A. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Nắm được khái niệm về đất, thành phần và các đặc điểm của đất, các nhân tố hình thành đất.
- Hiểu được tầm quan trọng của độ phì trong đất.
2. Kỹ năng:
Rèn kĩ năng đọc hình ảnh, liên hệ thực tế.
3. Thái độ:
Ý thức tầm quan trọng của việc cải tạo đất nhằm tăng độ phì cho đất.
B. Phương pháp:
- Thảo luận
- Đàm thoại vấn đáp.
C. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
Tranh ảnh về một mẫu đất.
2. Học sinh:
Soạn bài
D. Tiến trình lên lớp
I. Ổn định:
II. Bài cũ: (5p)
Ảnh hưởng của dòng biển đến khí hậu được thể hiện như thế nào?
III. Bài mới:
Ngoài các hoang mạc cát và núi đá, trên bề mặt các lục địa có một lớp vật chất bao phủ. Đó là lớp đất hay thổ nhưỡng. Các loại đất đều có những đặc điểm riêng. Độ phì là tính chất quan trọng nhất của đất, ảnh hưởng lớn đến sự sinh trưởng của thực vật,.
III. Triển khai bài:
Tiết 32. Bài 26 ĐẤT . CÁC NHÂN TỐ HÌNH THÀNH ĐẤT. NS : 09/4/2010 ND : 12/4/2010 A. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Nắm được khái niệm về đất, thành phần và các đặc điểm của đất, các nhân tố hình thành đất. - Hiểu được tầm quan trọng của độ phì trong đất. 2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng đọc hình ảnh, liên hệ thực tế. 3. Thái độ: Ý thức tầm quan trọng của việc cải tạo đất nhằm tăng độ phì cho đất. B. Phương pháp : - Thảo luận - Đàm thoại vấn đáp. C. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: Tranh ảnh về một mẫu đất. 2. Học sinh: Soạn bài D. Tiến trình lên lớp I. Ổn định: II. Bài cũ: (5p) Ảnh hưởng của dòng biển đến khí hậu được thể hiện như thế nào? III. Bài mới: Ngoài các hoang mạc cát và núi đá, trên bề mặt các lục địa có một lớp vật chất bao phủ. Đó là lớp đất hay thổ nhưỡng. Các loại đất đều có những đặc điểm riêng. Độ phì là tính chất quan trọng nhất của đất, ảnh hưởng lớn đến sự sinh trưởng của thực vật,... III. Triển khai bài: Hoạt động của GV và HS. TG Kiến thức cơ bản * Hoạt động 1. Nhóm GV: Hướng dẫn HS nc SGK. ? Đất là gì? HS: Là lớp vật chất bao phủ trên bề mặt các lục địa GV: Chuẩn xác. Hướng dẫn HS quan sát mẫu đất H 66. ? Nhận xét về màu sắc và độ dày của các tầng của đất? HS: Tầng chứa mùn có màu xám,... * Hoạt động 2. Cả lớp ? Đất bao gồm những thành phần chính nào? HS: khoáng và hữu cơ. Nhóm 1: Đặc điểm và nguồn gốc của thành phần khoáng. Nhóm 2: Đặc điểm và nguồn gốc của thành phần hữu cơ. Nhóm 3: Tính chất quan trọng của đất, nêu biện pháp tăng độ phì cho đất. -> Trình bày kết quả, nhận xét, bổ sung. GV: Chuẩn xác. * Hoạt động 3. ? Nêu các nhân tố hình thành đất? HS: đá mẹ, sinh vật, khí hậu, địa hình, thời gian. 9 20 8 1. Lớp đất trên bề mặt các lục địa. - Đất (hay thổ nhưỡng) là lớp vật chất mỏng, vụn bở bao phủ trên bề mặt các lục địa. - Đất có nhiều tầng khác nhau. 2. Thành phần và đặc điểm của thỗ nhưỡng. Đất gồm 2 thành phần chính: a. Thành phần khoáng: - Chiếm phần lớn trọng lượng của đất, gồm các hạt khoáng to nhỏ khác nhau. - Nguồn gốc: do đá gốc phong hóa hoặc từ nơi khác di chuyển tới. b. Thành phần hữu cơ: - Chiếm tỉ lệ nhỏ. - Tồn tại ở tầng trên cùng, màu xám thẫm hoặc đen chính là chất mùn. - Chất mùn là nguồn thức ăn, cung cấp các chất cho thực vật. - Nguồn gốc từ xác động vật, thực vật, vi khuẩn, giun, dế,... - Ngoài ra trong đất còn có nước và không khí. c. Độ phì là tính chất quan trọng của đất - Độ phì cao-> SV sinh trưởng thuận lợi. - Độ phì kém-> SV sinh trưởng khó khăn. 3. Các nhân tố hình thành đất: - Nhân tố quan trọng nhất là đá mẹ sinh vật và khí hậu. - Ngoài ra còn ảnh hưởng của địa hình, thời gian. IV. Củng cố ø: (3p) 1. Chất mùn có vai trò gì trong lớp thổ nhưỡng. 2. Con người có vai trò như thế nào đối với độ phì trong lớp đất? 5. Dặn dò: (1p) Soạn bài: Lớp vỏ sinh vật. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phân bố thực, động vật trên Trái Đất.
Tài liệu đính kèm: