- MỤC TIÊU:
a- Kiến thức:
- Giúp HS nhận thức, hiểu biết về di tích lịch sử Nhà tù Sơn la, khu di tích lịch sử cách mạng.
b- Kĩ năng:
- Có ý thức sống học tập, rèn luyện theo gương các chiến sĩ cách mạng. bảo vệ tôn tạo di tích.
c- Thái độ:
- Có ý thức rèn luyện bản thân, biết ơn thế hệ cha anh, những chiến sĩ cách mạng hi sinh vì nước, vì dân.
2- CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
a- Giáo viên:
Ngày soạn: 9/5/2009 Ngày dạy: 12/5/2010- Lớp: 6d Ngày dạy: 12/5/2010- Lớp: 6c Tiết 35: THỰC HÀNH, NGOẠI KHOÁ CÁC VẤN ĐỀ ĐỊA PHƯƠNG VÀ CÁC NỘI DUNG ĐÃ HỌC CHỦ ĐẾ: DI TÍCH LỊCH SỬ NHÀ TÙ SƠN LA. 1- MỤC TIÊU: a- Kiến thức: - Giúp HS nhận thức, hiểu biết về di tích lịch sử Nhà tù Sơn la, khu di tích lịch sử cách mạng. b- Kĩ năng: - Có ý thức sống học tập, rèn luyện theo gương các chiến sĩ cách mạng. bảo vệ tôn tạo di tích. c- Thái độ: - Có ý thức rèn luyện bản thân, biết ơn thế hệ cha anh, những chiến sĩ cách mạng hi sinh vì nước, vì dân. 2- CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS: a- Giáo viên: - Nghiên cứu tài liệu soạn bài. - Tranh ảnh chụp di tích Nhà tù Sơn La. - Bảng phụ, bút dạ. b- Học sinh: - Tìm hiểu thực tế Nhà tù Sơn La. 3- TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: a- Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS. */ Giới thiệu bài: (2’) ? Em hãy cho biết ở Sơn La chúng ta có những khu di tích lịch sử nào? - Nhà tù Sơn la, gốc đa bản Hẹo, nghĩa trang gốc ổi... - GV: Tỉnh Sơn La chúng ta có rất nhiều khu di tích lịch sử, văn hoá ...nhưng trong tiết học hôm nay chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu về Nhà tù Sơn La một trong những di tích lịch sử cách mạng được Nhà nước công nhận là di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia. b- dạy nội dung bài mới: ? GV ? ? GV ? GV ? ? GV ? GV ? ? GV Hoàn cảnh ra đời của Nhà tù Sơn La Tỉnh Sơn La có 12 dân tộc cùng cộng cư sinh sống từ lâu đời. Trước năm 1908, Sơn La thuộc tỉnh Vạn Bú. Đầu năm 1908 chính quyền thực dân cho rời tỉnh lỵ về thị trấn Sơn La và lấy tên của thị trấn này đặt tên cho tỉnh. Ngay từ khi chuyển tỉnh về đây, lợi dụng địa hình hiểm trở, cách biệt với vùng xuôi, Thực dân Pháp đã tính đến việc xây dựng một trại giam ở đây. Nhà tù Sơn La được gấp rút xây dựng và hoàn thành vào cuối năm 1908, với diện tích ban đầu là 500m2 và đặt tên là Nhà tù Sơn La. Năm 1930 Đảng cộng sản Việt Nam ra đời, đã lãnh đạo nhân dân ta nổi dậy đấu tranh chống lại sự áp bức bóc lột của thực dân phong kiến, run sợ trước phong ẻào cách mạng ngày càng phát triển rộng khắp và mạnh mẽ, chúng lồng lộn tìm đủ mọi cách để đàn áp phong trào cách mạng. Mặt khác chúng gấp rút xây dựng, mở rộng các nhà tù, đặc biệt chúng đã chú trọng đến Nhà tù Sơn La. Lợi dụng vị trí, địa thề của Sơn La, chúng tiến hành mở rộng Nhà tù Sơn La lên gấp ba lần so với ban đầu (từ 500m2 lên 1000m2). Từ đây Nhà tù Sơn La thây đổi hẳn về tính chất giam cầm tù nhân, nó đã trở thành một trung tâm đặc biệt để đày ải, giam giữ và tiêu hao dần lực lượng cách mạng Việt Nam. Bởi vậy từ năm 1930 Nhà tù Sơn La được đổi tên thành Nhà ngục Sơn La. Theo em, vị trí địa điểm của Nhà tù Sơn La được xây dựng như thế nào? Tại sao Thực dân Pháp lại chọn đồi Khau Cả để xây dựng nhà tù? Tóm lại: Thực dân Pháp chọn địa điểm đồi Khau Cả để xây dựng Nhà tù Sơn La là để thực hiện âm mưu đen tối và đọc ác của chúng rất hiệu quả. Bởi vì với địa điểm nằm trên cao chúng có thể bao quát được mọi hoạt động xung quanh nhà tù và có thể cách ly được những tù nhân chính trị với nhân dân bản địa. Đặc biệt chúng lợi dụng khí hậu khắc nghiệt và công việc khổ sai cộng với chế độ tù đày hà khắc nhằm tiêu hao dần sinh lực và ý chí của tù nhân. Thực dân Pháp xây dựng Nhà tù Sơn La nhằm mục đích gì? Chúng thực hiện âm mưu thâm độc lợi dụng khí hậu khắc nghiệt và công việc khổ sai cộng với chế độ tù đày hà khắc nhằm tiêu hao dần sinh lực và ý chí của tù nhân. Thủa đó Sơn La nổi tiếng là vùng rừng thiêng nước độc vì vậy mà có câu nước Sơn La, ma Vạn Bú”, “Ai lên Hát Lót Chiềng Lề, khi đi thì rễ khi về thì không. Với mưu đồ Chỉ cần một thời gian không lâu, sốt rét, bệnh tật và công việc khổ sai sẽ tiêu hao chúng một cách êm thấm, chỉ trong vòng mấy tháng thôi vi trùng sốt rét sẽ làm cho chúng trở nên hiền lành (Báo cáo của Công sứ Sơn La Xanh - Pu - Lốp gửi Thống sứ Bắc Kỳ). Như vậy chúng ta thấy dã tâm của Thực dân Pháp là lợi dụng điều kiện khắc nghiệt của Sơn La cùng với chế độ nhà tù hà khắc hòng giết mòn cả thể xác lần tinh thần của những người cộng sản khi bị chúng giam cầm ở đây. Tại Nhà tù Sơn La, lúc đầu chỉ có 24 tù chính trị, nhưng đến tháng 12/1944 con số đó đã lên tới 1007 tù nhân. Tại đây những người tù đã phải đối đầu với không biết khó khăn gian khổ: Lao động khổ sai, bệnh tật, đói khát... Ngay tù những ngày đầu mới đặt chân đến Nhà tù Sơn La, những người tù cộng sản đã ý thức được những khó khăn thử thách đó. để tiếp tục cống hiến cho cách mạng, những người tù cộng sản đã không chịu khuất phục, luôn tìm mọi cách để tiếp tục hoạt động, tận dụng mọi cơ hội để tiếp xúc với dân, tuyên truyền cho người dân hiểu về chủ chương, đường lối của Đảng cộng sản Việt Nam, từ đó dần giác ngộ họ đi theo Đảng, theo cách mạng. Mặt khác tăng cường đấu tranh trực tiếp với kẻ thù để đòi quyền lợi cho tất cả tù nhân, vì vậy bọn cai ngục tăng cường đàn áp và áp dụng nhiều hình thức phạt tù hà khắc, do đó Nhà tù Sơn La cùng với các nhà tù như: Côn Đảo, Buôn Ma Thuật, Hoả Lò ... nổi tiếng về sự tàn bạo của chế độ thực dân. Xong cũng chính tại nơi đây, nơi ngục tù tăm tối các chiến sĩ cách mạng đã tận dụng mọi cơ hội để giác ngộ, đào tạo cho cách mạng, cho đảng nhiều cán bộ lãnh đạo xuất sắc và thành lập ra chi bộ nhà tù (tháng 12/1939 gồm 10 đồng chí, do đồng chí Nguyến Lương Bằng làm Bí thư lâm thời. Đến tháng 2/1940 chi bộ được công nhận chính thức, chi bộ đã bầu đồng chí Tô Hiệu làm Bí thư). Em hãy cho biết có những đồng chí cán bộ cách mạng nào đã từng bị giam giữ tại Nhà tù Sơn La, hãy kể tên? Em Hiểu biết gì về cuộc sống của những người tù chính trị đã bị giam cầm tại Nhà Tù Sơn La? Trong giai đoạn từ 1930 - đến 1939, hàng trăm chiến sỹ cách mạng đã bị giết hại tại khu gốc ổi (Nghĩa trang Tô Hiệu ngày nay). Đồng chí Sao Đỏ (tức Nguyễn Lương Bằng) đã cho biết một con số kinh hoàng: Riêng 1933 chỉ sau 8 tháng đã có 43 người chết. Năm 1941, để uy hiếp tinh thần của các tù chính trị và nhân dân bản địa, tên cai ngục Cút - Xô đã hạ lệnh bêu đầu đồng chí Đàm Văn Lý ở cổng nhà tù và chợ Chiềng Lề. Nhưng dưới sự lãnh đạo của chi bộ nhà tù, phong trào cách mạng ở Sơn La vẫn ngày càng phát triển và lan toả mạnh mẽ, nhiều đồng chí càn bộ người địa phương đã được các chiến sỹ cách mạng dìu dắt, bồi dưỡng để trở thành những cán bộ cốt cán của phong trào cách mạng ở Sơn La, như các đồng chí: Chu Văn Thịnh, Lò Văn Giá Em hãy kể một câu chuyện về các chiến sỹ cách mạng bị giam cầm tại Nhà tù Sơn La Nhận xét - nói chuyện về đồng chí Lò Văn Giá. Qua tìm hiểu về di tích Nhà tù Sơn La và những hoạt động của các chiến sỹ cách mạng, em có suy nghĩ gì? Những hành vi nào sau đây thuộc hành vi góp phần giữ gìn, bảo vệ di tích lịch sử - Đáp án đúng: b, d, đ I- TÌM HIỂU KHU DI TÍCH LỊCH SỬ: (31') 1- Hoàn cảnh ra đời: Đầu năm 1908 Nhà tù Sơn La được thực dân pháp xây dựng và hoàn thành vào cuối năm 1908. 2- Vị trí địa lí: Nằm trên đồi Khau Cả, một khu đồi cao của thị xã Sơn La (nay là Thành phố Sơn La). Nhà tù nằm trên đỉnh đồi Khau Cả, từ đỉnh đòi có thể nhàn bao quát được toàn cảnh của Thị xã Sơn La và đặc biệt khu đồi nằm độc lập gần như tách biệt với các vùng dân cư lân cận. Vì vậy nó rất thuận lợi cho âm mưu của Thực dân Pháp xây dựng trung tâm giam cầm những người yêu nước Việt Nam tại đây. 3- Mục đích của việc xây dựng Nhà tù Sơn La: Để giam cầm, đày ải chiến sỹ cách mạng. 4- Một số nhân vật lịch sử: Đồng chí Trường Chinh, Lê Duẩn, Nguyến Lương Bằng, Lê Thanh Nghị, Đặng Việt Châu, Văn Tiến Dũng, Xuân Thuỷ, Tô Hiệu, Lê Dức Thọ, Trần Huy Liệu... 5- Về cuộc sống của tù nhân: - Mỗi người một nắm cơm nháo nhoét lẫn trấu, sạn, với thức ăn là muối trắng. - Lao động khổ sai, nơi ở chật trội, bẩn thỉu, bệnh tật luôn rình rập, nhất là sốt rét vì vậy người tù thường hay đái ra máu, mắc bệnh thương hàn, ghẻ lở II- BÀI TẬP: (7') */ Bài 1: Kể chuyện về Bác Tô Hiệu, hát bài hát Hát dưới cây đào Tô Hiệu. Khâm phục, tự hào truyền thống của các lớp cha anh. Quyết tâm phấn đấu rèn luyện để trở thành con ngoan, trò giỏi. */ Bài 2: a/ Đập phá các di tích lịch sử. b/ Nhắc nhở mọi người giữ gìn, bảo vệ di tích lịch sử. c/ Bẻ cành cây, hái quả xung quanh di tích. d/ Giữ gìn sạch đẹp di tích. đ/ Tổ chức thăm quan tìm hiểu di tích lịch sử c- Củng cố, luyện tập: (3') - GV khái quát các nội dung cần cho HS nắm. d- Hướng dẫn HS tự học ở nhà: (2') - Ôn lại các nội dung kiến thức đã học trong năm. - Làm lại các bài tập ở các bài: c- tr 5; d,đ- tr 7; a,b- tr 11; b, c- tr 16; a- tr 22; c- tr 25; b, d- tr 31; a- tr 37; a,b- tr 42; d- tr 51; c- tr 54; đ- tr 56; d- tr 58.
Tài liệu đính kèm: