I. MỤC TIÊU:
- Kiến thức: HS hiểu trung điểm của một đoạn thẳng là gì ? Biết vẽ trung điểm của đoạn thẳng
- Kỹ năng: Phân tích trung điểm của đoạn thẳng thoả mãn hai tính chất. Nếu thiếu một trong hai tính chất này thì không còn là trung điểm của đoạn thẳng.
- Thái độ: Có ý thức đo vẽ cần thận chính xác.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Compa, thước thẳng, sợi dây, thanh gỗ, tờ giấy, phấn màu.
- HS : Dụng cụ học tập, sợi dây, thanh gỗ, tờ giấy
Trường THCS Hồ Thầu GV: Hoàng Đình Mạnh Ngày soạn: 29/10/2009 Ngày giảng: 06/11/2009 Tuần 11 Tiết 11: Trung điểm của đoạn thẳng. Mục tiêu: Kiến thức: HS hiểu trung điểm của một đoạn thẳng là gì ? Biết vẽ trung điểm của đoạn thẳng Kỹ năng: Phân tích trung điểm của đoạn thẳng thoả mãn hai tính chất. Nếu thiếu một trong hai tính chất này thì không còn là trung điểm của đoạn thẳng. Thái độ: Có ý thức đo vẽ cần thận chính xác. Chuẩn bị: GV: Compa, thước thẳng, sợi dây, thanh gỗ, tờ giấy, phấn màu. HS : Dụng cụ học tập, sợi dây, thanh gỗ, tờ giấy Tiến trình dạy học: ổn định tổ chức: Lớp 6A1: / Lớp 6A2: / Lớp 6A3: / Kiểm tra bài cũ: ? HS1: Làm bài tập 56a. ĐS: CB = 3 cm HS2: Làm bài tập 56b Bài mới: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Ghi bảng Hoạt động 1: Trung điểm của đoạn thẳng - Quan sát H61 SGK và trả lời câu hỏi: - Điểm M có đặc điểm gì đặc biệt ? - Giới thiệu trung điểm M - GV lưu ý HS: M là trung điểm của AB * Củng cố: - GV đưa nội dung bài tập 65. - Yêu cầu HS làm bài cá nhân. - Xem Hình 64 và trả lời các câu hỏi - Nhận xét và hoàn thiện câu trả lời. - Thuộc đoạn thẳng AB - Chia đoạn thẳng AB thành hai phần bằng nhau - Nằm chính giữa A và B ... - HS làm bài - Đứng tại chỗ trả lời 1. Trung điểm của đoạn thẳng: Trung điểm M của đoạn thẳng AB là điểm nằm giữa A, B và cách đều A và B. Bài tập 65: SGK/126 a. Điểm C là trung điểm của BD vì C nằm giữa B, D và cách đều B, D b. Điểm C không là trung điểm của AB vì C không thuộc đoạn thẳng AB. c. Điểm A không là trung điểm của BC vì A BC. Hoạt động 2: Cách vẽ trung điểm của đoạn thẳng - M là trung điểm AB thì M thoả mãn điều kiện nào ? - So sánh AM và MB ? - Tính độ dài của AM và MB. - Từ đó hãy nêu cách vẽ điểm M. - GV hướng dẫn HS cách 2: gấp giấy. * Củng cố: - Yêu cầu HS làm ? - Nhận xét sửa sai - Chốt - Nêu điều kiện của M - Từ M là trung điểm của AB suy ra ... - Tính độ dài AM và MB - Rút ra cách vẽ - Cách 1: Dùng thước thẳng - Cách 2: Gấp giấy - Trả lời ? Dùng dây đo chiều dài của thanh gỗ. Gấp đôi đoạn vừa đo. Ta có thể chia thanh gỗ thành hai phần bằng nhau. 2. Cách vẽ trung điểm của đoạn thẳng: Ví dụ: SGK/125 Vì M là trung điểm của AB nên: AM + MB = AB MA = MB Suy ra AM = MB = ==2,5 (cm) Cách 1: Trên tia AB vẽ M sao cho AM = 2,5 cm Cách 2. Gấp giấy (SGK) Củng cố luyện tập. - Yêu cầu HS làm bài tập 60. Bài tập 60: SGK/125 a. A nằm giữa O và B b. OA = AB ( =2 cm) c. Điểm A là trung điểm của AB vì A nằm giữa A, B (theo a), và cách đều A, B ( theo b). ? Để A là trung điểm của OB thì phải thoả mãn điều kiện nào. ? Có mấy cách xác định trung điểm của đoạn thẳng. Hướng dẫn dặn dò. - Học bài theo SGK - Làm các bài tập 61, 62, 63, 64: SGK/126 - Ôn tập kiến thức của chương theo HD ôn tập trang 126, 127 ... - Làm đề cương theo câu hỏi và bài tập trong SGK/tr 126+127 Tiết sau: “ ÔN TậP Chương i ”
Tài liệu đính kèm: