học sinh : Thước thẳng , com pa.
C. Hoạt động dạy và học:
	I. Tổ chức:
	II. Kiểm tra bài cũ:
Giáo viên đặt câu hỏi kiêm tra
Học sinh trả lời
	II. Bài mới:
Kiểm tra việc lĩnh hội một số kiến thức
Trong chương của HS (10 phút)
- GV nêu câu hỏi :
 + Cho biết khi đặt tên 1 đường thẳng có mấy cách, chỉ rõ từng cách, vẽ minh hoạ.
+ Khi nào nói 3 điểm A ; B ; C thẳng hàng ?
+ Vẽ 3 điểm A ; B ; C thẳng hàng.
- Trong ba điểm đó điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại ?
+ Cho 2 điểm M , N :
 - Vẽ đường thẳng aa' qua 2 điểm đó.
 - Vẽ đường thẳng xy cắt a tại trung điểm I của đoạn thẳng MN.
 Trên hình vẽ có những đoạn thẳng nào ? Kể tên 1 số tia, tia đối nhau ?
- Ba HS lần lượt trả lời thực hiện trên bảng.
- HS1: Khi đặt tên đường thẳng có 3 cách :
 C1: Dùng một chữ cái in thường.
 a
C2 : Dùng 2 chữ cái in thường :
 a b 
C3 : Dùng 2 chữ cái in hoa :
 A B
- HS2: Ba điểm A ; B ; C thẳng hàng khi 3 điểm cùng nằm trên 1 đường thẳng.
 Điểm B nằm giữa hai điểm A và C.
 AB + BC = AC.
 Trên hình vẽ có :
 - Những đoạn thẳng : MI; IN; MN.
 - Những tia: Ma ; IM (hay Ia).
 Na' ; Ia' (hay IN).
 Cặp tia đối nhau : Ia và Ia'
 Ix và Iy. 
Bài tập
Bài tập 1:
 Điền vào ô trống các phát biểu sau để được đúng :
 a) Trong 3 điểm thẳng hàng ... nằm giữa hai điểm còn lại.
 b) Có 1 và chỉ 1 đường thẳng đi qua ....
 c) Mỗi điểm trên 1 đt là ... của hai tia đối nhau.
 d) Nếu .... thì AM + MB = AB.
 e) Nếu MA = MB = thì ....
Bài tập 2:
 Đúng hay sai:
 a) Đoạn thẳng AB là hình gồm các điểm nằm giữa hai điểm A và B (S).
 b) Nếu M là trung điểm của đt AB thì M cách đều 2 điểm A và B. (Đ).
 c) Trung điểm của đt AB là điểm cách đều A và B. (S).
 d) Hai tia phân biệt là hai tia không có điểm chung. (S).
 e) Hai tia đối nhau cùng nằm trên 1 đường thẳng. (Đ).
 f) Hai tia cùng nằm trên 1 đường thẳng thì đối nhau. (S).
 h) Hay đt phân biệt thì cắt nhau hoặc song song . (Đ).
Luyện kĩ năng vẽ hình
Bài 3: 
 Cho hai tia phân biệt chung gốc Ox và 
Oy (Không đối nhau). 
- Vẽ đt aa' cắt hai tia đó tại A; B khác 0.
- Vẽ điểm M nằm giữa hai điểm A; B, vẽ tia OM.
- Vẽ tia ON là tia đối của tia OM.	
a) Chỉ ra những đoạn thẳng trên hình ?
b) Chỉ ra 3 điểm thẳng hàng trên hình ? 
c) Trên hình có tia nào nằm giữa hai tia còn lại không ?	
Các đoạn thẳng : OA, OB, OM, AM, BM, BA
Ba điểm thẳng hàng: A, M, B
IV: Củng cố 
GV hướng dẫn học sinh làm bài tập
Bài tập:
 - Vẽ tia Ox.
 - Vẽ ba điểm A ; B ; C trên tia Ox với OA = 4 cm ; OB = 6 cm ; OC = 8 cm.
 - Tính các độ dài AB ; BC ?
 - Điểm B có là trung điểm của đoạn thẳng AC không ? Vì sao ?
HS thảo luận theo nhóm
V. HDVN
- Về nhà hiểu, thuộc, nắm vững lý thuyết trong chương.
- Tập vẽ hình, kí hiệu hình cho đúng.
- Làm các bài tập trong SBT: 51 ; 56 ; 58 ; 63.

Tài liệu đính kèm:

  • docT 12.doc