Giáo án Địa lý Lớp 6 - Tiết 21, Bài 17: Lớp vỏ khí - Năm học 2009-2010 - Võ Thanh Khiết

Giáo án Địa lý Lớp 6 - Tiết 21, Bài 17: Lớp vỏ khí - Năm học 2009-2010 - Võ Thanh Khiết

A.Mục tiêu :

1. Kiến thức:

- Nắm được các thành phần của không khí.

- Xác định được vị trí, đặc điểm các tầng của khí quyển.

- Nắm nguyên nhân hình thành và tính chất của các khối khí.

2. Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng đọc hình vẽ các tầng khí quyển.

- Giải thích được nguyên nhân hình thành các khối khí.

- Bước đầu vẽ biểu đồ hình tròn

3. Thái độ:

Hiểu vai trò của hơi nước trong không khí và tầng Ôzôn, có ý thức bảo vệ môi trường.

B. Phương pháp:

- Đàm thoại gợi mở,

- Thảo luận nhóm.

C. Chuẩn bị:

1. Giáo viên :

- Hình các tầng của khí quyển, các thành phần không khí phóng to.

- Tranh ảnh về các hiện tượng khí tượng.

2.Học sinh: Soạn bài

D. Tiến trình lên lớp :

I . Ổn định :

II. Bài cũ: ( 5p)

- Đường đồng mức là những đường như thế nào?

- Tại sao dựa vào các đường đồng mức trên bản đồ, chúng ta có thể biết được hình dạng của địa hình?

III. Bài mới:

1.Đặt vấn đề :

Bao quanh trái đất là lớp vỏ khí rất dày và liên quan đến mọi hoạt động của con người. Thiếu không khí sẻ không có sự sống trên Trái đất. Vậy lớp vỏ khí là gì?Được cấu tạo bởi những thành phần nào? Vai trò của nó ra sao? Chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài hôm nay.

 

doc 3 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 569Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lý Lớp 6 - Tiết 21, Bài 17: Lớp vỏ khí - Năm học 2009-2010 - Võ Thanh Khiết", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 21. Bài 17. LỚP VỎ KHÍ
	NS: 11/01/2010	ND: 22/01/2010
A.Mục tiêu : 
1. Kiến thức: 
- Nắm được các thành phần của không khí.
- Xác định được vị trí, đặc điểm các tầng của khí quyển.
- Nắm nguyên nhân hình thành và tính chất của các khối khí.
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng đọc hình vẽ các tầng khí quyển.
- Giải thích được nguyên nhân hình thành các khối khí.
- Bước đầu vẽ biểu đồ hình tròn
3. Thái độ:
Hiểu vai trò của hơi nước trong không khí và tầng Ôzôn, có ý thức bảo vệ môi trường.
B. Phương pháp:
- Đàm thoại gợi mở, 
- Thảo luận nhóm.
C. Chuẩn bị: 
1. Giáo viên :
- Hình các tầng của khí quyển, các thành phần không khí phóng to.
- Tranh ảnh về các hiện tượng khí tượng.
2.Học sinh: Soạn bài
D. Tiến trình lên lớp :
I . Ổn định :
II. Bài cũ: ( 5p)
Đường đồng mức là những đường như thế nào?
Tại sao dựa vào các đường đồng mức trên bản đồ, chúng ta có thể biết được hình dạng của địa hình?
III. Bài mới:
1.Đặt vấn đề : 
Bao quanh trái đất là lớp vỏ khí rất dày và liên quan đến mọi hoạt động của con người. Thiếu không khí sẻ không có sự sống trên Trái đất. Vậy lớp vỏ khí là gì?Được cấu tạo bởi những thành phần nào? Vai trò của nó ra sao? Chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài hôm nay.
2. Triển khai bài:
Hoạt động của GV và HS
TG
Kiến thức cơ bản
* Hoạt động 1: Cả lớp
GV: Hướng dẫn HS đọc biểu đồ các thành phần của không khí
? Hãy nêu các thành phần của không khí? Mỗi thành phần chiếm tỉ lệ bao nhiêu?
HS: Không khí gồm 3 thành phần,...
GV: Chuẩn xác, giải thích.
(Hơi nước và các khí khác chỉ chiếm 1% như vậy mỗi khí chiếm 1 tỉ lệ rất nhỏ. Trong đó đặc biệt nhất là hơi nước tuy chỉ chiếm 1 tỉ lệ rất nhỏ nhưng nó là nguyên nhân sinh ra nhiều hiện tượng khác nhau trên bề mặt Trái Đất)
* Hoạt động 2: Nhóm
? Lớp vỏ khí là gì?
HS: Là lớp không khí bao quanh trái đất.
? Đặc điểm của lớp vỏ khí?
HS: Dày hơn 60 000km, được chia thành 3 tầng.
GV: Hướng dẫn HS đọc H 46 kết hợp SGK.
HS: Hoạt động nhóm theo gợi ý:
 Nhóm 1,2:
- Lớp vỏ khí bao gồm những tầng nào?
- Tầng gần mặt đất có độ cao trung bình đến 16 km là tầng gì? Nêu đặc điểm của tầng đó.
Nhóm 3,4:
- Tầng không khí nằm trên tầng đối lưu là tầng gì?
- Nêu vai trò của lớp Ôzôn đối với sự sống trên trái đất..
Nhóm 5,6:
- Tầng trên cùng của lớp vỏ khí là tầng gì? Đặc điểm của tầng đó.
- Nêu vai trò của lớp vỏ khí đối với sự sống trên trái đất..
=> Trình bày kết quả, nhận xét, bổ sung.
GV: Chuẩn xác, giải thích
* Hoạt động 3: Cả lớp
? Kể tên các khối khí trên Trái đất?
HS: Có 4 khối khí: nóng, lạnh, đại dương, lục địa.
? Dựa vào đâu để phân ra cá khối khí?
HS: dựa vào nhiệt độ, bề mặt tiếp xúc.
? Dựa vào bảng các khối khí ở SGK hãy xác định nơi hình thành và tính chất của các khối khí.
Khối khí
Nơi hình thành
Tính chất
Nóng
Lạnh
Đại dương
Lục địa
GV Mở rộng: Các khối không khí thường xuyên di chuyển. Trong quá trình di chuyển do phải vượt qua các dạng địa hình khác nhau và tiếp xúc với các bề mặt đệm khác nhau các khối không khí bị thay đổi tính chất (Biến tính ).
6
20
10
1.Thành phần của không khí .
Bao gồm:
- Ni tơ chiếm 78%.
- Oxi chiếm 21%.
- Hơi nước và các khí khác chiếm 1%.
2.Cấu tạo của lớp vỏ khí(lớp khí quyển).
- Lớp vỏ khí là lớp không khí bao quanh trái đất
- Được chia thành 3 tầng. 
a.Tầng đối lưu:
Gần mặt đất, dày 0-16km.
Tập trung 90% không khí của khí quyển.
Không khí chuyển động theo chiều thẳng đứng.
Cứ lên cao 100m nhiệt độ giảm 0,60C. 
Là nơi sinh ra các hiện tượng khí tượng như mây, mưa, sấm chớp.
b. Tầng bình lưu:
Dày từ 16-80km.
Có tầng Ôzôn giữ vai trò quan trọng đối với sự sống trên trái đất.
c. Tầng các tầng cao của khí quyển:
Dày từ 80km trở lên.
Không khí cực loãng.
3. Các khối khí. 
- Dựa vào nhiệt độ phân thành. 
+ Khối không khí nóng .hình thành trên các vĩ độ thấp, nhiệt độ tương đối cao
+ Khối không khí lạnh hình thành trên các vùng vĩ độ cao, nhiệt độ tương đối thấp. 
- Căn cứ vào bề mặt tiếp xúc người ta phân thành:
+ Khối khí đại dương: hình thành trên các biển và đại dương, có độ ẩm lớn.
+ Khối khí lục địa: hình thành trên các vùng đất liền, có tính chất tương đối khô. 
IV.Cũng cố : ( 3p)
Câu 1. Chọn đáp án đúng nhất cho các câu sau:
a. Đặc điểm của tầng đối lưu là:
A.Dày 0-16km. 	
B. Tập trung 90% không khí của khí quyển.
C. Không khí chuyển động theo chiều thẳng đứng, cứ lên cao 100m nhiệt độ giảm 0,60C. 	
D. Là nơi sinh ra các hiện tượng khí tượng như mây, mưa, sấm chớp.	
E. Cả A,B,C và D.
b. Khối khí lạnh là khối khí:
Hình thành ở vĩ độ thấp, có nhiệt độ tương đối thấp
Hình thành ở vĩ độ thấp, nhiệt độ tương đối cao.
Hình thành ở vĩ độ cao, nhiệt độ tương đối thấp.
Hình thành ở vùng đất liền, tương đối khô.
Câu 2: Lấy ví dụ về ảnh hưởng của các khối khí đến khí hậu nước ta. 
V. Dặn dò( 1p)
Học bài cũ.
Làm các bài tập ở Vở thực hành
Tìm hiểu các bản tin dự báo thời tiết để biết người ta đề cập đến những yếu tố nào?
Soạn bài: Thời tiết, khí hậu và nhiệt độ không khí.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiết 21-DIA 6.doc