Giáo án Giáo dục công dân lớp 6 - Tiết 25: Quyền và nghĩa vụ học tập (tiết 1)

Giáo án Giáo dục công dân lớp 6 - Tiết 25: Quyền và nghĩa vụ học tập (tiết 1)

. Kiến thức:

- Hiểu ý nghĩa của việc học tập, nội dung và nghĩa vụ học tập của công dân, tầm quan trọng của học tập.

2. Kỹ năng:

- Tự giác mong muốn thực hiện tốt quyền học tập, yêu thích học tập, phấn đấu đạt kết quả cao.

3. Thái độ:

- Phân biệt được những biểu hiện đúng và không đúng trong việc thực hiện quyền và nhĩa vụ học tập, thực hiện đúng quy địch học tập.

 

doc 3 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1721Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân lớp 6 - Tiết 25: Quyền và nghĩa vụ học tập (tiết 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 2/3/2011
Ngày giảng: 3/3/2011 6 B
Ngày giảng: 4/3/2011 6A
Tiết 25
Quyền và nghĩa vụ học tập
(Tiết 1)
I.Mục tiêu: 
1. Kiến thức: 
- Hiểu ý nghĩa của việc học tập, nội dung và nghĩa vụ học tập của công dân, tầm quan trọng của học tập.
2. Kỹ năng: 
- Tự giác mong muốn thực hiện tốt quyền học tập, yêu thích học tập, phấn đấu đạt kết quả cao.
3. Thái độ: 
- Phân biệt được những biểu hiện đúng và không đúng trong việc thực hiện quyền và nhĩa vụ học tập, thực hiện đúng quy địch học tập.
II.đồ dùng dạy học:	
- Hiến pháp 1992 ( Điều 52).
- Luật bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em ( Điều 10).
- Luật giáo dục ( Điều 9).
- Luật phổ cập giáo dục tiểu học ( Điều 1).
- Những số liệu, sự kiện về quyền và ngghĩa vụ học tập.
- Những hình ảnh, tấm gương học tập tiêu biểu.
III.Phương pháp: 	
- Thảo luận nhóm, lớp.
- Xử lí tình huống.
- Xử dụng bài tập trắc nghiệm.
IV.Tổ chức giờ học:
1.ổn định tổ chức: (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ: 
3.Hoạt động khởi động: (1 Phút)
* Mục tiêu: Kích thích t duy của học sinh
* Thời gian: (5 Phút)
* Cách tiến hành:
Em hãy cho biết các quy định đi đường đối với người đi bộ ?
1. Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu truyện đọc
* Mục tiêu: Hiểu ý nghĩa của việc học tập, nội dung và nghĩa vụ học tập của công dân, tầm quan trọng của học tập
* Thời gian: 18 Phút
* Đồ dùng:
- Hiến pháp 1992 ( Điều 52).
- Luật bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em ( Điều 10).
- Luật giáo dục ( Điều 9).
* Cách tiến hành: 
Hoạt động của Gv & Hs
Nội dung
- HS đọc truyện trong SGK-> GV nhận xét.
Em hãy cho biết cuộc sống ở huyện đảo Cô tô trước đây như thế nào?
Hiện nay cuộc sống ở đảo Cô tô ra sao?
Điều điều đặc biệt trong sự đổi mới ở đảo Cô tô là gì?
Gia đình, nhà trường và xã hội đã làm gì để tất cả trẻ em ở đao Cô tô được đến trường đi học?
*/ Thảo luận:
Vì sao chúng ta phải học tập?
Chúng ta học tập để làm gì?
Nếu không hoc tập sẽ bị thiệt thòi như thế nào?
I- Tìm hiểu truyện: 
“ Quyền học tập của trẻ em ở huyện đảo Cô Tô”
*/ Đảo Cô tô:
+ Trước:
- Quần đảo hoang vắng
- Trẻ em không có điều kiện đi học.
- 1993- 1994 chỉ có 337 HS.
- Trình độ dân trí thấp.
+ Nay:
- Tất cả trẻ em đến tuổi đều được đi học.
- Trường học được xây dựng khang trang.
- Năm 2000- 2001 có 1250 HS.
- Chất lượng HT ngày càng cao.
- Hoàn thành chỉ tiêu chống mù chữ
- > Tạo điều kiện,được sự ủng hộ của các ban nghành, các thầy cô giáo nên Cô tô đã hoàn thành chỉ tiêu chống mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học.
- > Học để có kiến thức,để hiểu biết, đẻ phát triển toàn diện
- > Không học không có kiến thức, không hiểu biết cuộc sống sẽ gặp nhiều khó khăn
* Kết luận: Chúng ta vừa thảo luận xong phần đặt vấn đê
2. Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung bài học
* Mục tiêu: Hiểu ý nghĩa của việc học tập, nội dung và nghĩa vụ học tập của công dân, tầm quan trọng của học tập
* Thời gian: 18 Phút
* Cách tiến hành:
Vậy việc học tập có tầm quan trọng như thế nào đối với chúng ta?
Nhờ học tập chúng ta mới tiến bộ, mới trưởng thành, mới trở thành người có ích cho gia đình và xã hội.
Bản thân em đã cố gắng học tập chưa? Vì sao?
*/ Tình huống:
A là học sinh giỏi lớp 5. Bỗng dưng không thấy đi học nữa. Cô đến nhà thì thấy mẹ kế của A đang đánh và nguyền rủa A thậm tệ. Khi cô giáo hỏi lý do vì sao không cho A đi học thì được biết là nhà thiếu người bán hàng.
Em có nhận xét gì về sự việc trên? Nếu em là bạn của A em sẽ làm gì để A tiếp tục được đi học?
Giới thiệu các điều:
- 59 HP – 1992.
- 10 luật chăm sóc giáo dục trẻ em.
- 1 luật phổ cập giáo dục tiểu học.
Việc học tập của công dân được pháp luật nhà nước ta quy định như thế nào?
Mỗi công dân đều có quyền và nghĩa vụ học tập
Em hãy kể những hình thức học tập mà em biết?
- HS làm bài tập -> GV bổ xung.
Đưa ra tình huống bố mẹ bắt ở nhà không cho con đi học.
- HS lên thực hiện – HS nhận xét -> GV bổ
II- Nội dung bài học
1- Việc học tập đối với mỗi người là vô cùng quan trọng. Có học tập mới có kiến thức, có hiểu biết,được phát triển toàn diện, trở thành người có ích cho gia đình và xã hội.
- Việc làm trên của mẹ kế bạn A là vi phạm quyền học tập của trẻ em (vi phạm quyền bảo vệ).
- Em sẽ nhờ cơ quan có thẩm quyền giúp đỡ.
2- Quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ học tập của công dân:
- Học tập là quyền và nghĩa vụ của công dân.
+ Công dân có quyền học không hạn chế, học bằng nhiều hình thức.
+ Công dân có nghĩa vụ hoàn thành bậc giáo dục tiểu học, gia đình tạo điều kiện cho trẻ em được đi học.
*/ Bài tập: (5’)
- Học theo lớp bổ túc.
- Vừa học vừa làm.
- Học qua sách vở, qua bạn bè.
- Học trên chương trình dạy học từ xa.
- Học theo lớp học tại chức.
*/ Sắm vai:
- Học sinh lên thực hiện.
- HS nhận xét.
* Kết luận: Vừa rồi chúng ta vừa tìm hiểu Việc học tập đối với mỗi người là vô cùng quan trọng và quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ học tập của công dân
* Tổng kết và hướng dẫn về nhà: 2 Phút
- Học thuộc nội dung bài học 1, 2 trong SGK.
- Làm bài tập b trang 52.
- Tìm các tấm gương HT tiêu biểu.
- Chuẩn bị phần còn lại cho tiết sau.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 25.doc