Giáo án Địa lý Lớp 8 - Tiết 47, Bài 40: Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ - Năm học 2009-2010 - Võ Thanh Khiết

Giáo án Địa lý Lớp 8 - Tiết 47, Bài 40: Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ - Năm học 2009-2010 - Võ Thanh Khiết

A. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Xác định được trên bản đồ vị trí và phạm vi lãnh thổ của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ. Đây là miền địa đầu phía bắc Tổ quốc, tiếp giáp với khu ngoại chí tuyến và á nhiệt đới phía Nam Trung Quốc.

- Nắm được các đặc điểm nổi bật về địa lý tự nhiên của miền:

+ Có mùa đông lạnh và kéo dài nhất cả nước.

+ Địa hình đồi núi thấp với các cánh cung .

+ Tài nguyên phong phú đa dạng được khai thác mạnh.

2. Kĩ năng:

Rèn luyện kĩ năng đọc lược đồ tự nhiên, lát cắt, phân tích mối quan hệ giữa các nhân tố tự nhiên.

3. Thái độ: Hiểu biết về các miền địa lý tự nhiên nước ta.

B.Phương pháp:

 - Thảo luận nhóm.

- Đàm thoại vấn đáp.

C.Chuẩn bị:

1. Giáo viên

- Bản đồ tự nhiên Việt Nam.

- Bản đồ tự nhiên MB -ĐBBB

- Một số thắng cảnh du lịch: Vịnh hạ Long, hồ ba Bể, Hoa Lư, Đồ Sơn, một số vườn quốc gia với các hệ sinh thái đặc trưng và các sinh vật quý hiếm.

2. Học sinh: Soạn bài

D. Tiến trình lên lớp:

I. Ổn định:

II.Bài cũ:

III.Bài mới:

1. Đặt vấn đề:

Thiên nhiên nước ta phân hóa rất đa dạng và phức tạp đã phân thành các miền địa lý với các đặc điểm tự nhiên khác nhau, trong đó miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ nổi bật lên với vị trí địa lí giáp vùng á nhiệt đới Hoa Nam, khí hậu lạnh nhất cả nước, địa hình cánh cung phổ biến và là vùng có nguồn TN giàu có. Vậy những đặc điểm đó được thể hiện như thế nào, chúng ta sẽ tìm hiểu bài hôm nay.

 

doc 2 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 422Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lý Lớp 8 - Tiết 47, Bài 40: Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ - Năm học 2009-2010 - Võ Thanh Khiết", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 47. Bài 41. MIỀN BẮC VÀ ĐÔNG BẮC BẮC BỘ
NS: 23/4/2010	ND: 26/4/2010
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Xác định được trên bản đồ vị trí và phạm vi lãnh thổ của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ. Đây là miền địa đầu phía bắc Tổ quốc, tiếp giáp với khu ngoại chí tuyến và á nhiệt đới phía Nam Trung Quốc.
- Nắm được các đặc điểm nổi bật về địa lý tự nhiên của miền:
+ Có mùa đông lạnh và kéo dài nhất cả nước.
+ Địa hình đồi núi thấp với các cánh cung .
+ Tài nguyên phong phú đa dạng được khai thác mạnh.
2. Kĩ năng: 
Rèn luyện kĩ năng đọc lược đồ tự nhiên, lát cắt, phân tích mối quan hệ giữa các nhân tố tự nhiên.
3. Thái độ: Hiểu biết về các miền địa lý tự nhiên nước ta.
B.Phương pháp: 
 - Thảo luận nhóm.
- Đàm thoại vấn đáp.
C.Chuẩn bị: 
1. Giáo viên
- Bản đồ tự nhiên Việt Nam.
- Bản đồ tự nhiên MB -ĐBBB
- Một số thắng cảnh du lịch: Vịnh hạ Long, hồ ba Bể, Hoa Lư, Đồ Sơn, một số vườn quốc gia với các hệ sinh thái đặc trưng và các sinh vật quý hiếm.
2. Học sinh: Soạn bài
D. Tiến trình lên lớp:
I. Ổn định:
II.Bài cũ: 
III.Bài mới: 
1. Đặt vấn đề:
Thiên nhiên nước ta phân hóa rất đa dạng và phức tạp đã phân thành các miền địa lý với các đặc điểm tự nhiên khác nhau, trong đó miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ nổi bật lên với vị trí địa lí giáp vùng á nhiệt đới Hoa Nam, khí hậu lạnh nhất cả nước, địa hình cánh cung phổ biến và là vùng có nguồn TN giàu có. Vậy những đặc điểm đó được thể hiện như thế nào, chúng ta sẽ tìm hiểu bài hôm nay.
2. Triển khai bài:
Hoạt động của GV và HS
TG
Kiến thức cơ bản
* Hoạt động 1: Cả lớp
GV: Hướng dẫn HS đọc lược đồ 41.1
? Xác định vị trí và giới hạn của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ.
HS: Xác định ở lược đồ
? Vị trí có ảnh hưởng gì đến khí hậu của miền?
HS; Ảnh hưởng trực tiếp của gió mùa ĐB,... 
* Hoạt động 2: Cá nhân
HS: Hoạt động nhóm cặp theo gợi ý:
- Nêu đặc điểm khí hậu MB&ĐBBB.
- Dựa và vị trí địa lý và đặc điểm địa hình hãy giải tích tại sao tính chất nhiệt đới MB&ĐBBB bị giảm sút mạnh mẽ?( + Vị trí đón gió mùa mùa đông 
+ Địa hình: - Chủ yếu đồi núi thấp
+ Các cánh cung mở rộng phía Bắc, 
+ Hướng gió: bắc, đông bắc trùng với hướng núi các cánh cung.
- Những thuận lợi và khó khăn của khí hậu.
-> Trình bày kết quả, nhận xét, bổ sung.
GV: Chuẩn xác.
* Hoạt động 3. 
GV: Hướng dẫn HS đọc lược đồ 41.1, lát cắt 41.2.
? Hãy xác định: 
- Các sơn nguyên đá vôi Hà Giang, Cao Bằng 
- Các cánh cung sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều.
- Đồng bằng sông Hồng.
- Vùng quần đảo Hạ Long-Quảng Ninh.
? MB&ĐBBB có những miền địa hình nào?
HS: núi trung bình, cao nguyên, đb,...
? Hướng nghiêng chính của địa hình?
? Đặc điểm sông ngòi như thế nào?
HS: nhiều hệ thống sông lớn, hướng vòng cung,...
? Nhân dân ta đã làm gì để phòng chống lũ ở Đb sông Hồng? Việc làm đó đã biến đổi địa hình như thế nào?
* Hoạt động 4: 
GV: Hướng dẫn HS đọc lđ 40.1.
? MB- ĐBBB có những tài nguyên khoáng sản gì? Nhận xét về tài nguyên này?
HS: giàu TNKS,...
? Những cảnh đẹp nổi tiếng? Giá trị kinh tế của chúng.
HS: hồ Ba Bể, vịnh Hạ Long,...
? Chúng ta phaỉ làm thế nào để bảo vệ môi trường, giúp kinh tế phát triển bền vững.
HS: Khai thác đi đôi bảo vệ,....
13
12
11
1. Vị trí và phạm vi lãnh thổ:
- Miền Bắc và đông Bắc Bắc Bộ gồm khu vực đồi núi tả ngạn sông Hồng và khu đồng bằng Bắc Bộ.
- Tiếp giáp khu vực ngoại chí tuyến và á nhiệt đới Hoa Nam.
 Chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió mùa ĐB lạnh và khô
2. Tính chất nhiệt đới bị giảm sút mạnh mẽ, mùa đông lạnh nhất cả nước
- Mùa đông lạnh giá, mưa phùn, đến sớm và kết thúc muộn.
- Mùa hạ nóng ẩm và mưa nhiều, có mưa ngâu.
3. Địa hình phần lớn là đồi núi thấp với nhiều cánh cung núi mở rộng về phía Bắc và quy tụ ở Tam Đảo.
- Địa hình đa dạng: đồi núi, cao nguyên, đồng bằng.
- Hướng nghiêng địa hình: tây bắc-đông nam.
- Nhiều sông ngòi, sông Hồng, sông Thái Bình,...
- Hướng TB-ĐN, vòng cung, có hai mùa nước.
4. Tài nguyên phong phú đa dạng và nhiều cảnh quan đẹp nổi tiếng:
- Giàu khoáng sản nhất cả nước: Than, sắt, thiếc, apatít, vonfram....
- Nhiều cảnh đẹp nổi tiếng thu hút khách du lịch : vịnh Hạ Long, hồ Ba Bể...
IV. Củng cố: 3p
Tại sao tính chất nhiệt đới MB&ĐBBB bị giảm sút mạnh?
A. Vị trí nằm tiếp giáp vùng ngoại chí tuyến và á nhiệt đới Hoa Nam.
B. Chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió mùa Đông Bắc.
C. Các dãy núi mở rộng về hướng Bắc, tạo điều kiện cho gió mùa đông bắc vào sâu hơn.
D. Cả A, B và C.
V. Dặn dò: 1p
- Làm bài tập 3-SGK trang 143.
- Làm bài tập ở vở bài tập thực hành Địa lý 8.
- Chuẩn bị bài: Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ..

Tài liệu đính kèm:

  • docTiết 47.doc