I. Mục tiêu:
- HS nắm được độ dài đoạn thẳng là gì?
- HS biết sử dụng thước đo độ dài đoạn thẳng.
- Biết so sánh hai đoạn thẳng
- Giáo dục tính cẩn thận khi đo.
II. Chuẩn bị:
GV: Bài soạn, thước.
HS: Nắm vững kiến thức đã học, thước.
III. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định lớp (1’)
2. Các hoạt động
Hoạt động của GV – HS Nội dung
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (10’)
GV: Đặt câu hỏi
?1/ Đoạn thẳng AB là gì?
?2/ Vẽ đoạn thẳng và đặt tên?
HS: 2HS lên bảng
GV: nhận xét, ghi điểm.
Hoạt động 2: Độ dài đoạn thẳng (15’)
GV: hướng dẫn HS việc dùng thước thẳng có chia khoảng để đo độ dài đoạn thẳng HS đã vẽ trong phần kiểm tra bài cũ.
HS: thực hành đo theo hướng dẫn.
GV: gọi 1 vài HS đọc kết quả đo
HS: thực hiện
GV: giải thích vì sao mỗi em có một số đo cho h.vẽ của mình
Nhấn mạnh: “Mỗi đoạn thẳng có 1 độ dài. Độ dài đoạn thẳng là một số dương.”
HS: nhắc lại nhận xét.
GV: yêu cầu HS đọc sgk và nêu cách đo độ dài một đoạn thẳng
HS: thực hiện
GV: cho HS thực hành đo độ dài một số dụng cụ học tập (sách, vở, hộp bút )
HS: thực hành đo
GV: giới thiệu: ngoài thước thẳng còn có các loại dụng cụ khác để đo độ dài một đoạn thẳng như thước dây, thước cuộn
Hoạt động 3: So sánh độ dài đoạn thẳng (8’)
GV: Sử dụng số đo độ dài chiều rộng và chiều dài của quyển sách giáo khoa toán 6 để đặt vấn đề.
? Để so sánh độ dài của 2 hay nhiều đoạn thẳng ta làm như thế nào?
HS: phát biểu
GV: nhận xét, kết luận
HS: lắng nghe, ghi bài
GV: yêu cầu HS thực hành đo và sô sánh độ dài của các dụng cụ học tập.
HS: thực hiện
Hoạt động 4: Củng cố (10’)
GV:?Mỗi đoạn thẳng có bao nhiêu độ dài? Độ dài đoạn thẳng là số ntn?
HS: trả lời
GV: yêu cầu HS làm các ?1, ?2, ?3 sgk-118 để củng cố
HS: thực hiện làm bài
Hoạt động 5: Hướng dẫn về nhà (1’)
+ Nắm vững nội dung kiến thức đã học
+ BTVN: 42, 43, 44 sgk-119
+ Xem trước bài mới.
1. Đo độ dài đoạn thẳng
Đoạn thẳng AB = 4 cm = 40 mm
* Nhận xét: sgk-117
2. So sánh độ dài đoạn thẳng
Ta có EG = 3 cm, CD = 3 cm,
AB = 4 cm
nên ta nói
- Hai đoạn thẳng EG và CD bằng nhau. Kí hiệu: EG = CD
- Đoạn thẳng AB dài hơn đoạn thẳng CD. Kí hiệu: AB > CD
- Đoạn thẳng CD ngắn hơn đoạn thẳng AB. Kí hiệu: CD <>
?1/
EF = GH = 2 cm
AB = IK = 3cm
CD > AB vì CD = 4 cm, AB = 3cm
AB > GH
EF <>
?2/ H.a: thước dây
H.b: thước gấp
H.c: thước xích
?3/
1 inch = 2,54 cm = 25,4 mm.
Tuần 7 NS:29/09/2010 ND:01/10/2010 Tiết 7: ĐOẠN THẲNG I. Mục tiêu: - HS biết định nghĩa đoạn thẳng - Biết:+ vẽ đoạn thẳng + nhận dạng đoạn thẳng cắt đoạn thẳng, cắt tia. + mô tả hình vẽ bằng các cách diễn đạt khác nhau. - Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác cho HS II. Chuẩn bị: GV: Bài soạn, thước, phấn màu. HS: Nắm vững kiến thức đã học. III. Tiến trình dạy học: 1. Ổn định lớp (1’) 2. Các hoạt động Hoạt động của GV – HS Nội dung Hoạt động 1: Hình thành định nghĩa (20’) GV: Vừa vẽ đoạn thẳng AB trên bảng vừa chỉ HS các bước vẽ HS: vẽ hình theo hướng dẫn của GV GV:- giới thiệu hình vừa vẽ là đoạn thẳng AB ? hình này gồm bao nhiêu điểm? là những điểm ntn? HS: quan sát hình vẽ và nhận xét GV: nêu định nghĩa đoạn thẳng AB HS: ghi bài GV: giới thiệu cách đọc tên đoạn thẳng, hai mút. GV: cho HS làm bài tập - Cho hai điểm M, N vẽ đường thẳng MN. - Trên đường thẳng vừa vẽ có đoạn thẳng nào không? - Dùng bút khác màu tô đoạn thẳng đó? - Vẽ đoạn thẳng EF thuộc đường thẳng MN. Trên hình có những đoạn thẳng nào? Có nhận xét gì về các đoạn thẳng đó? HS: vẽ hình và trả lời miệng GV: kết luận bằng nhận xét: đoạn thẳng là một phần của đường thẳng chứa nó. HS: ghi bài GV: Vẽ hình ?chỉ ra các đoạn thẳng trên hình? Đọc tên (các cách khác nhau) của các đường thẳng? HS: trả lời GV:? Quan sát các đoạn thẳng AB, AC có đặc điểm gì? HS: hai đoạn thẳng này có một điểm A chung; chỉ có một điểm A chung. GV: nhận xét và đặt vấn đề sang phần 2. Hoạt động 2: Đoạn thẳng cắt đoạn thẳng, cắt tia, cắt đường thẳng (10’). GV: giới thiệu hai đường thẳng AB, AC trong bài tập trên là hai đường thẳng cắt nhau. HS: quan sát, lắng nghe để nhận dạng. GV: vẽ các hình sau H1 H2 H3 - yêu cầu HS nhận dạng hai đoạn thẳng cắt nhau, đoan thẳng cắt tia, đoạn thẳng cắt đường thẳng? HS: quan sát và trả lời GV:? Hãy mô tả từng trường hợp trong hình vẽ? HS: quan sát, mô tả GV: nhận xét chính xác câu trả lời. GV: có thể vẽ các trường hợp khác các trường hợp trên để cho HS nhận dạng. HS: quan sát và nhận dạng các hình vẽ mà GV vẽ lên bảng. Hoạt động 3: Củng cố (12’) GV: lần lượt cho HS làm các bài tập 33, 34, 35(sgk-116) để củng cố. HS: thực hiện làm bài Hoạt động 4: Hướng dẫn về nhà (2’) GV: dặn dò:+ Nắm vững kiến thức đã học + BTVN: 36, 37, 38, 39(sgk-116) 1. Đoạn thẳng AB là gì? Đoạn thẳng AB *Đ/nghĩa: sgk-115 Đọc là: đoạn thẳng AB (hay đoạn thẳng BA) Hai điểm A, B gọi là hai đầu mút. *Bài tập: Các đoạn thẳng là ME, MN, MF, EN, EF, NF. *Nhận xét: các đoạn thẳng là một phần của đường thẳng chứa nó. 2. Đoạn thẳng cắt đoạn thẳng, cắt tia, cắt đường thẳng H1: Hai đoạn thẳng AB, CD cắt nhau tại điểm I H2: Đoạn thẳng AB cắt tia Ox tại điểm K. H3: Đoạn thẳng AB cắt đường thẳng xy tại điểm H. *Bài tập: BT33(sgk-115) a)R và S .R và S.. b) .R và S . c)hai điểm P, Q và tất cả các điểm nằm giữa hai điểm P và Q. BT34(sgk-116) Các đoạn thẳng là AB, AC, BC. IV. Rút kinh nghiệm. Tuần 8 NS:06/10/2010 ND:08/10/2010 Tiết 8: ĐỘ DÀI ĐOẠN THẲNG I. Mục tiêu: - HS nắm được độ dài đoạn thẳng là gì? - HS biết sử dụng thước đo độ dài đoạn thẳng. - Biết so sánh hai đoạn thẳng - Giáo dục tính cẩn thận khi đo. II. Chuẩn bị: GV: Bài soạn, thước. HS: Nắm vững kiến thức đã học, thước. III. Tiến trình dạy học: 1. Ổn định lớp (1’) 2. Các hoạt động Hoạt động của GV – HS Nội dung Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (10’) GV: Đặt câu hỏi ?1/ Đoạn thẳng AB là gì? ?2/ Vẽ đoạn thẳng và đặt tên? HS: 2HS lên bảng GV: nhận xét, ghi điểm. Hoạt động 2: Độ dài đoạn thẳng (15’) GV: hướng dẫn HS việc dùng thước thẳng có chia khoảng để đo độ dài đoạn thẳng HS đã vẽ trong phần kiểm tra bài cũ. HS: thực hành đo theo hướng dẫn. GV: gọi 1 vài HS đọc kết quả đo HS: thực hiện GV: giải thích vì sao mỗi em có một số đo cho h.vẽ của mình Nhấn mạnh: “Mỗi đoạn thẳng có 1 độ dài. Độ dài đoạn thẳng là một số dương.” HS: nhắc lại nhận xét. GV: yêu cầu HS đọc sgk và nêu cách đo độ dài một đoạn thẳng HS: thực hiện GV: cho HS thực hành đo độ dài một số dụng cụ học tập (sách, vở, hộp bút) HS: thực hành đo GV: giới thiệu: ngoài thước thẳng còn có các loại dụng cụ khác để đo độ dài một đoạn thẳng như thước dây, thước cuộn Hoạt động 3: So sánh độ dài đoạn thẳng (8’) GV: Sử dụng số đo độ dài chiều rộng và chiều dài của quyển sách giáo khoa toán 6 để đặt vấn đề. ? Để so sánh độ dài của 2 hay nhiều đoạn thẳng ta làm như thế nào? HS: phát biểu GV: nhận xét, kết luận HS: lắng nghe, ghi bài GV: yêu cầu HS thực hành đo và sô sánh độ dài của các dụng cụ học tập. HS: thực hiện Hoạt động 4: Củng cố (10’) GV:?Mỗi đoạn thẳng có bao nhiêu độ dài? Độ dài đoạn thẳng là số ntn? HS: trả lời GV: yêu cầu HS làm các ?1, ?2, ?3 sgk-118 để củng cố HS: thực hiện làm bài Hoạt động 5: Hướng dẫn về nhà (1’) + Nắm vững nội dung kiến thức đã học + BTVN: 42, 43, 44 sgk-119 + Xem trước bài mới. 1. Đo độ dài đoạn thẳng Đoạn thẳng AB = 4 cm = 40 mm * Nhận xét: sgk-117 2. So sánh độ dài đoạn thẳng Ta có EG = 3 cm, CD = 3 cm, AB = 4 cm nên ta nói - Hai đoạn thẳng EG và CD bằng nhau. Kí hiệu: EG = CD - Đoạn thẳng AB dài hơn đoạn thẳng CD. Kí hiệu: AB > CD - Đoạn thẳng CD ngắn hơn đoạn thẳng AB. Kí hiệu: CD < AB. ?1/ EF = GH = 2 cm AB = IK = 3cm CD > AB vì CD = 4 cm, AB = 3cm AB > GH EF < CD. ?2/ H.a: thước dây H.b: thước gấp H.c: thước xích ?3/ 1 inch = 2,54 cm = 25,4 mm. IV. Rút kinh nghiệm. Tuần 9 NS:13/10/2010 ND:15/10/2010 Tiết 9: KHI NÀO THÌ AM + MB = AB? I. Mục tiêu: - HS hiểu được nếu điểm M nằm giữa hai điểm A và B thì AM + MB = AB. - HS nhận biết một điểm nằm giữa hay không nằm giữa hai điểm khác. - Bước đầu tập suy luận dạng “Nếu có a + b = c và biết hai trong a; b; c thì suy ra số thứ ba”. - Giáo dục tính cẩn thận khi đo các đoạn thẳng và khi cộng các độ dài. II. Chuẩn bị: GV: Bài soạn, thước thẳng, bài tập. HS: Nắm vững kiến thức đã học. III. Tiến trình dạy học: 1. Ổn định lớp (1’) 2. Các hoạt động Hoạt động của GV – HS Nội dung Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (10’) GV:nêu câu hỏi Cho hình vẽ ?Kể tên các đoạn thẳng có trên hình vẽ? ? Hãy cho biết độ dài của các đoạn thẳng đó? Và so sánh độ dài? HS: lên bảng thực hiện. GV: nhận xét, ghi điểm Hoạt động 2: Khi nào thì tổng độ dài 2 đoạn thẳng AM và MB bằng độ dài đoạn thẳng AB? (20’) GV: sử dụng hình vẽ và kết quả phần KTBC hình thành kiến thức mới ?Trong ba điểm A, B, C điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại? ? So sánh AM + MB và AB? HS: phát biểu GV: nhận xét, chính xác câu trả lời. ? Vậy khi điểm M nằm giữa hai điểm A, B thì AM +MB sẽ ntn so với AB? HS: phát biểu GV: khẳng định lại nhận xét “Nếu điểm M nằm giữa hai điểm A, B thì AM + MB = AB” GV: nêu câu hỏi khắc sâu kiến thức ? Nếu điểm K nằm giữa hai điểm M, N thì ta có được đẳng thức gì? HS: trả lời GV: - nhận xét câu trả lời - đặt vấn đề ngược lại: nếu điểm M không nằm giữa hai điểm A, B thì nhận xét trên còn đúng không? GV: sử dụng hình vẽ trên, thay đổi vị trí của điểm M với điểm B. Cho HS tiến hành các hoạt động như trên để nêu ra nhận xét. HS: Thực hiện theo hướng dẫn của GV GV: ?Vậy khi nào thì AM + MB = AB ? HS: phát biểu phần đóng khung sgk GV: hướng dẫn HS thực hiện VD sgk HS: làm VD theo hướng dẫn. Hoạt động 3: Một vài dụng cụ đo khoảng cách giữa hai điểm trên mặt đất (5’) GV: Đặt vấn đề ?Để đo độ dài của một đoạn thẳng hoặc khoảng cách giữa hai điểm ta thường dùng những dụng cụ gì? HS: phát biểu GV: giới thiệu các dụng cụ đo hình 49, 50, 51 sgk Hoạt động 4: Củng cố (7’) GV: đặt câu hỏi để HS củng cố kiến thức ?Biết AM + MB = AB kết luận gì về vị trí của điểm M đối với 2 điểm A và B? ?Khi nào thì AM + MB = AB? HS: trả lời GV: Cho HS làm các BT46, 47(sgk-121) HS: làm bài Hoạt động 5: Hướng dẫn về nhà (2’) +Nắm vững kiến thức đã học +BTVN: 48, 49 (sgk-121+122) *Sửa BT: +Các đoạn thẳng trên hình vẽ là AM, MB , AB +Với AM = 2cm MB = 3cm AB = 5 cm Do đó, AM < MB < AB. 1. Khi nào thì tổng độ dài 2 đoạn thẳng AM và MB bằng độ dài đoạn thẳng AB? Theo hình vẽ ta có Điểm M nằm giữa hai điểm A, B và AM + MB = AB (=5cm) *Nhận xét 1: Nếu điểm M nằm giữa hai điểm A, B thì AM + MB = AB Theo hình vẽ ta có Điểm M không nằm giữa hai điểm A, B và AM + MB AB (5 + 3 2) *Nhận xét 2: Nếu điểm M không nằm giữa hai điểm A, B thì AM + MB AB. *Nhận xét: sgk – 120 VD: Vì điểm M nằm giữa hai điểm A, B nên AM + MB = AB MB = AB – AM = 8 – 3 = 5 (cm) 2. Một vài dụng cụ đo khoảng cách giữa hai điểm trên mặt đất: (sgk ) *Bài tập: BT46(sgk-121) Vì điểm N nằm giữa hai điểm I, K nên IN + NK = 3 + 6 = 9 =IK Vậy IK = 9 cm. BT47(sgk-121) Đáp số: MF = 4 cm nên EM = MF IV. Rút kinh nghiệm. Tuần 10 NS:20/10/2010 ND:22/10/2010 Tiết 10: LUYỆN TẬP I. Mục tiêu: - Khắc sâu kiến thức: Nếu điểm M nằm giữa hai điểm A và B thì AM + MB = AB qua một số bài tập. Và thực hiện kiểm tra 15’. - Rèn kĩ năng nhận biết một điểm có nằm giữa hay không nằm giữa hai điểm khác. II. Chuẩn bị: GV: Bài soạn, bài tập, thước, phấn màu. HS: Nắm vững kiến thức bài đã học. III. Tiến trình dạy học: 1. Ổn định lớp (1’) 2. Các hoạt động Hoạt động của GV – HS Nội dung Hoạt động 1: Kiểm tra 15’ GV: phát đề đã chuẩn bị Đề kiểm tra: I – Thực hiện vẽ hình theo các yêu cầu sau đây: 1.Đường thẳng xy . 2.Điểm M thuộc đường thẳng a 3.Ba điểm A, B, C không thẳng hàng 4.Hai tia đối nhau Ox và Oy . 5.Đoạn thẳng CD = 3 cm. II – Bài tập Cho K là điểm nằm giữa hai điểm N và M. Biết NK = 2cm, MN = 5cm. 1. Vẽ hình 2. Tính độ dài đoạn KM. HS: thực hiện làm bài Hoạt động 2: Luyện tập (27’) BT49(sgk-121) GV: gọi HS đọc đề HS: đọc đề GV: yêu cầu HS phân tích đề ?Đề bài cho biết gì? ?Yêu cầu làm gì? HS: phân tích đề GV: hướng dẫn giải và trình bày mẫu trường hợp a) HS: lắng nghe, làm bài theo hướng dẫn GV: yêu cầu HS trình bày trường hợp b) HS: thực hiện GV: gọi HS nhận xét, chính xác bài làm BT47(sbt) GV: nêu đề bài Cho ba điểm A, B, C thẳng hàng điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại nếu a) AC + CB = AB b) AB + BC = AC c) BA + AC = BC - gọi HS trả lời miệng HS: phát biểu GV: nhận xét chính xác trả lời a) điểm C nằm giữa hai điểm A, B b) điểm B nằm giữa hai điểm A, C c) điểm A nằm giữa hai điểm C, B BT51(sgk-122) GV: - nêu đề bài - gọi HS lên bảng làm bài HS: lên bảng làm bài Hoạt động 3: Hướng dẫn về nhà (2’) +Nắm vững kiến thức bài đã học +Xem lại các BT đã làm +Chuẩn bị cho bài mới. *Đáp án kiểm tra 15’: I – Thực hiện vẽ hình theo các yêu cầu sau đây: 1.Đường thẳng xy 2.Điểm M thuộc ... iện vào vở và nhận xét. GV: ?Trong 3 điểm O, M, N điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại? ? So sánh OM và ON? HS: phát biểu GV: nêu nhận xét sgk HS: nhắc lại nhận xét để ghi nhớ Hoạt động 4: Củng cố (10’) GV: cho HS làm một vài bài tập để củng cố Bài 1: Trên tia Ox vẽ đoạn thẳng OM = 2,5 cm, ON = 4cm. Tính MN? GV: - nêu đề bài. - Gọi HS lên bảng vẽ hình HS: thực hiện GV: gọi HS thực hiện tính MN HS: làm bài GV: gọi HS nhận xét chính xác kết quả BT59(sgk) GV: nêu đề bài, gọi HS lên bảng vẽ hình HS: thực hiện GV:?Trong ba điểm M, N, P điểm nào nằm giữa 2 điểm còn lại? Vì sao? HS: phát biểu GV: nhấn mạnh nhận xét trong bài về điểm nằm giữa hai điểm còn lại. Hoạt động 5: Hướng dẫn về nhà (2’) +Nắm vững kiến thức đã học. +BTVN: 54, 55, 56, 57, 58 (sgk) +Xem trước bài mới. 1. Vẽ đoạn thẳng trên tia. VD1: *Nhận xét: Trên tia Ox bao giờ cũng xác định được duy nhất một điểm M sao cho OM = a. VD2: sgk 2. Vẽ hai đoạn thẳng trên tia VD: ta có OM < ON nên điểm M nằm giữa hai điểm O và N. *Nhận xét: sgk *Bài tập: Bài 1: Ta có điểm M nằm giữa hai điểm O và N nên OM + MN = ON MN = ON – OM = 4 – 2,5 = 1,5cm Vậy MN = 1,5 cm BT59(sgk) Ta có điểm N nằm giữa hai điểm còn lại vì OM < ON < OP. IV. Rút kinh nghiệm. Tuần 12 NS:03/11/2010 ND:05/12/2010 Tiết 12: TRUNG ĐIỂM CỦA MỘT ĐOẠN THẲNG I. Mục tiêu: 1.Kiến thức: HS hiểu trung điểm của một đoạn thẳng là gì 2. Kĩ năng: - HS biết cách vẽ trung điểm của đoạn thẳng. - HS nhận biết được một điểm là trung điểm của đoạn thẳng 3.Thái độ: Giáo dục tính cẩn thận cho HS II. Chuẩn bị: GV: Bài soạn, thước, phấn màu. HS: Nắm vững kiến thức đã học. Dụng cụ học tập. III. Tiến trình dạy học: 1.Ổn định lớp(1’) 2. Các hoạt động Hoạt động của GV – HS Nội dung Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (7’) GV: nêu yêu cầu ?Gọi M là một điểm của đoạn thẳng AB. Biết AB bằng 6cm, AM bằng 3cm. Hãy vẽ hình. HS: 1HS lên bảng thực hiện GV: nhận xét, ghi điểm. GV: sử dụng hình vẽ phần KTBC ?Trong 3 điểm A, M, B điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại? ?So sánh AM và MB? HS: phát biểu GV: nhận xét. Đặt vấn đề: điểm M thỏa mãn các đk như trên đgl gì? Ta tìm hiểu trong bài hôm nay. Hoạt động 2: Trung điểm của đoạn thẳng(18’) GV: nêu kết luận Ta có điểm M nằm giữa hai điểm A, B và AM = MB. Khi đó, điểm M đgl trung điểm của đoạn thẳng AB. ?Vậy điểm M phải thỏa mãn đk gì thì đgl trung điểm của đoạn AB? HS: phát biểu GV: nhận xét, phát biểu đ/n trung điểm M của đoạn thẳng AB. HS: lắng nghe, nhắc lại GV:?Khi M nằm giữa hai điểm A, B thì ta có đẳng thức nào? ?Khi M cách đều A, B thì ta có đẳng thức nào? HS: phát biểu GV chốt lại: Nếu M là trung điểm của đ.thẳng AB thì MB = MA = AB:2 GV: cho HS làm BT60(sgk-125) để củng cố ?BT cho biết điều gì?Yêu cầu ta tìm điều gì? HS: đọc đề và phát biểu GV: gọi 1HS lên bảng vẽ hinh, các HS vẽ hình vào vở và nhận xét HS: thực hiện GV: gọi HS trả lời các yêu cầu của bài và GV ghi bảng bài giải HS: phát biểu GV:?lấy điểm A’ OB thì A’ có là trung điểm của OB không? một đoạn thẳng có mấy trung điểm? Có bao nhiêu điểm nằm giữa hai mút của đoạn thẳng? HS: phát biểu GV: nhận xét, đưa ra chú ý. Hoạt động 3: Cách vẽ trung điểm của đoạn thẳng (10’) GV: nêu VD: Cho đoạn thẳng EF như hình vẽ(chưa có số đo). Hãy xác định trung điểm K của đoạn thẳng EF? HS: lên bảng xác định GV: ?Hãy cho biết ta định vẽ ntn?Muốn xác định được đầu tiên ta phải làm gì? HS: phát biểu GV: nhận xét, cùng HS đưa ra cách vẽ bằng thước có chia khoảng. GV: giới thiệu các cách xác định trung điểm khác như sgk HS: lắng nghe, về nhà tìm hiểu thêm Hoạt động 4: Luyện tập, củng cố (7’) GV: cho HS trả lời miệng các BT sau để củng cố Bài 1: Điền từ thích hợp vao chỗ trống: 1) Điểm..là trung điểm của đoạn thẳng AB khi và chỉ khi M nằm giữa A, B và MA = 2) Nếu M là trung điểm của đ.thẳng AB thì==. Bài 2: BT63(sgk-126) HS: phát biểu. Hoạt động 5: Hướng dẫn về nhà (2’) +Nắm vững kiến thức đã học.Ôn tập kiến thức trong chương +BTVN: 61, 62, 64(sgk-126s) 1. Trung điểm của đoạn thẳng VD: Ta có điểm M nằm giữa hai điểm A, B và AM = MB. Khi đó, điểm M đgl trung điểm của đoạn thẳng AB. *Định nghĩa: sgk *Kết luận: Nếu M là trung điểm của đ.thẳng AB thì MB = MA = BT60(sgk-125) Ta có điểm A nằm giữa hai điểm O, B (vì OA < OB) nên OA + AB = OB AB = OB – OA = 4 – 2 = 2cm do đó OA = AB Vậy điểm A là trung điểm của OB (vìđiểm A nằm giữa hai điểm O, B và OA = AB). 2. Cách vẽ trung điểm của một đoạn thẳng. *C1: Dùng thước thẳng có chia khoảng B1: Đo đoạn thẳng EF B2: Tính EK = KF = B3: vẽ điểm K trên đoạn thẳng EF với độ dài EK(hoặc KF) *C2: gấp giấy (sgk-125) IV.Rút kinh nghiệm. Tuần 13 NS:10/11/2010 ND:12/11/2010 Tiết 13: ÔN TẬP CHƯƠNG I I.Mục tiêu: 1.Kiến thức: Hệ thống hóa kiến thức về điểm, đường thẳng, tia, đoạn thẳng, trung điểm (khái niệm, tính chất cách nhận biết). 2.Kĩ năng: - Rèn kĩ năng sử dụng thành thạo thước thẳng, compa để đo vẽ đoạn thẳng. - Bước đầu tập suy luận đơn giản. II.Chuẩn bị: GV: Nội dung ôn tập (photo phát cho HS trước), thước, compa, phấn màu. HS: Soạn và chuẩn bị theo nội dung GV đã phát III. Tiến trình dạy học: 1.Ổn định lớp(1’) 2.Các hoạt động Hoạt động của GV – HS Nội dung Hoạt động 1:Ôn tập lí thuyết (18’) GV: gọi HS lên bảng vẽ hình theo yêu cầu trong nội dung ôn tập đã được phát HS: lên bảng thực hiện GV: gọi các HS khác nhận xét và chính xác hình vẽ GV: gọi HS trả lời miệng các câu hỏi HS: thực hiện trả lời GV: nhận xét, chính xác câu trả lời Hoạt động 2: Luyện tập chung (25’) GV: gọi HS lân lượt phát biểu câu trả lời phần BT điền vào chỗ trống và BT đúng sai HS: phát biểu GV: gọi HS nhận xét, chính xác câu trả lời BT6(sgk-127) GV: - nêu đề bài - gọi HS lên bảng vẽ hình HS: lên bảng thực hiện GV: yêu cầu HS thảo luận và trình bày lời giải HS: thực hiện GV: nhận xét, chính xác bài làm. Hoạt động 3: Hướng dẫn về nhà(1’) +Xem lại toàn bộ kiến thức đã ôn tập. +Các dạng BT đã làm +Chuẩn bị tiết sau kiểm tra một tiết. I. Ôn tập lí thuyết 1. Đường thẳng a có điểm A a và B a. 2. Tia Ox; Tia Oy và Oy’ đối nhau 3. Trên tia Ax vẽ đoạn thẳng AB = 6cm có M là trung điểm của AB *Định nghĩa trung điểm M của đoạn thẳng AB: sgk 4. Ba điểm A, B, C đgl thẳng hàng khi chúng cùng nằm trên một đường thẳng. 5. Nếu điểm M nằm giữa hai điểm A, B thì AM + MB = AB Nếu điểm M không nằm giữa hai điểm A, B thì AM + MB AB. II. Bài tập Bài 1. Điền vào chỗ trống a).có 1 và chỉ 1 b) 2 điểm phân biệt.. c)..gốc d) .M nằm giữa hai điểm A, B. e) .M là trung điểm của A, B. Bài 2: Đúng hay sai? a) S ; b) Đ ; c) S d) S ; e) Đ ; f) S ; h) Đ. BT6(sgk-127) Ta có điểm M nằm giữa hai điểm A, B nên AM + MB = AB MB = AB – AM = 6 – 3 = 3cm Vậy AM = MB Vậy M là trung điểm của AB vì M nằm giữa A, B và AM = MB. IV. Rút kinh nghiệm. Tuần 14 NS:17/11/2010 ND:19/11/2010 Tiết 14: KIỂM TRA MỘT TIẾT I. Mục tiêu: - Đánh giá mức độ lĩnh hội kiến thức trong chương I của HS. - Phân loại HS, điều chỉnh phương pháp phù hợp với từng đối tượng HS. - Giáo dục tính cẩn thận cho HS khi làm bài. II. Chuẩn bị: GV: Đề kiểm tra. HS: Ôn tập kiến thức đã học trong chương. III. Tiến trình kiểm tra: 1.Ổn định lớp 2. Phát đề. 2.1. Ma trận: Nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng TN TL TN TL TN TL Điểm, đường thẳng 2 0,5 1 1 3 1,5 Tia 1 0,25 1 0,25 1 1 3 1,5 Đoạn thẳng 1 0,25 3 0,75 3 3,5 2 2,5 9 7 Tổng 5 2 8 5,5 2 2,5 2.2.Đề kiểm tra I.Trắc nghiệm (2điểm): Khoanh tròn vào câu trả lời đúng Câu 1: Cho hình vẽ như hình bên.Kết luận nào sau đây là đúng? A. Tia Bx và tia Ay là hai tia đối nhau; B. Tia Ax và tia Ay là hai tia đối nhau; C. Tia Ax và tia By là hai tia đối nhau; D. Tia Bx và tia Ax là hai tia đối nhau. Câu 2: Để đặt tên cho đường thẳng người ta thường dùng A.Đặt tên tùy ý; B.Một chữ cái viết thường và một chữ cái viết hoa; C.Hai chữ cái viết thường; D.Hai chữ cái viết hoa. Câu 3:Cho đường thẳng AB = 7cm, M là điểm thuộc đường thẳng AB sao cho AM = 3cm thì MB=? A. 2cm; B. 4cm; C. 6cm; D.8cm. Câu 4: Trên tia Ax, lấy 2 điểm B và C sao cho AB = 2cm, AC = 5cm thì BC = ? A. 3cm; B. 7cm; C. 2cm; D.5cm. Câu 5:Nếu điểm I nằm giữa hai điểm K và H thì A. IH + HK = IK; B. IK + KH = IH; C. HI + IK HK; D. HI + IK = HK. Câu 6: Cho đoạn thẳng AB = 8cm, gọi M là trung điểm của AB thì AM =? A. 2cm; B. 4cm; C. 6cm; D.8cm. Câu 7: Để đặt tên cho đoạn thẳng người ta thường dùng A.Đặt tên tùy ý; B.Một chữ cái viết thường và một chữ cái viết hoa; C.Hai chữ cái viết thường; D.Hai chữ cái viết hoa. Câu 8: Hình vẽ đã cho ở bên có tất cả bao nhiêu đường thẳng? A. 4; B. 5; C. 6; D. 7. II. Tự luận (8điểm) Câu 9(3điểm): Thực hiện vẽ hình theo các yêu cầu sau đây a) Đường thẳng d có điểm M thuộc đường thẳng a và điểm N không thuộc đường thẳng a. b) Đoạn thẳng CD = 5cm với I là trung điểm của đoạn thẳng CD. c) Trên tia Ax, lấy hai điểm O và B sao cho OA = 3cm, OB = 2cm. Câu 10 (5điểm): Trên tia Ox a) Hãy vẽ hai đoạn thẳng OM và ON sao cho OM = 3cm, ON = 6cm b) Điểm M có nằm giữa hai điểm O và N không? Vì sao? c) So sánh OM và MN? d) Điểm M có là trung điểm của đoạn thẳng ON không? Vì sao? IV.Đáp án và biểu điểm: I. Trắc nghiệm (2điểm): Mỗi câu đúng được 0,25điểm. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án B C B A D B D C II.Tự luận (8 điểm) Câu 9 (3điểm) Mỗi hình vẽ đúng được 1 điểm. Câu 10 (5điểm) a) 1,5 điểm ON = 6cm, OM = 3cm. b)(1đ) Ta có OM và ON đều nằm trên tia Ox mà OM < ON nên M nằm giữa hai điểm O và N. c) (1,5đ) Vì điểm M nằm giữa hai điểm O và N nên OM + NM = ON (0,5đ) NM = ON – OM = 6 – 3 = 3cm (0,5đ) Vậy OM = MN (0,5đ) d)(1đ)Điểm M là trung điểm của đoạn thẳng ON vì điểm M nằm giữa hai điểm O, N và OM = MN V.Thống kê điểm kiểm tra: Lớp 6A 6C ----------------------------------------------------------- Tuần 20 NS:29/12/2010 ND:31/12/2010 CHƯƠNG II: GÓC Tiết 15: NỬA MẶT PHẲNG I.Mục tiêu: 1.Kiến thức: Biết khái niệm mặt phẳng thông qua VD cụ thể, nửa mp; hai nửa mp đối nhau 2.Kĩ năng: Biết cách gọi tên nửa mp. Biết vẽ và nhận biết tia nằm giữa hai tia khác. II.Chuẩn bị: GV: Bài soạn, thước thẳng, phấn màu. HS: Thước thẳng. III.Tiến trình dạy học: 1.Ổn định lớp (1’) 2.Các hoạt động Hoạt động của GV – HS Nội dung Hoạt động 1: Giới thiệu chương (3’) Hoạt động 2: Nửa mặt phẳng bờ a (20’) Hoạt động 3: Tia nằm giữa hai tia (12’) Hoạt động 4: Củng cố (8’) Hoạt động 5: Hướng dẫn về nhà (1’) IV.Rút kinh nghiệm.
Tài liệu đính kèm: