Giáo án Địa lý Lớp 7 - Tiết 43 đến 45

Giáo án Địa lý Lớp 7 - Tiết 43 đến 45

I. MỤC TIÊU :

1. Kiến thức :

- Hiểu rõ nên kinh tế Bắc Mỹ mang lại hiệu quả cao mặc dù bị nhiều thiên tai và phụ thuộc vào thương mại và tài chính

2. Kỹ năng :

- Rèn luyện kỹ năng phân tích lược đồ nông nghiệp để xác định các vùng nông nghiệp chính của Bắc Mỹ

- Kỹ năng phân tích hình ảnh, tài liệu về nông nghiệp BM để thấy các hình thức tổ chức sản xuất và áp dụng KHKT vào nông nghiệp.

3. Thái độ :

- Có ý thức tiếp thu những tiến bộ của khoa học kỹ thuật để ứng dụng vào kinh tế nước ta

II. TRỌNG TÂM: Nền nông nghiệp Bắc Mỹ mang lại hiệu quả cao phụ thuộc vào thương mại, tài chính.

III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1.Gv:

- Bản đồ nông nghiệp Hoa Kỳ

- 1 số hình ảnh về nông nghiệp Hoa Kỳ

2.Hs:

- Tìm hiểu bảng số liệu (2001), lược đồ 38.2

- Sưu tầm tranh ảnh

 

doc 11 trang Người đăng thanhmai123 Lượt xem 1263Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lý Lớp 7 - Tiết 43 đến 45", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 	: 22 	 Ngày soạn:
Tiết 	: 43 	Ngày dạy:
Bài 38: KINH TẾ BẮC MỸ
I. MỤC TIÊU : 
1. Kiến thức : 
Hiểu rõ nên kinh tế Bắc Mỹ mang lại hiệu quả cao mặc dù bị nhiều thiên tai và phụ thuộc vào thương mại và tài chính
2. Kỹ năng : 
Rèn luyện kỹ năng phân tích lược đồ nông nghiệp để xác định các vùng nông nghiệp chính của Bắc Mỹ
Kỹ năng phân tích hình ảnh, tài liệu về nông nghiệp BM để thấy các hình thức tổ chức sản xuất và áp dụng KHKT vào nông nghiệp.
3. Thái độ : 
Có ý thức tiếp thu những tiến bộ của khoa học kỹ thuật để ứng dụng vào kinh tế nước ta
II. TRỌNG TÂM: Nền nông nghiệp Bắc Mỹ mang lại hiệu quả cao phụ thuộc vào thương mại, tài chính.
III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1.Gv:
Bản đồ nông nghiệp Hoa Kỳ
1 số hình ảnh về nông nghiệp Hoa Kỳ
2.Hs:
Tìm hiểu bảng số liệu (2001), lược đồ 38.2
Sưu tầm tranh ảnh
IV. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG	
1. Ổn định:
2. Kiểm tra:
- Trình bày sự thay đổi trong phân bố dân cư BM?
- Thiên nhiên BM có thuận lợi, khó khăn gì cho nông nghiệp phát triển
3. Mở bài: 1’
Nông nghiệp BM là nền nông nghiệp hàng hoá, phát triển đạt đến trình độ cao. Tuy nhiên vẫn có sự khác biệt giữa nông nghiệp Hoa Kỳ và Canađa với nền nông nghiệp của Mêhicô
4. Phát triển bài
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
+Vận dụng kiến thức đã học, cho biết nông nghiệp BM có những điều kiện tự nhiên thuận lợi nào?
-Yêu cầu Hs quan sát bảng nông nghiệp các nước BM 2001
+Hãy xác định tỉ lệ lao động nông nghiệp ở từng nước để thấy trình độ phát triển Canađa, Hoa Kỳ?
+Em có nhận xét gì về trình độ và điều kiện KHKT Bắc Mỹ?
+Y/c Hs QS h.38.1 cho biết thu hoạch bông của Hoa Kỳ tiến hành như thế nào?
+Dựa vào kiến thức đã học y/c Hs lập sơ đồ các yếu tố dẫn đến nông nghiệp có hiệu quả cao
+Cho biết nông nghiệp BM có những khó khăn và hạn chế nào?
Bổ sung: Để duy trì sản lượng cao, chính phủ Canada, HK trợ cấp tiền cho nông nghiệp để tiếp tục sản xuất 1 khối lượng dư thừa nông sản hàng hoá, tạo điều kiện cho Hoa Kỳ lũng đoạn giá cả thị trường nông sản hàng há xuất khẩu thế giới
Liên hệ VN: VN bị Hoa Kỳ đánh thuế chống phá giá làm sụt giảm lượng xuất khẩu cá Ba-Sa năm 2003 sang thị trường Mỹ
Dựa vào h.38.2 hãy trình bày sự phân bố nông sản ở BM
+Y/c Hs hoạt động cặp, thời gian 5’
Nội dung: sự phân bố nông sản từ Bắc xuống Nam, từ Tây sang Đông
Chú ý: lấykinh tuyến 1000T làm ranh giới
Gợi ý: sự phân hoá B ®N phụ thuộc vào điều kiện khí hậu
-Từ T ®Đ: phụ thuộc vào địa hình là chủ yếu đánh cá
Gv: bổ sung thêm: Bắc Cana9da khí hậu giá lạnh nhờ ứng dụng KHKT trồng trọt trong nhà kính
-Cực Bắc người Exkimô săn bắt, đánh cá
-Đồng bằng Canđa có rừng lá kim ®cung cấp gỗ cho CN gỗ giấy
+Có đồng bằng rộng, sông, hồ
-Khoa học kỷ thuật tiên tiến (phân bón, cơ giới)
-Tổ chức Sx hiện đại
+Canađa: 2,7%
-Hoa Kỳ: 4,4%
-Mêhicô: 28,0%
+Nông nghiệp hàng hoá
-Qui mô lớn
+Cơ giới hoá, năng suất cao sản phẩm đồng bộ, thuận lợi cho chế biến
+Sơ đồ :
ĐK TN Tđộ KHKT
Sx NN đạt hiệu quả cao
 Nền NN hàng hoá
+Khó khăn: thời tiết biến động bất thường
-Hạn chế: cạnh tranh với thị trường Châu Âu, ô nhiễm m/trường
Hoạt động theo cặp, nghiên cứu cá nhân 1’, hội ý ® thống nhất ® đại diện cặp báo cáo kết quả
Các bạn bổ sung
-Từ B ®N
.Nam Canađa, Bắc Hoa Kỳ: trồng lúa mì
.Xuống phía Nam: trông ngô, lúa mì, chăn nuôi bò sữa
.Vịnh Mêhicô: cây CN nhiệt đới, cây ăn quả
-Từ T ®Đ:
.Phía T: khô hạn, chăn nuôi (đồng cỏ)
.Phía Đ: trồng cây CN, chăn nuôi
1. Nền nông nghiệp tiên tiến:
a)Những điều kiện cho nền nông nghiệp BM ­: 15’
-Điều kiện tự nhiên thuận lợi
-KHKT tiên tiến
-Hình thức tổ chức sx hiện đại
b.Sự tổ chức các đơn vị nông-công nghiệp trong sản xuất nông nghiệp ở Hoa Kỳ và Canađa: 5’
(Sơ đồ)
c.Những hạn chế của nông nghiệp BM: 5’
-Cạnh tranh thị trường
-Ô nhiễm môi trường
d. Các vùng nông nghiệp Bắc Mỹ: 10’
-Phân bố sản xuất nông nghiệp có sự phân hoá rõ rệt từ B xuống N, từ T sang Đ
5. Đánh giá : 4’
a)Dựa vào lược đồ nông nghiệp BM hãy nối các ý 2 cột trong bảng ®thành kiến thức chuẩn xác
Nông sản
Nơi phân bố chính
1. Chăn nuôi
2. Lúa mì
3. Ngô, chăn nuôi lợn, bò sữa
4. Cây CN và cây ăn quả nhiệt đới
5. Cây ăn quả cận nhiệt
a. Nam trung tâm Hoa Kỳ
b. Ven vịnh Mêhicô
c. Vùng núi và CN phía Tcây
d. Canađa, Bắc Hoa Kỳ
e. Tây Nam Hoa Kỳ
Đáp án: 1-c	; 2-d	; 3-a	; 4-b	; 5-e
b)Bài tập nâng cao: Điền các ô thể hiện vai trò các nhân tô chi phối sự phát triển các ngành nông nghiệp Bắc Mỹ (dùng bảng phụ kẻ sẵn)
Nền nông nghiệp phát triển trình độ cao
Điều kiện kinh tế-xã hội
Điều kiện tự nhiên
KHKT tiên tiến
Ứng dụng công nghệ sinh học
Lượng phân bón
Máy nông nghiệp hiện đại
Máy nông nghiệp hiện đại
Máy nông nghiệp hiện đại
6. Hoạt động nối tiếp : 1’
- Học bài cũ, chuẩn bị bài mới “Công nghiệp Bắc Mỹ có đặc điểm ntn?”
- Sưu tầm tranh ảnh về CN Bắc Mỹ chủ yếu là CN Hoa Kỳ
Tuần 	: 22 	 Ngày soạn:
Tiết 	: 44 	 Ngày dạy:
Bài 38: KINH TẾ BẮC MỸ (t.t.)
I. MỤC TIÊU : 
1. Kiến thức : Hs cần nắm được
Nền công nghiệp Bắc Mỹ đã phát triển ở trình độ cao, sự gắn bó mật thiết giữa công nghệp và dịch vụ, công nghiệp chế biến ưu thế
Trong công nghiệp đang có sự chuyển biến trong phân bố sx hình thành các trung tâm kinh tế-dịch vụ lớn
Mối quan hệ giữa các thành viên NAFTA và vai trò của Hoa Kỳ trong NAFTA
2. Kỹ năng : 
Rèn luyện kỹ năng phân tích lược đồ: Hs thấy rõ sự phát triển công nghiệp ở BM, quyết định hình thành các trung tâm knh tế-dịch vụ và nhu cầu hình thành khối KT NAFTA
Phân tích 1 số hình ảnh về các ngành CN hiện đại, Hs thấy được CN BM phát triển ở trình độ cao
3. Thái độ : 
Tiếp thu các thành tựu kỹ thuật trong CN, ứng dụng vào việc phát triển kinh tế nước nhà
II. TRỌNG TÂM: Sự phát triển c/nghiệp trình độ cao và kinh tế đối ngoại của Bắc Mỹ
III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1.Gv:	- Bản đồ công nghiệp Bắc Mỹ
- 1 số hình ảnh, bảng số liệu về các ngành công nghiệp và dịch vụ ở các nước BM
2.Hs:	- Tìm hiểu kênh hình, bảng số liệu trong SGK 
- Sưu tầm tranh ảnh về công nghiệp, xem báo đài nắm bắt thông tin KT của BM
IV. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG	
1. Ổn định:
2. Kiểm tra:
- Hãy cho biết đ/kiện làm cho nền nông nghiệp Hoa Kỳ, Canađa p/triển trình độ cao?
- Dùng lược đồ nông nghiệp trình bày sự phân bố sản xuất nông nghiệp ở Bắc Mỹ
3. Mở bài: 1’
Nền công nghiệp BM phát triển trong điều kiện đặc biệt của 1 lãnh thổ giàu tài nguyên và nguồn nhân lực giàu khả năng, giàu tính cơ động và tinh thần thực dụng, biểu thị ở câu nói của nhà chính khách và bác học Mỹ Franklin:: “thời gian là tiền bạc”. Trong quá trình phát triển, các nước ở BM đã thành lập khối mậu dịch tự do BM (NAFTA) để kết hợp sức mạnh của các nước thành viên, tạo thị trường chung rộng lớn, bài học hôm nay ta sẽ tìm hiểu các vấn đề đã nêu trên
4. Phát triển bài
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
Y/c Hs thảo luận nhóm chia 3 nhóm, thời gian 5’, mỗi nhóm tìm hiểu sự phân bố công nghiệp 1 nước
Nhóm 1
Nhóm 2
Nhóm 3
-Gv chuẩn xác kiến thức đưa thông tin phản hồi, nhận xét tuyên dương nhóm hđ tốt
Canađa
Hoa Kỳ
Mêhicô
Nghiên cứu cá nhân 30 giây ®hội ý thống nhất
Đại diện nhóm báo cáo kết quả các nhóm nhận xét bổ sung
2. Công nghiệp Bắc Mỹ chiếm vị trí hàng đầu trên thế giới:
a) Sự phân bố công nghiệp Bắc Mỹ: 20’
Tên quốc gia
Các ngành công nghiệp
Phân bố tập trung
Canađa
-Khai thác, chế biến lâm sản, hoá chất, luyện kim, CN thực phẩm
-Phía Bắc Hồ Lớn
-Ven biển Đại Tây Dương
Hoa Kỳ
-Phát triển tất cả ngành kỹ thuật cao
-Phía Nam Hồ Lớn, Đông Bắc
-Phía Nam, Ven ĐTD (vành đai mặt trời)
Mêhicô
-Cơ khí luyện kim, hoá chất, đóng tàu, lọc dầu, CN thực phẩm
-Thủ đô Mêhicô
-Các thành phô1 ven vịnh Mêhicô
+Y/c Hs quan sát H.39.2, 39.3 SGK nhận xét trình độ phát triển công nghiệp hàng không vũ trụ của Hoa Kỳ
Gv mở rộng thêm:
-Tàu con thoi Cha-len-giơ là bước bước rất quan trọng trong ngành vũ trụ của Hoa Kỳ, giống máy bay phản lực, sử dụng nhiều lần, trình độ KHKT cao, sử dụng thành tựu mới nhất
-Sản xuất máy Bô-ing đòi hỏi có nguồn nhân lực, có tay nghề cao, đông, phân công lao động hợp lý, chính xác chuyên môn hoá, theo yêu cầu khách hàng. So với sản xuất máy bay E Bớt ở Châu Âu phải có sự hợp tác tộng rãi của nhiều nước tham gia sản xuất theo sự phân công từng bộ phận sản xuất quy mô lớn hàng loạt máy bay khổng lồ
+Y/c Hs dựa vào bảng số liệu GDP các nước BM cho biết vai trò của ngành dịch vụ trong nền KT (2001)
+Em hãy kể các ngành dịch vụ
+Phân bố Dv như thế nào?
Yêu cầu Hs quan sát H.39.1 xác định 3 nước thành viên của NAFTA: Hoa Kỳ, Canađa, Mêhicô
NAFTA thành lập năm nào?
NAFTA có ý nghĩa như thế nào đối với các nước BM?
Mở rộng thêm:
+Hoa Kỳ: phát triển tất cả các ngành CN, đặc biệt ngành KT cao
+Canađa: các ngành hoá chất, luyện kim màu, KS lâm sản
+Mêhicô: cơ khí, luyện kim, hoá chất, đóng tàu, lọc dầu
+39.2 tàu con thoi giống như 1 chiếc máy bay phản lực. Trình độ KHKT phát triển cao, sử dụng nhiều lần.
39.3 sản xuất máy bay Bô-ing, đòi hỏi có sự chính xác cao, ứng dụng thành tựu mới nhất của KHKT
-Hs tiếp thu kiến thức
+Chiếm tỉ lệ cao trong cơ cấu GDP
-Canađa: 68%, Hoa Kỳ 72%, Mêhi cô 68%
+Tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, GTVT, bưu chính, viễn thông
+Các TP quanh vùng Hồ Lớn
Vùng Đông Bắc
“Vành đai mặt trời” của Hoa Kỳ
1993
Hoa Kỳ có vai trò rất lớn trong NAFTA chiếm phần lớn kim ngạch xuất khẩu và vốn đầu tư nước ngoài vào Mêhicô, hơn 80% kim ngạch xuất khẩu của Canađa
b) Công nghiệp Bắc Mỹ phát triển trình độ cao:
-Hoa Kỳ: có nền công nghiệp đứng đầu thế giới
-Đặc biệt ngành hàng không vũ trụ phát triển cao
3. Dịch vụ chiếm tỷ trọng cao trong nền kinh tế: 5’
-Dịch vụ chiếm tỉ lệ cao trong cơ cấu GDP (Canađa, Mêhicô 68%, Hoa Kỳ 72%)
4. Hiệp định mậu dịch tự do Bắc Mỹ (NAFTA): 10’
Hoa Kỳ, Canađa, Mêhicô đã thông qua Hiệp định mậu dịch tự do Bắc Mỹ, hình thành khối kinh tế có tài nguyên phong phú, nguồn nhân lực dồi dào và công nghệ hiện đại, nhằm cạnh tranh có hiệu quả hơn trên thị trường thế giới
5. Đánh giá : 4’
a)Nếu các ngành CN quan trọng các nước Bắc Mỹ. Những năm gần đây sản xuất công nghiệp ở Hoa Kỳ đã biến đổi như thế nào?
- CN mũi nhọn ở Bắc Mỹ: sản xuất máy tự động, ngành điện tử, vi điện tử, sản xuất vật tư tổng hợp, máy bay phản lực, tên lửa vũ trụ
- Những năm gần đây do sự phát triển của CM KHKT gắn với thành tựu kỹ thuật mới nhất dẫn đến sự xuất hiện của “Vành đai mặt trời” phía Tây và Tây Nam Hoa Kỳ gồm CN: cơ khí, luyện kim, hoá chất, chế tạo ô tô
b)Hiệp định mậu dịch tự do Bắc Mỹ (NAFTA) có ý nghĩa gì với các nước Bắc Mỹ?
-NAFTA được thành lập tạo sức cạnh tranh với Liên minh Châu Âu. Hoa Kỳ kết nạp thêm các nước MLT vào NAFTA
-Hoa Kỳ, Canađa chuyển giao công nghệ cho Mehicô để tận dụng nguồn nhên lực về nguồn nguyên liệu của quốc gia này, tập trung ­ các ngành công nghệ kỹ thuật cao trên lãnh thổ Hoa Kỳ, Canađa vừa mở rộng thị trường nội địa vừa tăng sức cạnh tranh trên thị trường thế giới
Bài tập nâng cao: Dựa vào số liệu trang 124 SGK, em hãy vẽ biểu đồ cơ cấu GDP của các nước BM. Nhận xét vai trò của ngành dịch vụ ở đây?
-Vẽ biểu đồ
-Nhận xét: dịch vụ chiếm tỉ lệ cao trong cơ cấu GDP
6. Hoạt động nối tiếp : 1’
- Ôn tập, chuẩn bị hoạt động nhóm, tìm hiểu:
	+Vùng công nghiệp truyền thống của Hoa Kỳ
	+ Vùng công nghiệp mới “Vành đai mặt trời” của Hoa Kỳ
Tuần 	: 23 	Ngày soạn:
Tiết 	: 45 	Ngày dạy:
Bài 40: Thực hành: TÌM HIỂU VÙNG CÔNG NGHIỆP TRUYỀN THỐNG Ở ĐÔNG BẮC HOA KỲ VÀ VÙNG CÔNG NGHIỆP “VANH ĐAI MẶT TRỜI”
I. MỤC TIÊU : 
1. Kiến thức : Hs cần hiểu rõ
Cuộc cách mạng KHKT làm thay đổi sự phân bố sản xuất công nghiệp ở Hoa Kỳ
Sự thay đổi trong cơ cấu sản xuất công nghiệp ở vùng công nghiệp đông bắc và ở “Vành đai mặt trời”
2. Kỹ năng : 
Rèn luyện kỹ năng phân tích lược đồ công nghiệp để có nhận thức về sự chuyển dịch các yếu tố làm thay đổi cơ cấu công nghiệp để có nhận thức về sự chuyển dịch các yếu tố làm thay đổi cơ cấu công nghiệp của vùng công nghiệp truyền thống và “Vành đai mặt trời”
Kỹ năng phân tích số liệu thống kê để thấy sự phát triển mạnh mẽ của “Vành đai mặt trời”
II. TRỌNG TÂM: 
Nắm vùng công nghiệp truyền thống ở Đông Bắc Hoa Kỳ
Sự phát triển của vành đai công nghiệp mới
III. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG	
1. Ổn định:
2. Kiểm tra:
3. Mở bài: 1’
Từ thập kỷ 70 nền KT thế giới sau chiến tranh thế giới II đã phụ hồi và phát triển. Sản xuất công nghiệp và dịch vụ được mở rộng khắp các châu lục và thế giới. Nền công nghiệp Hoa Kỳ đứng trước sự cạnh tranh gay gắt của các nền sản xuất khác và không còn ưu thế lớn về thị trường. Do đó, công nghiệp Hoa Kỳ đã kịp thời định hướng lại, tìm ra những lĩnh vực mới có ưu thế về kỹ thuật và môi trường tiêu thụ. Sự thay đổi về kỹ thuật và cơ cấu phân bố giữa các vùng công nghiệp truyền thống và vùng công nghiệp mới như thế nào? sự phát triển mạnh mẽ của vành đai công nghiệp mới phía Nam Hoa Kỳ ra sao? Chúng ta cùng tìm hiểu câu trả lời trong bài học thực hành hôm nay
4. Phát triển bài
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
Quna sát h.37.1, 39.1 dựa vào kiến thức đã học các nhóm lần lượt thảo luận vùng công nghiệp truyền thống ở Đông Bắc Hoa Kỳ
Y/c hđộng nhóm
Cả lớp chia 4 nhóm, trong mỗi nhóm có 4 tiểu nhóm (4 bạn)
Thời gian 10’
Nnhóm 1: tìm hiểu vị trí vùng công nghiệp truyền thống (xđ trên bđồ)
Nhóm 2: kể tên đô thị lớn ở Đông Bắc Hoa Kỳ
Nhóm 3: tên các ngành công nghiệp
Nhóm 4: công nghệ truyền thống có thời kỳ sa sút (nguyên nhân)
Các nhóm bổ sung
Gv chuẩn xác kiến thức
Quan sát trên lược h.40.1 và kiến thức đã học cho biết hướng chuyển dịch vốn và lao động ở Hoa Kỳ ntn?
+Tại sao có sự chuyển dịch vốn và lao động trên lãnh thổ Hoa Kỳ
+Vị trí của vùng công nghiệp “Vành đai mặt trời” có thuận lợi gì? 
-Tự nghiên cứu 1’ ®hội ý đại diện nhóm trình bày kết quả
-Phía Bắc Hồ Lớn ®ven bờ ĐTD
-Các đô thị lớn: Niu-I-ooc, Sicago, Oa-sinh-tơn, Đitơroi, Philađenphia
-Luyện kim, hoá chất, chế tạo máy, dệt, thực phẩm
-Do công nghệ lạc hậu
Cạnh tranh
Khủng hoảng (70, 73, 81, 82)
-Từ Đông Bắc ®xuống vành đai công nghiệp về phía Tây và phía Nam Hoa Kỳ
+Do cuộc CM KHKT phát triển, có sự xuất hiện của “Vành đai mặt trời”
-Thuận lợi:
.Gần biên giới
.Phía Tây là nơi nhập khẩu, tiêu thụ sản phẩm
1. Vùng công nghiệp truyền thống ở Đông Bắc Hoa Kỳ: 15’
-Vị trí: vùng CN truyền thống phía Đông Bắc từ vùng Hồ Lớn ®đến ven bơ Đại Tây Dương
-Tên các đô thị lớn: 
-Các đô thị lớn: Niu-I-ooc, Sicago, Oa-sinh-tơn, Đitơroi, Philađenphia
-Tên các ngành CN: luyện km, hoá chất, chế tạo máy, dệt, thực phẩm
-Công nghiệp sa sút do:
.Công nghệ lạc hậu
.Cạnh tranh liên minh Châu Âu
.Ảnh hưởng khủng hoảng KT (1970, 1973, 1980-1982)
2. Sự phát triển của vành đai công nghiệp mới: 20’
-Hướng chuyển dịch vốn từ đông bắc xuống vành đai công nghiệp ở phía tây và phía nam Hoa Kỳ.
 -Có sự chuyển dịch vốn và lao động trên lãnh thổ Hoa kỳ là do nền CN phát triển mạnh ở phía Nam và duyên hải TBD ®làm xuất hiện “vành đai mặt trời”
-Vị trí vùng công nghiệp “Vành đai mặt trời” có những thuận lợi:
+Gần biên giới Mêhicô dễ nhập khẩu hàng hoá sang các nước Trung và Nam Mỹ
+Phía Tây thuận lợi cho việc giao tiếp (xuất khẩu, nhập khẩu) với các nước khu vực Châu Á TBD
5. Đánh giá : 4’
a) Hãy xác định 2 vùng công nghiệp quan trọng nhất của Hoa Kỳ trên lược đồ “Không gian công nghiệp Hoa Kỳ
b) Câu hỏi trắc nghiệp:
Chọn ngành công nghiệp chính của vùng công nghiệp truyền thống ở Đông Bắc Hoa Kỳ và “Vành đai mặt trời”. Đánh dấu (X) vào ô tương ứng ở bảng sau:
Ngành công nghiệp
Ngành CN truyền thống
Ngành CN mới (VĐMT)
1.Dệt
2.Công nghiệp hàng không
3.Luyện kim
4.Thực phẩm
5.Ô tô
6.Hoá chất
7.Vật liệu tổng hợp
8.Vi điện tử
9.Sản xuất may mặc tự động
10.Chế tạo máy công cụ
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
6. Hoạt động nối tiếp : 1’
- Học bài cũ, tìm hiểu bài 41 “Thiên nhiên Trung và Nam Mỹ” về:
	+Đặc điểm cấu trúc địa hình Bắc Mỹ
	+Sự phân hoá khí hậu Bắc Mỹ
- Sưu tầm tranh ảnh về thiên nhiên Trung và Nam Mỹ

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 43-45.doc