Giáo án Địa lý Lớp 6 - Tiết 23, Bài 18: Thời tiết, khí hậu và nhiệt độ không khí (tiếp) - Năm học 2009-2010 - Võ Thanh Khiết

Giáo án Địa lý Lớp 6 - Tiết 23, Bài 18: Thời tiết, khí hậu và nhiệt độ không khí (tiếp) - Năm học 2009-2010 - Võ Thanh Khiết

Hoạt động của GV và HS

* Hoạt động 1.

? Nhắc lại chiều dày khí quyển là bao nhiêu?

HS: 60.000km.

GV: Bề dày khí quyển (90%) không khí tạo thành sức ép lớn, không khí tuy nhẹ song bề dầy khí quyển như vậy tạo ra một sức ép rất lớn đối với mặt đất gọi là khí áp.

? Vậy khí áp là gì? Muốn biết khí áp là bao nhiêu người ta làm thế nào?

HS: Khí áp là sức ép của khí quyển lên bề mặt Trái Đất

GV: Cho HS quan sát H 50 (các đai khí áp trên trái đất)

? Các đai khí áp thấp và các đai khí áp cao nằm ở các vĩ độ nào?

HS: - Khu áp thấp ( xích đạo; vòng cực).

- Khu áp cao ( chí tuyến B, N).

* Hoạt động 2.

? Nguyên nhân sinh ra gió? Gió là gì?

HS: Do sự chênh lệch khí áp cao và thấp giữa hai vùng tạo ra.

? Sự chênh lệch hai khí áp cao và thấp càng lớn thí gió càng mạnh hay càng yếu?

HS: Độ chênh áp suất không khí giữa hai vùng càng lớn thì dòng không khí càng mạnh, nên gió càng to.

? Thế nào là hoàn lưu khí quyển?

HS:

GV: chia nhóm cho học sinh thảo luận.

HS: Thảo luận rồi đại diện các nhóm lên báo cáo, nhận xét, bổ sung.

GV: Nhận xét, kết luận.

* Nhóm 1,3: Ở hai bên đường xích đạo loại gió thổi theo một chiều quanh năm từ khoảng các vĩ độ 300B và N về xích đạo là loại gió gì?

 TL: - Gió tín phong là loại gió thổi từ các đai áp cao về áp thấp xích đạo.

* Nhóm 2,4: Từ các vĩ độ 300 B,N loại gió thổi quanh năm lên khoảng vĩ độ 600 B,N là loại gió gì?

 TL: Gió Tây ôn đới: Là loại gió thổi thường xuyên từ đai cao áp ở chí tuyến đến đai áp thấp ở khoảng vĩ độ 600

? Tại sao các loại gió này không thổi theo hướng kinh tuyến mà có hướng hơi lệch phải ở nửa cầu N; trái ở nửa cầu B?

HS: Do vận động tự quay quanh trục của Trái Đất.

? Vì sao gió tín phong lại thổi từ khoảng vĩ độ 300 B,N về xích đạo? Gió Tây ôn đới lại thổi từ khoảng vĩ độ 300 B,N lên khoảng vĩ độ 600 B,N?

HS: Do sự chênh lệch khí áp giữa các vùng này sinh ra.

GV: Vùng xích đạo có nhiệt độ quanh năm cao, không khí nở ra bốc lên cao, sinh ra vành đai khí áp thấp xích đạo. Không khí nóng lên, bốc lên cao tỏa ra hai bên đường xích đạo. Đến khoảng vĩ tuyến 300 – 400 B,N hai khối khí chìm xuống đè lên khối không khí tại chỗ sinh ra hai vành đai cao áp, ở chí tuyến 300- 400 B,N.

 

doc 3 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 476Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lý Lớp 6 - Tiết 23, Bài 18: Thời tiết, khí hậu và nhiệt độ không khí (tiếp) - Năm học 2009-2010 - Võ Thanh Khiết", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 22. Bài 18. THỜI TIẾT, KHÍ HẬU VÀ NHIỆT ĐỘ KHƠNG KHÍ
	NS: 05/02/2010	ND: 08/02/2010
A.Mục tiêu : 
1. Kiến thức: 
- Học sinh nắm khái niệm khí áp. Hiểu và trình bày được sự phân bố khí áp trên Trái Đất.
- Nắm được hệ thống các loại gío thường xuyên trên Trái Đất, đặc biệt là gió tín phong, gió Tây ôn đới và các vòng hoàn lưu khí quyển.
2. Kỹ năng: 
Sử dụng hình vẽ mô tả hệ thống gió trên Trái Đất vá giải thích các hoàn lưu.
3. Thái độ: 
Giáo dục ý thức học bộ môn.
B. Phương pháp:
- Đàm thoại gợi mở, 
- Thảo luận nhĩm.
C. Chuẩn bị: 
1. Giáo viên :
H 50; H 51 phóng to. 
2.Học sinh: Soạn bài
D. Tiến trình lên lớp :
I . Ổn định :
II. Bài cũ: ( 4p)
- Như thế nào là thời tiết và khí hậu?
- Nhiệt độ của không khí có sự thay đổi như thế nào?
III. Bài mới:
1.Đặt vấn đề : 
Mặc dù con người không cảm thấy sức ép của không khí trên mặt đất, nhưng nhờ có khí áp kế, người ta vẫn đo được khí áp trên mặt đất. Không khí bao giờ cũng chuyển động từ khu khí áp cao về khu khí áp thấp, sinh ra gió. Trên bề mật Trái đất có các loại gió thường xuyên thổi theo những hướng nhất định như tín phong, gió Tây ôn đới
2. Triển khai bài:
Hoạt động của GV và HS
TG
Kiến thức cơ bản
* Hoạt động 1.
? Nhắc lại chiều dày khí quyển là bao nhiêu?
HS: 60.000km.
GV: Bề dày khí quyển (90%) không khí tạo thành sức ép lớn, không khí tuy nhẹ song bề dầy khí quyển như vậy tạo ra một sức ép rất lớn đối với mặt đất gọi là khí áp.
? Vậy khí áp là gì? Muốn biết khí áp là bao nhiêu người ta làm thế nào?
HS: Khí áp là sức ép của khí quyển lên bề mặt Trái Đất 
GV: Cho HS quan sát H 50 (các đai khí áp trên trái đất) 
? Các đai khí áp thấp và các đai khí áp cao nằm ở các vĩ độ nào?
HS: - Khu áp thấp ( xích đạo; vòng cực).
- Khu áp cao ( chí tuyến B, N).
* Hoạt động 2.. 
? Nguyên nhân sinh ra gió? Gió là gì?
HS: Do sự chênh lệch khí áp cao và thấp giữa hai vùng tạo ra.
? Sự chênh lệch hai khí áp cao và thấp càng lớn thí gió càng mạnh hay càng yếu?
HS: Độ chênh áp suất không khí giữa hai vùng càng lớn thì dòng không khí càng mạnh, nên gió càng to. 
? Thế nào là hoàn lưu khí quyển?
HS: 
GV: chia nhóm cho học sinh thảo luận.
HS: Thảo luận rồi đại diện các nhóm lên báo cáo, nhận xét, bổ sung.
GV: Nhận xét, kết luận.
* Nhóm 1,3: Ở hai bên đường xích đạo loại gió thổi theo một chiều quanh năm từ khoảng các vĩ độ 300B và N về xích đạo là loại gió gì?
 TL: - Gió tín phong là loại gió thổi từ các đai áp cao về áp thấp xích đạo.
* Nhóm 2,4: Từ các vĩ độ 300 B,N loại gió thổi quanh năm lên khoảng vĩ độ 600 B,N là loại gió gì?
 TL: Gió Tây ôn đới: Là loại gió thổi thường xuyên từ đai cao áp ở chí tuyến đến đai áp thấp ở khoảng vĩ độ 600 
? Tại sao các loại gió này không thổi theo hướng kinh tuyến mà có hướng hơi lệch phải ở nửa cầu N; trái ở nửa cầu B?
HS: Do vận động tự quay quanh trục của Trái Đất.
? Vì sao gió tín phong lại thổi từ khoảng vĩ độ 300 B,N về xích đạo? Gió Tây ôn đới lại thổi từ khoảng vĩ độ 300 B,N lên khoảng vĩ độ 600 B,N?
HS: Do sự chênh lệch khí áp giữa các vùng này sinh ra.
GV: Vùng xích đạo có nhiệt độ quanh năm cao, không khí nở ra bốc lên cao, sinh ra vành đai khí áp thấp xích đạo. Không khí nóng lên, bốc lên cao tỏa ra hai bên đường xích đạo. Đến khoảng vĩ tuyến 300 – 400 B,N hai khối khí chìm xuống đè lên khối không khí tại chỗ sinh ra hai vành đai cao áp, ở chí tuyến 300- 400 B,N.
17
20
9
1. Khí áp các đai khí áp trên trái đất:
a. Khí áp:
- Khí áp là sức ép của khí quyển lên bề mặt Trái Đất.
- Dung cụ đo khí áp là khí áp kế.
b. Các đai khí áp trên bề mặt Trái Đất:
- Khí áp được phân bố trên BMTĐ thành các đai khí áp thấp cao từ xích đạo lên cực.
2.. Gió và các hoàn lưu khí quyển:
- Gió là sự chuyển động của không khí từ nơi có khí áp cao về nơi có khí áp thấp.
- Hoàn lưu khí quyển là các hệ thống vòng tròn do chuyển động của không khí giừa các đai khí áp cao và áp thấp tạo thành.
- Gió tín phong thổi từ hai chí tuyến về xích đạo.
- Gió Tây ôn đới thổi từ hai chí tuyến về hai vòng cực.
à Gió Tín phong và Tây ôn đới là loại gió thường xuyên thổi trên trái đất tạo thành hai hoàn lưu khí quyển quan trọng nhất trên Trái đất
IV.Cũng cố : ( 3p)
- Khí áp là gì?
- Nguyên nhân sinh ra gió? Nêu tên và vị trí phân bớ các lạoi gió trên Trái đất?
- Thế nào là hoàn lưu khí quyển?
V. Dặn dị( 1p)
Học bài cũ.
Làm các bài tập ở Vở thực hành
Soạn bài: Hơi nước trong khơng khí. Mưa.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiết 23-DIA 6.doc