Giáo án GDCD Lớp 7 - Học kỳ II - Năm học 2010-2011

Giáo án GDCD Lớp 7 - Học kỳ II - Năm học 2010-2011

A. Mục tiêu bài học:

 1.Kiến thức :

- Giúp HS hiểu nội dung sống và làm việc có kế hoạch; ý nghĩa của việc sống và làm việc có kế hoạch đối với hiệu quả công việc, đối với việc thực hiện dự định, ước mơ của bản thân và đối với yêu cầu của người lao động trong giai đoạn CNH, HĐH.

 2, Kỹ năng:

ự- Nhận xét, đánh giá về kế hoạch làm việc của HS hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng và kỹ năng điều chỉnh, tự đánh giá kết quả hoạt động theo kế hoạch.

- Bước đầu biết XD kế hoạch làm việc hợp lý.

3, Giáo dục :

- HS có ý chí, nghị lực, quyết tâm xây d ng kế hoạch sống và làm việc. Có nhu cầu sống và làm việc có kế hoạch, đồng thời biết phê phán lối sống tuỳ tiện ở những người xung quanh

B. Phương tiện-tài liệu:

- GV: Tình huống, gương về sống và làm việc có kế hoạch.

- HS: Bảng kế hoạch cá nhân.

C. Tiến trình bài dạy:

1. Ổn địnhtổ chức lớp :(1 )

2. Kiểm tra:(4)

- HS trình bày bảng kế hoạch cá nhân trong tuần.?

3. Bài mới :

*Giới thiệu bài:(2)

- Thế nào là làm việc có kế hoạch. Tác dụng của sống và làm việc có kế hoạch như thế nào ?Bản thân chúng ta phải có trách nhiệm như thế nào ? Bài hôm nay .

*Nội dung ghi bảng:

 

doc 51 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 383Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án GDCD Lớp 7 - Học kỳ II - Năm học 2010-2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Học kì II
Ngày dạy: 5 / 1 / 2011
Tiết19: 
Bài 12: Sống và làm việc có kế hoạch 
I. Mục tiêu bài học :
1, Kiến thức:
 - Giúp HS biết nội dung cơ bản và yêu cầu cần đạt khi thiết kế của một bản kế hoạch; 
2, Kỹ năng: 
- Nhận xét, đánh giá về kế hoạch làm việc của HS hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng và kỹ năng điều chỉnh, tự đánh giá kết quả hoạt động theo kế hoạch.
- Bước đầu biết XD kế hoạch làm việc hợp lý.
3, Giáo dục :
- HS có ý chí, nghị lực, quyết tâm xây dựng kế hoạch sống và làm việc. Có nhu cầu sống và làm việc có kế hoạch, đồng thời biết phê phán lối sống tuỳ tiện ở những người xung quanh
II. Phương tiện – tài liệu :
- GV: Giấy khổ lớn, bút dạ, máy chiếu.
- HS: -Đọc trước bài ở nhà.
III. Hoạt động dạy và học 
1.ổn định tổ chức lớp (1’)
2. Kiểm tra (1’)- Vở ghi, SGKcủa HS
3. Bài mới :
*Giới thiệu bài:(3’)
- GV đưa tình huống (lên máy chiếu):
	“ Cơm trưa mẹ đã dọn nhưng vẫn chưa thấy An về mặc dù giờ tan học đã lâu. An về nhà với lý do mượn sách của bạn để làm bài tập. Cả nhà đang nghỉ trưa thì An ăn cơm xong, vội vàng nhặt mấy quyển vở trong đống vở lộn xộn để đi học thêm. Bữa cơm tối cả nhà sốt ruột đợi An. An về muộn với lý do sinh nhật bạn. Không ăn cơm, An đi ngủ và dặn mẹ: “ Sáng mai gọi con dậy sớm để xem đá bóng và làm bài tập”.
? Những câu từ nào chỉ về việc làm của An hàng ngày?
? Những hành vi đó nói lên điều gì?
GV nhận xét và bổ sung: Để mọi việc được thực hiện đầy đủ, có hiệu quả, có chất lượng chúng ta cần xây dựng cho mình kế hoạch làm việc. Kế hoạch đó chúng ta xây dựng như thế nào chúng ta cần tìm hiểu qua bài học hôm nay.
* Nội dung bài giảng 
Các hoạt động của GV-HS
Thời gian
Nội dung ghi bảng 
*HĐ1: Thông tin
Thảo luận nhóm
- GV treo bảng kế hoạch đã kẻ ra giấy khổ to treo lên bảng:
 N1,2. Em có nhận xét gì về thời gian biểu hàng tuần của bạn Hải Bình ?
(Cột dọc, cột ngang, thời gian tiến hành công việc, nội dung có hợp lí không)?
- Kế hoạch chưa hợp lí và thiếu:
+ Thời gian hàng ngày từ 11h30’đ 14h và từ 17h đ 19h.
+ Chưa thể hiện lao động giúp gia đình.
+ Thiếu ăn ngủ, thể dục, đi học.
+ Xem ti vi nhiều quá không?.
N3,4:
?Em có nhận xét gì về tính cách của bạn Hải Bình?
+ Chú ý chi tiết mở đầu của bài viết : "Ngay sau ngày khai giảng...."
* Tính cách bạn Hải Bình:
- ý thức tự giác.
- ý thức tự chủ.
- Chủ động làm việc.
N5, 6:
? Với cách làm việc như bạn Hải Bình sẽ đem lại kết quả gì?
* Kết quả:
- Chủ động trong công việc.
- Không lãng phí thời gian.
- Hoàn thành công việc đến nơi đến chốn và có hiệu quả, không bỏ sót công việc.
- Các nhóm trình bày ý kiến thảo luận.
- GV nhận xét, kết luận: Không nhất thiết phải ghi tất cả công việc thường ngày đã cố định, có nội dung lặp đi, lặp lại, vì những công việc đó đã diễn ra thường xuyên, thành thói quen vào những ngày giờ ổn định
- GV treo lên bảng kế hoạch của bạn Vân Anh.
- HS quan sát, ghi ý kiến vào phiếu học tập.
- GV đặt câu hỏi (đèn chiếu)
? Em có nhận xét gì về kế hoạch của bạn Vân Anh?
? So sánh kế hoạch của hai bạn.
- HS trình bày ý kiến cá nhân.
- GV nhận xét, kết luận: kế hoạch của Vân Anh đày đủ hơn, tuy nhiên lại quá dài.
- GV treo bảng kế hoạch ra giấy khổ to để HS quan sát.
- GV phân tích bảng kế hoạch.
20’
15’
I. Thông tin
1. Tìm hiểu các chi tiết trong bản kế hoạch.
- Cột dọc là thời gian từng buổi trong ngày và các ngày trong tuần.
- Hàng ngang là công việc trong một ngày.
- Nội dung: Học tập, tự học, hoạt động cá nhân, nghỉ ngơi giải trí.
2. Yêu cầu của bản kế hoạch (ngày, tuần).
- Có đủ thứ, ngày trong tuần
- Thời gian cần chi tiết cho rõ công việc trong mỗi ngày
- Nội dung công việc cần cân đối, toàn diện (5h sáng-23h hàng ngày; đầy đủ, cân đối giữa HT, nghỉ ngơi, lao động giúp GĐ, học ở trường, tự học, sinh hoạt tạp thể, XH )
- Không quá dài, phải dễ nhớ
* Nhận xét:
- Nội dung đầy đủ, cân đối, quá chi tiết.
*, So sánh: 
Hải Bình
- Thiếu ngày, dài, khó nhớ.
- Ghi công việc cố định lặp đi lặp lại.
Vân Anh
- Cân đối, hợp lí, toàn diện.
- Đầy đủ, cụ thể, chi tiết.
 =>Tồn tại: Cả hai bản còn quá dài, khó nhớ.
4. Củng cố: (3’)
H quan sát phân tích với sự HD của GV về 1 bản KH hợp lý:
 Buổi
Thứ/ngày
Sáng
Chiều
Tối
Thứ 2
Ngày...
Thứ 3
Ngày...
Chuẩn bị kiểm tra môn GDCD
Học lớp nhạc
(14-16h)
Thứ 4
Ngày...
Thứ 5
Ngày...
Học tin học 15-17 h
Ôn tập Văn, Địa lý
Thứ 6
Ngày...
- Thi Văn (tiết 3)
- Kiểm tra Địa tiết 4
Học Toán ở trường (14-16h30)
Xem tường thuật bóng đá quốc tế
Thứ 7
Ngày...
Sinh hoạt CLB Văn nghệ
(146-18h)
 CN
Ngày...
Dự sinh nhật bạn Hùng
16h30 dọn nhà và tổng VS khu tập thể
19h di thăm thầy giáo cũ cùng các bạn...
- GV: Từ ưu nhược điểm của hai bản kế hoạch, chúng ta có thể đưa ra phương án nào để tránh các nhược điểm trên?
5.HD học bài:(2’)
- Tự lập bảng kế hoạch công việc của cá nhân trong tuần.
Ngày dạy:12 / 1 /2011
Tiết 20: Bài 12: Sống và làm việc có kế hoạch 
A. Mục tiêu bài học:
 1.Kiến thức :
- Giúp HS hiểu nội dung sống và làm việc có kế hoạch; ý nghĩa của việc sống và làm việc có kế hoạch đối với hiệu quả công việc, đối với việc thực hiện dự định, ước mơ của bản thân và đối với yêu cầu của người lao động trong giai đoạn CNH, HĐH.
 2, Kỹ năng: 
ự- Nhận xét, đánh giá về kế hoạch làm việc của HS hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng và kỹ năng điều chỉnh, tự đánh giá kết quả hoạt động theo kế hoạch.
- Bước đầu biết XD kế hoạch làm việc hợp lý.
3, Giáo dục :
- HS có ý chí, nghị lực, quyết tâm xây d ng kế hoạch sống và làm việc. Có nhu cầu sống và làm việc có kế hoạch, đồng thời biết phê phán lối sống tuỳ tiện ở những người xung quanh
B. Phương tiện-tài liệu: 
- GV: Tình huống, gương về sống và làm việc có kế hoạch.
- HS: Bảng kế hoạch cá nhân.
C. Tiến trình bài dạy:
1. ổn địnhtổ chức lớp :(1’ )
2. Kiểm tra:(4’)
- HS trình bày bảng kế hoạch cá nhân trong tuần.?
3. Bài mới :
*Giới thiệu bài:(2’)
- Thế nào là làm việc có kế hoạch. Tác dụng của sống và làm việc có kế hoạch như thế nào ?Bản thân chúng ta phải có trách nhiệm như thế nào ? Bài hôm nay ...
*Nội dung ghi bảng:
Hoạt động của thầy và trò
Thời gian
Nội dung ghi bảng
- HS thảo luận cá nhân:
? Những điều có lợi khi làm việc có kế hoạch và có hại khi làm việc không có kế hoạch?
* ích lợi:
- Rèn luyện ý chí, nghị lực.
- Rèn luyện tính kỷ luật, kiên trì.
- kết quả rèn luyện, học tập tốt.
- Thầy cô, cha mẹ yêu quý.
* Làm việc không có kế hoạch có hại:
- ảnh hưởng đến người khác.
- Việc làm tuỳ tiện.
- Kết quả kém.
- GV liên hệ đến bạn Phi Hùng trong bài tập b.
? Trong quá trình lập và thực hiện kế hoạch chúng ta sẽ gặp những khó khăn gì?
- Tự kiềm chế hứng thú, ham muốn.
- Đấu tranh với cám dỗ bên ngoài.
? Bản thân em làm tốt việc này chưa?
- HS trả lời - bổ sung
- GV nhận xét, bổ sung: Làm việc có kế hoạch sẽ ích lợi hơn, rèn luyện được ý chú, nghị lực, từ đó học tập và rèn luyện có kết quả cao hơn và các em sẽ được mọi người yêu quý, đồng thời có thời gian tốt đẹp hơn.
Hoạt động 2:Nội dung bài học.
? Thế nào là sống và làm việc có kế hoạch
? Nêu yêu cầu của một bản kế hoạch 
? Tác dụng của làm việc có kế hoạch.
? Trách nhiệm của bản thân khi thực hiện kế hoạch:
- HS trả lời ý kiến thảo luận.
GV nhận xét, kết luận.
- 2 HS đọc bài học ở SGK
Hoạt động 3: Bài tập 
- HS nêu kế hoạch bài tập d đã làm ở nhà, nhận xét
? Khi lập kế hoạch, em có cần trao đổi ý kiến với bố mẹ hoặc những người khác trong gia đình không ? Vì sao ?
- Giải thích câu:
“ Việc hôm nay chớ để ngày mai” -> Quyết tâm, tránh lãng phí thời gian, đúng hẹn với bản thân, mọi người, làm đúng kế hoạch đề ra. 
8’
10’
15’
II, Nội dung bài học 
1, Sống và làm việc có kế hoạch là:
- Biết xác định nhiệm vụ, sắp xếp công việc hàng ngày, hàng tuần một cách hợp lý để mọi việc thực hiện được một cách đầy đủ có chất lượng, hiệu quả cao
2. Yêu cầu đối với một bản kế hoạch-
- Đảm bảo cân đối các nhiệm vụ : Rèn luện , học tập ,lao động , hoạt động, nghỉ nghơi, giúp đỡ gia đình 
3, Tác dụng:
- Giúp chúng ta chủ động, tiết kiệm thời gian, cô
ng sức.
- Đạt kết quả cao trong công việc.
- Không cản trở, ảnh hưởng đến người khác.
4, Trách nhiệm của bản thân:
- Vượt khó, kiên trì, sáng tạo.
- Làm việc theo kế hoạch, biết điều chỉnh kế hoạch khi cần thiết.
III.Bài tập 
4 Củng cố:(4’)
- HS chơi trò chơi, đóng vai.
+ Tình huống 1: Bạn Hà cẩu thả, tuỳ tiện, tác phong luộm thuộm, không có kế hoạch, kết quả học tập kém.
+ Tình huống 2: Bạn Minh cẩn thận, chu đáo, làm việc có kế hoạch, kết quả học tập tốt, được mọi người yêu mến.
- Mỗi nhóm 3HS tự thảo luận và chơi đóng vai.
- GV nhận xét, ghi điểm. GV đưa gương về sống, làm việc có kế hoạch: Trương Quế Chi.
- GV kết luận: Sống và làm việc có kế hoạch có ý nghĩa to lớn trong cuộc sống của mỗi người. Trong thời đại KH-CN phát triển cao thì sống và làm việc có kế hoạch là một yêu cầu không thể thiếu được đối với người lao động. HS chúng ta phải học tập, rèn luyện thói quen phải làm việc có khoa học để đạt kết quả tốt trong học tập xứng đáng là người con ngoan trò giỏi.
5. HD học bài:(1’)
- Làm BT còn lại; lập kế hoạch hàng tuần cho bản thân-> đánh giá việc thực hiện 
- Lớp suy nghĩ lập kế hoạch Tập trò chơi dân gian cho cả lớp trong tháng 2 -2009.
- Chuẩn bị bài 13 - Sưu tầm tranh ảnh nội dung về quyền được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục của trẻ em Việt Nam
Ngày dạy: 19 / 1 / 2011
Tiết 21- Bài 13: Quyền được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục của trẻ em việt nam
I. Mục tiêu bài học:
1, Kiến thức:
- Giúp HS biết được một số quyền cơ bản và bổn phận của trẻ em Việt Nam, hiểu được vì sao phải thực hiện tốt các quyền và bổn phận đó.
2, Kỹ năng: 
- Nhận xét, đánh giá về một số quyền cơ bản và bổn phận của trẻ em , tự hiểu được vì sao phải thực hiện tốt các quyền và bổn phận đó..
 3. Giáo dục 
- Giáo dục HS biết ơn sự quan tâm chăm sóc, giáo dục của xã hội và gia đình; phê phán, đấu tranh với các hành vi vi phạm quyền trẻ em và không thực hiện đúng với bổn phận của mình
II, Phương tiện - tài liệu 
. GV: Hiến pháp 1992, Bộ luật dân sự, Luật bảo vệ, Chăm sóc và giáo dục trẻ em, Luật giáo dục.
- Tranh ảnh, đèn chiếu.
- HS: Tranh ảnh.
II. Hoạt động dạy và học:
1. ổn định tổ chức lớp (1’) : 
2. Kiểm tra (4’)
-Thế nào là sống và làm việc có kế hoạch? ý nghĩa?
-Trách nhiệm của bản thân em khi thực hiện kế hoạch?
3. Bài mới:
*Giới thiệu bài (2’)
- Để giúp các em biết được một số quyền cơ bản và bổn phận của trẻ em Việt Nam, hiểu được vì sao phải thực hiện tốt các quyền và bổn phận đó... Bài hôm nay ...
*Nội dung bài giảng
Các hoạt động của GV- HS
Thời gian
N ... Kiến thức:
- Nhiệm vụ và quyền hạn của từng cơ quan nhà nước cấp cơ sở (UBND, HĐND xã (Phường, thị trấn)).
2. Kỹ năng
- Giúp và giáo dục HS biết thủ tục, yêu cầu đến chính quyền địa phương để giải quyết những công việc của cá nhân hay gia đình như cấp, sao giấy khai sinh, đăng kí hộ khẩu. Tôn trọng và giúp đỡ cán bộ địa phương thi hành công vụ.
3. Thái độ :
- Hình thành ở HS tính thực tiễn, năng động, tự tin .
- Có ý thức tôn trọng giữ gìn an ninh, trật tự công cộng và an toàn xã hội ở địa phương.
II. Phương tiện-tài liệu:
- GV: Soạn bài, SGV, BTTH, STKTPL, hình ảnh về hoạt động của UBND, HĐND.
- HS: Đọc trước bài ở nhà, làm BT.
III. Hoạt động dạy và học 
1.ổn định tổ chức lớp(1’) 
2. Kiểm tra (4 ) 
? Bộ máy nhà nước cấp cơ sở gồm có những cơ quan nào? Cơ quan nào là cơ quan quyền lực? Cơ quan nào là cơ quan hành chính? Các cơ quan đó do ai bầu ra?
- Chữa bài tập a.
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài :(2’) 
- Bộ máy nhà nước cấp cơ sở gồm những cơ quan nào? Cơ quan nào là cơ quan quyền lực, cơ quan nào là cơ quan hành chính? Khi gia đình (Cá nhân) chúng ta có việc cần giải quyết: Làm (Sao) giấy khai sinh, xin xác nhậ hồ sơ lý lịch, xác nhận hồ sơ xin vay vốn ngân hàng,... thì chúng ta đến đâu làm?
GV: Để hiểu rõ nhiệm vụ và quyền hạn của bộ máy nhà nước cấp cơ sở chúng ta học bài hôm nay.
*Nội dung bài giảng
Các hoạt động của GV và HS
Thời gian
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Nội dung bài học 
- Gọi HS đọc thông tin SGK
? UBND có nhiệm vụ gì?
- HS làm bài tập: Xác định nhiệm vụ, quyền hạn nào sau đây thuộc về HĐND và UBND thị trấn:
1. Quyết định chủ trương biện pháp xây dựng và phát triển địa phương.
2. Giám sát thực hiện nghị định của HĐND.
3. Thực hiện chính sách dân tộc, tôn giáo địa phương.
Quản lý hành chính địa phương.
Tuyên truyền giáo dục pháp luật.
Thực hiện nghĩa vụ quân sự.
Bảo vệ tự do bình đẵng.
Thi hành pháp luật.
Phòng chống tệ nạn xã hội.
- HS trình bày, GV nhận xét ghi điểm.
? Trách nhiệm của công dân đối với bộ máy nhà nước cấp cơ sở?
- HS trả lời, GV nhận xét.
Hoạt động2 : Bài tập 
- HS làm bài tập trên phiếu.
1. Bạn An kể tên các cơ quan nhà nước cấp cơ sở như sau:
HĐND xã.
UBND xã.
Công an xã.
Trạm y tế xã.
Ban văn hoá xã.
f, Đoàn TNCS HCM xã.
g, Mặt trận Tổ quốc xã.
h,HTX nông nghiệp.
i.Hội cựu chiến binh.
k,Trạm bơm.
- Theo em, ý nào đúng?
2. Bạn An 12 tuổi đi xe máy phân khối lớn, rủ bạn đua xe, lạng lách, đánh võng, bị CSGT huyện bắt giữ. Gia đình An đã nhờ ông Chủ tịch xã bảo lãnh và để UBND xã xử lý.
a. Việc làm của gia đình An đúng hay sai?
b. Vi phạm của An xử lý thế nào?
 18’
 15’
II. Nội dung bài học 
c.Nhiệm vụ của UBND.
- Chấp hành nghị quyết của HĐND.
- Quản lý NN ở địa phương.
- Tuyên truyền GD pháp luật.
- Đảm bảo an ninh trật tự an toàn xã hội
- Phòng chống thiên tai, bảo vệ tài sản.
- Chống tham nhũng và tệ nạn XH.
d.Trách nhiệm công dân:
- Tôn trọng và bảo vệ.
- Làm tròn trách nhiệm và nghĩa vụ đối với nhà nước.
- Chấp hành nghiêm chỉnh quy định của pháp luật.
Quy định của chính quyền địa phương.
III. Bài tập 
- Đáp án: a, b, c, d, e.
- HS thảo luận nhóm, tự do trình bày ý kiến.
4. Củng cố(4’)
* Những hành vi nào sau đây góp phần xây dựng nơi em ở?
1. Chăm chỉ học tập.
2. Chăm chỉ lao động.
3. Giữ gìn môi trường.
Tham gia nghĩa vụ quân sự khi đủ tuổi.
Phòng chống tệ nạn xã hội.
Học sinh trả lời, GV nhận xét.
* HS chơi trò chơi: Sắm vai tình huống xảy ra ở điạ phương.
GV kết luận: HĐND và UBND là cơ quan nhà nước cấp cơ sở trong hệ thống bộ máy nhà nước. Nhà nước của dân, do dân, vì dân. Với chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của mình, các cơ quan cấp cơ sở thực hiện tốt đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước để mang lại cuộc sống tốt đẹp hơn cho nhân dân. Với ý nghĩa đó chúng ta phải chống lại những thói quan liêu, hách dịch, cửa quyền, tham nhũng của một số quan chức địa phương để phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động. Như vậy chúng ta đã góp phần nhỏ bé vào công việc đổi mới của quê hương.
5. Hướng dẫn học ở nhà:(1’)
- Học bài.
- BT: Tìm hiểu gương cán bộ giỏi ở địa phương.
Ngày dạy: 20 / 4 / 2011
Tiết 33: ôn tập học kì II 
I.Mục tiêu bài học 
1.Kiến thức: HS nắm được những kiến thức cơ bản một cách có hệ thống những nội dung đã học trong HKII
2.Kỹ năng: Rèn kĩ năng tổng hợp, kĩ năng trình bày vấn đề
3.Giáo dục: HS ý thức ôn tập để đạt điểm cao trong kỳ thi
II.Phương tiện –Tài liệu
- GV:Chuẩn bị một số câu hỏi + Một số bài tập
- HS: Chuẩn bị ôn tập
III. Hoạt động dạy và học
1.ổn định tổ chức lớp (1’)
2.Kiểm tra: Không
3.Bài mới: GV khái quát nội dung ->Vào bài
* Giới thiệu bài(2’):
 Để giúp các em nắm được những kiến thức cơ bản một cách có hệ thống những nội dung đã học trong HKII. Hôm nay...
* Nội dung bài giảng
Các hoạt động của GV-HS
thời gian
Nội dung ghi bảng
-GV chuẩn bị một số câu hỏi
-GV đọc câu hỏi
-HS chép câu hỏi vào vở
-GV hướng dẫn HS làm đề cương ôn tập
-GV giải đáp thắc mắc của HS( Nếu có)
-HS làm đề cương vào vở
-GV chuẩn bị một số dạng bài tập ra bảng phụ
-Gọi HS lên làm
-HS dưới lớp cùng làm và nhận xét
-GV chữa bài cho điểm
13’
20’
I. Lý thuyết
Câu 1: Thế nào là sống và làm việc có kế hoạch? Yêu cầu đối với 1 bản kế hoạch? Nêu tác dụng?
Câu 2: Nêu các quyền và bổn phận của trẻ em?
Câu 3: Thế nào là môi trường? Tài nguyên thiên nhiên? Vai trò?
Câu 4: Các biện pháp bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên?
Câu 5: Thế nào là di sản văn hoá? ý nghĩa của việc bảo vệ di sản văn hoá?
Câu 6: Thế nào là tôn sư trọng đạo?Liên hệ bản thân em đã thể hiện sự tôn sư trọng đạo như thế nào
Câu 7: Đoàn kết tương trợ là gì? Hãy tìm những biểu hiện của sự đoàn kết tương trợ
Câu 8: Thế nào là tín ngưỡng, tôn giáo? Trách nhiệm của HS ntn trong việc bảo vệ tín ngưỡng, tôn giáo?
Câu 9: Thế nào là nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa VN? Do ai lãnh đạo?
Câu 10: Vẽ sơ đồ phân công bộ máy nhà nước?
Câu 11: Vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước cấp cơ sở và nêu nhiệm vụ của từng cơ quan?
Câu 12: Bài tập sgk
II, HS làm đề cương
4.Củng cố: (3’)
-GV khái quát lại kiến thức và hướng dẫn học HS học
5.Hướng dẫn về nhà: (2’)
- Hoàn thành đề cương và học theo đề cương
-Làm một số bài tập 
Ngày dạy:8/5/2010
Tiết 34:
Kiểm tra học kì II
I.Mục tiêu bài học
1.Kiến thức: Nhằm kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS trong học kỳ II
2.Kỹ năng: Rèn kỹ năng làm bài khoa học và cẩn thận 
3.Giáo dục: ý thức trung thực, tự giác trong quá trình làm bài thi 
II.Phương tiện- Tài liệu:
- Đề bài và đồ dùng học tập
III. Hoạt động dạy và học
1.ổn định tổ chức lớp: Kiểm tra sĩ số
2.Kiểm tra: Không
3.Bài mới
Đề bài 
Câu 1: (3 điểm)
 Em hãy cho biết ý nghĩa của việc bảo vệ di sản văn hóa? Hãy kể tên 4 di sản văn hoá vật thể và 4 di sản văn hoá phi vật thể của VN mà em biết?
Câu 2: (2 điểm)
 Tại sao nói nhà nước ta là nhà nước của dân, do dân và vì dân? Nước ta đổi tên là nhà nước CH XH CN VN vào ngày tháng năm nào?
Câu 3: ( 2 điểm)
 Em hãy nêu một số nhận xét về tình hình ô nhiễm môi trường nơi em ở và đề xuất những biện pháp nhằm bảo vệ, giữ gìn môi trường trong sạch?
Câu 4: (3 điểm)
 Cho tình huống sau: 
	“ở gần nhà Thu có một người chuyên làm nghề bói toán. Mẹ Thu cũng thỉnh thoảng sang xem bói. Thu can ngăn nhưng mẹ Thu cho rằng đó là quyền tự do tín ngưỡng của mỗi người khuyên Thu không nên can thiệp vào”
a, Theo em mẹ Thu nghĩ như vậy có đúng không? Vì sao?
b, Nếu em là Thu em sẽ làm gì?
đáp án
Câu 1 (3đ)
- Nêu đúng ý nghĩa SGK(2đ)
- 4 di sản văn hoá phi vật thể: Nhã nhạc cung đình Huế, dân ca quan họ BN, Truyện Kiều, lễ hội đền Hùng(0.5đ)
- 4 di sản văn hoá vật thể: Cố đô Huế, phố cổ Hội An, trống đồng Đông Sơn, hoàng thành HN(0.5đ)
Câu 2: (2 đ)
- Vì nhà nước là thành quả CM, của nhân dân, do dân lập ra, và hoạt động vì lợi ích của nhân dân(1đ)
- Nước ta đổi tên là nước CHXHCNVN ngày 2/7/1976(1đ)
Câu 3: (2đ)
- HS nhận xét đúng về tình hình ô nhiễm môi trường nơi em ở(1đ)
- Đề xuất được 3 biện pháp đúng (1đ)
Câu 4:(3 đ)
a. – Mẹ Thu nghĩ như vậy là sai(0.5đ)
 - Vì bói toán là một biểu hiện mê tín dị đoan chứ không phải là tự do tín ngưỡng, pháp luật nghiêm cấm(0.5đ)
 - Mỗi người chúng ta cần có trách nhiệm chống lại những việc làm sai pháp luật đó(0.5đ)
b. Nếu là Thu em sẽ:
 - Giải thích cho mẹ hiểu tác hại của mê tín dị đoan(0.5đ)
 - Vận động gia đình, người thân khuyên giải mẹ (0.5đ)
 - Báo với chính quyền địa phương can thiệp xử lí người hành nghề bói toán(0.5đ)
4.Củng cố:(3’)
- GV khái quát lại kiến thức và hướng dẫn học HS học
5.HDhọc bài (1’): 
-Làm một số bài tập 
Ngày dạy:12/5/2010
Tiết 35: 
Thực hành, ngoại khoá
các vấn đề của địa phương và các nội dung đã học.
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
- Củng cố và bổ sung những hiểu biết của HS về bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên, về quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo, về bộ máy nhà nước.
2. Kỹ năng
- HS nhận biết được những hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường thiên nhiên, về quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo.
3. Giáo dục
- Hình thành ở HS thái độ tích cực như yêu quý môi trường, tài nguyên thiên nhiên, tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng cảu người khác, tôn trọng và giúp đỡ cán bộ địa phương làm nhiệm vụ. đồng thời giúp HS biết phản đối việc làm sai, làm ô nhiễm, phá hoại môi trường, lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng để làm điều sai trái: Bói toán, phù phép, lợi dụng quyền hành để tham ô tài sản nhà nước.
II. Phương tiện – Tài liệu 
-. GV: Giấy khổ to, bút, băng dính.
- HS: Gương cán bộ giỏi ở địa phương.
III. Hoạt động dạy và học
1. ổn định tổ chức lớp(1’)
2. Kiểm tra 
HS1: Nêu nhiệm vụ và quyền hạn của HĐND, UBND ở địa phương.
HS2: Thái độ và trách nhiệm cuẩ chúng ta đối với bộ máy nhà nước cấp cơ sở.
GV nhận xét, ghi điểm.
3. Bài mới:
*Giới thiệu bài: (2’)Chúng ta được học và biêt về môi trường và tài nguyên thiên, về tự do tín ngưỡng và về bộ máy nhà nước. Hôm nay cô cùng các em ôn lại các kiến thức đó và tìm hiểu thực tế địa phương về các vấn đề này.
*Nội dung bài giảng: 
Các hoạt động của GV-HS
thời gian
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Hoạt động nhóm 
- HS thảo luận theo nhóm tổ.
Hoạt động 2: HS trình bày trước lớp
- N1,3 : Câu 1
- N2,4 : Câu 2
- Các nhóm nhận xét chéo, GV kết luận 
20’
13’
I. Lý thuyết 
1. Vấn đề bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên ở địa phương em hiện nay như thế nào?
2.Vấn đề tự do tín ngưỡng ở địa phương em hiện nay như thế nào?
II, Trình bày trước lớp 
4.Củng cố:(3’)
- GV khái quát lại kiến thức và hướng dẫn học HS học
5.HDhọc bài (2’): 
-Làm một số bài tập 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an GDCD 7 ki II.doc