I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
- Hiểu được trung điểm của đoạn thẳng là gì?
2. Kỹ năng:
- Biết vẽ trung điểm của 1 đoạn thẳng.
- Biết phân tích trung điểm của đoạn thẳng thoả mãn 2 tính chất. Nếu thiếu 1 trong 2 tính chất thì không còn là trung điểm của đoạn thẳng nữa.
3. Thái độ:
- Cẩn thận, chính xác khi đo, vẽ, gấp giấy.
II. PHƯƠNG PHÁP:
Nêu vấn đề. Quan sát.
III. Chuẩn bị:
GV: Thước thẳng có chia khoảng, bảng phụ, dụng cụ.
HS: Chuẩn bị như GV các dụng cụ học tập
VI. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ: (4ph)
HS1: Cho hình vẽ (GV vẽ AM = 2 cm; BM = 2 cm lên bảng)
Hãy đo độ dài:
AM = ? cm.
MB = ? cm
a) So sánh AM và MB?
b) Tính AM?
c) Nhận xét gì về vị trí của M đối với A và B?
3. Bài mới:
a) Đặt vấn đề: (1ph)
Ta có M nằm giữa A và B và cách đều A và B. Ta nói M là trung điểm của đoạn thẳng AB. Để rõ hơn nữa ta vào bài mới hôm nay.
Ngày soạn:10/11/2012 Ngày dạy:17/11/2012 Tiết 12: §10. TRUNG ĐIỂM CỦA ĐOẠN THẲNG I. Mục tiêu 1. Kiến thức: - Hiểu được trung điểm của đoạn thẳng là gì? 2. Kỹ năng: - Biết vẽ trung điểm của 1 đoạn thẳng. - Biết phân tích trung điểm của đoạn thẳng thoả mãn 2 tính chất. Nếu thiếu 1 trong 2 tính chất thì không còn là trung điểm của đoạn thẳng nữa. 3. Thái độ: - Cẩn thận, chính xác khi đo, vẽ, gấp giấy. II. PHƯƠNG PHÁP: Nêu vấn đề. Quan sát. III. Chuẩn bị: GV: Thước thẳng có chia khoảng, bảng phụ, dụng cụ. HS: Chuẩn bị như GV các dụng cụ học tập VI. Tiến trình lên lớp: 1. Ổn định: 2. Kiểm tra bài cũ: (4ph) HS1: Cho hình vẽ (GV vẽ AM = 2 cm; BM = 2 cm lên bảng) Hãy đo độ dài: AM = ? cm. MB = ? cm a) So sánh AM và MB? b) Tính AM? c) Nhận xét gì về vị trí của M đối với A và B? 3. Bài mới: a) Đặt vấn đề: (1ph) Ta có M nằm giữa A và B và cách đều A và B. Ta nói M là trung điểm của đoạn thẳng AB. Để rõ hơn nữa ta vào bài mới hôm nay. b) Triển khai bài: Hoạt động của GV và HS. Nội dung. Hoạt động 2. (18ph) 1. Trung điểm của đoạn thẳng: GV: Qua bài cũ ta đã biết trung điểm của đoạn thẳng. Vậy trung điểm của đoạn thẳng là gì: HS: Nêu định nghĩa Sgk HS: Cả lớp ghi bài vào vở: ĐN(SGK) GV: M là trung điểm của đoạn thẳng AB thì M phải thoả mãn điều kiện gì? HS: Suy nghĩ - trả lời. GV: Có điều kiện M nằm giữa A và B thì tương ứng ta có đẳng thức nào? HS: MA + MB = AB. GV: M cách đều A và B thì ? HS: MA = MB GV: Chốt lại vấn đề (công thức bên) HS: Ghi vào vở. GV: BT 60 (SGK) HS: Đọc to đề, cả lớp theo dõi. GV: Bài toán cho biết cái gì? Hỏi điều gì? HS: Cho : tia Ox; A, B thuộc tia Ox OA = 2 cm; OB = 4 cm. Hỏi: a, b, c (SGK) GV: Quy ước đoạn thẳng vẽ trên bảng (1 cm trong vở, tương ứng 10 cm trên bảng) Lên bảng vẽ hình. Trả lời các câu hỏi của bài. HS: Thực hiện GV: Chốt lại vấn đề: Muốn chứng tỏ A là trung điểm của OB ta làm thế nào? Trả lời: Thoả mãn 2 ĐK: câu a và b * Định nghĩa: (SGK - 124) M là trung MA + MB = AB điểm của AB MA = MB (M còn gọi là điểm chính giữa của đoạn thẳng AB) * Bài tập 60 (T 118-SGK) Giải a) Trên tia Ox có 2 điểm A, B thoả mãn: OA < OB (vì 2 cm < 4 cm) nên: A nằm giữa O và B b) Theo câu a, A nằm giữa O và B nên: OA + AB = OB (1) Thay OA = 2 cm; OB = 4 cm vào (1), ta được: 2 + AB = 4 AB = 4 - 2 = 2 (cm) Vì OA = 2 cm => OA = AB AB = 2 cm c) Theo câu a và b ta có: A là điểm nằm giữa A và B; OA = AB => A là trung điểm của OB. Hoạt động 3. (10ph) 2. Vẽ trung điểm của đoạn thẳng: GV: Nêu ví dụ (SGK-125) Hướng dẫn HS phân tích bài toán: Ta có MA + MAB = AB MA = MB => MA = MB === 2,5 cm Với cách phân tích trên thì điểm M thoả mãn điều kiện gì? HS:- M AB và MA = 2,5 cm GV: Có những cách nào để vẽ trung điểm của đoạn thẳng AB? HS: GV: Nêu rõ cách vẽ theo từng bước (3 cách) - Nêu cách 1 lên bảng. - Hướng dẫn miệng cách 2: Gấp dây. - Tự đọc SGK để tìm hiểu cách 3: Gấp giấy. HS: - Nêu cách 3. GV: Làm BT ? HS: Trả lời miệng: Dùng sợi dây. +Đo theo mép thẳng của đoạn gỗ. +Chia đôi doạn dây có độ dài bằng độ dài thanh gỗ. +Dùng đoạn dây đã chia đôi để xác định trung điểm của đoạn gỗ Thực hành xác định trung điểm ... * VD AB = 5 cm. Hãy vẽ trung điểm M của đoạn thẳng AB? - Cách 1: + Vẽ tia AB. - Trên tia AB, vẽ điểm M sao cho: AM = 2,5 cm. - Cách 2: Gấp dây. - Cách 3: Gấp giấy (SGK-125) 4. Củng cố: (10ph) - Trung điểm của đoạn thẳng là gì? - Làm BT 63 Sgk 5. Dặn dò: (2ph) - Học toàn bộ bài. - Làm bài tập: 61; 62; 64; 65 (126-SGK) - Trả lời các câu hỏi: SGK-trang 126-127 + BT. - Để tiết sau ôn tập.
Tài liệu đính kèm: