I. MỤC TIÊU:
- Kiến thức: HS nắm vững trên tia Ox có một và chỉ một điểm M sao cho
OM = m ( đơn vị dài) ( m > 0). Trên tia Ox, nếu OM = a; ON = b và a < b="" thì="" m="" nằm="" giữa="" o="" và="" n.="">
- Kỹ năng: Vận dụng các kiến thức trên để giải bài tập.
- Thái độ: Giáo dục tính cẩn thận, đo, đặt điểm chính xác.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Thước thẳng, compa, phấn màu.
- HS: Dụng cụ học tập
Trường THCS Hồ Thầu GV: Hoàng Đình Mạnh Ngày soạn: 22/10/2009 Ngày giảng: 30/10/2009 Tuần 10 Tiết 10 : Vẽ đoạn thẳng cho biết độ dài. Mục tiêu: - Kiến thức: HS nắm vững trên tia Ox có một và chỉ một điểm M sao cho OM = m ( đơn vị dài) ( m > 0). Trên tia Ox, nếu OM = a; ON = b và a < b thì M nằm giữa O và N. Kỹ năng: Vận dụng các kiến thức trên để giải bài tập. Thái độ: Giáo dục tính cẩn thận, đo, đặt điểm chính xác. Chuẩn bị: GV: Thước thẳng, compa, phấn màu. HS: Dụng cụ học tập Tiến trình dạy học: ổn định tổ chức: Lớp 6A1: / Lớp 6A2: / Lớp 6A3: / Kiểm tra bài cũ: ? Bài mới: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Ghi bảng Hoạt động 1: Vẽ đoạn thẳng trên tia - Yêu cầu HS làm việc cá nhân các công việc sau: - Vẽ một tia Ox tuỳ ý - Dùng thước có chia khoảng vẽ điểm M trên tia Ox sao cho OM = 2 cm. nói cách làm. - Dùng compa xác định vị trí của điểm M trên Ox sao cho OM = 2 cm. Nói cách làm - Sau khi thực hiện 2 cách xác định điểm M trên tia Ox, em có nhận xét gì? - Đọc ví dụ 2 và cho biết đề bài cho gì? Yêu cầu gì? - HS đọc ví dụ 2 SGK và nêu cách vẽ? - Cả lớp thao tác làm - Vẽ tia Ox - Dùng thước chia khoảng: - Đặt thước sao cho vạch số 0 trùng ... - Đặt một đầu compa trùng với vạch 0, vạch kia ... - Trên tia Ox bao giờ cũng vẽ được một chỉ một điểm M sao cho OM = a (đơn vị dài) - HS đọc ví dụ 2 1. Vẽ đoạn thẳng trên tia Ví dụ 1: SGK/tr 122 *Nhận xét : Trên tia Ox bao giờ cũng vẽ được một chỉ một điểm M sao cho OM = a (đơn vị dài) Ví dụ 2: SGK/tr 122 Hoạt động 2: Vẽ hai đoạn thẳng trên tia - Yêu cầu HS làm việc cá nhân các công việc sau: - Vẽ một tia Ox tuỳ ý - Dùng thước có chia khoảng vẽ điểm M và N trên tia Ox sao cho OM = 2 cm, ON = 3 cm. - Trong ba điểm O, M, N điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại ? - Từ đó ta có nhận xét gì ? - Yêu cầu làm việc cá nhân - Nhận xét và hoàn thiện vào vở. - Nhận xét quan hệ OM và ON ? Từ đó suy ra điểm nào nằm giữa trong ba điểm O, M, N ? - Một HS lên bảng trình bày. - Nhận xét và hoàn thiện vào vở. - Vẽ tia Ox - Dùng thước chia khoảng: - Đặt thước sao cho vạch số 0 trùng ... - Điểm M nằm giữa O và N - Phát biểu thành nhận xét - Làm việc cá nhân vào nháp - Một HS lên bảng vẽ và trình bày cách vẽ - Hoàn thiện vào vở. - Làm việc cá nhân - Làm vào vở - Một HS trả lời câu hỏi - Một HS lên bảng trình bày - Nhận xét bài làm - Hoàn thiện vào vở 2. Vẽ hai đoạn thẳng trên tia Ví dụ: SGK/tr 123 Điểm M nằm giữa hai điểm O và N. * Nhận xét: Trên tia Ox, OM = a, ON = b, nếu 0 < a < b thì điểm M nằm giữa hai điểm O và N Bài tập 58: SGK/tr 124 - Vẽ tia Ax, trên tia Ax vẽ B sao cho AB = 3,5 cm Bài tập 53: SGK/tr 124 Vì OM < ON nên M nằm giữa O và N, ta có: OM + MN = ON Thay OM = 3 cm, ON = 6 cm ta có: 3 + MN = 6 MN = 6 – 3 MN = 3 cm Vậy OM = MN ( = 3 cm) Củng cố luyện tập. Nêu cách vẽ một đoạn thẳng trên tia Nêu cách vẽ hai đoạn thẳng trên tia ? Trên một tia có thể vẽ được mấy đoạn thẳng có độ dài bằng a (đơn vị đo độ dài) ? Trên tia Ox nếu OA = 3 cm, OB = 7 cm, có nhận xét gì về 3 điểm O, A, B. Hướng dẫn dặn dò. - Học bài theo SGK. - Làm bài tập 55, 56,57: SGK/124. - Đọc trước bài học tiếp theo ở nhà. “ TRUNG ĐIểM CủA ĐOạN THẳNG ”
Tài liệu đính kèm: