Giáo án Giáo dục công dân lớp 6 - Tuần 2 - Tiết 2 - Bài 2: Siêng năng, kiên trì ( 2 tiết )

Giáo án Giáo dục công dân lớp 6 - Tuần 2 - Tiết 2 - Bài 2: Siêng năng, kiên trì ( 2 tiết )

Giúp HS:

- Những biểu hiện của siêng năng, kiên trì , ý nghĩa của của việc rèn luyện siêng năng, kiên trì .

- Biết tự đánh giá hành vi của bản thân, của người khác về siêng năng, kiên trì trong học tập, lao động và các hoạt động khác.

- Phác thảo kế hoạch vượt khó, kiên trì bền bỉ trong học tập, lao động để trở thành người HS tốt.

II./ PHƯƠNG PHÁP: Tìm hiểu thực tế, đàm thoại, diễn giải.

 

doc 3 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1088Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân lớp 6 - Tuần 2 - Tiết 2 - Bài 2: Siêng năng, kiên trì ( 2 tiết )", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 2 
Tiết 2
Bài 2 SIÊNG NĂNG, KIÊN TRÌ
( 2 TIẾT )
I./ MỤC TIÊU:
Giúp HS:
Những biểu hiện của siêng năng, kiên trì , ý nghĩa của của việc rèn luyện siêng năng, kiên trì .
Biết tự đánh giá hành vi của bản thân, của người khác về siêng năng, kiên trì trong học tập, lao động và các hoạt động khác.
Phác thảo kế hoạch vượt khó, kiên trì bền bỉ trong học tập, lao động để trở thành người HS tốt.
II./ PHƯƠNG PHÁP: Tìm hiểu thực tế, đàm thoại, diễn giải.
III./ TÀI LIỆU: Những truyện kể về tấm gương của các danh nhân trong và ngoài nước, tranh bài 1.
IV./ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU:
1) ỔN ĐỊNH
2) KIỂM TRA BÀI CŨ:
a) Thế nào là tự chăm sóc, rèn luyện thân thể? 
b) Nêu cách phòng bệnh mà em biết?
3) BÀI MỚI:
HĐ CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
HĐ1./ GIỚI THIỆU BÀI
Chúng ta thấy những bác nông dân miệt mài trên đồng ruộng, không quản ngại mưa gió. Để đem lại hạt gạo cho chúng ta và cho gia đình họ. Chúng ta gọi họ là những con người hết sức siêng năng, kiên trì. Vậy để hiểu thế nào là siêng năng, kiên trì tì chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay.
HĐ2./ KHAI THÁC NỘI DUNG TRUYỆN ĐỌC
GV: Yêu cầu HS đọc truyện
HS: đọc
GV: đặt câu hỏi
1) Qua truyện đọc trên, em thấy Bác Hồ đã tự học ngoại ngữ như thế nào?
HS: Mỗi ngày Bác dành 2 giờ để học, khi có từ nào không hiểu Bác nhờ các thuỷ thủ người Pháp giảng cho, Bác viết 10 tiếng Pháp vào cánh tay để vừa làm vừahọc.
 Thời ở Anh Bác mang sách ra vườn hoa Hay - dơ để học tiếng Anh. Bác đến học tiếng Anh ở 1 giáo sư người Ý.
 Bác tra từ điển những từ không hiểu hoạc hỏi những người thạo tiếng nước đó. 
2) Trong quá trình học Bác gặp những khó khăn gì? Bác vượt qua những khó khăn đó bằng cách nào?
HS: Không có nhiều thời gian để học, có nhiều từ khó hiểu, Bác vượt qua những khó khăn đó bằng cách nhờ người Pháp hoặc giáo sư giúp đỡ. Tự tra từ điển và chủ yếu là Bác tự học lấy.
3) Cách học của Bác thể hiện đức tính gì?
HS: Thể hiện đức tính siêng năng, kiên trì.
GV: Qua tìm hiểu hiểu những vấn đề trên em hiểu thế nào là siêng năng?
HS: trả lời
GV: nhận xét
HS: ghi bài 
1. Thế nào là siêng năng?
 Siêng năng là đức tính của con người biểu hiện ở chỗ: cần cù, tự giác, miệt mài, làm việc thường xuyên điều đặn.
HĐ3./ HƯỚNG DẪN HỌC SINH TÌM NHỮNG TẤM GƯƠNG SIÊNG NĂNG, KIÊN TRÌ
GV: Em hãy cho tìm những tấm gương siêng năng, kiên trì ở nước ta và trên thế giới?
HS: 
Trong nước: Bác Hồ, Bác Tôn, Nguyễn Cẩm Luỹ ( thần đèn), 
Nước ngoài: các nhà khoa học như: Các Mác, Lê Nin, Galilê, Aênghen
GV: Các nhà khoa học vừa nêu trên có phải là do họ thông minh hay không? Tại sao?
HS: không. Họ chỉ 1 % thông minh, còn 99 % là do siêng năng, kiên trì mà có được.
GV: Em muốn học giỏi thì phải làm sao?
HS: có gắng học tập, học thầy, hỏi bạn 
GV: Em hãy tìm những câu ca dao tục ngữ nói lên tính siêng năng, kiên trì?
HS: Có công mài sắt có ngày nên kim; Kiến tha lâu đầy tổ ; Năng nhặt chặt bị;
HĐ4./ CỦNG CỐ
GV: yêu cầu HS làm bài tập a SGK/ 7
HS: tự làm
HS: nhận xét
Đáp án: - Sáng nào Lan cũng dậy sớm quét nhà.
 - Hà muốn học giỏi môn Toán nên ngày nào cũng làm thêm bài tập.
GV: yêu cầu HS làm bài tập b SGK /7
HS: tự làm
HS: nhận xét.
Đáp án: Học sinh tự kể.
GV: Em hãy tìm những câu ca dao tục ngữ nói lê tính siêng năng, kiên trì.
GV: Thế nào siêng năng?
HĐ5./ DẶN DÒ:
Về nhà học bài và chuẩn bị phần tiếp theo
Thế nào là kiên trì?
 Tìm biểu hiện trái với siêng năng, kiên trì?
Ý nghĩa của siêng năng, kiên trì trong cuộc sống?
Làm bài tập SGK c, d. 

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 2.doc