Giáo án Giáo dục công dân lớp 6 - Tiết 29: Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể , sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm (tiết 2)

Giáo án Giáo dục công dân lớp 6 - Tiết 29: Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể , sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm (tiết 2)

1. Kiến thức:

- Giúp HS hiểu những qui định của pháp luật về quyền được PL bảo hộ về tính mạng,thân thể, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm, hiểu đó là tài sản quý nhất của con người, cần phải giữ gìn và bảo vệ.

2. Kỹ năng:

- Biết bảo vệ mình khi có nguy cơ bị xâm phạm thân thể, danh dự, nhân phẩm. Không xâm hại đến người khác.

3. Thái độ:

- Có thái độ quí trọng tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của bản thân, đồng thời tôn trọng tính mạng,sức khoẻ, danh sự, nhân phẩm của người khác.

II.Đồ dùng dạy học:

 

doc 3 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1304Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân lớp 6 - Tiết 29: Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể , sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm (tiết 2)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 29/3/2011
Ngày giảng: 31/3/2011 6 B
Ngày giảng: 1/4/2011 6A
Tiết 29
Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể , sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm
(Tiêt 2)
I.Mục tiêu: 
1. Kiến thức: 
- Giúp HS hiểu những qui định của pháp luật về quyền được PL bảo hộ về tính mạng,thân thể, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm, hiểu đó là tài sản quý nhất của con người, cần phải giữ gìn và bảo vệ.
2. Kỹ năng: 
- Biết bảo vệ mình khi có nguy cơ bị xâm phạm thân thể, danh dự, nhân phẩm. Không xâm hại đến người khác.
3. Thái độ: 
- Có thái độ quí trọng tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của bản thân, đồng thời tôn trọng tính mạng,sức khoẻ, danh sự, nhân phẩm của người khác.
II.đồ dùng dạy học:	
- Hiến pháp 1992; Bộ luật hình sự 1999; Bảng phụ; Bộ tranh bài 16.
III.Phương pháp: 	
- Thảo luận nhóm, lớp.
- Xử lí tình huống.
- Xử dụng bài tập trắc nghiệm.
IV.Tổ chức giờ học:
1.ổn định tổ chức: (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ: 
3.Hoạt động khởi động:
* Mục tiêu: Kích thích t duy của học sinh
* Thời gian: (5 Phút)
* Cách tiến hành:
Quyền được pháp luật bảo hộ tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm”là gì?
Giới thiệu bài: 
Để hiểu được như thế nào là biết tôn trọn tính mạng, thân thể, sức khoẻ,danh dự và nhân phẩm của người khác và tự biết bảo vệ quyền của mình như thế nào. Tiết học hôm nay chúng ta cùng đi tìm hiểu tiếp phần còn lại của bài 16 “Quyền được pháp luật bảo hộ tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm”
1. Hoạt động 1: Tìm hiểu tình huống và trách nhiệm của công dân
* Mục tiêu: Giúp HS hiểu những qui định của pháp luật về quyền được PL bảo hộ về tính mạng,thân thể, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm, hiểu đó là tài sản quý nhất của con người, cần phải giữ gìn và bảo vệ.
* Thời gian: 19 Phút
* Đồ dùng: Hiến pháp 1992; Bộ luật hình sự 1999; Bảng phụ; Bộ tranh bài 16.
* Cách tiến hành:
Hoạt động của Gv & Hs
Nội dung
*Bước 1: Tình huống: ( BT b trong SGK)
Tuấn và Hải ngồi cạnh nhau. Do nghi ngờ Hải nói xấu mình, Tuấn đã chửi Hải và còn rủ anh trai đánh Hải.
Em hãy cho biết, ai là người vi phạm pháp luật? Vi phạm điều gì?
Anh trai Tuấn cũng vi phạm PL, không biết can ngăn em, mà còn tiếp tay cho em -> Em đã sai lại càng làm cho em sai thêm.
Theo em, Hải có thể có cách ứng xử như thế nào? cách nào là tốt nhất?
Khi thấy các hành vi như vậy chúng ta cần có cách ứng xử như thế nào?
Vậy chúng ta cần có trách nhiệm như thế nào đối với tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm của người khác?
Khi người khác xâm phạm đến quyền của mình ta cần phải làm gì?
* Bước 2: Tìm hiểu trách nhiệm của công dân
Khi bị người khác bắt nạt em sẽ làm như thế nào?
II . Nội dung bài học: 
-Tuấn vi phạm PL: Chửi và rủ anh đến đánh Hải ( lôi kéo người khác cùng phạm tội ) -> Xâm phạm tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm của Hải.
- Hải cần báo thầy cô, bố mẹ biết.
-> Phê phán, tố cáo để có hình thức ngăn chặn và sử lý kịp thời.
-> Phải biết tôn trọng tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm của người khác.
-> Cần phải biết bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình theo qui định của PL.
2- Trách nhiệm của công dân:
- Biết tôn trọng tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm của người khác.
- Biết tự bảo vệ quyền của mình. Đồng thời phê phán, tố cáo những việc làm sai trái với những qui định của PL.
* Kết luận: Trách nhiệm của công dân là biết tôn trọng tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm của người khác và biết tự bảo vệ quyền của mình. Đồng thời phê phán, tố cáo những việc làm sai trái với những qui định của PL.
2 Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh luyện tập
* Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã tìm hiểu tiết 1 và tiết 2 để làm bài tập
* Thời gian: 18 Phút
* Cách tiến hành:
HS đọc yêu cầu bài tập trong SGK – Tr 54.
- HS làm bài tập – HS nhận xét -> GV bổ xung.
HS đọc yêu cầu bài tập trong SGK – Tr 54.
- HS làm bài tập – HS nhận xét -> GV bổ xung.
Điều nào phù hợp với ý kiến của em?
*/ Tình huống: ( Bảng phụ )
Chị H được điều động đi làm công tác khác, vì không đủ năng lực hoàn thành công việc được giao. Chị H đã làm đơn tố cáo lên cấp trên rằng: Lãnh đạo cơ quan đã nhận hối lộ của người khác để thay người đó vào chỗ của mình. Khi cơ quan yêu cầu bằng chứng, chị H không có. Chị đã bị phạt vi phạm hành chính và còn bị đi tù.
Chị H bị phạt vi phạm hành chính và bị đi tù vì tội gì? Vì sao?
Đưa ra tình huống ->HS lên thể hiện -> GV nhận xét.
III- Luyện tập: 
1. Bài 1: ( c – SGK – Tr 54 )
- Chọn cách ứng xử: Hà tỏ thái độ phản đối nhóm con trai và báo cho bố mẹ, thầy cô biết -> Đó là cách ứng xử đúng, để kịp thời ngăn chặn hành vi vi phạm PL.
2. Bài 2: ( d – SGK – Tr 54 )
- ý đúng: 1,2,3.
- ý sai: 4.5.
3. Bài 3:
- Chị H bị phạt vi phạm hành chính và bị đi tù vì tội vu khống, vu cáo cho người khác làm ảnh hưởng đến danh dự và nhân phẩm của người khác.
* Kết luận: Vừa rồi chúng ta vừa tiến hành làm bài tập sgk để củng cố kiến thức cho nọi dung hai tiết
* Tổng kết và hướng dẫn về nhà: (2Phút)
- Học thuộc nội dung bài học ( SGK ).
- Làm bài tập đ trang 54.
- Chuẩn bị bài 17 ( SGK ).

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 29.doc