Giáo án Giáo dục công dân lớp 6 - Tuần 31 - Tiết 31 - Bài 18: Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín

Giáo án Giáo dục công dân lớp 6 - Tuần 31 - Tiết 31 - Bài 18: Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín

1. Kiến thức: Hiểu được các kiến thức về quyền được bảo đảm an tòan về bí mật thư tín điện thoại điện tín

2. Kỉ năng: Thực hiện tốt các quy định về quyền được bảo đảm an tòan về bí mật thư tín điện thoại điện tín

3. Thái độ: HS biết trân trọng về quyền được bảo đảm an tòan về bí mật thư tín điện thoại điện tín của mình và của người khác.

I. Phương pháp: Đàm thoại, kích thích tư duy, vấn đáp

II. Chuẩn bị: Bài soạn, SGK, bài tập, một số điều luật

IV. Kĩ năng sống cơ bản: Kĩ năng ra quyết định và giải quyết cc tình huống để bảo vệ quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở ; Kĩ năng tư duy phê phán; Kĩ năng tư duy sáng tạo.

V. Tiến hành:

 

doc 2 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1195Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân lớp 6 - Tuần 31 - Tiết 31 - Bài 18: Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 10/4/2011. Ngày dạy: 6a1 6a2 6a3
Tuần 31
Tiết 31
Bài 18. QUYỀN ĐƯỢC BẢO ĐẢM AN TOÀN VÀ BÍ MẬT THƯ TÍN, ĐIỆN THOẠI, ĐIỆN TÍN
Mục tiêu
Kiến thức: Hiểu được các kiến thức về quyền được bảo đảm an tòan về bí mật thư tín điện thoại điện tín
Kỉ năng: Thực hiện tốt các quy định về quyền được bảo đảm an tòan về bí mật thư tín điện thoại điện tín
Thái độ: HS biết trân trọng về quyền được bảo đảm an tòan về bí mật thư tín điện thoại điện tín của mình và của người khác.
Phương pháp: Đàm thoại, kích thích tư duy, vấn đáp
Chuẩn bị: Bài soạn, SGK, bài tập, một số điều luật
IV. Kĩ năng sống cơ bản: Kĩ năng ra quyết định và giải quyết các tình huống để bảo vệ quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở ; Kĩ năng tư duy phê phán; Kĩ năng tư duy sáng tạo.
V. Tiến hành:
1. Ổn định
2. Kiểm tra bài
Em hãy cho biết thế nào là quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân?
Em sẽ làm gì trong trường hợp sau đây: “ Bố mẹ đi vắng, em ở nhà 1 mình, đang học bài thì có người gõ cửa và muốn vào nhà để kiểm tra đồng hồ điện”
Bài mới: Giới thiệu bài bằng tình huống “ Bạn Hải lên văn phòng, thấy có 1 lá thư của bạn Hà học chung lớp mình. Bạn xin với cô giáo là mang lên hộ cho bạn. Khi đi giữa chừng thì bạn đứng lại và mở thư ra xem”. Việc làm của bạn Hải là đúng hay sai? Tại sao?
	HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN- HỌC SINH
NỘI DUNG
HĐ1. TÌM HIỂU TÌNH HUỐNG
I./ TRUYỆN ĐỌC
GV: Yêu cầu HS đọc tình huống SGK
HS: Đọc
GV: Đặt câu hỏi gợi ý:
1. Theo em Phượng có thể đọc thư gửi Hiền mà không cần sự đồng ý của Hiền không? Vì sao?
HS: Trả lời SGK
- Không thể đọc thư của Hiền vì không được sự đồng ý của Hiền
2. Em có đồng ý với giải pháp của Phượng là đọc xong dán thư lại rồi mới đưa cho Hiền không? Vì sao?
HS: Trả lời SGK
- Không đồng ý với giải pháp trên
3. Nếu là Loan em sẽ làm thế nào?
HS: Trả lời SGK
- Em sẽ ngăn cản không cho Phượng đọc thư của Hiền như thế.
GV: Qua tìm hiểu tình huống trên, em hiểu tính chất quan trọng của quyền trên như thế nào?
HS: Suy nghĩ trả lời 
II./ BÀI HỌC:
HĐ2. TÌM HIỂU BÀI HỌC:
Em hãy cho biết tính chất của quyền được bảo đảm an toàn, bí mật về thư tín, điện thoại, điện tín như thế nào?
HS: trả lời SGK mục a. 
a. Quyền được bảo đảm an toàn về bí mật thư tín, điện thoại điện tín là 1 trong những quyền cơ bản của công dân được quy định trong hiến Pháp của nhà nước ta.
GV: Thế nào là quyền được bảo đảm an tòan, bí mật về thư tín điện thoại, điện tín?
HS: Trả lời SGK mục b
b. Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật về thư tín, điện thoại, điện tín của công dân , có nghĩa là: “ không ai được chiếm đoạt hoặc tự ý mở thư tín, điện tín của người khác, không được nghe trộm điện thoại”.
GV: Để hiểu sâu, yêu cầu HS đọc phần tư liệu tham khảo
HS: Trình bày tư liệu tham khảo.
HĐ3. CỦNG CỐ – BÀI TẬP
III. BÀI TẬP
GV: Hướng dẫn HS làm bài tập d.
HS: làm bài tập cá nhân.
GV: Tổng kết bài tập
- Nhặt được thư của người khác thì tìm cách trả lại cho chủ
- Nói với bạn không được lấy trộm thư hoặc nghe trộm điện thoại của người khác
- Thì em tỏ thái độ không hài lòng và nói lần sau không nên làm như thế. Vì đã xâm phạm đến quyền riêng tư của mình.
GV: Cho HS đóng vai tình huống xâm phạm về thư của người khác.
HS: Tự chuẩn bị lời thoại vai diễn
GV: Nhận xét
HĐ4. DẶN DÒ
Học bài
Làm bài tập a, b, c
Tìm những hành vi vi phạm về thư tín điện thoại, điện tín
Tuần sau chuẩn bị học ngoại khóa.

Tài liệu đính kèm:

  • docT 31_2.doc