Giáo án Hình học Lớp 6 - Tiết 1: Điểm. Đường thẳng - Nguyễn Duy Trí

Giáo án Hình học Lớp 6 - Tiết 1: Điểm. Đường thẳng - Nguyễn Duy Trí

A. MỤC TIÊU:

Qua bài học, học sinh cần đạt được yêu cầu tối thiểu sau đây:

I. Kiến thức:

- Hiểu điểm là gì? Đường thẳng là gì?

- Hiểu quan hệ điểm thuộc đường thẳng, không thuộc đường thẳng.

II. Kỹ năng:

- Biết vẽ điểm, đường thẳng.

- Biết đặt tên cho điểm, đường thẳng.

- Biết kí hiệu, đường thẳng.

- Biết sử dụng kí hiệu: ; .

- Biết sử dụng thước để vẽ đường thẳng.

III. Thái độ:

- Rèn cho học sinh tính chính xác, cẩn thận.

- Rèn cho học sinh tư duy logic.

B. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY:

- Nêu vấn đề.

- Trực quan.

C. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ

I. Giáo viên: Sgk, giáo án, thước.

II. Học sinh: Sgk, dụng cụ học tập.

D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:

I. Ổn định lớp – kiểm tra sĩ số:

- Lớp 6B: Tổng số: Vắng:

II. Kiểm tra bài cũ:

 GV giới thiệu chương trình học lớp 6:

 Mỗi hình phẳng là tập hợp của nhiều điểm của mặy phẳng. Ở lớp 6 ta sẽ học một số hình phẳng như: đoạn thẳng, tia, đường thẳng, góc, tam giác, đường tròn.Hình học phẳng nghiên cứu tính chất hình phẳng.

III. Nội dung bài mới:

1. Đặt vấn đề:

 Để hiểu điểm là gì? Đường thẳng là gì? Cách vẽ hình, kí hiệu các hình hôm nay thầy cùng các em nghiên cứu 2 hình hình học đầu tiên và đơn giản nhất đó là điểm và đường thẳng.

2. Triển khai bài dạy

 

doc 4 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 474Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học Lớp 6 - Tiết 1: Điểm. Đường thẳng - Nguyễn Duy Trí", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	Ngày soạn: ..
CHƯƠNG I: ĐOẠN THẲNG
Tiết 1: ĐIỂM. ĐƯỜNG THẲNG
MỤC TIÊU:
Qua bài học, học sinh cần đạt được yêu cầu tối thiểu sau đây:
Kiến thức:
Hiểu điểm là gì? Đường thẳng là gì?
Hiểu quan hệ điểm thuộc đường thẳng, không thuộc đường thẳng.
Kỹ năng:
Biết vẽ điểm, đường thẳng.
Biết đặt tên cho điểm, đường thẳng.
Biết kí hiệu, đường thẳng.
Biết sử dụng kí hiệu: ; .
Biết sử dụng thước để vẽ đường thẳng.
Thái độ:
Rèn cho học sinh tính chính xác, cẩn thận.
Rèn cho học sinh tư duy logic.
PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY:
Nêu vấn đề.
Trực quan.
CHUẨN BỊ GIÁO CỤ
Giáo viên: Sgk, giáo án, thước.
Học sinh: Sgk, dụng cụ học tập.
TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
Ổn định lớp – kiểm tra sĩ số:
- Lớp 6B: Tổng số: Vắng:
Kiểm tra bài cũ: 
 GV giới thiệu chương trình học lớp 6: 
 Mỗi hình phẳng là tập hợp của nhiều điểm của mặy phẳng. Ở lớp 6 ta sẽ học một số hình phẳng như: đoạn thẳng, tia, đường thẳng, góc, tam giác, đường tròn...Hình học phẳng nghiên cứu tính chất hình phẳng.
Nội dung bài mới:
Đặt vấn đề: 
 Để hiểu điểm là gì? Đường thẳng là gì? Cách vẽ hình, kí hiệu các hình hôm nay thầy cùng các em nghiên cứu 2 hình hình học đầu tiên và đơn giản nhất đó là điểm và đường thẳng.
Triển khai bài dạy
HOẠT ĐỘNG THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
Hoạt động 1:
GV: Giới thiệu bảng phụ H.1 SGK.
HS: Quan sát.
GV: Trên bảng phụ em quan sát được những gì?
HS: Có 3 điểm: A; B; C.
GV: Vậy điểm là gì?
HS: Dấu chấm nhỏ trên trong giấy là hình ảnh của điểm.
GV: Nhận xét và cho biết cách viết tên điểm, cách vẽ điểm?
HS: Đặt tên cho điểm dùng chữ cái viết in hoa.
 Cách vẽ điểm: chấm 1 chấm trên trang giấy.
GV: Hãy lên bảng vẽ điểm M và đặt tên cho điểm (kí hiệu) và đọc.
HS: Học sinh lên bảng vẽ điểm M.
GV: Cách đặt tên sau đúng hay sai?
 . a . K
HS: - Đặt tên điểm K là đúng .
 - Đặt tên điểm a là sai.
GV: Giới thiệu ba điểm A, B, M là ba điểm phân biệt.
HS: Lắng nghe và ghi nhớ.
GV: Các em hãy quan sát hình vẽ 2 SGK và đọc tên điểm đó?
 A . C
HS: - Điểm A.
 - Điểm C.
GV: Một điểm mang hai tên, hoặc điểm A và C trùng nhau.
HS: Lắng nghe và ghi nhớ.
GV: - Hai điểm phân biệt là 2 điểm không trùng nhau.
 - Bất cứ hình nào cũng là 1 tập hợp điểm.
 - Điểm cũng là 1 hình nhưng đó là hình đơn giản nhất.
HS: Lắng nghe và ghi nhớ.
1. Điểm:
 · A
 · M · B
- Dấu chấm nhỏ trên trang giấy là hình ảnh của điểm.
- Người ta dùng các chữ cái in hoa A , B , C . . . . để đặt tên cho điểm.
- Điểm A, điểm B, điểm M là ba điểm phân biệt.
 A . C
- Điểm A và C trùng nhau
* Chú ý: 
- Hai điểm phân biệt là 2 điểm không trùng nhau.
- Bất cứ hình nào cũng là 1 tập hợp điểm.
- Điểm cũng là 1 hình nhưng đó là hình đơn giản nhất.
Hoạt động 2
GV: Giới thiệu bảng H.3 SGK. 
 a p 
HS: Quan sát.
GV: Trên hình 3 các em quan sát được hình vẽ gì?
HS: Một nét thẳng a và một nét thẳng p.
GV: Đó là hình ảnh của đường thẳng. GV cho HS thấy hình ảnh của đường thẳng trong thực tế.
HS: Lắng nghe và ghi nhớ.
GV: + Đường thẳng là tập hợp của nhiều điểm.
 + Đường thẳng không có giới hạn về 2 phía.
HS: Lắng nghe và ghi nhớ.
GV: Nhận xét và cho biết cách viết tên đường thẳng?
HS: Người ta dùng các chữ cái thường a, b, , m để đặt tên cho đường thẳng.
GV: Để vẽ 1 đường thẳng ta dùng dụng cụ gì và vẽ như thế nào ?.
HS: Dùng thước thẳng để vẽ 1 đường thẳng, vẽ theo mép thước thẳng.
GV: Cách kí hiệu các đường thẳng sau đúng hay sai:
 A
 b 
 Hình a 
 Hình b 
HS: - Hình a sai.
 - Hình b đúng.
2. Đường thẳng:
 b
 a
- Sợi chỉ căng thẳng, mép bàn, nét bút chì vạch theo thước thẳng trên trang giấy cho ta hình ảnh của đường thẳng.
* Chú ý: 
+ Đường thẳng là tập hợp của nhiều điểm.
+ Đường thẳng không có giới hạn về 2 phía.
- Người ta dùng các chữ cái thường a, b, , m để đặt tên cho đường thẳng.
Hoạt động 3
GV: Hãy quan sát hình 4 SGK và diễn đạt quan hệ giữa A, B và d A d; B d không?
 d qua A; d không qua B không ?
HS: Quan sát hình và trả lời:
 A d ; B d
GV: d có đi qua A và B không?
HS: d đi qua A; d không đi qua B.
GV: Giới thiệu các cách diễn đạt điểm thuộc hay không thuộc đường thẳng.
HS : Lắng nghe và ghi nhớ.
GV:Xem hình 5 SGK
Vẽ hình 5 và trả lời câu a,b,c.
 a) C ,E thuộc hay không thuộc đường thẳng a?
 b) Điền kí hiệu, vào ô trống
 C a E a
 c) Vẽ thêm hai điểm khác , đường thẳng a.
3. Điểm thuộc đường thẳng. Điểm không thuộc đường thẳng:
 . B
 . 
 d
Trên hình vẽ ta nói:
- Điểm A thuộc đường thẳng d.
 Ký hiệu : A Î d
 Ta còn nói : Điểm A nằm trên đường thẳng d hay đường thẳng d đi qua điểm A hay đường thẳng d chứa điểm A.
- Điểm B không thuộc đường thẳng d
 Ký hiệu : B Ï d 
 Ta còn nói : Điểm B không nằm trên đường thẳng d hay đường thẳng d không đi qua điểm B hay đường thẳng d không chứa điểm B .
?
 .M B .
 a
 .
 C .	 A . N
 .E
a) C thuộc đường thẳng a.
 E không thuộc đường thẳng a.
b) C a ; E a
c) A a ; B a; M a; N a.
Củng cố
Giáo viên ghi bảng phụ củng cố.
Cách viết thông thường
Hình vẽ
Kí hiệu
Điểm M
Đường thẳng a
Điểm M thuộc đường thẳng a.
Điểm N không thuộc đường thẳng a
.M
 a
 M a
N a
 M
 a 
 M a
 N a
GV treo bảng phụ bài 1 và bài 3, hai HS lên bảng thực hiện.
Dặn dò
Nắm vững các kiến thức đã học: Điểm, đường thẳng, điểm thuộc đường thẳng, điểm không thuộc đường thẳng.
Làm bài tập 4, 5, 6 sgk.
Hôm sau nhớ mang đầy đủ dụng cụ học tập, xem trước bài mới: “Ba điểm thẳng hàng”.

Tài liệu đính kèm:

  • docLOP 6 TIET 1 DIEM DUONG THANG.doc